Vấn đề nền tảng tư tưởng của một Đảng cách mạng
chân chính được các nhà sáng lập CNXH khoa học và
HCM đặt ra, luận giải:
-Khi Có áp bức giai cấp và dân tộc thì có đấu tranh
giai cấp và đấu tranh dân tộc.
-Đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc tất yếu sẽ dẫn
đến sự ra đời của các đảng chính trị.
-Khi các đảng chính trị đã xuất hiện thì cuộc đấu
tranh giai cấp đấu tranh dân tộc tập trung vào cuộc đấu
tranh giữa các đảng và những lực lượng theo đảng, với
các thế lực thống trị đương thời.
76 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác lãnh đạo, quản lý ở cấp cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÁP MƯỜI ĐẸP NHẤT BÔNG SEN
VIỆT NAM ĐẸP NHẤT CÓ TÊN BÁC HỒ
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TÔN ĐỨC THẮNG
BÀI 8
HỌC TẬP, VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH TRONG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN
LÝ Ở CẤP CƠ SỞ
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng
AN GIANG - 2013
I. CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH LÀ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG, KIM CHỈ NAM
CHO HÀNH ĐỘNG CỦA ĐẢNG VÀ CÁCH MẠNG
VIỆT NAM.
1. HCM bàn về nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động của Đảng.
Vấn đề nền tảng tư tưởng của một Đảng cách mạng
chân chính được các nhà sáng lập CNXH khoa học và
HCM đặt ra, luận giải:
- Khi Có áp bức giai cấp và dân tộc thì có đấu tranh
giai cấp và đấu tranh dân tộc.
- Đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc tất yếu sẽ dẫn
đến sự ra đời của các đảng chính trị.
- Khi các đảng chính trị đã xuất hiện thì cuộc đấu
tranh giai cấp đấu tranh dân tộc tập trung vào cuộc đấu
tranh giữa các đảng và những lực lượng theo đảng, với
các thế lực thống trị đương thời.
Vì vậy, các đảng chính trị muốn hoàn thành sứ mệnh,
dẫn dắt giai cấp, dân tộc phải có chủ nghĩa, học thuyết
làm cốt, làm nền tảng.
Từ đó HCM viết: “Đảng muốn vững thì phải có chủ
nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng
phải theo chủ nghĩ ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa
cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn
chỉ nam”.
b. Đảng CSVN phải lấy chủ nghĩa MLN làm nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
HCM đặt câu hỏi: “cách mạng trước hết cần
phải có thứ gì?”
Câu trả lời khẳng định của Người là: “Cách
mạng trước hết là phải có Đảng”.
Đối với “ Đảng cách mạng phải có Lý Luận
Cách Mạng”.
Vì thế, cả CNMLN, TTHCM đặc biệt coi trọng
vai trò của Lý Luận Cách Mạng đối với Đảng
cách mạng.
Trong tác phẩm làm gì? Lênin phân tích rất sâu sắc
mối quan hệ giữa ba yếu tố: LLCM, Đảng cách mạng
và phong trào cách mạng. Có thể coi tác phẩm này là
cẩm nang trong việc xây dựng Đảng kiểu mới của
GCCN.
Lênin viết: “ Không có LLCM thì cũng không thể có
phong trào cách mạng chỉ Đảng nào được một lý
luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm
tròn vai trò chiến sĩ tiền phong”.
Thật có ý nghĩa khi thấy ngay trang đầu của cuốn
sách “ đường cách mệnh”, HCM dẫn lời của Lênin:“
không có LL cách mệnh thì không có cách mệnh vận
độngchỉ có theo LL cách mệnh tiền phong, Đảng
cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm tiền phong”. Đây
là tác phẩm đặt cơ sở cho việc xây dựng Đảng ta về
chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Như vậy CNMLN, TTHCM đều cho rằng, phong trào
cách mạng đòi hỏi phải có Đảng cách mạng dẫn đường
chỉ lối.
Vì, Các Đảng muốn làm tròn chiến sĩ tiên phong phải
có Lý Luận tiên phong làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho hành động của mình.
Theo Lênin, ĐCS tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương
tâm của dân tộc. Với HCM, Đảng là đạo đức là văn
minh.
Bởi vậy, nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành
động cho các ĐCS trong đó có ĐCSVN, phải là
CNMLN.
Vì thế những năm 20 của thế kỷ 20, HCM đã khẳng
định: ngày nay Chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều
nhưng chỉ có CNMLN là Chủ nghĩa chắc chắn, chân
chính Cách mạng và khoa học nhất.
HCM dạy rằng, ưu điểm của CNMLN là phép biện
chứng. Nghiên cứu CNMLN không phải để lòe thiên
hạ mà chủ yếu là vận dụng một cách sáng tạo phù hợp
với thực tiễn VN, Người viết: “CNMLN là kim chỉ
nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh”.
Theo HCM, sự sống còn của dân tộc VN đòi hỏi phải
có Đảng CM chân chính.
Việc HCM lựa chọn CNMLN làm nền tảng tư tưởng
kim chỉ nam cho hành động của Đảng trước hết là để
cứu lấy giống nòi VN.
Sự lựa chọn đó không xuất phát từ ý muốn chủ quan,
của HCM, của GCCN, không phải vì lợi ích của
GCCN, càng không phải chỉ vì lợi ích của những
người CS mà trên hết là vì lợi ích của toàn thể quốc
dân VN.
Điều đó có nghĩa là sự ra đời, tồn tại, phát triển của
Đảng gắn bó với giai cấp và dân tộc VN, bảo vệ nền
tảng, học thuyết của Đảng là nhiệm vụ chung của dân
tộc, chứ không phải chỉ là nhiệm vụ riêng của GCCN
hay những người CS.
2. Cùng với CNMLN, TTHCM là nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động của Đảng và CMVN.
a. Sự hình thành cơ bản TTHCM.
Gắn liền với cuộc đời hoạt động CM phong phú sáng
tạo của mình, TTHCM đã được từng bước hình thành,
phát triển và ngày càng có vị trí quan trọng đối với
Đảng của dân tộc VN.
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, cùng với CNMLN,
tư tưởng HCM đã đi vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam. HCM và tư tưởng của
Người đóng vai trò quyết định trong việc thống nhất
các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 1930 và hội nghị hợp
nhất thông qua Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Hồ
Chí Minh soạn thảo đã chứng tỏ Hồ Chí Minh là người
mang đến cho cách mạng nước ta những vấn đề về lý
luận, chính trị, chiến lược, sách lược cùng một tổ chức
cách mạng và khoa học.
Từ đó trở đi, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn được bổ
sung, phát triển, soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt
Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Vì vậy,
cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn coi việc học tập, bảo vệ, vận dụng sáng tạo
tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng của
Đảng, của cán bộ, đảng viên và cả dân tộc.
b. Nhận thức của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam không thể tách rời
tư tưởng Hồ Chí Minh. Thông qua thực tiễn cách
mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước đi
đến kết luận: tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tường, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và dân
tộc.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 2-1951),
Đảng đã khẳng định đường lối chính trị, đạo đức, tác
phong Hồ Chí Minh là đường lối chính trị, nền nếp
làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng. Để đưa
cách mạng Việt Nam đến thắng lợi, toàn Đảng phải ra
sức học tập đường lối, tác phong đạo đức Hồ Chí
Minh.
Từ đó trở đi, trong các văn kiện của Đảng, nhận thức
của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng toàn
diện, sâu sắc hơn.
Đến Đại hội VI - Đại hội đổi mới - tư tưởng Hồ Chí
Minh đã trở thành nền tảng cho đổi mới tư duy của
Đảng. Văn kiện Đại hội VI viết: muốn đổi mới tư duy,
Đảng phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học
của chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa di sản quý báu về
tư tưởng và lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991),
Đảng ta nêu cao và khẳng định cùng với chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Nghị quyết 09 Bộ Chính trị, ngày 18-2-1995, chỉ rõ
đây là bước phát triển hết sức quan trọng trong nhận
thức và tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì thế từ Đại hội VIII đến Đại hội XI Đảng tiếp tục
khẳng định và phát triển làm sâu sắc thêm quan điểm
của Đại hội VII.
Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh là bước phát triển
mới của chủ nghĩa Mác-Lênin ừong thế kỷ XX. Thực
tiễn cách mạng Việt Nam từ ngày có Đảng đã chứng
tỏ, trong khi giải quyết những vấn đề của cách mạng
Việt Nam.
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới
hiện nay
1. Thời cơ và thách thức đối với sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam
a. Thời cơ và thuận lợi
- Nhìn chụng các quốc gia đều mong muốn có hòa
bình, ổn định để tập trung vào sự nghiệp xây dựng,
phát triển đất nước.
- Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam, phù hợp với xu
thế chung của thế giới, được sự đồng tình, ủng hộ
của nhân dân các nước.
- chúng ta có nhiều khả năng tranh thủ được
vốn, kỹ thuật từ bên ngoài để đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng
lao động đông đảo, tương đối rẻ, khéo tay. Đây
là điều kiện để kết hợp nội lực với ngoại lực, mở
rộng đầu tư, liên doanh, liên kết với nước ngoài.
- Có Đảng Cộng sản lãnh đạo.
b. Khó khăn và thách thức
- Tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên
- Nước ta vẫn còn là nước kinh tế kém phát triển, cuộc
cạnh tranh kinh tế ngày càng quyết liệt nếu chúng ta
không nhanh chóng vươn lên thì sẽ càng tụt hậu xa
hơn về kinh tế.
2. Những quan điểm cơ bản chỉ đạo việc vận dụng và
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi
mới
a. Quan điểm lý luận gắn liền với thực tiễn
Hồ Chí Minh viết: “Lý luận là đem thực tế trong lịch
sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem
xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận.
Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận
chân chính”.
Theo Người, lý luận chính là sự khái quát từ thực tiễn
và trở về chỉ đạo thực tiễn. Do đó, Người rất coi trọng
tổng kết kinh nghiệm, xem tổng kết kinh nghiệm là
một biện pháp để thực hiện “ thống nhất lý luận và
thực tiễn”, vừa nâng cao trình độ lý luận, vừa nâng cao
trình độ hoạt động thực tiễn.
Người cho rằng: “Thực tế là các vấn đề mình phải giải
quyết, là mâu thuẫn của sự vật. Chúng ta là những
người cán bộ cách mạng, thực tế của chúng ta là
những vấn đề mà cách mạng đề ra cho ta phải giải
quyết. Thực tế bao gồm rất rộng”
Nhưng với Người, quan điểm thực tiễn không đồng
nghĩa với thực dụng, thiển cận, kinh nghiệm chủ
nghĩa
Hồ Chí Minh đã luận giải sâu sắc mối quan hệ giữa lý
luận và thực tiễn: “Thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành
thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực
tiễn là lý luận suông”3. Từ mối liên hệ chặt chẽ giữa lý
luận với thực tiễn, Hồ Chí Minh cho rằng những người
chỉ học mà không hành thì như chiếc hòm đựng đầy
sách, những người chỉ hành mà không học thì như
người nhắm mắt mà đi.
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở mọi người và chính mình
cần quán triệt nguyên lý “học đi đôi với hành”, “lý
luận gắn liền với thực tiễn”, “ lời nói đi đôi với hành
động”
Người nhấn mạnh: chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng
về chủ nghĩa Mác-Lênin, dùng lập trường, quan điểm
và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin tổng kết
kinh nghiệm thực tiễn, phân tích một cách đúng đắn
những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới
hiểu được quy luật phát triển của cách mạng, mới định
ra được đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của
cách mạng Việt Nam.
Hiện nay, học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh có nghĩa là học tập tinh thần, học tập lập
trường, quan điểm, bản chất cách mạng và khoa học
của tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho tư tưởng đó phù
hợp, gắn bó sống động với từng công việc cũng như
mỗi địa phương, cơ sở.
Vận dụng một cách sáng tạo chứ không dừng lại ở câu
chữ, vận dụng một cách giáo điều, máy móc
b. Quan điểm lịch sử - cụ thể
Vì thế cần làm tốt lời căn dặn của Hồ Chí Minh: “Lý
luận cốt áp dụng vào công việc thực tế”, “lý luận phải
đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận”.
Trong di sản Hồ Chí Minh những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam được Người lý giải một cách
toàn diện, sâu sắc. Nhưng, những quan điểm của Hồ
Chí Minh đều gắn với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Đồng thời, Hồ Chí Minh còn là nhà chiến lược nhưng
Người cũng là nhà đại sách lược. Trong một số trường
hợp quan điểm, lời nói của Hồ Chí Minh hướng tới
mục tiêu giải quyết những vấn đề sách lược, cụ thể.
Trong điều kiện đó, để bảo vệ Đảng và chính quyền
dân chủ nhân dân non trẻ, Hồ Chí Minh đã có những
lời nói và việc làm rất linh hoạt, sáng tạo, độc đáo, táo
bạo. “ Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trước khi sang Pháp
Người dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng..
Vì thế, Không nên nói rằng tư tưởng, quan điểm Hồ
Chí Minh đều có thể vận dụng cho mọi lúc, mọi nơi,
mọi hoàn cảnh. Việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh cần quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể,
tránh khuynh hướng hiện đại hóa, đơn giản hóa hoặc
suy diễn chủ quanĐiều này đòi hỏi khi nghiên cứu,
đặc biệt là khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cần rất
thận trọng.
c. Quan điểm toàn diện, hệ thống
Quan điểm này trước hết xuất phát từ tính chỉnh thể
của tư tưởng HCM: tư tưởng HCM là một hệ thống
các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tính toàn diện, hệ
thống và sâu sắc của tư tưởng HCM đòi hỏi mọi người
phải đối xử với tư tưởng đó như một khoa học.
Trong hệ thống tư tưởng HCM, độc lập dân tộc gắn
liền với CNXH là nội dung cốt lõi. Do đó, khi nghiên
cứu, vận dụng tư tưởng HCM không thể tách rời độc
lập dân tộc khỏi CNXH; cũng như dân chủ luôn gắn
với tập trung, gắn với chuyên chính, quyền công dân
không thể tách rời nghĩa vụ công dân,bốn lĩnh vực:
kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội liên quan mật thiết
với nhau không thể tách rời
d. Quan điểm đổi mới và phát triển
Đổi mới và phát triển gắn bó với cách mạng. Cách
mạng đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới và phát triển.
Các nhà sáng lập CNXHKH luôn yêu cầu những
người cách mạng phải mạnh dạn đổi mới để tiến lên,
phải có dũng khí nhìn thẳng vào sự thật, phải có gan
vứt bỏ những nhận thức của ngày hôm qua không còn
phù hợp với thực tế của ngày hôm nay.
Hồ Chí Minh đã đề cập tới “đổi mới”. Một mặt, Người
phê bình những cán bộ không có ý chí đổi mới, sáng
tạo, những cán bộ nhát gan, dễ bảo, “đập đi hò đứng”.
Mặt khác, Người thường xuyên khuyến khích, động
viên, kịp thời biểu dương những “cản bộ cả gan nói,
cả gan đề ra ý kiến”, “có gan phụ trách, có gan làm
việc”. Cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh là sự tiếp
nối của quá trình đổi mới và phát triển để tìm ra con
đường cứu nước cùng các nguyên lý, phương pháp
cách mạng và khoa học.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, trên cơ sở
đổi mới có nguyên tắc, Đảng và nhân dân ta cần
vận dụng sáng tạo, phát triên tư tưởng của
Người cho phù hợp với tình hình hiện nay.
3.Vân dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong
thời kỳ mói - một số nội dung cơ bản
a. Kiên định con đuờng độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội
Tư tưởng Hồ Chí Minh,về độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội đây là tư tưởng xuyên suốt trong hệ
thống tư tưởng HCM. Được xây dựng thành lý lụận
cách mạng xuyên suốt và nhất quán. Đây chính là
đóng góp quan trọng nhất của Hồ Chí Minh vào kho
tàng lý luận Mác-Lênin.
Kiên định ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
là tư tưởng xuyên suốt của cách mạng Việt nam. Độc
lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ
nghĩa xã hội; xây dựng chủ nghĩa xã hội thực sự đem
lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho toàn dân
đây là nhân tố cơ bản bảo đảm vững chắc cho nền độc
lập dân tộc.
Vì thế, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, Con đường đó được khẳng định rò ràng
ngay trong Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930:
“Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ
địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Từ đó trở đi, bất chấp mọi khó khăn, cản trở, Hồ Chí
Minh không bao giờ dao động, xa rời mục tiêu đã
chọn đó là chống đế quốc, chống phong kiến, giành
độc lập cho dân tộc và xây dựng đi lên chủ nghĩa xã
hội.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng ta,
nêu lên nhận định mang tính tổng kết: “ Đảng ta từ khi
ra đời đến nay vẫn luôn luôn giương cao ngọn cờ độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đó là đường lối, là sức
mạnh, là nguồn gốc mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam”.
Các đại hội Đảng tiếp theo vẫn khẳng định và hoàn
chỉnh thêm quan điểm đó. Văn kiện Đại hội IX viết:
trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh .
Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh, đối với
Việt Nam, chỉ có độc lập thực sự mới tạo điều kiện để
đi lên CNXH và chỉ có xây dựng CNXH mới thực sự
có độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân
dân.ĐCS Việt Nam vạch rõ, ở Việt Nam độc lập dân
tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn duy nhất đúng;
đó là sự lựa chọn của lịch sử, sự lựa chọn này đã được
khẳng dịnh từ năm 1930. Quan điểm trên đây thể hiện
sự trung thành và quán triệt sâụ sắc tư tưởng HCM về
độc lập dân tộc gắn liền với CNXH của ĐCS Việt
Nam.
b. Khẳng định vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản
Việt Nam
Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam trở
thành Đảng cầm quyền từ kết quả của Cách mạng
Tháng Tám năm 1945. Tư tưởng này được Người
nhấn mạnh trong Di chúc (tháng 5-1965): “Đảng ta là
một Đảng cầm quyền”.
Đi vào đổi mới, một trong những vấn đề mang tính
nguyên tẳc được nhấn mạnh là xác định vài trò cầm
quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Văn kiện Đại hội VI đòi hỏi công tác xây dựng Đảng
phải ngang tầm với nhiệm vụ của một Đảng cầm
quyền. Vì thế, chúng ta đi vào xây dựng và chỉnh đốn
Đảng.
Trong Hiến pháp năm 1992 viết: “Đảng Cộng sản Việt
Nam đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam,
đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của cả dân tộc theo chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng lãnh
đạo Nhà nước và xã hội”.
Để lãnh đạo trong sự nghiệp đổi mới, tại Hội nghị lần
thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã vạch
rõ xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Đặc biệt, làm
theo lời căn dặn của Hồ Chí Minh: “Việc cần phải làm
trước tiên là chỉnh đốn Đảng”.
Năm 1999, nhân kỷ niệm 30 năm thực hiện Di chúc
của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết
định: “Toàn Đảng tiến hành cuộc vận động xây dựng
chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình”.
Nó, đã góp phần nâng cao năng lực và sức chiến đấu
của Đảng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của Đảng cầm
quyền.
Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành
Trung ương khóa VIII viết: “Đảng Cộng sản Việt Nam
là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam; không
chấp nhận “đa nguyên, đa đảng”. Khẳng định vai trò
cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự
nghiệp đổi mới.
c. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc
trong thời kỳ mới
Từ Năm 1949, Hồ Ghí Minh chỉ rõ: “Công việc đổi
mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”. Sự nghiệp đổi
mới hơn lúc nào hết đòi hỏi phải phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong những năm đổi mới, khối đại đoàn kết toàn dân
tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ
quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh làm điểm tương đồng được mở rộng
hơn.
Tuy nhiên, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương khóa IX vạch rõ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc đang đứng trước thách thức mới.
Kinh tế thị trường tạo nên sự phân hóa giàu nghèo
giữa các vùng, miền, giữa các thành phần dân cư.
Kinh tế thị trường còn làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã
hội tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, mất dân chủ...
Thực tế đó tác động tiêu cực tới khối đại đoàn kết toàn
dân tộc.
Vấn đề dân tộc và tôn giáo “còn có những diễn biến
phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn
định”.
Vấn đề dân chủ, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở đã có
những chuyển biến tích cực. Nhưng tình trạng khiếu
kiện đông người, vượt cấp kéo dài ảnh hưởng lớn đến
đoàn kết từ cơ sở.
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN CÁC
ĐỒNG CHÍ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE !
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN CÁC ĐỒNG
CHÍ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!