Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ quản lý giáo dục ở trường Đại học thủ đô Hà Nội

Tóm tắt: Đổi mới căn bản, toàn điện giáo dục và đào tạo đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo đối với tất cả các trình độ đào tạo. Quản lý nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo trình độ sau đại học là tất yếu khách quan của các cơ sở giáo dục. Trong bối cảnh tiến bộ khoa học diễn ra nhanh chóng và cách mạng công nghiệp 4.0 tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội thì đào tạo nguồn nhân lực cần phải đổi mới cả mô hình và cơ cấu, từ trạng thái tư duy chỉ cần học một lần để làm việc suốt đời sang trạng thái phải học suốt đời mới đủ khả năng làm việc suốt đời. Để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo sau đại học nói riêng phải có những giải pháp mang tính đột phá, đồng bộ từ đổi mới công tác tuyển sinh, tổ chức hoạt động đào tạo đến đánh giá kết quả đào tạo.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ quản lý giáo dục ở trường Đại học thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020 113 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Nguyễn Đăng Trung, Bùi Đức Nhân, Đỗ Hoàng Dương Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội Tóm tắt: Đổi mới căn bản, toàn điện giáo dục và đào tạo đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo đối với tất cả các trình độ đào tạo. Quản lý nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo trình độ sau đại học là tất yếu khách quan của các cơ sở giáo dục. Trong bối cảnh tiến bộ khoa học diễn ra nhanh chóng và cách mạng công nghiệp 4.0 tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội thì đào tạo nguồn nhân lực cần phải đổi mới cả mô hình và cơ cấu, từ trạng thái tư duy chỉ cần học một lần để làm việc suốt đời sang trạng thái phải học suốt đời mới đủ khả năng làm việc suốt đời. Để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo sau đại học nói riêng phải có những giải pháp mang tính đột phá, đồng bộ từ đổi mới công tác tuyển sinh, tổ chức hoạt động đào tạo đến đánh giá kết quả đào tạo. Từ khóa: Đào tạo, Quản lý đào tạo, Sau đại học, Đổi mới giáo dục. Nhận bài ngày 10.3.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.3.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Đăng Trung; Email: ndtrung@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ 9 nhóm giải pháp, trong đó có giải pháp đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục & đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về chương trình, nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam. Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học công nghệ trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo, chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý quá trình đào tạo; chú trọng quản lý chất lượng đầu ra. Xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, đào tạo. 114 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn khách quan của sự nghiệp giáo dục và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, đòi hỏi công tác giáo dục và đào tạo cần lắm sự chuyển biến mạnh mẽ về chất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đặc biệt nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo có trình độ sau đại học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống của từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ quản lý giáo dục ở Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 2. NỘI DUNG 2.1. Mục tiêu đào tạo sau đại học trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và hội nhập quốc tế Điều 2 Thông tư số: 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: Đào tạo trình độ thạc sĩ nhằm giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học chuyên ngành hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo. Đối với mục tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ quản lý giáo dục là đào tạo những người có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý trong quản trị nhà trường và các cơ sở giáo dục. Cụ thể: - Vận dụng kiến thức giáo dục và quản lý giáo dục (bao gồm một số kiến thức từ các học phần cơ bản, khoa học liên môn, bổ trợ, nền tảng) trong quá trình hành nghề; - Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới trong lĩnh vực được đào tạo. - Có khả năng sử dụng thành thạo các phương pháp phân tích chính sách, công cụ quản lý công, trong việc tìm kiếm, khai thác, phân tích, thống kê v.v các dữ liệu liên quan đến quản lý công làm cơ sở cho việc ra quyết định quản lý. - Kỹ năng cá nhân: Có kỹ năng tự nghiên cứu, tư vấn lãnh đạo, ứng phó với sự thay đổi, xử lý tình huống. - Kỹ năng nghiên cứu bối cảnh xã hội, bối cảnh địa phương để giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề trong công tác quản lý. - Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Xử lý các mối quan hệ với các chủ thể trong và ngoài đơn vị, khả năng điều hành, lãnh đạo tổ chức. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020 115 - Thành thạo các kĩ năng về nghiệp vụ sư phạm, quản lý hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường. - Kĩ năng xử lý, giải quyết các vấn đề quản lý giáo dục theo các văn bản pháp quy và quy luật khách quan. - Kỹ năng lập kế hoạch. - Kỹ năng tổ chức; Kỹ năng chỉ đạo thực hiện; kỹ năng kiểm tra, đánh giá; kỹ năng dự báo chiến lược; kỹ năng quản lý tài chính; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng giao tiếp... - Năng lực xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo, chương trình giảng dạy ở trường cao đẳng, đại học và các trường phổ thông. - Kỹ năng ứng dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong quản lý cơ sở giáo dục, nhà trường. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thực tiễn đó đặt ra nhu cầu học tập ngày càng tăng, đây cũng là cơ hội, thách thức đối với các cơ sở đào tạo sau đại học nói chung và đào tạo trình độ thạc sĩ quản lý giáo dục nói riêng, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa mở rộng được quy mô đào tạo với nâng cao được chất lượng đào tạo. 2.2. Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ quản lý giáo dục ở Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay luôn là điều kiện sống còn của các cơ sở giáo dục. Mặt khác, việc xác định tinh hoa của một cơ sở đào tạo chính là thể hiện qua chất lượng đào tạo sau đại học của cơ sở đó. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sỹ quản lý giáo dục chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp quản lý như sau: 2.2.1. Quản lý đổi mới công tác tuyển sinh Nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm không chỉ của các cơ sở đào tạo, học viên mà còn là mối quan tâm đặc biệt của các cơ quan quản lý giáo dục. Công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo từ trước đến nay luôn được đánh giá là nghiêm túc và khách quan tạo được lòng tin trong tất cả các kỳ thi tuyển sinh. Đối với hoạt động đào tạo sau đại học, công tác tuyển sinh đầu vào có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo của bất kỳ một cơ sở giáo dục nào. Do đó, làm tốt công tác quản lý tuyển sinh trong đào tạo ở trình độ này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Quản lý công tác tuyển sinh là việc xây dựng và thực hiện mục tiêu của hệ thống, của cơ sở đào tạo trong quá trình đào tạo đó chính là quá trình tuyển chọn được những học viên có trình độ, có năng lực đáp ứng yêu cầu của chuyên ngành đào tạo. Mặt khác, nó thể hiện ở năng lực và phẩm chất của học viên sau khi được đào tạo đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài trong công tác quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục. 116 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác tuyển sinh tại các cơ sở giáo dục, nhất là công tác tuyển sinh đối với các trường Đại học sẽ giúp cho việc thực hiện quy trình tuyển chọn được đảm bảo tính khách quan, chính xác, minh bạch và công bằng. Bên cạnh đó nhà trường cần tiếp tục làm tốt công tác truyền thông để mở rộng đối tượng tuyển sinh, địa bàn tuyển sinh, trên cơ sở đó mở rộng quy mô đào tạo trong bối cảnh có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các cơ sở đã và đang đào tạo trình độ thạc sĩ quản lý giáo dục hiện nay. 2.2.2. Đổi mới cập nhật nội dung và chương trình đào tạo Nội dung và chương trình đào tạo là xương sống của toàn bộ quá trình đào tạo. Chương trình đào tạo không chỉ thể hiện được năng lực chuyên môn tích luỹ được mà phải đồng thời đảm bảo sáu nhân tố của chất lượng nguồn nhân lực như: Trình độ văn hoá, học vấn; Trí lực; Thể lực; Năng lực chuyên môn, nghề nghiệp; Hiểu biết xã hội, lối sống; Khả năng thích ứng, phát triển. Xây dựng nội dung và chương trình đào tạo một cách hợp lý, vừa đảm bảo chất lượng kiến thức chuyên môn, vừa đảm bảo kỹ năng nghề nghiệp đào tạo cho học viên. Đào tạo trình độ thạc sĩ quản lý giáo dục là nhu cầu tất yếu khách quan cần được quan tâm đặc biệt nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lực lượng cán bộ quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục. Do đó, việc cập nhật nội dung, chương trình đào tạo là một khâu rất quan trọng, đồng thời vừa phải đảm bảo tính thời sự, cập nhật những kiến thức, thông tin mới nhất, vừa phải đảm bảo tính khoa học của thông tin được cập nhật, từ đó tập trung giải quyết các vấn đề đang nổi lên trong công tác quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu này, đòi hỏi quá trình tổ chức hoạt động đào tạo phải phát huy tiềm năng chất xám của đội ngũ giảng viên có trình độ, có kinh nghiệm, có tính chủ động, sáng tạo của học viên, phải hướng tới mục tiêu là gắn kết được hoạt động đào tạo và hoạt động NCKH, hai hoạt động này không tách rời nhau, luôn chạy song song, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động học tập của học viên cao học chính là từng bước nghiên cứu khoa học nhằm thực hiện tốt đề tài tốt nghiệp thạc sĩ. Khi gắn kết hoạt động đào tạo với NCKH sẽ tạo cơ hội để học viên cập nhật những kiến thức mới nhất, hiện đại nhất, phù hợp nhất, tránh một số vấn đề như hoạt động đào tạo không bị lạc hậu so với cơ sở đào tạo trong nội bộ nhà trường và với các đơn vị ngoài trường. Quá trình xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phải chú ý giảm tối đa việc dạy lý thuyết, xác định rõ tỷ trọng giữa lý thuyết với thực hành, thực tập đối với từng chuyên đề môn học; tăng cường thực hành, thực tập, thực tế đối với các môn học thuộc kiến thức chuyên ngành. Việc rà soát, chỉnh lý, cập nhật, bổ sung nội dung, chương trình đào tạo phải được thực hiện thường xuyên, giúp học viên kịp thời giải quyết những vẫn đề mới nảy sinh trong thực tiễn quản lý nhà trường. Mặt khác, cần cắt giảm nội dung trùng lặp, loại bỏ những chương trình, nội dung kiến thức không còn phù hợp với thực tiễn, kịp thời bổ sung những môn học mới, môn học đặc thù phù hợp với thực tiễn có tính đến yếu tố cá nhân người học, cấp quản lý hiện tại và khả năng chuyển đội vị trí công tác. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020 117 2.2.3. Quản lý hiệu quả nguồn tài chính, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo Nguồn tài chính và cơ sở vật chất đóng vai trò vô cùng quan trọng, đôi khi là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo trong nhà trường. Đào tạo trình độ thạc sĩ cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Vì vậy, việc quản lí nguồn tài chính, cơ sở vật chất làm sao cho có hiệu quả là công việc cấp bách cần được các cấp liên quan quan tập chỉ đạo thực hiện. Mục tiêu của biện pháp này là đảm bảo cho các nguồn tài chính được khai thác tối đa, quản lí chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, phù hợp với chế độ, chính sách quy định của Nhà nước góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Trường cần tập trung đầu tư, nhanh chóng xây dựng các phòng học, phòng bảo vệ luận văn đủ tiêu chuẩn (có máy chiếu, điều hòa, bảng thông minh...). Bố trí các giờ học tại các phòng máy của Trường nhằm khai thác tối đa lợi thế của công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm tài liệu học tập, nghiên cứu. Tiến tới xây dựng một khu vực giảng đường riêng dành cho đào tạo sau đại học, và xây dựng phòng thư viện dành riêng phục vụ đào tạo sau đại học nói chung và đào tạo trình độ thạc sĩ nói riêng. Song song với quá trình hình thành thư viện phục vụ công tác đào tạo sau đại học thì hàng quý, hàng kỳ và hàng năm cần bổ xung thêm đầu sách mới, sách tái bản và tạp chí chuyên ngành cho việc học tập và đào tạo của học viên và giảng viên. 2.2.4. Quản lý nâng cao chất lượng luận văn thạc sĩ Chúng ta biết, hiện nay, số tín chỉ đối với luận văn thạc sĩ chiếm gần 20% thời lượng của chương trình đào tạo. Vì vậy, quản lý chất lượng luận văn là một trong nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ. Để nâng cao chất lượng luận văn thạc sĩ Phòng Sau Đại học và Nhà trường cần tăng cường xây dựng hệ thống văn bản quy định cụ thể về công tác tổ chức thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp trên cơ sở quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để thực thực hiện tốt công tác quản lý này, đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ thông tin và từng bước áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại vào đào tạo sau đại học trong đó có khâu đánh giá luận văn. Quy trình mời cán bộ hướng dẫn khoa học cần được thực hiện đúng quy chế, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. Đội ngũ cán bộ hướng dẫn luận văn phải là những chuyên gia có trình độ cao, có kiến thức chuyên môn sâu, có phương pháp giảng dạy phù hợp, có năng lực tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển hệ thống lý luận về quản lý giáo dục và đặc biệt họ là những giảng viên, nhà khoa học đã trải qua thực tiễn quản lý từ cấp bộ môn trở lên. Xây dựng quy trình thực hiện luận văn từ khâu xét duyệt đề tài, thực hiện báo cáo tiến độ, xét duyệt nội dung và hình thức luận văn đến hội đồng đánh giá phải được thực hiện khoa học, chặt chẽ. Thực tiễn cho thấy, nếu mời các nhà khoa học có uy tín tham gia hướng dẫn và đánh giá luận văn thạc sĩ sẽ góp phần nâng cao chất lượng luận văn. 3. KẾT LUẬN Quá trình đào tạo là yếu tố tiên quyết chất lượng đào tạo của bất cứ cơ sở đào tạo. Để 118 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ nói chung và thạc sĩ quản lý giáo dục nói riêng, cần nhận thức đúng đây là quá trình đào tạo những nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý, quản trị các cơ sở giáo dục có trình độ cao về lý luận và năng lực thực tiễn, có khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới đặt ra trong thực tiễn quản lý. Yêu cầu này đòi hỏi trong quá trình đào tạo phải phát huy được tính sáng tạo của học viên, thay đổi nhận thức và quan niệm về quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của học viên. Do đó, cơ sở đào tạo cần phải thường xuyên liên tục cập nhận, đổi mới, bổ sung nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo và quá trình đánh giá để phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Các giải pháp quản lý được đề xuất phải hướng tới mục tiêu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chỉ thị của Ban Bí thu số 40-CT/TW, ngày 15/6/2004. Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.Luật Giáo dục (2005), Nxb. Chính trị Quốc gia. 2. Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010. Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. 3. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 4. Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT, ngày 15 tháng 5 năm 2014. Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ. ENHANCING THE QUALITY OF MASTER OF ART IN EDUCATIONAL MANAGEMENT AT HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY Abstract: The comprehensive innovation in education and training has required a high quality of training process at all levels. It is essential for educational institutions to enhance the quality of managing and training postgraduate learners. Recently, the upsurge in information technology and the Industry 4.0 has influenced greatly on human society and economy. This, therefore, demands an innovation in training process regarding both model and structure. Learners also need to raise their awareness of lifelong learning and working instead of short-term training and adapting certain knowledge. Besides, enhancing the quality of training process in general and postgraduate training process in particular may require a breakthrough in renovating enrollment, organizing training activities, and assessing results. Keywords: Training, Training Management, Postgraduate, Educational innovation.
Tài liệu liên quan