1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch - ngành kinh tế được ví là “công nghiệp không khói” - đang trở thành hoạt động kinh tế sôi động hàng đầu thế giới. Du lịch là một ngành kinh tế tương đối nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường, vì vậy phát triển du lịch góp phần khai thác có hiệu quả cũng như bảo vệ, tôn tạo tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của đất nước, bảo vệ môi trường tự nhiên. Cùng với xu hướng đó, Việt Nam với tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển và khẳng định vị thế trong nền kinh tế quốc dân.
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại. Phía bắc Hà Giang có đường biên giới 277,5 km với Trung Quốc, phía đông, tây và nam Hà Giang giáp với các tỉnh có tiềm năng du lịch như: Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển các tuyến du lịch liên tỉnh. Hà Giang là một vùng đất có tiềm năng rất lớn về du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Cùng với đó là lợi thế tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc và nhiều địa bàn nội địa có ngành du lịch đang phát triển mạnh như Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng Hà Giang còn có bản sắc văn hoá của cộng đồng 22 dân tộc anh em, được bảo lưu khá tốt. Vì thế, trên đường hội nhập, du lịch Hà Giang có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại hình du lịch mà đông đảo khách du lịch quốc tế đang hướng tới hiện nay đó là: Du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều nỗ lực nhằm phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành thế mạnh của Hà Giang. Một trong những nỗ lực đó chính là sự tích cực chuẩn bị các bước cần thiết để cao nguyên đá Đồng Văn được thế giới công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu. Đây sẽ là tiền đề hết sức quan trọng trong phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới. Chính vì lý do đó, được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Xuân Trường, nhóm đề tài chọn hướng nghiên cứu, tìm hiểu: “Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Từ khi du lịch xuất hiện và khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, khu vực; du lịch và ngành địa lý du lịch đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới dưới nhiều gióc độ và mức độ khác nhau.
Một trong những khía cạnh đầu tiên là nghiên cứu các yếu tố tác thành và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Những công trình nghiên cứu đầu tiên về du lịch có tầm quan trọng trên thế giới có thể kể đến là những nghiên cứu đầu tiên về các loại hình du lịch, khảo sát về vai trò lãnh thổ, lịch sử, những nhân tố ảnh hưởng chính đến hoạt động du lịch của Poser (1939), Christaleer (1955) được tiến hành ở Đức năm 1930. Tiếp theo đó là các công trình đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí của Mukhina (1973); nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch của Khadaxkia (1972) và Sepfer (1973). Các nhà địa lý cảnh quan học của Trường Đại học Tổng hợp Matxcova như E.D Xmirnova, V.B Nhefedova đã nghiên cứu các vùng cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô (cũ). Ngoài ra các nhà địa lý Mỹ như Bôhart (1971), nhà địa lý Anh H.Robison (1976), các nhà địa lý Canada) cũng đã tiến hành đánh giá các loại tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch. Bên cạnh đó, một khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu du lịch đã được quan tâm là vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch. Các nhà địa lý du lịch trên thế giới đã có nhiều công trình nổi tiếng về vấn đề này được xem là kim chỉ nam - là cơ sở lý luận có tính kế thừa cho các nghiên cứu về sau. Các công trình nghiên cứu đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là hệ thống lãnh thổ du lịch các cấp hoặc thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển du lịch.
Trong những năm gần đây, những lợi ích của du lịch trở nên rõ ràng hơn cũng như tác động của nó đối với hàng loạt vấn đề nảy sinh mang tính toàn cầu thì việc nghiên cứu du lịch gắn với sự phát triển vùng lại càng trở nên cần thiết. Ở Pháp, Jean - Lozoto (1990) đã nghiên cứu và phân tích các tụ điểm du lịch. Các nhà địa lý Anh, Mỹ gắn công việc nghiên cứu lãnh thổ du lịch với những dự án du lịch trên một miền hay một vùng cụ thể. Nhìn chung, nhiều nhà địa lý đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là các hệ thống lãnh thổ hoặc tổng hợp lãnh thổ du lịch, tức là xác định các hệ thống địa bàn phát triển du lịch trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển du lịch.
2.2. Ở Việt Nam
Lịch sử ngành du lịch Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ đó đến nay các công trình nghiên cứu địa lý du lịch nhìn chung vẫn chưa nhiều. Phần lớn tập trung vào các vấn đề về tổ chức không gian du lịch, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu du lịch với một số tác giả tiêu biểu như PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh, GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS Đặng Duy Lợi, PGS.TS Phạm Trung Lương Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực này đã được thực hiện như: Đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì (1991); “Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt Nam” do Nguyễn Trần Cầu và Lê Thông chủ trì (1993); “Quy hoạch quốc gia và vùng, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu” do Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông thực hiện (1994); 2 cuốn sách “Địa lý du lịch” (1996) và “Địa lý du lịch Việt Nam” (2010) do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên; “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” do Phạm Trung Lương chủ biên (2000) Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu, một số dự án, đề tài tiêu biểu cấp Nhà nước, một số bài báo và các báo cáo trong các cuộc hội thảo về du lịch của các địa phương được thực hiện với sự tham gia các các nhà khoa học địa lý, cá luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ trong và ngoài nước. Tiêu biểu như luận án tiến sỹ: “Tổ chức lãnh thổ du lịch thành phố Hải Phòng” - Nguyễn Thanh Sơn (1997); “Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận” - Đỗ Quốc Thông (2004); “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm bền vững” - Phạm Lê Thảo (2006); và một số bài báo có giá trị trên các tạp chí Du lịch Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế. Trên thực tế, đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch của Hà Giang của Tổng cục Du lịch hay Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Giang.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam vào địa bàn tỉnh Hà Giang nhằm đánh giá tiềm năng phát triển du lịch, bước đầu tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Hà Giang, trên cơ sở đó đề xuất các ý kiến khuyến nghị cho phát triển du lịch Hà Giang.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn của du lịch và tài nguyên du lịch.
- Phân tích tiềm năng phát triển du lịch Hà Giang.
- Bước đầu phân tích kết quả hoạt động du lịch tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất một số giải pháp có tính khuyến khích nhằm phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài tập trung đánh giá tài nguyên du lịch, một số kết quả hoạt động du lịch theo hai khía cạnh ngành và lãnh thổ.
- Về phạm vi không gian: phạm vi nghiên cứu đề tài là toàn bộ tỉnh Hà Giang. Bên cạnh đó có sự phân tích cụ thể vào các điểm, tuyến, cụm du lịch, trung tâm du lịch có ý nghĩa quan trọng của tỉnh; chú ý tới mối quan hệ của địa bàn nghiên cứu với các tỉnh lân cận.
- Về thời gian: đề tài chủ yếu nghiên cứu giai đoạn 2005 - 2010, giải pháp phát triển đến năm 2020.
5. Quan điểm, phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm lãnh thổ
Đây là quan điểm đặc thù trong nghiên cứu các vấn đề địa lý. Nếu coi các đối tượng nghiên cứu của du lịch là thể thống nhất có sự phân bố trên một không gian lãnh thổ nhất định, trong đó các đối tượng này có tác động qua lại với nhau và với các thành phần kinh tế - xã hội khác một cách chặt chẽ trên cùng phạm vi lãnh thổ. Do vậy, khi nghiên cứu tiềm năng du lịch Hà Giang, cần chú ý đến các mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố và với môi trường trên lãnh thổ.
5.1.2. Quan điểm hệ thống
Hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống bao gồm nhiều phân hệ, trong đó phân hệ tài nguyên du lịch là phân hệ quan trọng bao gồm các yếu tố tự nhiên, nhân văn và các mối quan hệ qua lại mật thiết giữa chúng. Mặt khác, cần đặt hệ thống trong các cấp phân vị cao hơn để thấy được vị trí của hệ thống cũng như các mối liên hệ ra ngoài.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Vận dụng quan điểm này là hết sức cần thiết trong việc khai thác tài nguyên du lịch phục vụ mục đích phát triển du lịch. Cần có sự kết thừa chọn lọc và phát huy những điểm, tuyến, loại hình du lịch đã khai thác có hiệu quả, đồng thời tìm ra những mặt yếu kém và khắc phục nhược điểm ở những điểm có tiềm năng khai thác chưa hiệu quả.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Tài nguyên du lịch là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển du lịch, tuy nhiên tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên không phải là mãi mãi, vô hạn. Quan điểm cho rằng du lịch là ngành kinh tế ít ảnh hưởng với môi trường đã không còn đúng nữa, đã có nhiều minh chứng về sự cạn kiệt tài nguyên và những nguy hại tới môi trường xuất phát từ khai thác du lịch bất hợp lý. Do vậy cần có những chiến lược phát triển du lịch mà trong đó bảo vệ môi trường được chú trọng, hướng đến sự phát triển du lịch bền vững.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu. Việc thu thập tài liệu sẽ cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu phong phú và quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả cao.
5.2.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phương pháp cho phép thu thập thông tin về số lượng, chất lượng, sự phân bố, thực trạng khai thác Tài nguyên du lịch của tỉnh Hà Giang. Phương pháp này còn thể hiện sự phân bố về số lượng, chất lượng, khả năng tôn tạo và khai thác tài nguyên du lịch của Hà Giang.
5.2.3. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài, các chuyên gia, nhiều nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực du lịch, từ lý luận cho đến thực tiễn của Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, Sở VHTT&DL Hà Giang đã đóng góp nhiều ý kiến vô cùng quý báu giúp giải quyết nhiều vấn đề còn vướng mắc của đề tài.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các hình ảnh, các bảng biểu, các tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được thể hiện trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về du lịch
Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh hà giang
Chương 3: Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch hà giang trong xu thế hội nhập
105 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3930 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi với sự cố gắng của bản thân cùng sự giúp đỡ của thầy, cô giáo và bạn bè trong khoa chúng tôi đã hoàn thành đề tài: “Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang”.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS Nguyễn Xuân Trường và các thầy, cô giáo trong khoa Địa lý, Trường Đại Học Sư Phạm thuộc Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện đề tài của mình.
Chúng tôi cung xin chân thành cảm ơn: UBND tỉnh Hà Giang, Cục thống kê tỉnh Hà Giang, Sở văn hóa – du lịch và thể thao tỉnh Hà Giang… đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài do khó khăn về thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2012
Nhóm sinh viên thực hiện
Trần Thị Hương
Nguyễn Thị Liên
Hồ Huyền Trang
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ i
Mục lục ii
Lời cảm ơn ii
Các từ viết tắt trong đề tài v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vi
MỞ ĐẦU 7
PHẦN NỘI DUNG 14
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH 14
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch. 14
1.1.1. Các khái niệm về du lịch 14
1.1.2. Chức năng của du lịch 19
1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch 20
1.1.4. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch 24
1.2. Cơ sở thực tiễn 26
1.2.1. Thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam 26
1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi phía Bắc 28
Chương 2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG 33
2.1. Khái quát chung về Hà Giang 33
2.1.1. Vài nét về lịch sử Hà Giang 33
2.1.2. Tổng quát về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 33
2.2. Tài nguyên du lịch 36
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 36
2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 48
2.2.4. Văn hóa ẩm thực vùng cao Hà Giang 59
2.3. Cơ sở hạn tầng và chính sách phát triển du lịch 61
2.3.1. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải 61
2.3.2. Bưu chính viễn thông 64
2.3.3. Thực trạng phát triển hệ thống đô thị 64
2.3.4. Đường lối, chính sách phát triển du lịch 66
2.4. Đặc điểm dân cư, dân tộc 66
Chương 3. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 69
3.1. Hiện trạng phát triển du lịch 69
3.1.1. Đánh giá chung phát triển du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006-2011 69
3.1.2. Số lượng và thành phần du khách 72
3.1.3. Mùa tham quan du lịch và thời gian lưu trú của khách du lịch 74
3.1.4. Doanh thu du lịch và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch 74
3.2. Tổ chức lãnh thổ theo các tuyến và điểm du lịch Hà Giang 77
3.2.1. Các khu và điểm du lịch 77
3.2.2. Các tuyến du lịch 82
3.3. Những hạn chế phát triển du lịch Hà Giang 88
3.4. Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch Hà Giang trong điều kiện hội nhập quốc tế 89
3.4.1. Định hướng phát triển du lịch Hà Giang 89
3.2.4. Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang 93
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 101
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
STT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
ĐBBB
Đồng bằng Bắc Bộ
UBND
Uỷ ban nhân dân
HTX
Hợp tác xã
SVHTT
Sở văn hoá thể thao
KH
Khoa học
DL
Du lịch
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Lượng khách và doanh thu du lịch Hà Giang 2008 - 2011 72
Bảng 3.2: Số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang giai đoạn 2002 - 2010 75
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Lược đồ hành chính tỉnh Hà Giang 34
Hình 3.1: Lược đồ tuyến điểm du lịch tỉnh Hà Giang 88
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch - ngành kinh tế được ví là “công nghiệp không khói” - đang trở thành hoạt động kinh tế sôi động hàng đầu thế giới. Du lịch là một ngành kinh tế tương đối nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường, vì vậy phát triển du lịch góp phần khai thác có hiệu quả cũng như bảo vệ, tôn tạo tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của đất nước, bảo vệ môi trường tự nhiên. Cùng với xu hướng đó, Việt Nam với tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển và khẳng định vị thế trong nền kinh tế quốc dân.
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại. Phía bắc Hà Giang có đường biên giới 277,5 km với Trung Quốc, phía đông, tây và nam Hà Giang giáp với các tỉnh có tiềm năng du lịch như: Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển các tuyến du lịch liên tỉnh. Hà Giang là một vùng đất có tiềm năng rất lớn về du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Cùng với đó là lợi thế tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc và nhiều địa bàn nội địa có ngành du lịch đang phát triển mạnh như Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng… Hà Giang còn có bản sắc văn hoá của cộng đồng 22 dân tộc anh em, được bảo lưu khá tốt. Vì thế, trên đường hội nhập, du lịch Hà Giang có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại hình du lịch mà đông đảo khách du lịch quốc tế đang hướng tới hiện nay đó là: Du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng… Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều nỗ lực nhằm phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành thế mạnh của Hà Giang. Một trong những nỗ lực đó chính là sự tích cực chuẩn bị các bước cần thiết để cao nguyên đá Đồng Văn được thế giới công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu. Đây sẽ là tiền đề hết sức quan trọng trong phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới. Chính vì lý do đó, được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Xuân Trường, nhóm đề tài chọn hướng nghiên cứu, tìm hiểu: “Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Từ khi du lịch xuất hiện và khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, khu vực; du lịch và ngành địa lý du lịch đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới dưới nhiều gióc độ và mức độ khác nhau.
Một trong những khía cạnh đầu tiên là nghiên cứu các yếu tố tác thành và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Những công trình nghiên cứu đầu tiên về du lịch có tầm quan trọng trên thế giới có thể kể đến là những nghiên cứu đầu tiên về các loại hình du lịch, khảo sát về vai trò lãnh thổ, lịch sử, những nhân tố ảnh hưởng chính đến hoạt động du lịch… của Poser (1939), Christaleer (1955)…được tiến hành ở Đức năm 1930. Tiếp theo đó là các công trình đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí của Mukhina (1973); nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch của Khadaxkia (1972) và Sepfer (1973). Các nhà địa lý cảnh quan học của Trường Đại học Tổng hợp Matxcova như E.D Xmirnova, V.B Nhefedova… đã nghiên cứu các vùng cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô (cũ). Ngoài ra các nhà địa lý Mỹ như Bôhart (1971), nhà địa lý Anh H.Robison (1976), các nhà địa lý Canada)… cũng đã tiến hành đánh giá các loại tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch. Bên cạnh đó, một khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu du lịch đã được quan tâm là vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch. Các nhà địa lý du lịch trên thế giới đã có nhiều công trình nổi tiếng về vấn đề này được xem là kim chỉ nam - là cơ sở lý luận có tính kế thừa cho các nghiên cứu về sau. Các công trình nghiên cứu đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là hệ thống lãnh thổ du lịch các cấp hoặc thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển du lịch.
Trong những năm gần đây, những lợi ích của du lịch trở nên rõ ràng hơn cũng như tác động của nó đối với hàng loạt vấn đề nảy sinh mang tính toàn cầu thì việc nghiên cứu du lịch gắn với sự phát triển vùng lại càng trở nên cần thiết. Ở Pháp, Jean - Lozoto (1990) đã nghiên cứu và phân tích các tụ điểm du lịch. Các nhà địa lý Anh, Mỹ gắn công việc nghiên cứu lãnh thổ du lịch với những dự án du lịch trên một miền hay một vùng cụ thể. Nhìn chung, nhiều nhà địa lý đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là các hệ thống lãnh thổ hoặc tổng hợp lãnh thổ du lịch, tức là xác định các hệ thống địa bàn phát triển du lịch trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển du lịch.
2.2. Ở Việt Nam
Lịch sử ngành du lịch Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ đó đến nay các công trình nghiên cứu địa lý du lịch nhìn chung vẫn chưa nhiều. Phần lớn tập trung vào các vấn đề về tổ chức không gian du lịch, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu du lịch với một số tác giả tiêu biểu như PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh, GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS Đặng Duy Lợi, PGS.TS Phạm Trung Lương… Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực này đã được thực hiện như: Đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì (1991); “Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt Nam” do Nguyễn Trần Cầu và Lê Thông chủ trì (1993); “Quy hoạch quốc gia và vùng, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu” do Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông thực hiện (1994); 2 cuốn sách “Địa lý du lịch” (1996) và “Địa lý du lịch Việt Nam” (2010) do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên; “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” do Phạm Trung Lương chủ biên (2000)…Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu, một số dự án, đề tài tiêu biểu cấp Nhà nước, một số bài báo và các báo cáo trong các cuộc hội thảo về du lịch của các địa phương được thực hiện với sự tham gia các các nhà khoa học địa lý, cá luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ trong và ngoài nước. Tiêu biểu như luận án tiến sỹ: “Tổ chức lãnh thổ du lịch thành phố Hải Phòng” - Nguyễn Thanh Sơn (1997); “Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận” - Đỗ Quốc Thông (2004); “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm bền vững” - Phạm Lê Thảo (2006); và một số bài báo có giá trị trên các tạp chí Du lịch Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế. Trên thực tế, đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch của Hà Giang của Tổng cục Du lịch hay Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Giang.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam vào địa bàn tỉnh Hà Giang nhằm đánh giá tiềm năng phát triển du lịch, bước đầu tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Hà Giang, trên cơ sở đó đề xuất các ý kiến khuyến nghị cho phát triển du lịch Hà Giang.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn của du lịch và tài nguyên du lịch.
- Phân tích tiềm năng phát triển du lịch Hà Giang.
- Bước đầu phân tích kết quả hoạt động du lịch tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất một số giải pháp có tính khuyến khích nhằm phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài tập trung đánh giá tài nguyên du lịch, một số kết quả hoạt động du lịch theo hai khía cạnh ngành và lãnh thổ.
- Về phạm vi không gian: phạm vi nghiên cứu đề tài là toàn bộ tỉnh Hà Giang. Bên cạnh đó có sự phân tích cụ thể vào các điểm, tuyến, cụm du lịch, trung tâm du lịch có ý nghĩa quan trọng của tỉnh; chú ý tới mối quan hệ của địa bàn nghiên cứu với các tỉnh lân cận.
- Về thời gian: đề tài chủ yếu nghiên cứu giai đoạn 2005 - 2010, giải pháp phát triển đến năm 2020.
5. Quan điểm, phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm lãnh thổ
Đây là quan điểm đặc thù trong nghiên cứu các vấn đề địa lý. Nếu coi các đối tượng nghiên cứu của du lịch là thể thống nhất có sự phân bố trên một không gian lãnh thổ nhất định, trong đó các đối tượng này có tác động qua lại với nhau và với các thành phần kinh tế - xã hội khác một cách chặt chẽ trên cùng phạm vi lãnh thổ. Do vậy, khi nghiên cứu tiềm năng du lịch Hà Giang, cần chú ý đến các mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố và với môi trường trên lãnh thổ.
5.1.2. Quan điểm hệ thống
Hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống bao gồm nhiều phân hệ, trong đó phân hệ tài nguyên du lịch là phân hệ quan trọng bao gồm các yếu tố tự nhiên, nhân văn và các mối quan hệ qua lại mật thiết giữa chúng. Mặt khác, cần đặt hệ thống trong các cấp phân vị cao hơn để thấy được vị trí của hệ thống cũng như các mối liên hệ ra ngoài.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Vận dụng quan điểm này là hết sức cần thiết trong việc khai thác tài nguyên du lịch phục vụ mục đích phát triển du lịch. Cần có sự kết thừa chọn lọc và phát huy những điểm, tuyến, loại hình du lịch đã khai thác có hiệu quả, đồng thời tìm ra những mặt yếu kém và khắc phục nhược điểm ở những điểm có tiềm năng khai thác chưa hiệu quả.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Tài nguyên du lịch là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển du lịch, tuy nhiên tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên không phải là mãi mãi, vô hạn. Quan điểm cho rằng du lịch là ngành kinh tế ít ảnh hưởng với môi trường đã không còn đúng nữa, đã có nhiều minh chứng về sự cạn kiệt tài nguyên và những nguy hại tới môi trường xuất phát từ khai thác du lịch bất hợp lý. Do vậy cần có những chiến lược phát triển du lịch mà trong đó bảo vệ môi trường được chú trọng, hướng đến sự phát triển du lịch bền vững.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu. Việc thu thập tài liệu sẽ cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu phong phú và quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả cao.
5.2.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phương pháp cho phép thu thập thông tin về số lượng, chất lượng, sự phân bố, thực trạng khai thác Tài nguyên du lịch của tỉnh Hà Giang. Phương pháp này còn thể hiện sự phân bố về số lượng, chất lượng, khả năng tôn tạo và khai thác tài nguyên du lịch của Hà Giang.
5.2.3. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài, các chuyên gia, nhiều nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực du lịch, từ lý luận cho đến thực tiễn của Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, Sở VHTT&DL Hà Giang đã đóng góp nhiều ý kiến vô cùng quý báu giúp giải quyết nhiều vấn đề còn vướng mắc của đề tài.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các hình ảnh, các bảng biểu, các tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được thể hiện trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về du lịch
Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh hà giang
Chương 3: Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch hà giang trong xu thế hội nhập
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch.
1.1.1. Các khái niệm về du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Du lịch góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân…
Quan niệm về du lịch luôn là một vấn đề được tranh luận trong suốt một thời gian dài. Từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch International Union of Official Travel Organization (IOUTO) năm 1925 tại Hà Lan, theo Hiệp hội IOUTO khái niệm du lịch được hiểu một cách đầy đủ như sau: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trứ thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức về văn hóa kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa (P.I.pirogionic)
Theo điểm 1, điều 10, trang 8, Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1992 thì: “Du lịch là hoạt động con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thảo mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”. Theo sổ tay Thuật ngữ Địa lý: “Du lịch là ngành dịch vụ chuyên lo khai thác các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa để tổ chức các cuộc tham quan, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí , bồi dưỡng sức khỏe nâng cao hiểu biết cho nhân dân trong nước cũng như khách nước ngoài”.
Như vậy, Du lịch là một ngành kinh tế dựa trên các tài nguyên du lịch phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng của con người.
1.1.1.2. Khách du lịch
Đã có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về khách du lịch. Tuy nhiên, về cơ bản chúng còn phiến diện và chưa phản ánh đầy đủ nội hàm của khái niệm. Một số mới chỉ dừng lại ở việc phân tích động cơ du lịch, hoặc bóc tách du lịch khỏi các chức năng kinh tế - xã hội…Năm 1993, theo đề nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới, Hội đồng Thống kê Liên hợp quốc (UNSC) đã công nhận thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:
- Khách du lịch quốc tế (International tourist) bao gồm: khách du lịch quốc tế đến: gồm những người nước ngoài đến du lịch một quốc gia; và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài: gồm những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
- Khách du lịch trong nước: gồm những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nước.
Ở nước ta, theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) thì “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Tại điều 34, chương V quy định: “Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.
1.1.1.3. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch. Theo Michael M. Coltman, sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát. Cơ cấu của sản phẩm du lịch:
- Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách) gồm nhóm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
- Cơ sở du lịch (Điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch) gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
- Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Như vậy, hiểu một cách chung nhất, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch = Dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch. Dịch vụ du lịch gồm có: dịch vụ lữ hành; dịch vụ vận chuyển; ăn uống; dịch vụ vui chơi, giải trí; dịch vụ mua sắm; dịch vụ thông tin, hướng dẫn; dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung.
1.1.1.4. Tài nguyên du lịch
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa – lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Theo Nguyễn Minh Tuệ, “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên,