I/ Phần trắc nghiệm: 3 điểm
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là:
A. ns2np4 B. ns2np3 C. ns2np5 D. (n-1)d5ns2
Câu 2: Để sản xuất O2 trong công nghiệp, người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Phân hủy H2O2 B. Điện phân dung dịch H2SO4 loãng
C. Nhiệt phân KClO3 D. Nhiệt phân KMnO4
Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối tạo
thành sau phản ứng là:
A. 21,9 gam B. 31,5 gam C. 26 gam D. 15,6 gam
3 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 763 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát đầu năm lớp 11 - Môn thi: Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐỀ KSCL ĐẦU NĂM LỚP 11
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ
-------------------------
ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
LỚP 11 - NĂM HỌC 2014 -2015
MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian: 60 phút
Đề thi gồm: 02 trang
I/ Phần trắc nghiệm: 3 điểm
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là:
A. ns
2
np
4
B. ns
2
np
3
C. ns
2
np
5
D. (n-1)d
5
ns
2
Câu 2: Để sản xuất O2 trong công nghiệp, người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Phân hủy H2O2 B. Điện phân dung dịch H2SO4 loãng
C. Nhiệt phân KClO3 D. Nhiệt phân KMnO4
Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối tạo
thành sau phản ứng là:
A. 21,9 gam B. 31,5 gam C. 26 gam D. 15,6 gam
Câu 4: Cho phản ứng : Fe3O4 + H2SO4 đặc, nóng → X + Y + Z
X, Y, Z lần lượt là:
A. FeSO4, Fe2(SO4)3, H2O B. FeSO4, S, H2O
C. Fe2(SO4)3, SO2, H2O D. Fe2(SO4)3, H2S, H2O
Câu 5: Axit sunfuric đặc, nguội không có khả năng nào sau đây?
A. Than hóa các hợp chất gluxit như đường saccarozơ, xenlulozơ.
B. Tỏa nhiệt mạnh khi hòa tan vào nước.
C. Gây bỏng nặng khi để rơi vào da.
D. Hòa tan được các kim loại Al và Fe
Câu 6: Cho Cl2 vào dung dịch muối NaX và hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh. Công thức của NaX là:
A. NaCl B. NaF C. NaBr D. NaI
II/ Phần tự luận: 7 điểm
Câu 1: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng để hoàn thành dãy biến hóa sau (ghi
rõ điều kiện nếu có)
FeS → H2S → SO2 →H2SO4 → HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → NaOH
Câu 2: (2 điểm)
a. Chỉ dùng quỳ tím hãy phân biệt các chất lỏng không màu sau:
H2SO4, K2SO4, BaCl2 và NaCl
b. Từ 600 gam quặng pirit FeS2, ta có thể điều chế được bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 98%, biết
hiệu suất của cả quá trình điều chế là 40%.
Câu 3: (3 điểm) Cho 11 gam hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng hoàn toàn với V lít dung dịch H2SO4 loãng
có nồng độ 1M, sau phản ứng thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A.
a. Tính % khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp đầu.
0983.732.567
2
CHƯƠNG 3: CACBON - SILIC
b. Tính thể tích V, biết thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng dư 20% so với lí thuyết.
c. Cho dung dịch A trên phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa B. Đem nung B trong
không khí thu được m gam chất rắn. Tìm m.
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố là: H = 1; O = 16, Al= 27,Na = 23, S = 32, Fe = 56
Hết..
3 ĐỀ KSCL ĐẦU NĂM LỚP 11
Đáp án
Phần I/ Trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C B A C D D
Phần II/ Tự luận
Câu 1 (2 điểm): Mỗi PT đúng và đầy đủ được 0,25 điểm
Câu 2 (2 điểm)
a. Mỗi chất đúng 0,25 điểm
b. viết đúng sơ đồ 0,5 điểm, tìm ra khối lượng dung dịch H2SO4 400 g được 0,5 điểm
Câu 3 (3 điểm)
a. 1,5 điểm.
- Viết PTPƯ (0,5 điểm)
- Lập đúng và tìm ra số mol các chất Al (0,2 mol), Fe (0,1 mol) (0,5 điểm)
- Tìm đúng % khối lương các kim loại Al (49,1%), Fe (50,9%) (0,5 điểm)
b. Tìm ra đúng V H2SO4 (dư 20%) = 0,48 lít. (0,5 điểm)
c. Giải ra m = 8 gam. (1 điểm)