MỤC TIÊU CỦA BÀI
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Kiến thức:
Trình bày được khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh.
Kỹ năng:
Vận dụng những kiến thức đã học tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Học tập và rèn luyện theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thái độ:
Hưởng ứng cuộc vận động: “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“
ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo án lý thuyết;
- Đề cương bài giảng;
- Máy tính, bút, phấn, bảng;
- Tài liệu tham khảo.
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 02 phút.
1. Kiểm tra sĩ số .
2. Nhắc nhở những điều cần thiết.
II. THỰC HIỆN BÀI HỌC
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chính trị - Bài 3: Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ: 04
Thời gian thực hiện: giờ
Tên chương:
Thực hiện từ ngày../......đến ngày ....../...../.......
BÀI 3: TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
MỤC TIÊU CỦA BÀI
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Kiến thức:
Trình bày được khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh.
Kỹ năng:
Vận dụng những kiến thức đã học tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Học tập và rèn luyện theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thái độ:
Hưởng ứng cuộc vận động: “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“
ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo án lý thuyết;
- Đề cương bài giảng;
- Máy tính, bút, phấn, bảng;
- Tài liệu tham khảo.
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 02 phút.
1. Kiểm tra sĩ số........
2. Nhắc nhở những điều cần thiết.
II. THỰC HIỆN BÀI HỌC
T
T
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1
Dẫn nhập
Bài 3: “Tư Tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh tinh hoa văn hóa của dân tộc và thời đại, nó đã được coi như nền tảng tử tưởng, kim chỉ nam cho sự nghiệp xây dựng và bảo Tổ quốc của toàn dân tộc. Hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu nội dung Bài 3.
- Lắng nghe
05’
2
Giảng bài mới
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh
* Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh lần đầu tiên được sử dụng trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) và ngày càng xác định rõ hơn.
Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQH, HN, 2011, tr. 88.
.
1.1 Nguồn gốc và quá trình hình thành.
1.1.1 Nguồn gốc hình thành
* Hoàn cảnh lịch sử.
- Tình hình thế giới:
+ Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa.
+ Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 thành công đã đặt ra trước mắt các dân tộc thời kỳ đấu tranh chống đế quốc, giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
- Tình hình Việt Nam:
+ Đầu thế kỷ XX mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ở Việt Nam ngày càng sâu sắc.
+ Các cuộc khỏi nghĩa vũ trang và phong trào yêu nước theo nhiều khuynh hướng khác nhau liên tiếp diễn ra nhưng tất cả đều thất bại
* Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp, cao quý.
* Kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hóa Phương Đông và Phương Tây.
- Văn hóa Phương Đông đặc biệt là Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo:
- Với văn hóa phương Tây: Hồ Chí Minh đã làm quen với văn hóa Pháp, Mỹ.
* Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc lý luận chủ yếu.
- Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp cho Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm của mình để phát hiện ra phương hướng tìm con đường cứu nước đúng đắn.
* Phẩm chất và năng lực cá nhân Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh có năng lực tư duy độc lập, tự chủ và rất sáng tạo.
- Hồ Chí Minh là người có tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sỹ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước.
1.1.2 Quá trình hình thành
- Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng (từ 1890-1911):
- Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm (1911-1920): đây là giai đoạn bôn ba tìm đường cứu nước.
- Giai đoạn hình thành tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam (1921-1930):
- Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định của CM VN (1930-1941):
- Giai đoạn phát triển và hiện thực hóa tư tưởng HCM (1941-1969):
1.2. Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
- Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.
- Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân.
- Tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ tranh nhân dân.
- Tư tưởng về phát triển về văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư.
- Tư tưởng về chăm lo bồi dững thế hệ cách mạng cho đời sau.
- Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
2.1. Hồ Chí Minh, tấm gương đạo đức sáng ngời, tiêu biểu nhất cho truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam
- Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, sáng lập ra Đảng cộng sản, mặt trận tổ quốc Việt Nam, là người sáng lập ra lực lượng vũ trang.
- Hồ Chí Minh là một nhà văn hoá lớn. Người là hiện thân tiêu biểu nhất cho sự trung thành của Đảng, lợi ích của nhân dân.
- Hồ Chí Minh là nhà báo vĩ đại
- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn, tiêu biểu là tập thơ “nhật ký trong tù”
- Hồ Chí Minh là nhà giáo, là người mở đầu nền sử học cách mạng.
- Hồ Chí Minh tiêu biểu cho phẩm chất tư duy độc lập tự chủ và sáng tạo, có tầm nhìn xa trông rộng, phong cách lãnh đạo của Người là dân chủ, sâu sát, tỉ mỉ, đúng mực, tôn trọng lời hứa, sống mực thước nêu gương.
- Hồ Chí Minh là tấm gương về cách diễn đạt.
- Văn hoá ứng xử của Người là tự nhiên, chân tình, cởi mở, chủ động và tế nhị, lối sống bình dị, khiêm tốn, Người luôn sống gần gũi yêu thương con người, hy sinh quên mình.
- Người là tấm gương về tự rèn luyện, giữ mình trong sạch, không ham danh lợi
2.2. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Đạo đức là một chuẩn mực, định hướng giá trị là nền tảng tinh thần xã hội, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người.
- Hiện nay, bên cạnh những tấm gương tốt vẫn còn một số cán bộ Đảng viên suy thoái về đạo đức, có lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân vụ lợi, sống thiếu trung thực.... quan liêu bao cấp, hối lộ, lãng phí... liên quan đến sự sống còn của Đảng. Ngoài ra, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, vì thế học tập và làm theo tấm gương đạo đức là rất cần thiết.
- Cân phải kếp hợp chặt chẽ công tác giáo dục chính trị, đạo đức và công tác tổ chức thi đua; Nêu cao chủ nghĩa tập thể, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Đối với thanh niên học sinh, sinh viên cần tích cực học tập lý luận chính trị, tin tưởng kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, không ngừng tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng.
- Dẫn dắt khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
- Khái quát tình hình thế giới đầu thế kỷ XX.
- Đặt câu hỏi: Em hãy cho biết, đầu thế kỷ XX tình hình Việt Nam như thế nào?
- Nhận xét, kết luận.
- Đặt câu hỏi: Dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp nào?
- Nhận xét, kết luận.
- Đặt câu hỏi: Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào từ văn hóa Phương Đông? Cho ví dụ.
- Nhận xét, kết luận
- Giảng giải, phân tích.
- Giảng giải, phân tích.
- Giảng giải, phân tích.
- Phân tích, giải thích
- Đặt câu hỏi: Những truyền thống của dân tộc, quê huong, gia đình đã ảnh hưởng như thế nào đến Hồ Chí Minh?
- Nhận xét, kết luận.
- Đặt câu hỏi: Em biết gì về phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh?
Nhận xét, kết luận.
- Giảng giải, phân tích.
- Đặt câu hỏi: Theo em, là học sinh thì cần làm gì để học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Nhận xét, kết luận.
.
- Lắng nghe, Ghi bài.
- Lắng nghe, ghi bài
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Ghi bài.
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Ghi bài.
- - Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Ghi bài.
- Lắng nghe, Ghi bài
- Lắng nghe, Ghi bài
- Lắng nghe, ghi bài
- Lắng nghe, Ghi bài.
- Lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Ghi bài.
- Lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Ghi bài
- Lắng nghe, ghi bài
- Lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Ghi bài.
70’
73’
3
Củng cố kiến thức và kết thúc bài
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Khái quát nội dung bài học.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm, kết luận nội dung bài thảo luận.
- Đánh giá ưu điểm và hạn chế của từng nhóm khi tham gia thảo luận.
- Củng cố kiến thức bài học thông qua câu hỏi.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe, ghi bài
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe, ghi bài
20’
4
Hướng dẫn tự học
1. Nêu khái niệm Tư tưởng HCM?
2.Trình bày nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng?
10’
Nguồn tài liệu tham khảo
1. Bộ Lao động thương binh xã hội, Giáo trình Chính trị (2008): NXB Lao động xã hội.
2. Bộ Giáo dục đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia.
TRƯỞNG KHOA/ TRƯỞNG TỔ MÔN
Mai Xuân Hiện
Ngày tháng năm
GIÁO VIÊN
Phạm Thị Thảo