Đề thi Kinh tế vi mô

Sởthích của Lan đối vối bún (B) và bánh mì (M) được cho bởi hàm hữu dụng U = BM 2/3 . Hiện nay giá của bún là 20 nghìn/tô còn giá bánh mì là 10 nghìn/ổ. Hàng tuần Lan có 100 nghìn để ăn bún hoặc bánh mì. a. Hãy cho biết sốbún và bánh mì mà Lan mua đểtối đa hóa hữu dụng?

pdf2 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3703 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Kinh tế vi mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Đại học Kinh tế TP. HCM Khoa Kinh tế Phát triển/Bộ môn Kinh tế học >>>>> GỢI Ý BÀI GIẢI ĐỀ THI CUỐI KHÓA MÔN KINH TẾ VI MÔ Lớp: K2009 – TP.HCM (Quản trị Kinh doanh 3) (Giảng viên: Nguyễn Hoài Bảo) Thời gian làm bài: 75 phút/ Được sử dụng tài liệu Câu 1: HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG (3 điểm) Sở thích của Lan đối vối bún (B) và bánh mì (M) được cho bởi hàm hữu dụng U = BM2/3. Hiện nay giá của bún là 20 nghìn/tô còn giá bánh mì là 10 nghìn/ổ. Hàng tuần Lan có 100 nghìn để ăn bún hoặc bánh mì. a. Hãy cho biết số bún và bánh mì mà Lan mua để tối đa hóa hữu dụng? Lan sẽ đạt được hữu dụng tối đa khi hữu dụng tăng thêm của 1 đồng cho bún phải bằng với hữu dụng tăng thêm của một đồng chi cho bánh mì, hay: MUB/PB = MUM/PM hay M2/3/20 = 2/3BM-1/3/10 hay M = (4/3)B (1) và “xài” hết 100 nghìn: 100 = 20×B + 10×M (2). Kết hợp (1) và (2) giải được kết quả B = 3; và M = 4. b. Hãy viết hàm số cầu của Lan đối với bún. Giải hệ (1) và (2) với giả định PB là một biến số thì sẽ có được hàm số cầu theo dạng: B = 100/PB(1 + 2/3) hay B = 60/PB c. Hãy tính độ co dãn của cầu đối với giá của Lan đối với bún tại mức giá ở trên. E (tại P = 20) = (∂B/∂PB)(P/Q) = (-60P-2)(20/60) = -1/20 = -0.05. Câu 2: SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP (3 điểm) Cho hàm sản xuất Q = K0.5L0.5. Biết r = 5 và w = 4. a. Hãy viết hàm số chi phí nếu biết hiện tại K = 16. TC = w×L + r×K = 4×L + 5×16 (*). Hàm chi phí là một hàm viết theo sản lượng nên chúng ta phải khử L để thay vào đó là Q. Mà với K = 16 thì Q = (16)0.5L0.5 nên L = (Q/4)2. Thay L này vào (*) ta được hàm số chi phí viết theo Q: TC = 80 + 4×(Q/4)2 hay TC = 80 + 1/4Q2 b. Hãy tính sản phẩm trung bình (APL) và sản phẩm biên của lao động (MPL) tại sản lượng Q = 20. 2 Với Q = 20 thì L phải là 25 tại K = 16. Do vậy APL = Q/L = 20/25 = 4/5 = 0.8 MPL = ∂Q/∂L = 0.5×4L-0.5 = 0.5×4(25)-0.5 = 0.5×4/5 = 0.4 c. Hãy cho biết ở mức sản lượng hiện tại Q = 20 ở trên, nếu cần thiết thay đổi K để sản xuất được tối ưu thì nên tăng hay giảm K, vì sao? Muốn biết thay đổi như thế nào thi so sánh tỷ phần MPL/w và MPK/r. MPL/W = 0.5/5 MPK = ∂Q/∂K = 0.5×5K-0.5 = 0.5×5(16)-0.5 = 0.5×5/4 MPK/r = 0.5/4 Vậy để tối ưu hóa sản xuất thì cần phải tăng K vì MPK/r > MPL/w Câu 3: THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ (4 điểm) Giả sử cung và cầu của thị trường xe máy được cho như sau: P = 10 + Q và P = 50 – 3Q. Với Q là lượng (nghìn chiếc/năm) và P là giá (triệu đồng). a. Hãy tính giá và lượng cân bằng của thị trường xe máy. Giải hệ P = 10 + Q và P = 50 – 3Q thì được P* = 20 và Q* = 10 b. Nếu chính phủ cho rằng chính xe máy làm tắc nghẽn giao thông và đưa ra chính sách nhằm hạn chế sử dụng xe máy bằng cách đánh thuế lên mỗi chiếc xe bán ra trên thị trường là 4 triệu đồng. Khi đó giá bán trên thị trường sẽ là bao nhiêu? Thuế 4 triệu là chênh lệch giữa giá người mua phải trả (PD) và giá người bán nhận được sau cùng (PS). Hay nói cách khác: (50 – 3Q) – (10 + Q) = 4. Giải phương trình này được Q = 9 (tức là sản lượng giao dịch trên thị trường lúc có thuế). Lúc đó tính lại PD – giá người mua trả (và đó cũng là giá thị trường): PD = 50 – 3×9 = 23. c. Hãy cho biết với số thuế trên thì người tiêu dùng chịu bao nhiêu và nhà sản xuất/bán xe chịu bao nhiêu? So với trước kia người mua trả với giá là 20 mà bây giờ có thuế phải trả là 23, vậy người tiêu dùng chịu 3 triệu tiền thuế trên mỗi chiếc xe họ mua. Nhưng phải đóng thuế đến 4 triệu, vì vậy 1 triệu là phần thuế mà nhà sản xuất/bán phải chịu. d. Tổng số thu thuế mà chính phủ thu được mỗi năm từ chính sách trên là bao nhiêu? Hiện nay giao dịch trên thị trường là Q = 9 (nghìn chiếc/năm). Vậy số thuế mà chính phủ thu được là 9.000×4 (triệu) = 36.000 (triệu).