Giá trị khoa học bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giảng dạy lý luận chính trị hiện nay

Tóm tắt Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận khoa học, cách mạng, tiến bộ, nhân văn, là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và của toàn bộ hệ thống chính trị nước ta hiện nay. Các thế lực thù địch đang xuyên tạc, chống phá quyết liệt hệ tư tưởng này. Để bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giảng dạy lý luận chính trị cần có đội ngũ giảng viên có chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, được kinh qua thực tiễn hoạt động chính trị. Đồng thời, cần có cơ chế tuyển chọn, sàng lọc và đãi ngộ thích đáng đối với đội ngũ này để nâng cao hơn nữa hiệu quả công cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị - tư tưởng hết sức cam go, quyết liệt.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị khoa học bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giảng dạy lý luận chính trị hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin |462 GIÁ TRỊ KHOA HỌC BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn* Trường Đại học Vinh TS. Phạm Thành Trung** Trường Đại học Hoa Lư Tóm tắt Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận khoa học, cách mạng, tiến bộ, nhân văn, là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và của toàn bộ hệ thống chính trị nước ta hiện nay. Các thế lực thù địch đang xuyên tạc, chống phá quyết liệt hệ tư tưởng này. Để bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giảng dạy lý luận chính trị cần có đội ngũ giảng viên có chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, được kinh qua thực tiễn hoạt động chính trị. Đồng thời, cần có cơ chế tuyển chọn, sàng lọc và đãi ngộ thích đáng đối với đội ngũ này để nâng cao hơn nữa hiệu quả công cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị - tư tưởng hết sức cam go, quyết liệt. Từ khóa: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận chính trị, giảng dạy. 1. Giá trị tinh hoa của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch Ngay từ khi mới ra đời, chủ nghĩa Mác - Lênin đã thể hiện rõ tính khoa học, là hệ tƣ tƣởng cách mạng, tiến bộ, chứa đựng những chân lý có giá trị vƣợt thời đại, có sức sống mãnh liệt. Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là ý thức hệ, là vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp vô sản mà điều quan trọng hơn, đó là hệ tƣ tƣởng này đã vạch ra con đƣờng hiện thực để cải tạo thế giới, giải phóng giai cấp, dân tộc và nhân loại thoát khỏi những gông xiềng áp bức của chủ nghĩa đế quốc, của chế độ thực dân phong kiến. Trên con đƣờng bôn ba cứu nƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấu bản chất cách mạng, * Phó Viện trƣởng Viện Khoa học xã hội và Nhân văn ** Phó Bộ môn Lý luận chính trị “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 463| tiến bộ của hệ tƣ tƣởng này, từ đó vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Có thể nói, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ, là kim chỉ nam dẫn dắt sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam nhất quán chủ trƣơng kiên định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng, kiên quyết vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa cộng sản, xây dựng một chế độ xã hội mới phát triển về chất trên cơ sở dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập để thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một yêu cầu tất yếu, khách quan đối với mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nói chung, trong đó đặc biệt quan trọng là tầng lớp sinh viên và đội ngũ trí thức. Tuy nhiên, thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy và học tập lý luận chính trị hiện nay đang đặt ra một yêu cầu hết sức cấp thiết, đó là phải đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trƣớc các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật, đổi trắng thay đen của các thế lực thù địch. Hiện nay, bối cảnh khu vực và quốc tế cũng nhƣ thực tiễn xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nƣớc đã có nhiều thay đổi. Nhiều thế lực thù địch nổi lên, quyết tâm chống phá quyết liệt sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Chúng ra sức xuyên tạc, bóp méo, vu khống một cách có hệ thống đƣờng lối, chính sách của Đảng và nhà nƣớc. Đồng thời, chúng tìm mọi cách hô hào, kích động, lôi kéo ngƣời dân tham gia các hoạt động phi pháp nhƣ khiếu kiện kéo dài có tổ chức, biểu tình, bạo loạn, chống đối, tiến tới lật đổ hệ thống chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gây rối loạn xã hội, làm mất an ninh trật tự, gây xói mòn niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của đảng. Không chỉ chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta bằng các hoạt động thực tiễn, các thế lực thù địch còn tập trung chống phá cả trên phƣơng diện lý luận. Chúng thƣờng xuyên sử dụng mạng xã hội, các phƣơng tiện truyền thông để xuyên tạc, bóp méo bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Chúng thƣờng xuyên tung ra các bài viết với thái độ hằn học, với các lập luận ngụy biện nhằm đổi trắng thay đen, nhằm hạ thấp vai trò, tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đối với công cuộc đấu tranh xây dựng, bảo vệ tổ quốc và sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nƣớc ta. Không thể phủ nhận rằng những bài viết này đã có những tác động không nhỏ tới đời sống tinh thần của toàn xã hội nói chung và của một bộ phận cán bộ, đảng viên nói riêng. Không chỉ gây mất niềm tin, Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin |464 chúng còn dẫn tới những lệch lạc nhất định về nhận thức và hành động, góp phần đẩy nhanh tốc độ tự chuyển hóa, tự diễn biến của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã và đang trên đà thoái hóa, biến chất. Tình hình này đòi hỏi chúng ta phải kiên quyết, tăng cƣờng hơn nữa công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trên tất cả các phƣơng diện, trong đó đặc biệt quan trọng là trong lĩnh vực giảng dạy lý luận chính trị. Những lập luận ngụy biện của các thế lực thù địch thƣờng tập trung vào các vấn đề nhƣ cố tình xuyên tạc, hạ thấp vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chúng tuyên truyền rằng tƣ tƣởng của C. Mác, Ph. Ăngghen ra đời cách ngày nay hơn 150 năm, của V.I. Lênin ra đời cách ngày nay hơn 100 năm. Với khoảng thời gian đã quá xa nhƣ vậy, những tƣ tƣởng này không còn phù hợp để lý giải một xã hội phát triển nhƣ xã hội Việt Nam và bối cảnh quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, chúng còn cho rằng cả C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin đều xuất phát từ bối cảnh lịch sử của phƣơng Tây, vì vậy, không thể vận dụng học thuyết này để giải quyết các vấn đề của xã hội phƣơng Đông, đặc biệt là của Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, không phải cứ thời gian càng trôi xa thì học thuyết, tƣ tƣởng càng mất đi giá trị. Có những học thuyết, tƣ tƣởng càng qua thời gian lâu dài càng khẳng định giá trị của mình. Tri thức khoa học xã hội, khoa học nhân văn mang đặc trƣng tích lũy chứ không mang đặc trƣng thay thế nhƣ kỹ thuật, công nghệ, vì thế mà có những học thuyết tồn tại hàng nghìn năm qua vẫn còn giá trị. Bối cảnh lịch sử, xã hội phƣơng Đông và phƣơng Tây mặc dù khác biệt song không phải là không có những điểm chung. Lịch sử nhân loại không phải là những mảng lục địa tách rời, biệt lập, bất biến. Trong tính tổng thể, nhân loại và biện chứng, văn minh phƣơng Đông và phƣơng Tây là không thể tách rời. Do đó, không thể nói rằng một học thuyết ra đời ở nền văn minh này là không thể áp dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra ở nền văn minh kia và ngƣợc lại. Không chỉ bóp méo bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin, các thế lực thù địch còn tập trung tấn công tƣ tƣởng Hồ Chí Minh với nhiều luận điệu khác nhau. Chúng tìm mọi cách hạ thấp tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cho rằng Hồ Chí Minh chỉ nhắc lại tƣ tƣởng của C. Mác, Ph. Ănghen, V.I. Lênin và các nhà tƣ tƣởng khác chứ không có tƣ tƣởng của riêng mình hoặc tƣ tƣởng Hồ Chí Minh không có tính hệ thống, không có lô gic nội tại. Không những thế, chúng còn tìm mọi cách xuyên tạc, vu khống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đối lập tƣ tƣởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng Hồ Chí Minh là ngƣời theo chủ nghĩa dân tộc hoặc chỉ là ngƣời canh tân Nho giáo chứ không theo chủ nghĩa cộng sản. Tất cả các luận điệu này dù ẩn giấu dƣới bất kỳ vỏ bọc tinh vi nào cũng lộ rõ tính ngụy biện, vu khống, bởi vì tƣ tƣởng Hồ Chí Minh một hệ thống có “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 465| tính chỉnh thể, khoa học, là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện lịch sử Việt Nam. Hồ Chí Minh đã kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác - Lênin với tƣ tƣởng truyền thống Việt Nam và các giá trị tinh hoa của nhân loại, đặc biệt là tinh hoa tƣ tƣởng phƣơng Đông. Chủ nghĩa Mác - Lênin ở Hồ Chí Minh không phải là những luận điểm sáo rỗng, giáo điều mà đã đƣợc chuyển hóa thành hệ thống thế giới quan, phƣơng pháp luận, nhân sinh quan khoa học, thực tiễn, trực tiếp chỉ đạo thành công của cách mạng Việt Nam. Bên cạnh sự chống phá quyết liệt về mặt lý luận của các thế lực thù địch, sự cần thiết phải bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy lý luận chính trị hiện nay còn bắt nguồn từ chính các vấn đề thực tiễn của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc ta hiện nay. Trƣớc hết, đó chính là các tệ nạn xã hội có nguy cơ bùng phát từ những ảnh hƣởng tiêu cực của kinh tế thị trƣờng. Những vấn đề cấp bách mà chúng ta đang phải đối mặt hiện nay nhƣ tệ nạn tham những, sự phân hóa giàu nghèo, sự suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến niềm tin, đến quan điểm chính trị, đến lập trƣờng tƣ tƣởng của nhiều cán bộ và quần chúng nhân dân. Thực tiễn cho thấy kinh tế phát triển, đời sống xã hội đƣợc cải thiện, nâng cao thì nhiều vấn đề xã hội phức tạp cũng dần dần nảy sinh đòi hỏi phải có những chính sách giải quyết một cách cụ thể, khoa học. Tuy nhiên, hiện nay ở nƣớc ta nhiều vấn đề lý luận chƣa theo kịp với thực tiễn. Môi trƣờng xã hội, các quan hệ kinh tế thay đổi một cách nhanh chóng nhƣng hệ thống hành chính, luật pháp, giáo dục vẫn còn khá trì trệ, nặng nề, không thể giải quyết và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, đòi hỏi phát sinh từ thực tiễn. Từ đó, tạo ra rất nhiều kẽ hở dẫn đến các tệ nạn nhƣ tham nhũng, bất công, bất bình đẳng, lợi ích nhóm Tất cả những vấn đề này đã ảnh hƣởng, tác động một cách tiêu cực vào chất lƣợng giảng dạy, học tập lý luận chính trị nói chung và chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói riêng. Vì thế, đặt ra yêu cầu cấp bách phải đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Một số vấn đề đặt ra trong đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giảng dạy lý luận chính trị hiện nay Để bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và nền tảng tƣ tƣởng của Đảng ta một cách có hiệu quả trong giảng dạy lý luận chính trị hiện nay, theo chúng tôi cần phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ, thiết thực, có tính khả thi cao. Những giải pháp này đòi hỏi sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự nghiên cứu công phu, kỹ lƣỡng của các nhà khoa học nói chung và của đội ngũ những ngƣời làm Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin |466 công tác nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị nói riêng. Trong phạm vi một bài tham luận trình bày tại hội thảo, chúng tôi bƣớc đầu đề xuất một số các giải pháp cơ bản nhƣ sau: Thứ nhất, cần đào tạo, xây dựng được một đội ngũ cán bộ giảng dạy lý luận chính trị có tâm huyết, có chất lượng và bản lĩnh chính trị cao, sẵn sàng tham gia đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực. Vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh một cách có hiệu quả trong giảng dạy lý luận chính trị hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, yếu tố hàng đầu, quan trọng nhất, theo chúng tôi đó chính là chất lƣợng và bản lĩnh của đội ngũ giáo viên giảng dạy lý luận chính trị. Đào tạo, xây dựng đƣợc đội ngũ giảng viên có trình độ, có chất lƣợng, có nhận thức sâu sắc, đầy đủ, rõ ràng về vai trò, tầm quan trọng, về bản chất cách mạng, tiến bộ, khoa học, đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, có bản lĩnh chính trị vững vàng thì rõ ràng chúng ta không những sẽ nâng cao chất lƣợng giảng dạy lý luận chính trị nói chung mà còn đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh một cách có hiệu quả. Hơn ai hết, những ngƣời làm công tác giảng dạy lý luận chính trị phải là những ngƣời am hiểu một cách sâu sắc bản chất khoa học, cách mạng, tiến bộ, nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Không những thế, đội ngũ này phải có niềm tin vững chắc, sâu sắc vào hệ tƣ tƣởng này. Có tri thức khoa học vững vàng, có niềm tin vững chắc, có bản lĩnh chính trị cao, đội ngũ cán bộ giảng dạy lý luận chính trị sẽ là lực lƣợng nòng cốt, tiên phong trên mặt trận đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trên mọi góc độ, trên mọi khía cạnh, trên mọi lĩnh vực. Thứ hai, để bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách có hiệu quả, đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị phải có kinh nghiệm và thực tiễn hoạt động chính trị. Thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ, giáo viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay đông đảo về số lƣợng, trẻ về tuổi nghề, tuổi đời, tuy nhiên chất lƣợng không đồng đều. Đặc biệt, trong đội ngũ giảng dạy lý luận chính trị có một bộ phận bản lĩnh chính trị chƣa cao, chƣa có kinh nghiệm hoạt động chính trị, chƣa kinh qua thực tiễn lãnh đạo và quản lý nên rất dễ bị tác động bởi các luận điệu tuyên truyền, vu khống của các thế lực thù địch. Từ đó, dẫn đến việc dao động về lập trƣờng, không vững vàng về tƣ tƣởng, không kiên định niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cũng nhƣ con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 467| Thực tiễn cũng chứng minh rằng một giảng viên giảng dạy lý luận chính trị non nớt về trình độ, yếu kém về lý luận, nghèo nàn về kinh nghiệm thực tiễn thì không thể giảng dạy lý luận chính trị với chất lƣợng cao chứ chƣa nói đến việc bảo về chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đấu tranh với các luận điệu vu khống, xuyên tạc một cách có hiệu quả. Một cán bộ giảng dạy lý luận chính trị chỉ có lý thuyết mà không có thực tiễn, thuộc lòng giáo án, bài giảng mà không có niềm tin vào hệ thống tƣ tƣởng, lý luận mà mình đang rao giảng thì tác hại nhiều hơn là có lợi. Xuất phát từ những phân tích trên đây, chúng tôi cho rằng để xây dựng đƣợc một đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận có chất lƣợng tốt chúng ta cần quan tâm đầu tƣ nhiều hơn vào công tác đào tạo. Bên cạnh đó, cần chú ý nhiều hơn vào khâu bố trí, sử dụng. Những ngƣời làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nhất thiết phải có một tuổi đời, tuổi nghề nhất định nào đó, có thể là từ 30 tuổi trở lên mới bắt đầu có thể giảng dạy. Cán bộ, giảng viên giảng dạy lý luận chính trị cũng nhất thiết phải kinh qua thực tiễn quản lý, lãnh đạo ở một số lĩnh vực từ cấp cơ sở. Bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là thực tiễn. C. Mác đã từng nói “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”. Lý luận đƣợc hình thành từ thực tiễn, lý luận phải thống nhất với thực tiễn, không thể tách rời thực tiễn. Do đó, để giảng dạy và bảo vệ có hiệu quả chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, những cán bộ giảng dạy lý luận chính trị nhất thiết phải có thực tiễn hoạt động chính trị. Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tƣơi. Đây là điều mà trong thời gian tới, các cấp lãnh đạo cần quan tâm cân nhắc. Thứ ba, cần có cơ chế tuyển chọn, sàng lọc, đào thải những cán bộ giảng dạy lý luận chính trị thoái hóa, biến chất, không đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của hệ thống chính trị nƣớc ta hiện nay đã đƣợc Đảng chỉ rõ đó chính là sự suy thoái, biến chất cả về đạo đức lối sống cũng nhƣ lập trƣờng, quan điểm chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Hiện tƣợng tự chuyển hóa, tự suy thoái đã đƣợc Tổng Bí thƣ - Chủ tịch nƣớc Nguyễn Phú Trọng đề cập, phân tích sâu sắc. Nhiều Nghị quyết của Đảng cũng chỉ rõ nguy cơ này. Phải thừa nhận rằng trong số cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất có một bộ phận là những ngƣời đang làm công tác quản lý, lãnh đạo công tác giảng dạy lý luận chính trị và trực tiếp giảng dạy lý luận chính trị. Có thể nói, một cán bộ đảng viên thông thƣờng thoái hóa biến chất đã gây ra tác hại rất lớn, nhƣng nếu cán bộ giảng dạy lý luận chính Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin |468 trị thoái hóa biến chất chắc chắn tác hại lại càng lớn hơn, nghiêm trọng hơn. Do đó thực tiễn hiện nay cần có cơ chế để nghiêm khắc tuyển chọn, sàng lọc và thậm chí đào thải những “con sâu làm rầu nồi canh” này. Thực tiễn cho thấy có những giảng viên khi lên lớp thì nói rất hay nhƣng ngoài đời lại dao động, mất niềm tin, thậm chí vào hùa với các luận điệu vu khống của các thế lực thù địch. Có những giảng viên do non nớt về tuổi đời, tuổi nghề, bài giảng không có chất lƣợng, nhƣng cũng có những giảng viên trình độ, kiến thức già dặn, có kinh nghiệm nhƣng do mất niềm tin, thoái hóa, biến chất, bất mãn nên có những luận điệu khích bác chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh một cách ngấm ngầm. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải có cơ chế tuyển chọn, sàng lọc một cách kỹ càng hơn, (thậm chí đào thải nếu cần thiết) đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy lý luận chính trị. Có làm tốt công tác này chúng ta mới có thể bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy lý luận chính trị một cách có hiệu quả. Thứ tư, cần có cơ chế thu hút được những người giỏi, những người có năng lực thực sự tham gia giảng dạy lý luận chính trị và bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong nhiều năm qua, do khó khăn về cơ chế, chính sách đãi ngộ, do khó bố trí công ăn việc làm, do tiền lƣơng, thu nhập thấp và do rất nhiều những nguyên nhân khác, chúng ta dễ thấy một thực trạng chung đó là ngành sƣ phạm rất khó tuyển đƣợc nhân tài. Những học sinh có thành tích, kết quả học tập tốt, đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế rất ít khi lựa chọn vào ngành sƣ phạm. Bức tranh chung của ngành sƣ phạm đã ảm đạm, ngành sƣ phạm chính trị lại càng ảm đạm hơn. Nhiều khoa lý luận chính trị ở các trƣờng đại học không tuyển đủ chỉ tiêu, thậm chí không tuyển đƣợc sinh viên. Nếu có tuyển thì đầu vào cũng rất thấp, đa số chỉ ngang điểm sàn. Với chất lƣợng đầu vào thấp nhƣ thế thì đầu ra không thể cao. Bất kỳ ngành nào, lĩnh vực nào cũng vậy, không có nguồn nhân lực có chất lƣợng cao thì không thể đảm bảo sự vận hành trơn tru với năng suất, hiệu quả cao. Giảng dạy lý luận chính trị là một lĩnh vực vừa đòi hỏi tính khoa học, hàm lƣợng tri thức, trí tuệ kết hợp với bản lĩnh chính trị cao vừa có tính chất đặc thù bởi đây là một mặt trận hết sức quyết liệt, mặt trận đấu tranh trên lĩnh vực chính trị, tƣ tƣởng. Do đó, những ngƣời làm công tác giảng dạy lý luận chính trị phải là những ngƣời giỏi, những ngƣời thực sự có tài năng và đạo đức, tƣ cách trong sáng, nổi bật. Để thu hút đƣợc những con ngƣời nhƣ vậy tham gia vào công tác giảng dạy lý luận chính trị, tích “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 469| cực bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần có những cơ chế thu hút đặc biệt. Cần có những ƣu tiên, ƣu ái về chế độ, chính sách, cần có những đãi ngộ tƣơng xứng về thu nhập, về cơ sở vật chất, về điều kiện, môi trƣờng làm việc. Con ngƣời luôn luôn là nhân tố đóng vai trò quyết định trên mọi lĩnh vực. Không có những con ngƣời tài năng, tâm huyết, ra sức cống hiến, mọi lý thuyết chỉ là hƣ ảo. 3. Kết luận Đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và nền tảng tƣ tƣởng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy lý luận chính trị trong bối cảnh hiện nay nói riêng là một yêu cầu, n