“Lệ làng” : là xuất phát đời từ đời sống thực tế của người dân trong làng xã, sinh ra lệ tức có những hương ước giao kết với làng này làng khác, được làm cái này không được làm cái kia.
Làng xã mang tính tự trị: làng nào biết làng đấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và có phần nào biệt lập với triều đình phong kiến. Mỗi làng là một “vương quốc” nhỏ khép kín với luật pháp riêng ( mà các làng gọi là hương ước) và tiểu triều đình riêng (trong đó nội đồng kì mục là cơ quan lập pháp, lí lịch là cơ quan hành pháp, nhiều làng tôn xưng bốn cụ cao tuổi nhất làng là tứ trụ).
Làng xã Việt Nam thời phong kiến mang đặc trưng chủ nghĩa cục bộ địa phương, chính đặc điểm này làm cho sự tiếp nhận các quy định chung của nhà nước trở nên bê trễ, hoặc chỉ mang tính hình thức, hoặc bị áp dụng và giải thích sai lệch về nội dung, tóm lại là bị uốn nắn theo quan điểm địa phương chủ nghĩa: Phép vua thua lệ làng. Trong không gian làng xã, pháp luật bị đẩy xuống hàng thứ yếu, và mọi vấn đề phát triển đều có thể quy về các gọi là “giải quyết nội bộ”.
“Phép vua” : là biểu hiện cho tinh thần pháp luật của quốc gia, được các trạng nguyên - những người có học cao nhất, rồi các quan lại trong triều là những người được tuyển chọn từ các trạng nguyên, cùng vua lập ra. Vua ban phép tắc, ban bố các điều không được phép làm của thứ dân.
7 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4612 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải thích phép vua thua lệ làng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giải thích phép vua thua lệ làng môn đại cương văn hoá.
Mở đầu
Như chúng ta được biết thì trong văn hoá làng xã xưa, luật nước và hương ước lệ làng không chỉ thống nhất và còn tác động lẫn nhau mà còn mâu thuẫn với nhau. Sự mâu thuẫn này được thể hiện một cách khá rõ ràng qua câu nói “ Phép vua thua lệ làng”.
I. Thế nào là “ Phép vua thua lệ làng” ?
“Lệ làng” : là xuất phát đời từ đời sống thực tế của người dân trong làng xã, sinh ra lệ tức có những hương ước giao kết với làng này làng khác, được làm cái này không được làm cái kia.
Làng xã mang tính tự trị: làng nào biết làng đấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và có phần nào biệt lập với triều đình phong kiến. Mỗi làng là một “vương quốc” nhỏ khép kín với luật pháp riêng ( mà các làng gọi là hương ước) và tiểu triều đình riêng (trong đó nội đồng kì mục là cơ quan lập pháp, lí lịch là cơ quan hành pháp, nhiều làng tôn xưng bốn cụ cao tuổi nhất làng là tứ trụ).
Làng xã Việt Nam thời phong kiến mang đặc trưng chủ nghĩa cục bộ địa phương, chính đặc điểm này làm cho sự tiếp nhận các quy định chung của nhà nước trở nên bê trễ, hoặc chỉ mang tính hình thức, hoặc bị áp dụng và giải thích sai lệch về nội dung, tóm lại là bị uốn nắn theo quan điểm địa phương chủ nghĩa: Phép vua thua lệ làng. Trong không gian làng xã, pháp luật bị đẩy xuống hàng thứ yếu, và mọi vấn đề phát triển đều có thể quy về các gọi là “giải quyết nội bộ”.
“Phép vua” : là biểu hiện cho tinh thần pháp luật của quốc gia, được các trạng nguyên - những người có học cao nhất, rồi các quan lại trong triều là những người được tuyển chọn từ các trạng nguyên, cùng vua lập ra. Vua ban phép tắc, ban bố các điều không được phép làm của thứ dân.
Câu tục ngữ gói ghém trong năm chữ gồm hai vế : vế đầu “phép vua” đối lại vế thứ hai “lệ làng”. Hai vế này được liên kết bởi chữ thua tạo thành một thể so sánh, nói lên mối tương quan giưa phép vua và lệ làng. Lệ, một thứ bất luận thành văn, là những tập tục truyền thống và giao ước của người dân trong làng xã, trong khi phép vua là luật lệ áp dụng cho cả quốc gia. Lệ làng khác phép vua ở một điểm quan trọng đó là người dân thường vui vẻ tuân theo những phong tục ở làng xã mình trong khi thường ép mình chấp hành luật lệ nhà vua. Trong câu tục ngữ này nói đến tính tự quản trong mỗi cộng đồng làng xã ở nước ta từ xưa đến nay
Như vậy, từ phân tích trên chúng ta có thể hiểu được câu tục ngữ trên có ý nghĩa rằng luật lệ của một làng luôn được người dân tôn trọng thực hiện tốt hơn so với phép vua- phép nước của một quốc gia.
II. Các “biến dạng” của lệ làng trong xã hội Việt Nam hiện nay
Theo sử sách ghi chép lại, nền tảng xã hội thời Hùng Vương tức cách đây khoảng năm nghìn năm là nền tảng của một thôn tự trị mà Lạc Hầu, Lạc Tướng là chúa tể ở địa phương mình. Dân ở địa phương mình nào thường chỉ biết người cai trị mình ở, người dân thường chỉ biết đến gia đình rộng rãi hơn là là làng xã, còn khái niệm về quốc gia vẫn chưa được hình thành rõ nét lắm. Cuộc sống làng xã Việt Nam tượng trưng cho một đời sống hợp đoàn, có thể được xem là bản chất tiêu biểu của xã hội nước ta lúc bấy giờ. Những hình ảnh khá rõ nét lối sống hợp đoàn này đó là trống đông Ngọc Lữ, có hình những mặt trời ở giữa với những tia sáng tỏa chiếu chung quanh mà hoạt động con người quanh mặt trời này. Một vòng tròn ở sát ngoài trung tâm này có hình nhiều người đang nhảy múa, thổi kèn hay đánh trống giữa bầy nai và loài thủy điểu. Bên cạnh cảnh ca vũ nhạc ấy là hình nhà sàn với người cầm chày giã gạo xen giữa là hình những chiếc thuyền chở người mang rìu, cung tên và lao. Những hình ảnh trên đã vẽ lên một bức tranh sinh động mộc mạc và khá trung thực nói lên nếp sinh hoạt của người Văn Lang thời bấy giờ mà những đặc điểm rõ nét nhất đó chính là người dân sống bằng nghề nông và yêu thích một đời sống vui tươi, lành mạnh và có tính cộng đồng. Cũng vào khoảng thời gian lập quốc tương đối ổn định, tổ tiên ta đã để lại nhiêu giai thoại thường hàm chứa phần nào những đặc tính của người dân ta thuở xưa, cũng như xã hội thời đó, nào là phương thức tuyển mộ nhân tài cứu nước cũng như tinh thần tình nguyện cứu nước qua chuyện Phù Đổng Thiên Vương(Thánh Gióng), nào là mối tình thủy chung của Mỵ Châu Trọng Thủy hay như cách thức tuyển chọn người cai trị quốc gia dựa trên tài và đức qua truyện Bánh chưng bánh dầy
Vào thời vua Tự Đức, tức vào khoảng cách đây hơn trăm năm quyền tự trị của dân làng được xem là quan trọng. Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược tuy nước ta ở thời đó theo chế độ quân chủ chuyên chế nhưng tổ chức xã hội lại có những điểm hợp với tinh thần dân chủ, nguyên Nho giáo đang được chú trọng vào thời đó mà Nho giáo quan niệm lấy dân làm gốc để trị nước. Ở thời đó quan của triều đình chỉ bổ nhiệm đến phủ, huyện còn từ tổng trở xuống thuộc quyền tự trị của người dân. Tổng gồm mấy làng hay xã, có một cai tổng và một phó tổng do hội đòng kỳ dịch các làng cử ra để coi việc thuế khóa, đê điều và mọi việc trị an trong tổng, phong tục, luật lệ làng nào được người dân làng đó tuân theo triều đình thường không can thiệp đến. Mỗi làng xã chỉ cần làm tròn nghĩa vụ nộp sưu thuế và giao dịch với triều đình trong làng đều do dân điều hành.
Làng xã thường do nhiều thị tộc hợp lại để thêm sức tự vệ. Vì thế gia đình là nền tảng của làng xã, của xã hội. Làng xã trở thành một đơn vị có khả năng tự trị như một nước nhỏ trong một quốc gia lớn, người dân thường tin tưởng vào những mãnh lực vô hình đã ràng buộc các thành viên trong gia đình với nhau. Và nếu như phép vua có ban hành thì cũng sẽ được hóa giải ngay sau lũy tre làng vi vậy mà có câu “Phép vua thua lệ làng”
Và hiện nay còn rất nhiều lệ làng thời xưa ảnh hưởng đến cuộc sống ngày nay như hương ước, khao vọng, lễ hiếu, hỷ...
III. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
1. Nguyên nhân
Làng nào biết làng ấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với triều đình phong kiến.
Lệ làng nó đã có từ lâu đời ăn sâu bám rễ trong đời sống của người dân, còn pháp luật chỉ ban hành chung cho 1 quốc gia vì vậy nó còn rất xa lạ đối với người dân.
Do pháp vua – phép nước của một quốc gia không được tuyên truyền rộng rãi trong đời sống nhân dân.
Do phần nào các quy định của luật nước xâm hại đến các lợi ích của các thế lực chức sắc địa phương thường được vô hiệu hoá và không được tuân thủ.
2. Giải pháp
Các thể chế pháp luật, đặc biệt các ngành luật có quan hệ đến phát triển nông thôn cần tìm hiểu đến sự đa dạng, phức tạp và nghịch lí của nông thôn Việt Nam.
Xác định lại toàn bộ các đối tượng điều chỉnh của pháp luật trong các mặt đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trong phạm vi làng. Pháp luật có 2 cấp độ điều chỉnh : cấp độ thứ nhất là điều chỉnh trực tiếp đối với các quan hệ xã hội có tính cơ bản và phổ biến nảy sinh trong các mặt đời sống chính trị - kinh tế ở cơ sở. Cấp độ 2: điều chỉnh gián tiếp thông qua sự điều chỉnh của hương ước. Ở cấp độ này, tinh thần pháp luật phải thông qua các quy phạm hương ước mà “thẩm thấu” vào đời sống của làng xã.
Thừa nhận hương ước trong tư cách là một nguồn điều chỉnh đối với một số quan hệ xã hội trong đời sống làng xã, pháp luật phải tạo không gian cho sự điều chỉnh này. Cơ sở pháp lí của không gian này là sự thừa nhận quyền tự quản của cộng đồng làng xã. Hương ước xưa sở dĩ có được vai trò to lớn trong việc củng cố, giữ gìn các giá trị văn hoá – xã hội có tính rường cột của các làng là bởi chúng được xuất hiện trên cơ sở một chế độ tự quản khá lớn của các làng. Thiếu chế độ tự quản, hương ước không có đất tồn tại. Do vậy, thừa nhận và quy định chế độ tự quản của làng xã là điều kiện có tính quyết đoán để “hồi sinh” theo nghĩa tích cực của hương ước.
“Dân chủ ở cơ sở” đang được triển khai tại các làng xã Việt Nam đã và đang tại ra những bước phát triển quan trọng trong quá trình dân chủ hoá nông thôn. Nghĩa là phát triển với phương châm dân biết, dân làm, dân kiểm tra là cơ sở pháp lí quan trọng để người dân thực hiện quyền dân chủ của mình.
Kết bài
Từ việc phân tích trên chúng ta có thể thấy được những lệ làng đã ăn sâu vào trong tâm thức của người Việt Nam chúng ta. Bên cạnh đó vẫn tồn tại những lệ làng cổ hủ, lạc hậu, để từ đó chúng ta loại bỏ cho phù hợp với thực tế đời sống hiện nay và góp phần loại bỏ những cản trở đến sự phát triển của cả một cộng đồng.
Trên đây là toàn bộ bài làm của em. Do còn nhiều thiếu sót mong thầy sửa chữa bổ sung cho em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Mục lục
Mở đầu………………………………………………………………………1
I. Thế nào là “ Phép vua thua lệ làng” ?..........................................................1
II. Các “biến dạng” của lệ làng trong xã hội Việt Nam hiện nay……............2
III. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục……………………………………4
1. Nguyên nhân……………………………………………………………...4
2. Giải pháp………………………………………………………………….4
Kết bài……………………………………………………………………….5
Tài liệu tham khảo
Cơ sở văn hoá Việt Nam(TRẦN NGỌC THÊM)
Đại cương về văn hoá Việt Nam (TS. PHẠM THÁI VIỆT, TS. ĐÀO NGỌC TUẤN)
www.tailieu.vn
www. vi.wikipedia.org