Tóm tắt: Môn học Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
(ĐLCMCĐCSVN) là một môn học bắt buộc đối với sinh viên tại các trường đại học ở
Việt Nam. Là môn học khó, lại không phải môn chuyên ngành trong nhiều trường đại
học, thực tế này dẫn đến tình trạng học đối phó, học cho xong của đại đa số sinh viên.
Tình trạng này nếu không được khắc phục về lâu dài sẽ tác động không tốt đến tâm lý
của giảng viên giảng dạy, ảnh hưởng tới kết quả dạy và học. Do đó cần tăng tính hấp
dẫn, tính thuyết phục trong học tập và giảng dạy. Giải pháp có nhiều, nhưng một trong
những giải pháp khả thi, hiệu quả là giảng viên luôn phải tìm tòi những phương pháp
mới, thích hợp để áp dụng trong giảng dạy. Phương pháp bản đồ tư duy là một trong
những giải pháp tham khảo có ý nghĩa với các giảng viên lý luận chính trị nói chung,
giảng viên môn học ĐLCMCĐCSVN nói riêng. Đây là nội dung chính của bài viết mà
chúng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giảng dạy, học tập môn học đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam bằng phương pháp bản đồ tư duy: Kinh nghiệm thực tiễn tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24
GIẢNG DẠY, HỌC TẬP MÔN HỌC ĐƯỜNG LỐI
CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƯ DUY:
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Trần Thị Thu Hoài1
Nguyễn Thị Hoàn2
Tóm tắt: Môn học Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
(ĐLCMCĐCSVN) là một môn học bắt buộc đối với sinh viên tại các trường đại học ở
Việt Nam. Là môn học khó, lại không phải môn chuyên ngành trong nhiều trường đại
học, thực tế này dẫn đến tình trạng học đối phó, học cho xong của đại đa số sinh viên.
Tình trạng này nếu không được khắc phục về lâu dài sẽ tác động không tốt đến tâm lý
của giảng viên giảng dạy, ảnh hưởng tới kết quả dạy và học. Do đó cần tăng tính hấp
dẫn, tính thuyết phục trong học tập và giảng dạy. Giải pháp có nhiều, nhưng một trong
những giải pháp khả thi, hiệu quả là giảng viên luôn phải tìm tòi những phương pháp
mới, thích hợp để áp dụng trong giảng dạy. Phương pháp bản đồ tư duy là một trong
những giải pháp tham khảo có ý nghĩa với các giảng viên lý luận chính trị nói chung,
giảng viên môn học ĐLCMCĐCSVN nói riêng. Đây là nội dung chính của bài viết mà
chúng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp.
Từ khóa: Bản đồ tư duy, Giảng dạy, Học tập, Phương pháp, Sinh viên
1. Mở đầu
Thế giới đang xoay chuyển trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng 4.0. Nhân loại
có cơ hội tiếp xúc với nguồn kiến thức mênh mông, với “biển thông tin” tri thức. Việc xây
dựng được một mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về
các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo Vì
vậy, cần có phương pháp giúp hệ thống lại những kiến thức đó. Một trong những công cụ
hết sức hữu hiệu để tạo nên các “liên kết” là Bản đồ Tư duy (BĐTD).
Phương pháp BĐTD được phát triển trên thế giới vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20)
bởi Tony Buzan (sinh năm 1942 tại Luân Đôn) như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài
giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ
nhớ và dễ ôn tập hơn. Đến giữa thập niên 70 Peter Russell đã làm việc chung với Tony và họ
đã truyền bá kĩ xảo về giản đồ ý cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục.
Đến nay ông là tác giả và đồng tác giả của 90 đầu sách phát hành ở 125 nước trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Có nhiều cách định nghĩa BĐTD. Theo cha đẻ của phương pháp này,
1. PGS.TS., Khoa Lý luận chính trị, Đại học Kinh tế quốc dân.
2. TS., Khoa Lý luận chính trị, Đại học Kinh tế quốc dân.
25
TRẦN THỊ THU HOÀI - NGUYỄN THỊ HOÀN
Tony Buzan, trong cuốn sách “Lập bản đồ tư duy” khẳng định: “Bản đồ tư duy là công cụ
tổ chức nền tảng”, “là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi
đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo
đúng nghĩa của nó. “Sắp xếp” ý nghĩ của bạn” (1)
Hơn 20 năm qua, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng BĐTD trong giảng dạy, học tập
và đạt hiệu quả cao. Ở Việt Nam việc sử dụng BĐTD trong giảng dạy đã có từ lâu nhưng
chỉ dưới dạng sơ đồ hệ thống kiến thức đơn giản và chỉ áp dụng cho một số môn học và cấp
học phổ thông.
2. Nội dung
Môn học Đường lối CM của ĐCSVN không phải là môn chuyên ngành của số đông
sinh viên trong cả nước. Tâm lý của nhiều sinh viên là những môn không phải chuyên ngành
chỉ học đối phó cho xong. Môn học có khối lượng kiến thức nhiều, lại là một môn khoa học
xã hội nên việc áp dụng phương pháp giảng dạy, học tập tích cực làm cho việc học tập trở
nên hiệu quả, nhẹ nhàng hơn và không quá áp lực với người học là một điều đáng được ghi
nhận.
BĐTD có thể được dùng trong môn học Đường lối CM của ĐCSVN để hướng tới
mục tiêu và yêu cầu sau:
2.1. Mục tiêu sử dụng BĐTD trong dạy học môn Đường lối cách mạng của Đảng
cộng sản Việt Nam
BĐTD được dùng trong môn học Đường lối CM của ĐCSVN hướng tới nhiều mục
tiêu cụ thể khác nhau:
Một là, giúp người học nắm bắt toàn bộ chương trình môn học ngay từ buổi học
đầu tiên bằng BĐTD
Việc sinh viên có thể nắm bắt một
cách dễ dàng và ghi nhớ toàn bộ nội dung
chủ yếu của môn học ngay từ buổi học
đầu tiên giúp họ có thể chủ động trong quá
trình học tập. BĐTD về toàn bộ chương
trình môn học có thể giúp sinh viên thâu
tóm được những kiến thức chung về môn
học một cách nhanh chóng.
Với BĐTD trên, nhìn vào 3 nhánh
lớn và các nhánh nhỏ của bản đồ có thể
thấy ngay toàn bộ nội dung môn học
ĐLCMCĐCSVN.
Từ BĐTD này, mỗi khi giảng viên giới thiệu đến bất kỳ chương nào của môn học,
người học đều có thể hình dung vị trí của chương trong tổng thể chương trình môn học, gắn
nó vào một vị trí nhất định nào đó trong chương trình chung. Thao tác này được lặp đi lặp
lại khi bắt đầu một chương học sẽ giúp người học khắc ghi kiến thức tổng thể về môn học.
Hình 1. Bản đồ tư duy khái quát nội dung
môn học ĐLCMCĐCSVN.
26
GIẢNG DẠY, HỌC TẬP MÔN HỌC ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG...
Hai là, hướng cho sinh viên cách ghi chép bài học bằng BĐTD
Khi giới thiệu về phương pháp học tập môn học, giảng viên hướng dẫn cho sinh viên
cách tải các phần mềm BĐTD có sẵn trên mạng internet về máy tính cá nhân hoặc dùng bút
màu và giấy A3 để vẽ bản đồ bằng tay, cách thức vẽ các nhánh lớn, nhánh nhỏ của bản đồ,
cách rút ra từ khóa và các tiêu đề. Sau mỗi chương của môn học, thay vì vở ghi theo kiểu
truyền thống, sinh viên sẽ có một BĐTD về nội dung của chương (kèm theo một tờ giấy ghi
chú các nội dung rất chi tiết của các nhánh con. Nếu như sinh viên thấy cần thiết phải ghi lại
các thông tin để nhớ mà không muốn bản đồ quá nhiều nhánh con).
Đây là nội dung chủ yếu của
chương 1 (Sự ra đời của Đảng cộng
sản Việt Nam và cương lĩnh chính
trị tháng 2/1930) được thể hiện
bằng BĐTD
Trước khi nghiên cứu một
chương mới hoặc một phần kiến
thức mới, giảng viên yêu cầu sinh
viên chuẩn bị trước nội dung ở nhà
bằng BĐTD (với những lớp học 3
tiết/buổi học) hoặc chuẩn bị ngay
tại lớp ((với những lớp học 5 tiết/
buổi học). Thông thường ở những chương đầu tiên, BĐTD của hầu hết sinh viên sẽ được
thể hiện dưới dạng: Ý tưởng trung tâm là tên chương. Các nhánh lớn sẽ tương ứng với các
mục la mã lớn của chương. Các nhánh nhỏ sẽ tương ứng với các tiểu mục. Các nhánh nhỏ
hơn nữa sẽ tương ứng với các nội dung của từng đoạn trong tiểu mục. Dù người học biết hay
không biết cách ghi theo từ khóa thì cách thức này sẽ cho chúng ta những BĐTD không có
nhiều tác dụng trong việc hiểu và ghi nhớ bài học. Đây chính là một thực tế mà nhiều sinh
viên thắc mắc rằng họ đã sử dụng BĐTD trong nhiều môn học nhưng không thấy hiệu quả.
Khả năng hiểu và ghi nhớ vấn đề nghiên cứu không hề tăng lên?
Sau khi người học đã chuẩn bị về vấn đề nghiên cứu dưới dạng BĐTD của người học,
giảng viên sẽ giới thiệu bài học bằng BĐTD của giảng viên.
Khi đem ra so sánh, đối chiếu một BĐTD được người học tạo ra theo cách như trên
trong quá trình chuẩn bị bài với BĐTD mà giảng viên dùng để giới thiệu nội dung bài học
sẽ thấy sự khác biệt. Tại sao cùng là những BĐTD về một vấn đề nhưng bản đồ do sinh viên
tạo ra gắn liền với chương mục, tiểu mục tỏ ra kém hiệu quả hơn bản đồ của giảng viên?
Vấn đề dường như rõ ràng, sáng tỏ khi nhìn bản đồ rất rành mạch, khúc triết của thầy. Sự
so sánh ấy sẽ giúp người học dễ dàng rút ra kết luận: Vấn đề nằm ở tư duy chứ không phải
nằm ở cái bản đồ. Bản đồ chỉ là cách để diễn đạt tư duy. BĐTD không thể thay thế được tư
duy. Nhận thức này sẽ giúp người học ý thức rõ ràng về vai trò của người thầy và có ý thức
rèn luyện tư duy để có thể có những BĐTD thực sự hữu ích cho việc học tập, nghiên cứu.
Hình 2. Bản đồ tư duy nội dung chương 1.
27
TRẦN THỊ THU HOÀI - NGUYỄN THỊ HOÀN
Ví dụ: Đây là bài chuẩn bị
của sinh viên về quan điểm công
nghiệp hóa:
Nếu như diễn tả 5 quan
điểm CNH-HĐH của Đảng bằng
BĐTD như trên sẽ chẳng giúp ích
gì cho việc hiểu và ghi nhớ vấn đề.
Người học vẫn ghi nhớ theo cách
học thuộc lòng. Nhưng nếu sau khi
giảng cho sinh viên về logic và bản
chất nội dung quan điểm CNH-
HĐH và thể hiện bằng BĐTD sau
đây thì người học có thể dễ dàng
hiểu và ghi nhớ vấn đề:
Quan điểm CNH-HĐH về
bản chất trả lời 3 câu hỏi. Mỗi câu
hỏi được thể hiện bằng một nhánh
lớn của BĐTD
Câu hỏi 1: Sử dụng các
nguồn lực nào cho sự tăng trưởng
và phát triển?
Câu hỏi 2: Các nguồn lực
được phân bổ thông qua cơ chế
quản lý nào?
Câu hỏi 3: Trong thể chế
chính trị định hướng XHCN, giá trị quan trong được nhấn mạnh là gì? (hay sự chi phối của
môi trường chính trị tới đường lối CNH-HĐH)
Các nhánh nhỏ bắt nguồn từ các nhánh lớn chính là câu trả lời cho 3 câu hỏi trên
Đáp án câu hỏi 1: 3 nguồn lực đó là chất xám (kinh tế tri thức), nguồn lực con người
và khoa học công nghệ
Đáp án câu hỏi 2: Các nguồn lực đó được phân bổ thông qua cơ chế hỗn hợp đó là
kinh tế thị trường định hướng XHCN
Đáp án câu hỏi 3: Trong môi trường chính trị định hướng XHCN, giá trị cốt lõi được
nhấn mạnh là kinh tế phát triển gắn liền với phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường.
Nếu nội dung này sinh viên được hướng dẫn tổ chức thông tin và thể hiện thông tin
lên BĐTD như vậy, họ sẽ nhanh chóng hiểu vấn đề và từ đó có thể dễ dàng ghi nhớ vấn đề.
Ba là, hướng cho sinh viên cách làm việc theo nhóm bằng BĐTD
Để thực hiện điều này cần tiến hành:
Chia lớp thành các nhóm nhỏ
Hình 3. Bài chuẩn bị của sinh viên về quan điểm công
nghiệp hóa của Đảng.
Hình 4. Bài chuẩn bị của giảng viên về quan điểm
công nghiệp hóa của Đảng
28
GIẢNG DẠY, HỌC TẬP MÔN HỌC ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG...
Giao cho mỗi nhóm một chủ đề nghiên cứu và sản phẩm hoàn thành sẽ là một BĐTD
về vấn đề nghiên cứu
Các nhóm đọc giáo trình, tìm kiếm thông tin qua mạng internet bằng smartphone,
thảo luận tranh luận. Quá trình đó cũng là quá trình vẽ bản đồ, thể hiện các thông tin tìm
kiếm được trên bản đồ.
Đại diện mỗi nhóm dựa vào BĐTD của từng nhóm sẽ thuyết trình trước lớp về vấn
đề được giao
Cả lớp thảo luận, đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình.
Giảng viên kết luận
BĐTD là công cụ để các thành viên trong nhóm đưa ra ý tưởng và thảo luận, tranh
luận về vấn đề. Mỗi người một ý tưởng. Nếu như với cách ghi chép thông thường thì các ý
tưởng khác biệt có thể loại trừ nhau. Tuy nhiên với BĐTD, các ý tưởng đó đều sẽ dễ dàng
được thể hiện. Các ý kiến khác biệt được tôn trọng cùng được chấp nhận và đều có vị trí,
thay vì loại trừ nhau, làm cho nội dung thảo luận trở nên phong phú và đa chiều. Như vậy,
BĐTD vừa gắn kết các thành viên trong nhóm về mặt tư duy, vừa thay đổi cách nhìn nhận
của người học về phương pháp luận: Chấp nhận các ý tưởng khác biệt với quan điểm và
cách nhìn nhận của mình. Đây là một điều không dễ dàng với tư duy và cách nhìn nhận
truyền thống của nhiều người Việt Nam đó là khẳng định cách nhìn nhận và quan điểm của
mình bằng cách phủ nhận những cách nhìn khác với mình, mình cao lên bằng cách dìm
người khác thấp xuống. Góp phần thay đổi tư duy, phương pháp luận của người học một
cách tích cực là thành công có ý nghĩa và đáng tự hào của bất cứ ai đứng trên bục giảng với
sứ mệnh trao truyền và khơi dậy niềm đam mê trí tuệ và tri thức.
Ngoài những công việc chính trong quá trình học tập, nghiên cứu mà BĐTD có thể
hỗ trợ chúng ta một cách đắc lực như đã phân tích ở trên, giảng viên còn có thể giúp người
học làm dàn ý bài tập lớn bằng BĐTD, phát triển sâu vấn đề nghiên cứu bằng cách cập nhật,
bổ sung đường lối của Đảng; hướng cho sinh viên cách triển khai những nội dung khó học,
khó nhớ, hướng cho sinh viên cách phản biện đường lối bằng BĐTD
Đánh giá về bản đồ tư duy, tác giả Hoàng Đức Huy trong cuốn sách Bản đồ tư duy
đổi mới dạy học cho rằng: “Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập
vì chúng giúp giảng viên và sinh viên trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng
tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một vấn đề, hệ thống
lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới” (2)
2.2. Những yêu cầu để sử dụng BĐTD có hiệu quả trong dạy học môn Đường lối
cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
BĐTD là một trong những sự lựa chọn tốt. Sử dụng phương pháp này, giảng viên sẽ
không rơi vào trạng thái cháy giáo án vì phương pháp mang tính chất hướng dẫn, gợi mở
cho người học kết cấu logic và cách triển khai vấn đề nghiên cứu chứ không đi quá sâu vào
việc phân tích những nội dung cụ thể. Người học khi sử dụng phương pháp này để ghi chép
dưới sự hướng dẫn của giảng viên có thể tổng hợp được những kiến thức cơ bản của từng
29
TRẦN THỊ THU HOÀI - NGUYỄN THỊ HOÀN
chương mục. Những nội dung được giảng trên lớp theo phương pháp này giúp người học
có thể nắm bắt, phân tích khá sâu nội dung chi tiết. Những nội dung giảng viên không trực
tiếp giảng trên lớp người học cũng có thể lĩnh hội được cách thức để có thể tự học một cách
hiệu quả. Phương pháp BĐTD có thể giúp thầy cô thiết kế ra những bài tập nhỏ cho sinh
viên làm và thảo luận tại lớp. Không khí của các buổi học trở nên sôi nổi hơn, hào hứng hơn
và có tính tương tác. Thầy cô đóng vai trò của người định hướng và cố vấn chứ không phải
người truyền thụ kiến thức một chiều theo cách nói thao thao bất tuyệt. Chất xám của thầy
cô sẽ được sử dụng có ý nghĩa hơn, hiệu quả hơn. Giảng viên không bị mệt vì phải nói quá
nhiều, người học không phải ghi chép quá nhiều. Kết thúc buổi học, dù là cuối buổi hay cuối
ngày, cả thầy và trò đều duy trì được phong độ, sự vui vẻ.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là không nên thần thánh hóa phương pháp BĐTD. Để nâng
cao chất lượng dạy và học, cần phải chú trọng đến chất lượng, trình độ của đội ngũ giáo viên
và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Xét đến cùng BĐTD cũng chỉ là một trong những phương
pháp, công cụ hỗ trợ cho công tác giảng dạy, học tập. BĐTD chỉ là một công cụ của tư duy,
là một phương thức ghi chép hiệu quả chứ không phải là công cụ vạn năng. Việc áp dụng
bản đồ tư duy trong công tác giảng dạy cần phải dựa trên điều kiện lịch sử cụ thể, tránh việc
áp dụng một cách tràn lan. Trong điều kiện sinh viên hiện nay phần lớn các em đều có smart
phone, nếu như hệ thống wifi mạnh, được cung cấp miễn phí cho cả thầy và trò trong giảng
đường thì đây sẽ là điều kiện tốt cho học tập và giảng dạy môn học mà tính cập nhật rất cao,
thường xuyên và liên tục. Quy mô lớp được sắp xếp vừa phải, hợp lý (khoảng 60 sinh viên/
lớp) sẽ rất phù hợp cho việc phân nhóm để làm việc bằng sử dụng BĐTD.
Cần nhấn mạnh rằng, để sử dụng tối ưu công cụ này, vai trò định hướng tư duy của
người thầy rất quan trọng. Điều này đỏi hỏi người thầy không chỉ cung cấp cho người học
cách thức vẽ bản đồ mà quan trọng hơn, với mỗi chương, mỗi mục, người thầy phải giúp
sinh viên định hướng kiến thức bao chứa trong đó. Những cách thức tiếp cận, nội dung cơ
bản, cốt lõi, bản chất vấn đề phải được thầy làm rõ. Nếu như người thầy chỉ trang bị cho
người học cách vẽ bản đồ (bằng tay) hay cách tải phần mềm bản đồ tư duy trên mạng về
mà không định hướng cho họ về những kiến thức cơ bản của môn học, những nội dung chủ
yếu, logic của các phần nội dung thì BĐTD sẽ không bao giờ phát huy được tác dụng.
Với cái đầu của thầy, trò được gợi mở, hướng dẫn cách tư duy và trò sẽ sử dụng BĐTD để
ghi chép những kiến thức đó lại. Mới đầu là ghi chép máy móc theo cách của thầy, dần dần
khi đã thành thạo, trò sẽ có khả năng sáng tạo, tạo ra những bản đồ của riêng mình về nội
dung môn học, mang bản sắc và dấu ấn cá nhân. Có như thế chúng ta mới có thể đạt được
hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập môn học.
Qua áp dụng phương pháp BĐTD trong giảng dạy môn học Đường lối cách mạng
của Đảng cộng sản Việt Nam tại trường đại học Kinh tế Quốc dân, chúng tôi nhận thấy quá
trình học tập có những thay đổi rõ rệt: Sinh viên tự giác tham dự môn học, không cần điểm
danh quá sát sao và không cần kiểm tra, giám sát về số lượng người học trong suốt cả buổi
học. Sinh viên tự giác đến lớp và theo dõi bài giảng suốt từ đầu đến cuối. Một số môn học
có tình trạng sau khi điểm danh, một số sinh viên bỏ về vì họ chỉ đến lớp học để đối phó.
30
GIẢNG DẠY, HỌC TẬP MÔN HỌC ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG...
Với phương pháp BĐTD, tinh thần, thái độ học tập của người học được cải thiện một cách
rõ rệt. Lớp học không còn là một mô hình đóng kín theo kiểu truyền thống trong đó người
học im phăng phắc lắng nghe và ghi chép mà đã chuyển sang một trạng thái mở đầy sự sẻ
chia và thân thiện. Với BĐTD, bài giảng được triển khai theo kiểu đối thoại giữa người dạy
và người học, giữa người học với người học, tránh được tình trạng độc thoại triền miên của
thầy cô. Buổi học trôi qua rất nhanh, hào hứng vì người học có cơ hội chia sẻ nhiều ý kiến
của mình trước tập thể. Mối quan hệ giữa thầy cô và sinh viên, giữa sinh viên với nhau trở
nên gần gũi, thân thiết.
Qua kiểm tra tại chỗ, có thể thấy bằng BĐTD nhiều sinh viên có thể ghi nhớ những
kiến thức cơ bản ngay tại lớp và giúp nhiều sinh viên khác ghi nhớ bài giảng rất dễ dàng.
Qua các bài tập nho nhỏ vẽ BĐTD về một nội dung nghiên cứu có thể nhìn thấy rất
rõ sự khác biệt về năng lực tư duy của người học. Do đó, đây có thể coi là một phương
pháp có khả năng phân loại và đánh giá tư duy, nhận thức của người học. Một nội dung
được thể hiện bằng rất nhiều bản đồ khác nhau đầy màu sắc và đa dạng về cách tiếp cận.
3. Kết luận
Qua thời gian áp dụng phương pháp bản đồ tư duy cho việc giảng dạy môn học
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, có thể thấy đây là một phương pháp
đem lại cảm hứng sáng tạo cho cả người dạy và người học. Sự hào hứng, thích thú của
cả thầy và trò khi tham gia quá trình học tập và giảng dạy là yếu tố quan trọng đầu tiên
ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả học tập môn học. Trong bối cảnh tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của các trường đại học đang diễn ra như một xu thế tất yếu trong nền giáo
dục Việt Nam thì việc đổi mới một cách tích cực phương pháp dạy và học có thể coi như
một giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy một cách hữu ích, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục đại học, nâng thương hiệu của các trường đại học Việt Nam.
Trong điều kiện sinh viên Kinh tế Quốc dân và các trường đại học trên cả nước
hiện nay, phần lớn các em đều có smart phone, nếu như hệ thống wifi mạnh, được cung
cấp miễn phí cho cả thầy và trò trong giảng đường thì đây sẽ là điều kiện tốt cho học tập
và giảng dạy môn học mà tính cập nhật rất cao, thường xuyên và liên tục. Quy mô lớp
được sắp xếp vừa phải, hợp lý (khoảng 60 sinh viên/lớp) sẽ rất phù hợp cho việc phân
nhóm để làm việc bằng sử dụng bản đồ tư duy. Các chế độ khuyến khích thỏa đáng về
vật chất và tinh thần của nhà trường với thầy cô trong việc áp dụng phương pháp mới
vào giảng dạy sẽ ngày càng thu hút nhiều thầy cô nghiên cứu, áp dụng phương pháp mới
trong giảng dạy môn học của mình nhằm đưa đến cho người học những bài giảng có chất
lượng.
Dù là bản đồ tư duy hay một phương pháp nào đi chăng nữa, vấn đề là ngọn lửa,
nhiệt huyết của thầy cô với nghề nghiệp, lòng yêu nghề, niềm đam mê với sự nghiệp
trồng người được duy trì và ngày càng trở nên cháy bỏng. Khi ngọn lửa này được duy trì,
nó sẽ khơi nguồn cho mọi sáng tạo trong công việc của thầy cô. Làm sao để các thầy cô
chuyên tâm, yêu nghề, tâm huyết với nghề và tận hiến với nghề. Một phần lớn phụ thuộc
vào cơ chế, chính sách đãi ngộ của nhà nước, nhà trường, của các cấp lãnh đạo, quản lý
31
TRẦN THỊ THU HOÀI - NGUYỄN THỊ HOÀN
với nhà giáo. Khi họ được tôn trọng và đãi ngộ thỏa đáng, họ sẽ cống hiến hết mình và
làm việc với đam mê, sáng tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tony Buzan (2014), “Lập bản đồ tư duy”, NXB Lao động xã hội, tr.2-24.
[2]. Hoàng Đức Huy (2009), “Bản đồ tư duy đổi mới dạy học”, NXB Đại học quốc gia
TP.HCM.
[3]. Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, (2015), “Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy
học phần tâm lý học đại cương cho sinh viên các khoa không chuyên ở trường Đại học
sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa