Lịch sử của thông tin đã có từ xưa, song mãi đến tận những năm 40 của thế kỷ
XX thông tin mới vươn lên để trở thành một mũi nhọn của thời đại. Đặc biệt sau khi
nhà bác học Mỹ C.Sannon vào năm 1948 tìm ra lý thuyết thông tin, khái niệm "thông
tin" và các phương pháp nghiên cứu có liên quan tới thông tin mới được sử dụng rộng
rãi trong hầu khắp các lĩnh vực của tự nhiên và xã hội.
Ngày nay, trong các nguồn lực phát triển xã hội, ngoài vật liệu và năng lượng,
thông tin được coi là nguồn lực thứ ba và còn được coi là nguồn tài nguyên quan trọng
nhất. Bởi vì thông tin là tri thức, là sức mạnh và là bí quyết góp phần định hướng đúng,
giúp lãnh đạo quản lý ra các quyết định chính xác hơn. Mọi hoạt động kinh tế - xã hội
đều liên quan tới thông tin. Bất cứ một quyết định nào, thuộc lĩnh vực nào cũng đều
chứa đựng một quá trình xử lý thông tin. Thông tin đ ầy đủ, chính xác, tin cậy về một sự
việc và đến đúng thời điểm sẽ giúp cho người lãnh đạo có được tầm bao quát, quyết
định thêm chính xác, tạo điều kiện quản lý tốt. Như vậy, có thể nói, thông tin thực sự
cần thiết cho mọi hoạt động quản lý trên các phương diện và phạm vi khác nhau.
ở nước ta hiện nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng
với việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế tri thức, thì thông tin ngày càng trở thành nhu
cầu hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược "đi tắt, đón đầu" của
Đảng và Nhà nước ta. Đây cũng là giải pháp cấp bách của một quốc gia ở trình độ phát
triển tương đối thấp như nước ta nếu muốn nhanh chóng bắt kịp với trình độ phát triển
chung của khu vực và thế giới
99 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2685 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của thông tin chính trị - Xã hội đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Vai trò của thông tin chính trị - xã hội đối
với hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Giang
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử của thông tin đã có từ xưa, song mãi đến tận những năm 40 của thế kỷ
XX thông tin mới vươn lên để trở thành một mũi nhọn của thời đại. Đặc biệt sau khi
nhà bác học Mỹ C.Sannon vào năm 1948 tìm ra lý thuyết thông tin, khái niệm "thông
tin" và các phương pháp nghiên cứu có liên quan tới thông tin mới được sử dụng rộng
rãi trong hầu khắp các lĩnh vực của tự nhiên và xã hội.
Ngày nay, trong các nguồn lực phát triển xã hội, ngoài vật liệu và năng lượng,
thông tin được coi là nguồn lực thứ ba và còn được coi là nguồn tài nguyên quan trọng
nhất. Bởi vì thông tin là tri thức, là sức mạnh và là bí quyết góp phần định hướng đúng,
giúp lãnh đạo quản lý ra các quyết định chính xác hơn. Mọi hoạt động kinh tế - xã hội
đều liên quan tới thông tin. Bất cứ một quyết định nào, thuộc lĩnh vực nào cũng đều
chứa đựng một quá trình xử lý thông tin. Thông tin đầy đủ, chính xác, tin cậy về một sự
việc và đến đúng thời điểm sẽ giúp cho người lãnh đạo có được tầm bao quát, quyết
định thêm chính xác, tạo điều kiện quản lý tốt. Như vậy, có thể nói, thông tin thực sự
cần thiết cho mọi hoạt động quản lý trên các phương diện và phạm vi khác nhau.
ở nước ta hiện nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng
với việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế tri thức, thì thông tin ngày càng trở thành nhu
cầu hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược "đi tắt, đón đầu" của
Đảng và Nhà nước ta. Đây cũng là giải pháp cấp bách của một quốc gia ở trình độ phát
triển tương đối thấp như nước ta nếu muốn nhanh chóng bắt kịp với trình độ phát triển
chung của khu vực và thế giới.
Thông tin nói chung và thông tin chính trị - xã hội nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với hoạt động lãnh đạo quản lý trong xã hội. Thực tế cho thấy, năng lực và hiệu
quả lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ ở mọi cấp phụ thuộc nhiều vào khả năng tiếp nhận,
xử lý nhằm biến thông tin thu nhận được thành trí thức để áp dụng vào công việc của mình.
Bởi vì, khi người cán bộ tiếp nhận nguồn thông tin càng phong phú và đa dạng, trình độ xử
lý thông tin càng cao thì hiệu quả công việc của họ càng tốt. Do vậy, việc tiếp cận các nguồn
thông tin chính trị - xã hội kịp thời và chính xác đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là
yêu cầu mang tính tất yếu và cấp thiết.
Qua thực tế cho thấy, thông tin chính trị - xã hội không chỉ cần thiết đối với đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp vĩ mô, mà nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với đội ngũ cán
bộ ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). Là cấp hành chính thấp nhất trong bộ máy quản lý
hành chính nhà nước, là chủ thể tổ chức hoạt động nhằm đưa các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Do vậy, việc tiếp nhận các nguồn thông tin
chính trị - xã hội chính xác và kịp thời sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở triển khai và thực
hiện các chủ trương, chính sách một cách kịp thời, hiệu quả. Song, trên thực tế, đây đang là
một thách thức không nhỏ đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở. Do những
nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, việc tiếp cận và xử lý các nguồn thông tin
chính trị - xã hội của đội ngũ cán bộ cơ sở ở nước ta hiện nay nhìn chung còn rất hạn chế,
chưa đáp ứng được yêu cầu thực thi lãnh đạo, quản lý hiện đại. Vấn đề đặt ra là làm thế nào
để phát huy được vai trò của thông tin chính trị xã hội trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của
đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay đang là vấn đề bức xúc. Từ nhận thức này, tác giả lựa chọn
vấn đề "Vai trò của thông tin chính trị - xã hội đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Giang" làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thông tin là một hiện tượng khách quan đã và đang có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi người đều có cách tiếp cận nghiên
cứu, khai thác, xử lý thông tin dưới nhiều góc độ...
Nghiên cứu vấn đề này, tác giả luận văn đã có điều kiện tiếp cận với một số công
trình nghiên cứu sau:
- Tác phẩm Thông tin xã hội và quản lý của tác giả V.G.Afanaxep trong tác phẩm
này đã đa ra những cách hiểu khác nhau về thông tin, nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của
thông tin trong quản lý xã hội.
- Công trình nghiên cứu khoa học của tác giả Lê Thị Duy Hoa, Thông tin và vấn đề
tiếp nhận xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội,
2001. Tác giả đã tập trung phân tích làm rõ bản chất của thông tin dưới góc độ triết học,
vấn đề tiếp nhận và xử lý thông tin trong tư duy người Việt.
- Công trình nghiên cứu của tác giả Phan Thị Thanh Hải, Thông tin với hoạt động
giảng dạy lý luận Mác-Lênin ở các trường đại học, Luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội,
2003. Tác giả đã phân tích rõ bản chất thông tin, phân loại thông tin và phát huy vai trò
của thông tin trong hoạt động giảng dạy lý luận Mác-Lênin.
- Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Huệ, Thông tin với hoạt động lãnh
đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ triết học, Hà
Nội, 2007. Tác giả đã nêu lên vai trò của thông tin đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và đề ra giải pháp phát huy vai trò của thông tin đối với hoạt động
lãnh đạo, quản lý.
- Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Vệ, Phát huy vai trò thông tin
chính trị - xã hội trong hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở
tỉnh Cà Mau hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội, 2008. Tác giả đã phân tích sâu
vai trò của thông tin chính trị - xã hội đối với hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ
báo cáo viên cấp cơ sở ở Cà Mau, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy có hiệu
quả vai trò của thông tin chính trị - xã hội đối với hoạt động tuyên truyền của đội ngũ báo
cáo viên cơ sở Cà Mau hiện nay.
- Tác giả Mai Đức Ngọc, Nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo chủ chốt cấp xã, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, lý luận, 2006 đã nêu những vấn
đề đặt ra đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay và một số giải pháp chủ yếu
nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay.
- Tác phẩm Thông tin từ lý luận đến thực tiễn của tác giả Nguyễn Hữu Hùng đã
trình bày bản chất của thông tin và sự vận động của quá trình thông tin trong các hệ thống
xã hội, qua đó tác giả trình bày một số giải pháp để phát triển và quản lý hệ thống khoa
học công nghệ.
Do tầm quan trọng của thông tin chính trị - xã hội đối với hoạt động lãnh đạo quản
lý nên đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu của nhiều tác giả ở những góc độ khác
nhau. Nhưng tuy nhiên cho đến nay, vấn đề vai trò của thông tin chính trị xã hội đối với
hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang thì chưa ai bàn
đến. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Trên cơ sở làm rõ vai trò và thực trạng của việc phát huy vai trò của
thông tin chính trị - xã hội đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở ở tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy có hiệu quả vai
trò của thông tin chính trị - xã hội đối với hoạt động của đội ngũ cán bộ này.
- Nhiệm vụ:
+ Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của thông tin chính trị - xã hội, vai trò của nó đối
với hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
+ Phân tích thực trạng môi trường thông tin chính trị - xã hội và vấn đề phát huy vai
trò của nó trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh
Bắc Giang.
+ Trình bày một số giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả vai trò của thông tin chính
trị - xã hội trong hoạt động lãnh đạo quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh
Bắc Giang giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Dựa vào lý luận phản ánh, thông tin chính trị - xã hội được xem xét với tư cách là
thuộc tính khách quan của vật chất, là cái đa dạng được phản ánh, được thể hiện rõ hơn,
sinh động hơn theo tiến trình phát triển của thông tin trong thế giới khách quan sẽ tác động
đến hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Do vậy, phạm vi
nghiên cứu của luận văn giới hạn chỉ tìm hiểu thực trạng môi trường thông tin chính trị -
xã hội và vai trò của nó đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
ở tỉnh Bắc Giang.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận:
+ Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là lý luận nhận thức duy
vật biện chứng.
+ Luận văn sử dụng những tài liệu, nghị quyết, chỉ thị, quyết định... của Trung ư-
ơng, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương tỉnh Bắc Giang.
+ Luận văn vận dụng và kế thừa có sáng tạo các công trình của các tác giả đi trước
về vấn đề có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật
lịch sử cùng với những phương pháp khoa học cụ thể như: phân tích, tổng hợp, thống kê điều tra
xã hội học... nhằm đạt tới mục đích mà luận văn đề ra.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Luận văn góp phần hệ thống hóa khái niệm thông tin chính trị - xã hội và chỉ rõ vai
trò của nó đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
Luận văn chỉ rõ đặc trưng của hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở, sự tác động của thông tin chính trị- xã hội đối với lĩnh vực hoạt động này, từ đó đề
xuất một số giải pháp phát huy vai trò của thông tin chính trị - xã hội đối với hoạt động
lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Giang hiện nay.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn có thể góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp lãnh đạo tham
khảo và vận dụng trong việc xây dựng môi trường thông tin chính trị - xã hội và cung cấp
thông tin chính trị - xã hội cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
- Luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan thông tin, các
cán bộ cấp cơ sở trong việc nâng cao vai trò lãnh đạo, quản lý của mình.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đ-
ược kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.
Chương 1
thông tin chính trị- xã hội và vai trò
của nó trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
1.1 Thông tin chính trị- xã hội- bản chất và đặc trưng
1.1.1 Bản chất thông tin chính trị- xã hội
Gần một thế kỷ trước đây, V.I Lênin đã khẳng định rằng không có thông tin thì
không thể có tiến bộ trong bất kỳ lĩnh vực nào của khoa học, kỹ thuật và sản xuất vật chất.
Với sự phát triển của cách mạng khoa học- kỹ thuật, con người ngày càng nhận thức thêm
sâu sắc giá trị của thông tin đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, khoa học- kỹ thuật.
Ngày nay khó có thể hình dung được một hoạt động nào của con người trong sản xuất,
nghiên cứu khoa học- kỹ thuật, chiến đấu cũng như trong sinh hoạt hàng ngày mà không
cần đến việc trao đổi thông tin.
Ngay từ những thập niên cuối thế kỷ XX, thông tin đã trở thành khái niệm trung
tâm của khoa học và thông tin trở thành đối tượng nghiên cứu trực tiếp của một số ngành
khoa học cụ thể như: điều khiển học, lý thuyết thông tin và tin học…ở mỗi góc độ nghiên
cứu khác nhau, mỗi ngành khoa học đưa ra những quan niệm về thông tin khác nhau.
Trong điều khiển học thông tin được biểu hiện ở tính có tổ chức, có trật tự, có cấu
trúc lôgic của quá trình trong hệ thống vật chất. Trong sự tương tác của một đối tượng này
với một đối tượng khác có mục đích rõ rệt. Thông tin được truyền đi thông qua các tín hiệu
đã được mã hoá. Như vậy, trong điều khiển học chỉ những tín hiệu, dữ liệu nào đã được
mã hóa trong các hệ thống tính toán điện tử và có ý nghĩa thực tiễn mới được coi là thông
tin. Trong lĩnh vực tin học, thông tin được xem là tất cả những gì có thể giúp con người
hiểu được về đối tượng cần quan tâm nghiên cứu.
Trong quản lý kinh tế, thông tin được xem là một tập hợp tin tức về đối tượng, hiện
tượng và một quá trình nào đó trong hoạt động kinh tế có ý nghĩa đối với việc ra quyết
định quản lý. ở mỗi góc độ tiếp cận thông tin khác nhau, các ngành khoa học đã dần làm
sáng rõ bản chất của hiện tượng thông tin.
Thực chất thông tin là gì? Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã không ngừng tìm
hiểu và đưa ra các định nghĩa khác nhau về thông tin.
Theo quan điểm của các nhà thông tin học Liên Xô cũ thì “Thông tin là các tin tức,
số liệu, khái niệm mà về mặt nội dung liên quan với nhau giúp thay đổi những quan niệm
của chúng ta về hiện tượng và khách thể của thế giới xung quanh”[30, tr.107].
Theo quan điểm của V.G.Afanaxep: “Thông tin chính là một bộ phận tri thức được
sử dụng để định hướng, để tác động tích cực, để điều khiển, nghĩa là nhằm mục đích duy
trì tính đặc thù về chất, hoàn thiện và phát triển hệ thống. Đó là những tri thức quay vòng
vận động không ngừng, những kiến thức được hệ thống thu thập, bảo quản, xử lý truyền
đi và sử dụng(hoặc có thể sử dụng). Nói một cách khác thông tin là bộ phận tác động “hoạt
động” của phản ánh, của tri thức”[1, tr.36].
Theo quan điểm của N. Vinner: “Thông tin là nội dung thế giới bên ngoài được thể
hiện trong sự nhận thức của con người”[12, tr.8].
Cũng như các ngành khoa học khác, triết học đã không ngừng tiếp cận tới bản chất
chung của thông tin. Mặc dù có nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu, nhiều cách định nghĩa
khác nhau được đưa ra, song định nghĩa của A.D.Urơxun được xem là một định nghĩa khá
xác đáng về thông tin. Theo ông: “thông tin là cái đa dạng được phản ánh”[31, tr.25]
Khi nói về tính đa dạng của thông tin, tác giả Lê Thị Duy Hoa cũng cho rằng, thông
tin mang tính khách quan, bắt nguồn từ tính đa dạng, nhiều vẻ của cấu trúc cũng như về
mối quan hệ của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Cái đa dạng của sự vật
chỉ trở thành thông tin khi nó được tái hiện, được phản ánh ở một sự vật khác nào đó trong
mối quan hệ tác động với sự vật ban đầu.
Tiếp cận nghiên cứu thông tin với tư cách là cái đa dạng được phản ánh, có thể
được coi là cách tiếp cận đầy đủ và chính xác hơn cả dưới lát cắt triết học.
Từ cách tiếp cận trên cho ta thấy chính từ thuộc tính phản ánh của vật chất đã lý
giải được sự hình thành của thông tin. Lý thuyết phản ánh nói lên rằng: phản ánh là sự tái
tạo những đặc điểm của hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác
động qua lại giữa chúng. Khi hai sự vật tương tác với nhau thì sẽ xuất hiện phản ánh, cái
được phản ánh sẽ quy định nội dung phản ánh song mức độ phản ánh chính xác, đầy đủ
hay không lại phụ thuộc vào vật phản ánh.
Như vậy, phản ánh là thuộc tính của mọi đối tượng vật chất bất kể sự vật, hiện
tượng nào trong thế giới vật chất cũng đều có năng lực tái hiện lại những đặc điểm, cấu
trúc của sự vật, hiện tượng khác khi tác động vào chúng. Khi những dấu hiệu của sự vật
được phản ánh lưu giữ những đặc điểm, cấu trúc, thuộc tính trong sự vật phản ánh thì
chúng ta gọi là thông tin về cái được phản ánh đối với cái phản ánh. Sự vật, hiện tượng
trong thế giới vật chất phong phú đa dạng, trong đó mỗi sự vật, hiện tượng đều có những
đặc điểm, thuộc tính khác nhau. Điều này làm cho sự phản ánh giữa các sự vật hay nói
cách khác sự tái hiện các đặc điểm, thuộc tính của chúng cũng rất đa dạng, phong phú. Từ
đó, chúng ta thấy rằng thông tin trong thế giới vật chất vô cùng phong phú, tồn tại dưới
nhiều hình thức, song chúng đều là cái đa dạng được truyền tải, được tái tạo giữa sự vật
này với sự vật khác thông qua sự tương tác qua lại giữa chúng.
Từ cách phân tích trên, có thể đi đến nhận định, thông tin là cái đa dạng được phản ánh
khi những đặc điểm, thuộc tính, cấu trúc của sự vật được phản ánh được tái hiện, phản ánh ở sự
vật phản ánh trong quá trình tác động giữa chúng.
Với cách tiếp cận, phân tích và hệ thống hoá các quan niệm về thông tin như đã
nêu, chúng tôi quan niệm rằng: Thông tin chính là sự phản ánh cái đa dạng giữa hệ thống
vật chất này với hệ thống vật chất khác khi giữa chúng diễn ra quá trình tương tác lẫn
nhau.
Dựa trên lý luận phản ánh, các nhà kinh điển Mác- Lênin đã chỉ ra rằng, giữa thông
tin và thuộc tính phản ánh của thế giới vật chất có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong
đó thông tin là một hiện tượng phổ biến của thế giới khách quan. Giữa thông tin và phản
ánh có mối quan hệ mật thiết. Vì phản ánh là thuộc tính phổ biến của thế giới vật chất nên
trong phản ánh vật chất đã bao hàm phản ánh thông tin. Thuộc tính phản ánh là thuộc tính
vốn có sẵn trong mọi vật chất và cấp độ của sự phản ánh phụ thuộc vào kết cấu của vật
chất khác nhau. Hay nói cách khác, trình độ phát triển của tổ chức vật chất quy định trình
độ phản ánh.
Do mọi hệ thống vật chất đều có năng lực tái hiện trong nó những thuộc tính, đặc
điểm, cấu trúc, mối quan hệ…của hệ thống vật chất khác khi tác động vào nó, đó là sự
phản ánh. Tuy nhiên, trong quá trình phản ánh do kết cấu của vật chất khác nhau nên đặc
điểm, bản chất, biểu hiện phản ánh của các sự vật không giống nhau. Vì vậy, chúng ta cần
phải phân biệt được đâu là những hiện tượng phản ánh đầy đủ bản chất hay những hiện
tượng xuyên tạc bản chất. Cái phản ánh bao giờ cũng chứa đựng những đặc điểm, tính
chất, mối quan hệ…của cái được phản ánh không có cái được phản ánh thì cũng không có
cái phản ánh. Những đặc điểm, tính chất, mối quan hệ…của cái được phản ánh được lưu
giữ trong cái phản ánh được gọi là thông tin về cái được phản ánh. Song thật là sai lầm nếu
chúng ta hiểu mọi sự phản ánh sẽ dẫn đến việc coi thông tin như một phạm trù phổ biến,
cùng thang bậc với phạm trù phản ánh.
Thông tin là kết quả của phản ánh, do sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể
phản ánh. Trong quá trình tương tác giữa chủ thể phản ánh và khách thể phản ánh, thì
khách thể phản ánh bộc lộ những tín hiệu có giá trị thông tin để từ đó chủ thể phản ánh tiếp
nhận, tái tạo và xử lý. Sự phản ánh này phải là sự phản ánh có “chọn lọc”.
Thông tin luôn gắn với quá trình phản ánh, là một mặt của phản ánh. Song khái
niệm thông tin hẹp hơn và bị bao trùm bởi khái niệm phản ánh, vì thuộc tính phản ánh
được miêu tả về mặt số lượng chính xác bởi lượng thông tin mà nó phản ánh và thông tin
còn làm rõ cơ cấu, trình độ, của thuộc tính phản ánh của vật chất.
Như vậy, thông tin chính là sự phản ánh cái đa dạng của sự vật. Tính đa dạng của
kết cấu vật chất được phản ánh đó chính là thông tin.
Tác giả V.G.Afanaxep, trong cuốn Thông tin xã hội và quản lý xã hội chỉ ra rằng:
“Thông tin trong trường hợp chung nhất- đó là tính đa dạng mà đối tượng này chứa đựng
đối tượng khác. Đó là tính đa dạng tương hỗ, tương đối, theo quan điểm lý luận phản ánh,
thông tin có thể được quan niệm như tính đa dạng được phản ánh. Như tính đa dạng phản
ánh đối tượng chứa đựng cái được phản ánh”[1, tr.26]. Sự tác động qua lại giữa các kết cấu
vật chất của sự vật, giữa các sự vật với nhau làm cho chúng bộc lộ những đặc điểm, tính
chất, cấu trúc…về nhau và thông tin được hình thành từ đây.
Thông tin bắt nguồn từ tính đa dạng của sự vật, song không phải tất cả mọi “cái đa
dạng” của sự vật đều trở thành thông tin. “Cái đa dạng” của sự vật chỉ trở thành thông tin
khi nó được tái hiện, được phản ánh ở sự vật khác trong mối quan hệ tác động qua lại giữa
chúng. Nếu không có sự tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng với nhau thì không có
thông tin về chúng. Chính quá trình tác động qua lại giữa các sự vật với nhau đó làm cho
chúng