Tóm tắt. Hệ thống các trường sư phạm làm một bộ phận không thể tách rời trong
hệ thống giáo dục quốc dân (theo Luật giáo dục 2005), bởi công tác đào tạo giáo
viên nhằm phục vụ cho giáo dục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất
nước. Trường sư phạm có hai nhiệm vụ chính là đào tạo giáo viên và nghiên cứu
khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học luôn đòi hỏi có sự liên kết giữa các lĩnh
vực khoa học, hoặc liên kết giữa các nhà khoa học để cùng giải quyết những vấn
đề của thực tiễn nảy sinh. Bài báo đưa ra các giải pháp tăng cường liên kết nghiên
cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm bao gồm: Đầu tư cho nghiên cứu
khoa học, trong đó tập trung nghiên cứu khoa học giáo dục ở các trường sư phạm;
Thu hút tối đa các nguồn lực của từng trường vào thực hiện nhiệm vụ chung của
ngành; Quản lí nguồn thông tin dữ liệu chung; Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa
học cho đội ngũ giảng viên của các trường sư phạm và Xây dựng mạng lưới liên
kết giữa các trường sư phạm.
13 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 154-166
This paper is available online at
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM
Hồ Lam Hồng
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Hệ thống các trường sư phạm làm một bộ phận không thể tách rời trong
hệ thống giáo dục quốc dân (theo Luật giáo dục 2005), bởi công tác đào tạo giáo
viên nhằm phục vụ cho giáo dục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất
nước. Trường sư phạm có hai nhiệm vụ chính là đào tạo giáo viên và nghiên cứu
khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học luôn đòi hỏi có sự liên kết giữa các lĩnh
vực khoa học, hoặc liên kết giữa các nhà khoa học để cùng giải quyết những vấn
đề của thực tiễn nảy sinh. Bài báo đưa ra các giải pháp tăng cường liên kết nghiên
cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm bao gồm: Đầu tư cho nghiên cứu
khoa học, trong đó tập trung nghiên cứu khoa học giáo dục ở các trường sư phạm;
Thu hút tối đa các nguồn lực của từng trường vào thực hiện nhiệm vụ chung của
ngành; Quản lí nguồn thông tin dữ liệu chung; Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa
học cho đội ngũ giảng viên của các trường sư phạm và Xây dựng mạng lưới liên
kết giữa các trường sư phạm.
Từ khóa: Liên kết nghiên cứu khoa học, liên kết các trường sư phạm, các trường
sư phạm.
1. Mở đầu
Liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm được hiểu là sự kết
hợp, hợp tác hay sự kết nối giữa các nhà khoa học của các trường sư phạm với nhau cùng
tham gia hoạt động nghiên cứu. Việc liên kết trong nghiên cứu được xuất phát từ sự cần
thiết phải liên kết các lĩnh vực khoa học với nhau để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Sự
khác biệt của liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm là mục đích
nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu của đào tạo giáo viên. Do đó liên kết các lĩnh vực khoa
học với nhau, trong đó có liên kết khoa học cơ bản với khoa học giáo dục nhằm giải quyết
những vấn đề nảy sinh trong đào tạo giáo viên.
Liên kết nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm thúc đẩy quá trình phát triển
của ngành sư phạm nói riêng, khoa học giáo dục nói chung. Tuy nhận thấy sự cần thiết
Tác giả liên lạc: Hồ Lam Hồng, địa chỉ e-mail: holamhong@yahoo.com
154
Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm
phải liên kết nghiên cứu khoa học, song thực tiễn liên kết giữa các trường cũng như cơ chế
liên kết như thế nào để có hiệu quả thì lại chưa được ứng dụng trong thực tiễn.Trên tinh
thần đó tác giả đã nghiên cứu và đưa ra Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa
học trong hệ thống các trường sư phạm.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Hệ thống các trường sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân
Ngành sư phạm được thành lập theo Sắc lệnh số 194 ngày 08/10/1946 của Chủ tịch
Nước. Trong suốt chiều dài lịch sử, ngành sư phạm đã đạt được những thành tích nổi bật
nhất là các trường sư phạm đã đào tạo cho đất nước một đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lí giáo dục đông đảo gồm hơn hai triệu người, trong đó có hơn một triệu người đang làm
việc. Đội ngũ này cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Hiện nay, trong 133 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục
trên cả nước, có 14 trường đại học sư phạm và 39 trường cao đẳng sư phạm. Ở các trường
đại học sư phạm hiện có 4.490 giảng viên; trong đó: 5,2% có chức danh giáo sư, phó giáo
sư; 13,7% có trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và 48,7% có trình độ thạc sĩ. Ở các trường
cao đẳng sư phạm hiện có 3.543 giảng viên; trong đó: 0,07% có chức danh giáo sư, phó
giáo sư; 0,93% có trình độ tiến sĩ và 36,89% có trình độ thạc sĩ.
Song trong thực tế, các trường sư phạm vẫn còn một số bất cập nhất định trong việc
xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển trường, trong xây dựng và phát triển đội ngũ
giảng viên, tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, nghiên
cứu khoa học, hợp tác quốc tế. Đặc biệt, các trường sư phạm còn chưa chú trọng đúng
mức việc rèn luyện lí tưởng, phẩm chất đạo đức của sinh viên và việc đào tạo nghiệp vụ
sư phạm; nội dung đào tạo sư phạm chưa đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông, giáo
dục mầm non; chậm đổi mới phương pháp đào tạo và kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của sinh viên; kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục còn hạn chế.
- Tính sư phạm trong các cơ sở đào tạo giáo viên chưa được thể hiện rõ. Trường sư
phạm là nơi thực hiện mục tiêu kép: đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện việc giáo dục
và đào tạo nguồn nhân lực tiếp theo cho đất nước. Do đó đào tạo cần tính thực hành nghề
cao. Song chương trình đào tạo giáo viên vẫn còn nặng về cung cấp lí thuyết, hàn lâm hơn
là định hướng vào hình thành năng lực nghề nghiệp, kĩ năng thực hành giảng dạy và giáo
dục học sinh.
- Tỉ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, có trình độ tiến sĩ của các
trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm đều thấp hơn tỉ lệ bình quân chung của các
trường đại học, cao đẳng trong toàn hệ thống giáo dục đại học cả nước.
- Đội ngũ giảng viên sư phạm phải dành quá nhiều thời gian cho việc thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy, thời gian dành cho nghiên cứu khoa học cũng như học tập cá nhân
để nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức mới còn hạn chế.
- Về tổng thể, quy hoạch xây dựng mạng lưới các trường sư phạm và phát triển đội
155
Hồ Lam Hồng
ngũ giảng viên chưa thật hợp lí (số lượng, chất lượng và cơ cấu). Có giai đoạn, việc tuyển
chọn biên chế bị chậm, nên hẫng hụt thế hệ là điều tất yếu. Tính chuyên nghiệp trong định
hướng đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên sư phạm chưa rõ.
- Trước đây, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu
nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo. Nay đã có nhiều thay đổi, nhưng đầu tư
chưa thực sự mang tính hiệu quả.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: "Đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,
dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là khâu then chốt". Định hướng đó đã đặt ngành sư
phạm và các trường sư phạm trước những cơ hội và thách thức mới buộc ngành giáo dục
đã phê duyệt “Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011
đến năm 2020” theo quyết định số 6290/QĐ-BGDĐT ngày 13/12/2011 với mục tiêu phát
triển ngành sư phạm Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển
đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục của hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011-2020. Xây dựng
các trường đại học sư phạm trở thành các trung tâm sáng tạo, đổi mới căn bản và toàn diện
của ngành sư phạm cả nước. Tăng cường sự gắn kết giữa hệ thống các trường, khoa sư
phạm với hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và các cấp quản lí giáo dục để
bảo đảm sự đồng bộ trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giáo dục
mầm non mới và chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.
* Xét theo quan điểm hệ thống:
Hình 1. Hệ thống các trường sư phạm trong cả nước
156
Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm
Hệ thống các trường sư phạm được cấu thành bởi tất cả các cơ sở đào tạo giáo viên,
bao gồm: các trường sư phạm, các khoa sư phạm của các trường đa ngành, các trường,
học viện quản lí giáo dục từ trung ương đến các địa phương và được cấu trúc theo tầng
bậc như được mô tả trong Hình 1.
Từ sơ đồ trên Hình1 có thể dễ dàng nhận thấy, hệ thống lớn có mối quan hệ tương
tác với các thành tố của hệ thống theo nguyên tắc thứ - bậc: Hệ lớn, hệ nhỏ hơn theo các
thứ bậc. Trong đó các hệ con vừa là đơn vị cấu trúc của hệ lớn, vừa là hệ lớn của những hệ
con bậc dưới. Dù là cấp độ nào thì mỗi hệ con vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức
năng. Theo nguyên tắc đó, hệ thống sư phạm cũng được thiết kế thành các hệ con theo các
thứ bậc khác nhau. Đó cũng là nguyên tắc xác lập và phân loại các hệ con cấu thành hệ
thống các trường sư phạm.
* Xét theo quan hệ vùng lãnh thổ:
Quan hệ vùng lãnh thổ không chỉ phản ánh quan hệ không gian địa lí, mà còn phản
ánh quan hệ đặc điểm văn hoá, phát triển kinh tế - xã hội. Với các quan hệ này, hệ thống
sư phạm có cấu trúc bao gồm:
- Các trường sư phạm thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ;
- Các trường sư phạm thuộc các tỉnh vùng Tây Bắc;
- Các trường sư phạm thuộc tỉnh vùng núi Việt Bắc - Đông Bắc Bộ;
- Các trường sư phạm thuộc tỉnh Bắc Trung Bộ;
- Các trường sư phạm thuộc tỉnh Trung Trung Bộ;
- Các trường sư phạm thuộc tỉnh Nam Trung Bộ;
- Các trường sư phạm thuộc tỉnh Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh;
- Các trường sư phạm thuộc tỉnh đồng bằng sông Cửu Long;
- Các trường sư phạm thuộc tỉnh Tây Nguyên.
Với đặc điểm vùng lãnh thổ này, cho phép các trường sư phạm thực hiện chức năng
phù hợp với đặc điểm vùng miền, đặc biệt văn hóa địa phương, đóng góp được nhiều kết
quả về nghiên cứu nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo; về biên soạn tài liệu bồi dưỡng; về tổ chức
bồi dưỡng; hỗ trợ nguồn nhân lực; về biên soạn các chuyên đề, môn học tự chọn trong
chương trình giáo dục các cấp học,...
* Xét theo phân cấp đào tạo GV theo các trình độ khác nhau:
Hình 2. Hệ thống các trường sư phạm theo trình độ
Phân cấp trình độ đào tạo này giúp tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo liên
thông trên cơ sở phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng
157
Hồ Lam Hồng
đội ngũ cán bộ giảng dạy, tổ chức nghiên cứu khoa học về những vấn đề liên quan để sự
phát triển trình độ đào tạo, về nghiên cứu ứng dụng những thành tựu về khoa học giáo
dục, tổ chức chia sẻ thông tin khoa học, v.v...
* Xét theo quan hệ các nhóm ngành đào tạo:
Khi thiết lập cấu trúc này sẽ tạo điều kiện cho các hệ con theo nhóm ngành giải
quyết được nhiều vấn đề cho ngành liên quan đến phát triển chương trình đào tạo giáo
viên phù hợp với phát triển chương trình giáo dục các cấp học, liên kết biên soạn giáo
trình, sách giáo khoa chuyên ngành cho các cấp học, chia sẻ các nguồn lực, kinh nghiệm
đào tạo, trao đổi học thuật cho từng lĩnh vực chuyên sâu, tổ chức các nghiên cứu về khoa
học chuyên ngành, khoa học giáo dục đào tạo chuyên ngành, v.v. Cấu trúc hệ thống theo
quan hệ này có thể mô tả như Hình 3.
Hình 3. Hệ thống các trường sư phạm theo nhóm ngành đào tạo
* Xét theo phân cấp quản lí:
Một số trường sư phạm trực thuộc Bộ GD & ĐT, trực thuộc tỉnh, trực thuộc trường
quốc gia, trực thuộc trường vùng. Cơ cấu tổ chức quản lí theo quan hệ này sẽ thuận lợi
trong việc phối hợp nguồn lực đa dạng giữa các trường sư phạm, đặc biệt sự hỗ trợ chia sẻ
nguồn lực giữa các cơ sở lớn do Bộ GD & ĐT quản lí, cho các cơ sở do địa phương quản
lí. Quan hệ này có ưu điểm tạo được sự quan tâm trong quản lí nhà nước và định hướng
trọng điểm rõ ràng, thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa các trường sư phạm với nhà
trường phổ thông, các cấp học, đặc biệt trong các cuộc đổi mới, cải cách giáo dục.
Đặc biệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa 8 đã quyết
nghị xây dựng một số trường ĐHSP trọng điểm với chức năng đầu tàu, hỗ trợ thúc đẩy cả
hệ thống SP nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQLGD các cấp học, ngành
học. Việc tách và xây dựng hai trường ĐHSP trọng điểm quốc gia là kết quả của chủ
trương phát triển hệ thống sư phạm - hệ thống có tổ chức, có chức năng và cơ chế phù hợp
với chiến lược phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ GV của đất nước.
Trong xu thế dân chủ và bình đẳng hiện nay, các trường sư phạm trong cả nước
(cho dù là trường trung ương hay địa phương; trường cao đẳng hay đại học; viện hay học
viện,...) đều có chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Song sự khác biệt về mặt quản
lí hành chính sẽ liên quan đến nguồn kinh phí cho các trường tồn tại và phát triển. Nhưng
mỗi một trường sư phạm có vị thế riêng và có khả năng đáp ứng nhu cầu của vùng miền,
văn hóa địa phương.
158
Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm
2.2. Sự cần thiết phải liên kết nghiên cứu khoa học giữa các trường sư
phạm
* Định hướng phát triển hệ thống giáo dục đại học
Theo quy định của luật Giáo dục đại học, bắt đầu từ năm nay các trường đại học
sẽ được phân thành 3 tầng gồm: đại học nghiên cứu, ứng dụng, thực hành. Tuy nhiên, để
đạt được điều này các trường đại học cần có định hướng rõ ràng về chiến lược phát triển
của trường mình, nhất là các trường đại học có định hướng phát triển thành trường đại học
nghiên cứu. Nhưng điều này không phải trường đại học nào cũng có thể đáp ứng được
ngay.
Theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến năm 2015 hình thành nhóm các
trường đại học định hướng nghiên cứu, đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng, các
trường cao đẳng cộng đồng. Việc phát triển các trường đại học nghiên cứu chính là nhằm
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội và xu hướng
hội nhập quốc tế. Như vậy, việc hình thành quan niệm, cũng như tư duy về nhà trường đại
học theo hướng nghiên cứu, trong đó có hệ thống các trường sư phạm, sẽ xuyên suốt đến
định hướng phát triển nhà trường, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, tuyển sinh, quá trình
đào tạo cho đến kiểm định chất lượng đào tạo.
* Mục tiêu phát triển ngành sư phạm
“Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến
năm 2020 đã xác định rõ: Mục tiêu phát triển ngành sư phạm Việt Nam tiên tiến, hiện
đại, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục
của hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và trung cấp
chuyên nghiệp giai đoạn 2011 - 2020. Xây dựng các trường đại học sư phạm trở thành các
trung tâm sáng tạo, đổi mới căn bản và toàn diện của ngành sư phạm cả nước. Tăng cường
sự gắn kết giữa hệ thống các trường, khoa sư phạm với hệ thống giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông và các cấp quản lí giáo dục để bảo đảm sự đồng bộ trong việc xây dựng
và triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và chương trình giáo dục phổ
thông sau năm 2015”. Như vậy, các trường sư phạm cần đổi mới phương pháp đào tạo
theo hướng hình thành năng lực cho người học (năng lực làm việc độc lập, năng lực tự
học tự nghiên cứu để có thể học tập suốt đời, năng lực thích ứng nhanh với môi trường
thay đổi theo hướng phát triển. . . ) nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông,
tránh việc đào tạo nằm ngoài hay đi sau giáo dục phổ thông như những năm vừa qua. Nếu
đội ngũ giáo viên phổ thông được hình thành năng lực học tập theo hướng nghiên cứu thì
họ có thể dần truyền được phương pháp học theo hướng nghiên cứu cho chính thế hệ mai
sau, các học sinh ở các trường phổ thông.
Mục tiêu này cũng hướng đến việc xây dựng và sự tăng cường liên kết hệ thống các
trường sư phạm gắn với hệ thống các cơ sở giáo dục (giáo dục từ mầm non đến hết trung
học phổ thông) trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học: các trường phổ thông đều
là cơ sở học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm. Mục tiêu này hướng đến
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đối tượng học sinh khi còn ngồi trên ghế
nhà trường phổ thông trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
159
Hồ Lam Hồng
* Nhiệm vụ đối với giảng viên sư phạm gắn việc giảng dạy với nghiên cứu khoa
học
Theo thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ và Bộ GD & ĐT số 06/2011/TTLT-BNV-
BGDĐT ngày 06/06/2011 có quy định điều 5 về nhiệm vụ giảng dạy và điều 6. Nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Như vậy, mỗi cán bộ giảng viên phải thực hiện hai nhiệm vụ với định mức thời gian
làm việc hàng năm theo từng nhiệm vụ, phù hợp với mỗi chức danh (Bảng 1).
Bảng 1. Định mức thời gian làm việc hàng năm của cán bộ giảng viên
Nhiệm vụ/Chức danh Giảngdạy
Nghiên
cứu
Hoạt động chuyên môn
và các nhiệm vụ khác
Tổng số
giờ/năm
Giảng viên 900 400 460 1.760
Giảng viên chính 900 500 360 1.760
Giảng viên cao cấp 900 600 260 1.760
(Đơn vị tính: giờ)
Hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với hoạt động giảng dạy và nhằm phục vụ tốt
cho công tác giảng dạy. Tùy theo mức độ chức danh, tỉ lệ quy định nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học có sự khác biệt. Đối với giảng viên bậc cao thì đòi hỏi nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học phải cao hơn so với công tác giảng dạy: số giờ giảng dạy được quy đổi sang giờ
nghiên cứu khoa học. Mặt khác, các giảng viên bậc cao phải đảm nhận những trọng trách
trong công tác nghiên cứu khoa học (chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước, chủ nhiệm chương
trình, chủ nhiệm đề tài cấp bộ hoặc có trách nhiệm hướng dẫn đội ngũ cán bộ trẻ, hướng
dẫn nghiên cứu sinh làm những đề tài nghiên cứu,. . . ). Những điều này được các cơ sở
giáo dục đại học nói chung, hệ thống các trường sư phạm nói riêng cụ thể hóa trong nhiệm
vụ đối với từng chức danh, đưa vào tiêu chuẩn đánh giá và xếp loại danh hiệu thi đua hàng
năm đối với giảng viên.
* Đổi mới phương pháp dạy học trong hệ thống đào tạo gắn với đổi mới đào tạo
theo tín chỉ
Đổi mới phương pháp dạy học trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đối với các trường
đại học nói chung, các trường sư phạm nói riêng khi thực hiện việc đào tạo theo hệ thống
tín chỉ. Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học là một đòi hỏi của thực
tế khách quan đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế, xã hội và nguồn nhân lực và
không nhằm ngoài mục đích nâng cao chất lượng đào tạo.
Theo xu hướng hiện đại: Kiến thức rất đa dạng và thay đổi nhanh theo thời gian ->
Giảng dạy là khai thác và tận dụng nội lực của sinh viên để họ sẽ tự học suốt đời -> Tăng
cường những môn học rèn luyện tư duy. Như vậy, cần thiết dạy cho sinh viên biết cách
học: học theo hướng tự học, tự nghiên cứu để tự hình thành vốn kiến thức cho cá nhân.
Như vậy với xu hướng mới về phương pháp dạy học theo quan niệm “học sinh là
trung tâm của hệ thống giáo dục” đã làm thay đổi tiêu chí và cách thức giảng dạy của
giảng viên sư phạm và phương pháp học tập của sinh viên, đó là:
160
Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm
- Việc dạy cách học, học cách học để tạo thói quen, niềm say mê và khả năng học
suốt đời là nội dung bao quát của việc dạy và học ở Đại Học.
- Lấy người học làm trung tâm (learner centered) để phát huy tính chủ động của
người học.
- Công nghệ thông tin và các phương tiện giảng dạy hiện đại có thể giúp con người
chọn nhập và xử lí thông tin nhanh chóng để biến thành tri thức của chính mình.
Vậy đổi mới phương pháp dạy học ở đại học theo đào tạo tín chỉ buộc người học
phải chủ động và sáng tạo, tự học tự nghiên cứu trong học tập với quan niệm “học cho
chính mình” và học tập suốt đời.
Do đó ngay trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm, sinh viên được học theo cách
nghiên cứu và tham gia thực hiện các vấn đề nghiên cứu.
Cho đến nay, đổi mới phương pháp dạy học đang được thực hiện nhanh và mạnh
trong hệ thống giáo dục phổ thông với quan điểm hình thành năng lực cho học sinh. Do
đó đổi mới phương pháp dạy học ở các trường sư phạm là điều tất yếu không thể tránh
khỏi.
2.3. Các mô hình liên kết nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm
Liên kết trong nghiên cứu khoa học được hiểu là sự kết hợp, liên thông và hợp tác
của các bên vào thực hiện nhiệm vụ chung của nghiên cứu khoa học, trên cơ sở đảm bảo
trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên. Liên thông, liên kết và hợp tác trong nghiên cứu
khoa học được coi là đặc điểm mấu chốt thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh
tế xã hội. Liên thông, liên kết trong nghiên cứu khoa học không những phát huy được tính
chuyên môn hóa theo thế mạnh độc đáo của từng đơn vị; tạo điều kiện sử dụng hiệu quả
các nguồn lực chung; tích hợp được sự giao thoa trí tuệ giữa liên ngành. Tuy nhiên việc
tuyên truyền phổ biến các thông tin khoa học, kết quả nghiên cứu ít được trao đổi chia sẻ,
chưa có kho dữ liệu để có thể truy cập và tìm hiểu khi cần thiết