“Vừa dạy, vừa dỗ” tưởng như là những việc của thầy cô giáo ở bậc Tiểu học, thế
nhưng lại là việc khá phổ biến ở đại học FPT. Các giảng viên ở đây hiểu rõ, động
viên là một việc làm quan trọng và bắt buộc nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho
sinh viên của mình. Công việc này đã được triển khai như thế nào? Tạp chí CNGD
kỳ này xin được giới thiệu phương pháp của các giảng viên Phạm Anh Đới, Nguyễn
Khắc Nhật; Hoàng Hương Giang, khoa Quốc tế trong những năm giảng dạy tại
trường. Mỗi người có một cách làm khác nhau, nhưng đều có một điểm chung, đó
là: hết lòng vì sinh viên, không ngại bỏ thời gian, công sức để làm bạn với học trò
của mình một cách đúng nghĩa.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giảng viên Đại học FPT tạo động lực cho sinh viên như thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
40
Từ Thực Địa
GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC FPT TẠO ĐỘNG LỰC CHO SINH
VIÊN NHƯ THẾ NÀO?
Nguyễn Thị Vân| LTIT (Ghi)
“Vừa dạy, vừa dỗ” tưởng như là những việc của thầy cô giáo ở bậc Tiểu học, thế
nhưng lại là việc khá phổ biến ở đại học FPT. Các giảng viên ở đây hiểu rõ, động
viên là một việc làm quan trọng và bắt buộc nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho
sinh viên của mình. Công việc này đã được triển khai như thế nào? Tạp chí CNGD
kỳ này xin được giới thiệu phương pháp của các giảng viên Phạm Anh Đới, Nguyễn
Khắc Nhật; Hoàng Hương Giang, khoa Quốc tế trong những năm giảng dạy tại
trường. Mỗi người có một cách làm khác nhau, nhưng đều có một điểm chung, đó
là: hết lòng vì sinh viên, không ngại bỏ thời gian, công sức để làm bạn với học trò
của mình một cách đúng nghĩa.
• Sinh viên của chúng ta trước giờ vẫn quen với cách dạy truyền thụ,
thầy giảng-trò nghe, thầy đọc-trò chép. Vì thế, kết quả của việc học
hầu hết phụ thuộc vào năng lực của người thầy, người học đóng vai
trò rất thụ động trong lớp học. Nhiều sinh viên không ý thức được
sau khi ra trường mình sẽ là người như thế nào, hay mình sẽ làm
được gì; Sau khi học xong một khóa học thì mình sẽ thu hoạch thêm
được những gì; Thậm chí đơn giản hơn, môn học này mình sẽ học
về cái gì Rõ ràng, họ thiếu động lực học.
Vậy, là một giáo viên, chúng ta phải làm gì? Tôi nhận ra một điều,
ngoài việc thay đổi cách dạy, giáo viên cũng cần thực hiện việc
Nguyễn Khắc Nhật – Giảng viên
khoa Quốc tế
“Tôi cho điểm thoải mái!”
LƯU HÀNH NỘI BỘ
41
động viên sinh viên để giúp họ tham gia chủ động hơn vào việc
học của mình. Có thể nói, tất cả mọi khó khăn mà chúng ta gặp
phải trên lớp, tất cả mọi vấn đề trong và ngoài lớp học đều sẽ được
giải quyết nếu người học muốn học. Do vậy, một người thầy giỏi là
người thành công trong việc “bắt sinh viên mình muốn học”.
• Một chiến lược động viên tốt cần được chuẩn bị cả về cơ sở vật
chất, thời gian học, chương trình học, thiết kế bài học, quan hệ
thầy trò, phương pháp giao tiếp... Có những vấn đề mà bản thân
người giáo viên không tự giải quyết được, nhưng họ vẫn là người
có ảnh hưởng lớn nhất mang tính quyết định đến kết quả của việc
động viên người học.
Có thể bắt đầu bằng 2 việc: tìm hiểu sinh viên và thiết kế bài học.
Nói cụ thể hơn, giáo viên cần biết và giúp sinh viên tự biết được
mà họ đang có gì, thiếu gì, dựa trên đó để xây dựng kế hoạch học
tập gần gũi và hợp lý đối với từng cá nhân. Nhân đây cũng cần
nói thêm rằng việc cá nhân hóa hoạt động học tập là cực kỳ quan
trọng. Để làm tốt việc này, không gì quan trọng bằng việc có một
cơ chế giao tiếp thoải mái, rộng rãi giữa thầy và trò.
Giáo viên có thể sử dụng mô hình 4 giai đoạn của vòng học tập
Kolb, thang nhu cầu Maslow, mô hình ARCS của John Keller để
thiết kế bài học phù hợp cho sinh viên, áp dụng những phương
pháp cụ thể cho từng bài học, cho từng lớp học, cho từng sinh
viên. Chẳng hạn, trước tiên có thể kể đến việc triển khai một bài
học theo phương pháp PB (Problem Based – Dựa trên vấn đề). Sau
đó là sử dụng các công cụ dựa trên máy tính/Internet để quản lý
theo dõi lớp học, giao tiếp, mở rộng thời gian/không gian học tập,
phản hồi, đánh giá
Keller đề xuất mô hình để thiết kế bài giảng có tính động viên dựa trên
các yếu tố:
A: Attention
R: Relevance: liên quan đến người học
C: Confidence: giúp người học tự tin vì đã có được tri thức và kĩ năng
mới hữu ích
S: Satisfaction: bài học phải khiến người học thỏa mãn với những gì
được học với sự ghi nhận rõ ràng về kết quả học tập cũng như cảm
giác tự thân về những gì họ đã trải qua trong quá trình học.
TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
42
Từ Thực Địa
• Một ví dụ cụ thể: Để tìm hiểu sinh viên thì tôi đã áp dụng cách lấy
phản hồi của sinh viên sau một khoảng thời gian nhất định. Việc lấy
phản hồi có thể thực hiện đơn giản bằng cách thông qua những tờ
giấy nhỏ hoặc thông qua biểu mẫu điện tử, hoặc thông qua email.
Điều quan trọng là phải đảm bảo để sinh viên biết được, các phản
hồi của họ có ích rất lớn đối với việc triển khai lớp học. Để tìm hiểu
cụ thể hơn về cá nhân từng sinh viên thì tôi đã triển khai các buổi
phỏng vấn giữa học kỳ. Còn đối với một số trường hợp cần thiết thì
có thể trao đổi trực tiếp với sinh viên thông qua các cuộc hẹn riêng.
Thoạt nhìn thì có vẻ sẽ mất rất nhiều thời gian cho công việc này
nhưng thực ra thì so với quỹ thời gian của một học kỳ thì việc dành
vài chục phút để trao đổi riêng với một sinh viên là có thể chấp nhận
được. Hơn nữa những buổi trao đổi như vậy thông thường là rất
đáng giá đối với sinh viên.
• Để giúp cho việc giao tiếp giảng viên – sinh viên hoặc các sinh
viên với nhau dễ dàng hơn thì tôi đã sử dụng rất nhiều kênh. Hiệu
quả nhất vẫn là kênh trao đổi trực tiếp. Tuy nhiên việc sử dụng
email, chat, mạng xã hội cũng rất hữu ích. Một kinh nghiệm cá
nhân, trước đây tôi hay khắt khe với học sinh trong việc viết email,
luôn yêu cầu sinh viên viết email cho mình theo đúng “chuẩn”. Thế
nhưng việc đó có lẽ đã gây cản trở cho việc tôi nhận được các email
từ sinh viên. Về sau, tôi đã đơn giản hóa việc này đi rất nhiều. Một
mẹo nhỏ để sớm nhận được email trao đổi của sinh viên đó là hãy
gửi email cho sinh viên trước.
• Thiết kế bài giảng theo hướng PB (Problem-based) là việc làm khó
khăn nhất đối với tôi. Mặc dù chưa có được những bài học làm mình
thực hài lòng, tuy nhiên tôi đã thấy được hiệu quả động viên rất tốt
của phương pháp này.
• Đánh giá và “cho điểm” cũng là một cơ hội để động viên sinh viên.
Tôi quan niệm, bản chất của việc cho điểm là để đánh giá độ hài lòng
của giáo viên đối với sinh viên, hay nói cách khác nếu sinh viên làm
giáo viên hài lòng thì sẽ được điểm cao. Do vậy tôi khá thoải mái
trong việc “cho điểm”. Điểm cao không chỉ giúp sinh viên “vui” hơn
mà còn giúp họ tự tin hơn, hài lòng hơn.
• Kinh nghiệm giúp sinh viên tự học: Trong các lớp học của tôi, tôi
thường xen kẽ những khoảng thời gian để đề cập đến việc học, tự
học, vai trò của sinh viên, cũng như những chia sẻ cá nhân của mình
về việc học. Việc làm này kèm theo một cơ chế theo dõi (tracking) và
đánh giá minh bạch (tức là mọi người đều nhìn thấy).
LƯU HÀNH NỘI BỘ
43
• Quan điểm của tôi, để sinh viên học được thì nhiệm vụ quan trọng
nhất là động viên. Nhiệm vụ này thuộc về nhà trường, gia đình và
xã hội. Nếu xét từ quan điểm của nhà trường, thì tất cả mọi bộ phận
đều có vai trò này. Ví dụ bộ phận PR cần xây dựng hình ảnh sao cho
người học thấy tự hào, háo hức với ngôi trường, chuyên ngành của
mình. Bộ phận placement (tìm việc làm) phải làm việc để người học
thấy tương lai khi ra trường. Bộ phận giáo viên cần đưa ra phản hồi
liên tục để việc học của họ được đáp ứng, cần đưa ra những kiến
thức thử thách để họ cảm thấy mình luôn tiến bộ, cho họ biết những
“chuẩn” mà xã hội cần, vv. Tóm lại thì đây là nhiệm vụ của tất cả
những ai tham gia trực tiếp và gián tiếp vào việc học.
• Vì sao phải động viên người học? Có lẽ cần trả lời câu hỏi này trước
khi làm bất cứ việc gì với việc động viên và việc học. Nếu ta không
làm cho người học muốn học thì họ sẽ không học hoặc không học
được. Theo “Noam Chomsky” thì tất cả công việc mà giáo viên phải
làm là “khiến người học muốn học”. Sinh viên học kém không phải
vì không có tố chất, mà vì không thích học, và khi học kém thì càng
không thích học. Ngày nay khi tài nguyên có quá nhiều trên Internet
và sách vở, có thể nói, chỉ cần người học muốn học - họ sẽ học được.
• Khi gặp bất kỳ sinh viên mới hoặc với một nội dung mới phải học,
tôi đều giúp sinh viên trả lời câu hỏi: tại sao phải học ngành học,
môn học? Tức là giúp người học tìm ra động lực nội tại của người
học. Tôi luôn cố gắng tìm những phương pháp làm việc giúp cho
người học cảm thấy thích thú với việc học và thấy được ý nghĩa của
việc đó. Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên trò chuyện, quan tâm tới
từng sinh viên để đưa ra những phản hồi, tư vấn kịp thời giúp họ
không bị “bế tắc” trong việc học.
Phạm Anh Đới – Giảng viên
khoa Quốc tế
“Trên lớp, công việc chủ yếu của
tôi là động viên!”
TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
44
Từ Thực Địa
• Tất cả những việc trên lớp tôi làm chủ yếu là động viên. Chiến lược
này được triển khai từ việc thiết kế và triển khai môn học, bài học
cho tới việc đưa phản hồi cho người học. Nếu hiệu quả của việc học
được đo bằng kết quả thi thì hiệu quả cao hơn nhiều so với coi việc
dạy chỉ là việc truyền thụ kiến thức như thời gian trước.
• Tôi đang tìm hiểu và sẽ đưa ra một mô hình để có thể theo dõi, động
viên tới từng sinh viên, giúp họ tìm ra cách làm việc theo sở thích
của họ, và triệt để áp dụng các phương pháp học tập chủ động.
• Theo tôi, động viên người học là nhiệm vụ chính của giáo viên,
ngoài ra cần sự hỗ trợ của bộ phận chăm sóc sinh viên và gia đình.
Thông thường, lý tưởng nhất là sinh viên tự nhận thức được sự cần
thiết của việc học và chủ động học tập. Tuy nhiên thực tế diễn ra tại
Aptech trước đây, sinh viên chọn học lập trình ở Aptech như một
chỗ trú chân sau trượt đại học, số lượng bạn thực sự yêu thích nghề
lập trình rất ít. Ngành lập trình đòi hỏi các bạn sinh viên phải cố
gắng rất nhiều, bỏ rất nhiều thời gian và công sức để theo đuổi được
hết các môn học, vì vậy nếu thiếu sự động viên kịp thời thì các bạn
sẽ rất dễ nản chí dẫn đến bỏ học hoặc đi học mà không thu lại kết
quả gì. Với khối lượng công việc yêu cầu của chương trình của Khoa
Quốc tế hiện tại, tính ra sinh viên trung bình mỗi ngày cần bỏ ra 4h
để học và làm việc mới “tạm” gọi là đạt yêu cầu.
• Tôi có thói quen quan tâm đến từng cá nhân trong lớp, việc làm này
thường khá vất vả nhưng đến giờ vẫn chưa tìm ra cách nào tốt hơn, vì
tôi cho rằng chỉ có động viên quan tâm đến từng cá nhân thì mới nắm
được tâm tư nguyện vọng của sinh viên, tìm cách giải quyết vấn đề
của từng cá nhân thì mới đạt hiệu quả mong muốn. Việc này cần phải
làm hàng ngày vì chỉ cần 1-2 ngày “bỏ bẵng” bài là các em sẽ lao vào
Hoàng Hương Giang -
(FPT Aptech)
“Tôi đồng cảm với sinh viên
trong mọi vấn đề!”
LƯU HÀNH NỘI BỘ
45
những thứ thu hút hơn. Mà đặc thù của bài học thuộc chương trình
Aptech là bỏ một bài là có thể sẽ dẫn đến bỏ luôn các bài sau của môn.
Trước đây, những năm 2010, tôi hay nói chuyện tâm sự trực tiếp
với sinh viên, lớp nào có vài ba sinh viên “lười” là gọi tất cả lại nói
chuyện, động viên đến trường ngồi làm bài cả vào những buổi không
có giờ học, nếu có thể thì đến ngồi cùng. Đầu năm 2014, gặp lại một
sinh viên cũ, vốn rất ngại học, nghe em tâm sự: "Em vẫn nhớ lúc cô
gọi em với Huấn vào bảo cố gắng học đi, nhờ thế mà em vẫn đang cố
gắng học cho đến lúc này đây ạ".
• Tôi cũng hay dùng Facebook để liên lạc động viên sinh viên. Cách
làm là tạo group cho các nhóm để tiện theo dõi, làm bạn với sinh
viên một cách đúng nghĩa (luôn đồng cảm với sinh viên trong mọi
vấn đề, kể cả ăn chơi!). Khi sinh viên coi mình là bạn thì sẽ không
ngại ngùng khi bày tỏ quan điểm về lười học hay khó khăn. Thậm
chí, tôi dùng cả cách gọi điện cho sinh viên đi học khi các em không
chịu đến lớp vì lý do: dậy muộn!
Một đoạn hội thoại của cô Giang qua FB
TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
46
Từ Thực Địa
• Nhưng đôi khi giám sát quá sát sao, khối lượng bài tập và công
việc khổng lồ dễ khiến sinh viên nản chí, tôi tìm cách chủ động
theo dõi, động viên,“chat chit” tâm sự. Gần đây tôi sử dụng
“chiêu thức” trình chiếu bài làm được của sinh viên vào đầu
giờ học trên lớp. Đưa ra feedback (thường là khen) trước mặt
cả lớp, sinh viên sẽ rất vui và có động lực tiếp tục cố gắng.
Hiện giờ tôi vẫn đang tìm ra biện pháp đỡ tốn nhiều công sức hơn
mà vẫn thu được hiệu quả cao nhất. Hi vọng cách làm dần dẫn sẽ
thành quy trình để có thể chuyển giao được.