TÓM TẮT
Di sản văn hóa nói chung và di sản Sài Gòn nói riêng là thành quả sáng tạo của nhân
dân trong lịch sử đã trở thành tài sản vô giá của cộng đồng địa phương, quốc gia hay dân
tộc và cả nhân loại. Đến với “Di sản Sài Gòn” là đến với thế giới của kí ức thành phố hơn
300 năm tuổi, đến với các giá trị bản sắc, đến với cội nguồn các lõi giá trị nhân văn sâu
sắc và cơ bản của cuộc sống. Đó là nguồn lực to lớn đóng góp chung vào sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, của thành phố, là tài sản vô giá trong giáo dục truyền thống,
giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ Thành phố Hồ Chí Minh và các trường đại học, trong
đó có Trường Đại học Sài Gòn. Vì thế, “Di sản Sài Gòn” chính là sự khơi nguồn cho chiến
lược giáo dục di sản trong trường đại học, trở thành nhu cầu, động lực đối với nhà trường,
góp phần quan trọng vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên, đồng thời
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu “Di sản Sài Gòn” (Saigon Heritage) - Sự khơi nguồn cho chiến lược giáo dục di sản trong trường đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 24 - Thaùng 11/2014
44
“DI SẢN SÀI GÒN” (SAIGON HERITAGE)
- SỰ KHƠI NGUỒN CHO CHIẾN LƯỢC GIÁO DỤC DI SẢN
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH(*)
TÓM TẮT
Di sản văn hóa nói chung và di sản Sài Gòn nói riêng là thành quả sáng tạo của nhân
dân trong lịch sử đã trở thành tài sản vô giá của cộng đồng địa phương, quốc gia hay dân
tộc và cả nhân loại. Đến với “Di sản Sài Gòn” là đến với thế giới của kí ức thành phố hơn
300 năm tuổi, đến với các giá trị bản sắc, đến với cội nguồn các lõi giá trị nhân văn sâu
sắc và cơ bản của cuộc sống. Đó là nguồn lực to lớn đóng góp chung vào sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, của thành phố, là tài sản vô giá trong giáo dục truyền thống,
giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ Thành phố Hồ Chí Minh và các trường đại học, trong
đó có Trường Đại học Sài Gòn. Vì thế, “Di sản Sài Gòn” chính là sự khơi nguồn cho chiến
lược giáo dục di sản trong trường đại học, trở thành nhu cầu, động lực đối với nhà trường,
góp phần quan trọng vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên, đồng thời
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo.
Từ khóa: di sản, kí ức, ấn tượng, bản sắc, truyền thống, giáo dục.
ABSTRACT
Cultural heritage in general and Saigon heritage in particular is the outcomes created
by the people in the course of history, that has become the invaluable property of a local
community and a nation, a state and the world over. Accessing “Saigon Heritage” we
contact with the world of the memory of a city 300 years old, with valuable identity, with
the beginning of cultural core values, profound and fundamental. That is the great
resource contributing to the social and economic development of the country, to the growth
of the city. That is an invaluable asset for tradition and personality education to the young
generation in Ho Chi Minh city, as well in the higher schools, Sai Gon University included.
Therefore, SaiGon Heritage is a good beginning for the strategy of heritage education in
the higher schools, and becomes a need and a motive for Saigon university. Thus, Saigon
Heritage makes a big contribution to training students’ softskills, at the same time,
enhances the quality of all-sided education.
Keywords: heritage, impression, identity, tradition, education
(*)Nói đến di sản văn hóa là nói đến thành
quả sáng tạo của nhân dân trong lịch sử đã
trở thành tài sản vô giá không chỉ của mỗi
cộng đồng địa phương, quốc gia hay dân
tộc mà còn là tài sản chung của nhân loại.
(*)TS, Trường Đại học Sài Gòn
Sự kiêu hãnh và niềm tự hào của mỗi dân
tộc, trước hết là sự đóng góp các giá trị di
sản trong dòng chảy của văn hóa và minh
nhân loại. Đến với di sản là đến với thế
giới của kí ức dân tộc, đến với các giá trị
bản sắc, đến với cội nguồn các lõi giá trị
nhân văn sâu sắc và cơ bản của cuộc sống.
45
Di sản văn hóa không chỉ được coi là
nguồn lực to lớn đóng góp chung vào sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà
còn là tài sản vô giá trong giáo dục truyền
thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ.
Chính vì vậy, trong những năm vừa qua,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chủ
trương về giáo dục di sản trong nhà trường
tại Việt Nam và đã nhận được sự hưởng
ứng khá sâu rộng từ nhiều ngành, nhiều
trường phổ thông và đại học, nhiều tổ chức
xã hội trong nước và quốc tế. Cho đến nay,
giáo dục di sản từng bước đã và đang trở
thành nhu cầu, động lực đối với nhà
trường, góp phần quan trọng vào việc giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên,
đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện ở Việt Nam.
Hòa chung vào nhịp đập di sản đó, vừa
qua, năm 2014, Trường Đại học Sài Gòn
phối hợp với Tạp chí Xưa & Nay đã cho
xuất bản cuốn “Di sản Sài Gòn” (Sài Gòn
Heritage) do PGS.TS. Nguyễn Viết Ngoạn
(chủ biên). Đây là công trình vừa mang ý
nghĩa đón chào kỉ niệm 40 năm ngày thống
nhất đất nước, vừa mang ý nghĩa giới thiệu,
quảng bá di sản văn hóa Sài Gòn đến với
công chúng không chỉ ở khu vực Sài Gòn
mà còn với du khách và bạn bè quốc tế. Và
quả thực, nếu đứng ở phương diện đáp ứng
giáo dục di sản, công trình “Di sản Sài
Gòn” thực sự hết sức có ý nghĩa như là sự
khởi nguồn cho chiến lược giáo dục di sản
trong nhà trường đại học, trong đó có
Trường Đại học Sài Gòn.
Như “Lời ngỏ” đầu sách, cuốn sách là
“tập hợp của hơn 300 bức ảnh về Sài Gòn
từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tập trung
trên các chủ đề: thiên nhiên, con người,
kiến trúc, đời sống, kinh tế, văn hóa, xã
hội...”.
Với hơn 300 năm lịch sử hình thành và
phát triển, tuy không có được dáng vẻ oai
hùng, rực rỡ như một kinh đô Thăng Long-
Hà Nội hay vẻ trầm mặc, uy linh của vùng
đất cố đô như Huế nhưng Sài Gòn –thành
phố Hồ Chí Minh lại có được diện mạo hào
hoa của một đô thị từng được mệnh danh là
“hòn ngọc Viễn Đông” và là trung tâm của
vùng đất phương Nam hào phóng. Và trong
diễn trình lịch sử hàng trăm năm ấy, qua
nhiều biến cố chuyển giao lớn trong quá
khứ, Sài Gòn- thành phố Hồ Chí Minh đã
kịp tạo dựng cho mình những đặc điểm văn
hóa đô thị đặc sắc, khó hòa lẫn với bất cứ
đô thị nào trong cả nước. Đó là những đặc
điểm mà người ta thường nhắc tới như tính
tiên phong, tính mở, thoáng, bao dung, tính
tri thức, tính công nghiệp - hiện đại, tính đa
dạng của nhiều luồng dân cư và nhiều
luồng văn hóa hội tụ, với sự pha trộn và
giao thoa của nhiều nền văn hóa không chỉ
của các dân tộc anh em cùng chung sống
mà còn nhiều quốc gia khác trong khu vực
và trên thế giới. Tất cả những đặc điểm ấy
đã trở thành hệ giá trị của văn hóa đô thị
Sài Gòn và được lắng tụ trong rất nhiếu
công trình đã trở thành di sản vật thể và phi
vật thể quí báu không chỉ của riêng thành
phố này mà còn là của cả nước.
Điều đặc biệt là, phần lớn những di sản
quí báu ấy của văn hóa đô thị Sài Gòn lại
cùng dịp tỏa sáng, sinh động và sắc nét kì
lạ bởi sự ánh xạ của hơn 300 bức ảnh từ
công trình sách: “Di sản Sài Gòn” của
PGS.TS. Nguyễn Viết Ngoạn (chủ biên),
gây nhiều ấn tượng đẹp đối với người đọc.
Ấn tượng đẹp đầu tiên, đó chính là tính
thông tin tư liệu. Hơn 300 bức ảnh đánh
thức kí ức cả một Sài Gòn với quá khứ
hàng trăm năm tuổi, một Sài Gòn với tiếng
vọng trầm hùng trong lịch sử, một Sài Gòn
đa diện, đa dạng, đa tầng, đa lớp văn hóa
(lớp văn hóa bản địa của những lưu dân
46
thời khẩn hoang, lớp văn hóa tiếp xúc và
giao lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp
văn hóa giao lưu và tiếp biến với phương
Tây) trầm tích trong hào quang của quá
vãng, một Sài Gòn phát lộ nét đẹp của
những khoảnh khắc di sản, một Sài Gòn
lan tỏa bằng sức rung động của trái tim bao
lớp ngưới và bao thế hệ... Từ đây, “Di sản
Sài Gòn” bỗng trở thành những điểm kết
nối của thời gian, không gian và chủ thể:
Ai thả hồn với thiên nhiên thì có thể tìm và
cảm nhận được hương sắc và khí trời của
Sài Gòn một thời hoa lệ, ai trải lòng rung
động với những nhịp đập con tim người Sài
Gòn thì có thể nhìn thấy những con người
hào sảng của một thời mở đất, ai đắm say
không gian kiến trúc thì có thể hòa điệu với
sự mênh mang của một phương Tây lãng
mạn lồng kết trong những đường nét
phương Đông huyền bí, ai chuộng phong
cách hào hoa thì ở đấy có một Sài Gòn hào
hoa, ai ưa ngẫm nghĩ sự đời thì ở đấy có
một Sài Gòn lắng sâu, trầm tĩnh, ai thích sự
bung mở thì ở đấy có một Sài Gòn năng
động, hào phóng...
Ấn tượng đẹp thứ hai, cũng là cái độc
đáo trong cấu trúc của cuốn sách. Tất cả
hơn 300 bức ảnh thể hiện cho hơn 100 di
sản được tập hợp và sắp xếp không theo
trật tự thường qui, nghĩa là không theo trật
tự tuyến tính của từng chủ đề xét theo nội
dung bức ảnh, mà lại được trình bày theo
kiểu nghệ thuật sắp đặt nhằm làm bật lên
sự đa dạng, đa diện, đa lớp và đa góc độ
như vốn có của văn hóa Sài Gòn, đúng như
ý tưởng của người làm sách. Con số hơn
300 bức ảnh phải chăng là một sự ẩn dụ
cho hào quang hơn 300 năm tuổi ấy của sài
Gòn và hơn 100 di sản cũng là sự ẩn dụ
cho hơn 100 năm tuổi của Đại học Sài
Gòn? Chắc chắn rằng, những con số ấy là
những con số có ý nghĩa hay những mối
liên hệ đặc biệt.
Và quả thật, hơn 300 bức ảnh về các di
sản, nếu tách riêng thì chỉ là mảnh ghép,
nhưng nếu tập hợp lại, chúng lại có sức lan
tỏa, trở thành một bức tranh khá đầy đủ
mảng màu về Sài Gòn hoa lệ. Mỗi bức ảnh
ở các góc máy khác nhau thể hiện những
khoảnh khắc khác nhau về từng di sản nên
tự thân vừa mang hình khối riêng vừa
mang đường nét của một kết cấu tổng thể
khiến nó có giá trị của một mảng, một
miếng ghép của một bức họa đa màu sắc
nhằm thể hiện một Sài Gòn mang đầy đủ
tầm vóc của một trung tâm kinh tế - văn
hóa- chính trị, nơi hội tụ các tinh hoa, năng
động và sôi nổi của hàng thế kỉ qua.
Ấn tượng đẹp thứ ba, mỗi di sản là sự
phối thể giữa kênh hình và kênh chữ: Tên
gọi di sản – Hình ảnh di sản – Thông tin
thuyết minh di sản. Vì vậy, mỗi di sản
được người đọc tri nhận bằng kiểu đồng
hiện: Tên gọi chạm miền trí nhớ, hình ảnh
gợi niềm cảm xúc, thông tin kích hoạt
nghiệm suy. Bởi thế, những bức ảnh đặt
bên cạnh nhau như “những thước phim
quay chậm” (“Lời ngỏ” đầu sách) làm thức
dậy miền kí ức của mỗi người để ai cũng
có thể cảm nhận như chính mình đang
được bước vào, chạm vào, được chứng
kiến về “số phận” và nắm được lai lịch và
từ đó sống với nhịp đập của mỗi di sản.
Nhờ đó, tác giả sách không cần giới thuyết
hay luận lí mà vẫn đạt được hiệu quả tác
động về nhận thức lẫn tình cảm. Xin hãy
bắt đầu từ chỗ giới thiệu di sản đầu tiên để
thấy được cái chủ ý trong cách sắp đặt của
tác giả cuốn sách. Đó là những hình ảnh về
di sản rất đỗi thiêng liêng đối với mỗi
người dân Sài Gòn nói riêng và đồng bào
cả nước nói chung: một Bến Nhà Rồng còn
phảng phất bóng dáng của một thương
cảng sầm uất, có vị thế của một trung tâm
47
kinh tế–văn hóa và là nơi in dấu chân Bác
Hồ ra đi tìm đường cứu nước, một Dinh
Toàn quyền nay là Dinh Thống Nhất lặng
lẽ, quyền uy, nơi chứng kiến những biến cố
thăng trầm và những cuộc chuyển giao lịch
sử mà ngay bản thân tên gọi cũng đã là sự
thể hiện ý chí và khát vọng thống nhất đất
nước của dân tộc một Tòa Thị chính nay là
Ủy ban Nhân dân Thành phố hoành tráng,
uy nghi đang vươn vai tỏa rộng một góc
trời một Dinh Thống đốc Nam Kì nay là
Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh ngạo
nghễ, đang âm thầm đếm những thời khắc
lịch sử một Bưu điện Thành phố tráng lệ,
một Nhà hát Thành phố trang nhã và lãng
mạn bậc nhất một Nhà thờ Đức Bà kiêu
hãnh với những kiểu kiến trúc đậm chất
nghệ thuật mang đặc điểm giao thoa văn
hóa Đông Tây, luôn xứng danh là một
trong những biểu tượng của thành phố Sài
Gòn từ xưa đến nay một Bác ái Học hiệu
nay là Trường Đại học Sài Gòn đan xen
kiểu kiến trúc Pháp hào hoa và kiểu kiến
trúc Trung Hoa bí ẩn một ngôi chợ Bến
Thành không chỉ thuần túy là nơi buôn
bán, mà gần một trăm năm qua, đã trở
thành một chứng nhân lịch sử, chứng kiến
bao đổi thay thăng trầm của thành phố, là
bộ mặt kinh tế nói lên sự phát triển của một
thành phố thương mại lớn nhất nước và là
điểm giao hòa giữa Sài Gòn xưa và nay
xứng đáng trở thành biểu tượng của Thành
phố Hồ Chí Minh v.v.
Bên cạnh đó là những di sản vật chất
và tinh thần từ lâu đã là một phần thân
thuộc của Sài Gòn. Đó là những yếu tố
thuộc loại xưa nhất Sài Gòn, chẳng hạn, có
di sản về công trình giao thông, trên cạn có
xe lửa Sài Gòn- Mĩ Tho, tuyến đường sắt
đầu tiên của Nam Kì hay hơn chục con
đường nối dài từ quá khứ đến hiện tại, chạy
qua kí ức của bao thế hệ người dân như
đường Boulevard Norodom nay là đường
Lê Duẩn, đường Bonard nay là đường Lê
Lợi và nhiều đường phố Chợ Lớn khác
dưới nước có kinh Tàu Hủ, một trong
những thành tố đặc biệt để Sài Gòn có
được danh xưng “Hòn ngọc Viễn Đông”.
Rồi có di sản là những công trình giáo dục
như ngôi trường trung học thuộc loại lâu
đời nhất và duy nhất không đổi tên từ bấy
đến gờ là Lycée Marie Curie nay là
Trường THPT Bán công Marie Curie, hay
ngôi trường cổ nhất Sài Gòn là Trường
Collége Chesseloup Laubat nay là trường
Lê Quý Đôn. Có di sản là công trình chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe như bệnh viện
đầu tiên ở Nam Kỳ là bệnh viện Grall nay
là bệnh viện Nhi Đồng 2. Có di sản là các
công trình đô thị như Vườn Bách Thảo nay
là Thảo Cầm Viên, đứng hàng thứ 8 thế
giới về tuổi thọ. Có di sản là công trình
phục vụ sinh hoạt như Khách sạn Majestic-
khách sạn sang trọng nhất Đông Nam Á
những năm đầu thế kỉ XX, Khách sạn
Continential mà người chủ của nó là Công
tước De Montpensier, người xây Lầu Ông
Hoàng ở Phan Thiết nổi tiếng. Có di sản là
công trình phục vụ đời sống tín ngưỡng
tâm linh như chùa Ấn Độ, mang đậm yếu
tố tiếp xúc và giao thoa văn hóa, dấu gạch
nối giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Ấn
Độ. Cũng có di sản là những giá trị tinh
thần như Đờn ca tài tử Nam Bộ mang đặc
trưng và cốt cách của người dân vùng đất
sông nước miệt vườn hay Hát bội mang âm
hưởng của những lưu dân thời khẩn đất.
Lại có di sản rất dân dã, gần gũi và hết sức
quen thuộc như Phương tiện giao thông
hay Đời sống thị thành hay Hàng rong ở
Sài Gòn...
Và ấn tượng đẹp cuối cùng, đó là ấn
tượng đến từ hơn 300 bức ảnh đen trắng
được những người làm sách dày công
48
nghiên cứu kĩ lưỡng, nỗ lực tìm kiếm từ
nhiều nguồn nhằm chọn lựa những bức ảnh
thể hiện tốt nhất, đúng nhất và thực nhất về
hơn 100 di sản. Các bức ảnh được in trên
chất liệu giấy đẹp, trình bày trang trọng
tương xứng với giá trị di sản, cùng những
dòng thuyết minh vừa bằng tiếng Việt vừa
bằng tiếng Anh ngắn gọn nhưng đầy đủ,
chân xác, cuốn sách là một sự tái hiện lại
văn hóa Sài Gòn từ nhiếu phương diện,
nhiều góc độ, để người đọc hiểu biết và
cảm nhận, để cùng được sống với kí ức của
một thành phố, một vùng đất có tầm ảnh
hưởng đến cả một khu vực rộng lớn và
thực sự nó đã trở thành một trung tâm kinh
tế-văn hóa-chính trị, nơi hội tụ các tinh
hoa, năng động và sôi nổi vào loại bậc nhất
cả nước. Bởi vậy, cuốn sách còn mang
dáng dấp của một bách khoa thư hay một
dư địa chí về văn hóa Sài Gòn.
Từ những ấn tượng về những giá trị
của những di sản Sài Gòn trong công trình
nêu trên, trong chiến lược giáo dục di sản,
thiết nghĩ, các nhà quản lí giáo dục trong
các trường đại học cần giới thiệu, tuyên
truyền các di sản một cách có bài bản, hệ
thống. Từng bước cho giảng viên, công
nhân viên, sinh viên tiếp cận với các di sản
để có cách nhìn và ứng xử đúng đắn với di
sản, biết khai thác sử dụng những giá trị di
sản thích ứng với cuộc sống hiện tại, phát
huy tối đa các giá trị di sản trong hiện tại
và trong tương lai. Tăng cường sự hỗ trợ
về chuyên môn từ các cơ quan quản lí di
sản, nâng cao sự hiểu biết di sản của cộng
đồng, của các đối tượng khác nhau thuộc
nhiều ngành nghề, khuyến khích và tạo
điều kiện giao lưu, học hỏi giữa các cá
nhân, nhóm hay các đoàn thể, hội, câu lạc
bộ. Tùy theo mục tiêu của các ngành học
và của nhà trường, tổ chức khảo sát, đánh
giá, những dự án, những mô hình và
phương pháp tiếp cận mới trong giáo dục
di sản ở nhà trường tại Việt Nam. Tạo sự
đa dạng, phong phú trong việc đưa hệ
thống di sản Sài Gòn vào nhà trường về di
sản văn hóa vật thể, (như di tích, bảo tàng,
nhà của, công trình kiến trúc, bảo vật, v.v),
về di sản văn hóa phi vật thể (như kiến
thức bản địa, nghề thủ công, nghệ thuật
trình diễn, âm nhạc, kĩ thuật canh tác, trò
chơi dân gian, lễ hội, thơ văn v.v). Thiết kế
các nội dung “Đến với di sản Sài Gòn” hay
“Kết nối di sản Sài Gòn” trong những
chương trình City Tour hay Hotel Tour cho
các ngành xã hội và nhân văn...nhằm mục
tiêu giúp học sinh, sinh viên hiểu được giá
trị và trải nghiệm về các di sản văn hóa
trong và ngoài lớp học. Từ đó, mở rộng
không gian giáo dục văn hóa của nhà
trường, bồi dưỡng cho họ lòng yêu mến di
sản, có nhận thức và hành động đúng đối
với sự bảo tồn động các di sản, coi đó là
một trong những nội dung và nhiệm vụ cụ
thể trong chủ trương giữ gìn bản sắc văn
hóa của Đảng và nhà nước và điều có ý
nghĩa hơn hết, đó là sự đối thoại văn hóa,
sự đối thoại di sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Di sản văn hóa (2012), Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, tập 6.
2. Nguyễn Quốc Hùng (2013), Truyền thống Việt Nam qua di sản văn hóa-nhận thức,
khám phá và bảo tồn, Nxb Cục Di sản văn hóa.
49
3. Nguyễn Viết Ngoạn (chủ biên) (2014), Di sản Sài Gòn, Trường Đại học Sài Gòn -
Tạp chí Xưa & Nay.
4. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Di sản văn hóa,
số 28/2001/QH10.
5. Trần Văn Bính (2014), “Văn hóa với vai trò là nguồn lực nội sinh của sự phát triển
(Nhân bàn về vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô)”,
Tạp chí Di sản văn hóa, số 2.
* Ngày nhận bài: 14/10/2014. Biên tập xong: 05/11/2014. Duyệt đăng: 07/11/2014