1.Ngoài ra chúng ta còn có thêm 1 số gốc axit khác như:
• - HCO3 : hiđrôcacbonat
• - HSO3 : hiđrôsunfit
• - HSO4 : hiđrôsunfat
2.Các tiếp đầu ngữ thường gặp:
1- mono, 2-đi, 3-tri, 4-tetra, 5-penta .
55 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3097 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án ôn hè môn Hóa học Lớp 9 - Dương Thị Hiền Lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Buổi 1
Ngày giảng:
ÔN TẬP: LẬP CTHH, PHÂN LOẠI CHẤT VÀ GỌI TÊN
A. Các kiến thức cần nhớ:
I. Các nguyên tố hóa học thường gặp:
Tên
KHHH
Nguyên tử khối
Hoá trị thường gặp
Kim loại
Liti
Li
7
I
Kali
K
39
Natri
Na
23
Bạc
Ag
108
Bari
Ba
137
II
Canxi
Ca
40
Magie
Mg
24
Mangan
Mn
55
Kẽm
Zn
65
Đồng
Cu
64
Thuỷ ngân
Hg
201
Sắt
Fe
56
II,III
Nhôm
Al
27
III
Phi kim
Hidro
H
1
I
Flo
F
19
Clo
Cl
35,5
Brôm
Br
80
Iôt
I
127
Oxi
O
16
II
Cacbon
C
12
II, IV
Lưu huỳnh
S
32
IV, VI
Nitơ
N
14
I, II, III, IV, V
Phôtpho
P
31
III, V
II. Các nhóm nguyên tử thường gặp:
1. Nhóm amôni: (NH4) - hóa trị I
2. Nhóm hiđrôxit: -OH
3. Các gốc axit:
-F : florua
-Cl : clorua
-Br : brômua
-I : iôtua Dấu “-” thể hiện các gốc axit đó hóa trị I
-NO3 : nitơrat
- NO2 : nitơrit
- CH3COO : axetat
-AlO2: aluminat
=CO3 : cacbonat
=SO4 : sunfat
=SO3 : sunfit Dấu “=” thể hiện các gốc axit đó hóa trị II
= SiO3 : silicat
= S : sunfua
= ZnO2 : zincat
ºPO4 : phôtphat ( hóa trị III )
Chú ý:
1.Ngoài ra chúng ta còn có thêm 1 số gốc axit khác như:
- HCO3 : hiđrôcacbonat
- HSO3 : hiđrôsunfit
- HSO4 : hiđrôsunfat
2.Các tiếp đầu ngữ thường gặp:
1- mono, 2-đi, 3-tri, 4-tetra, 5-penta…..
III. Dãy hoạt động hóa học của kim loại:
Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Hg, Au
IV. Cách tính phân tử khối:
Phân tử khối = Tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử
VD: O2 = 16´2 = 32
Fe2O3 = 56´2 + 16´3 =160
Cu(NO3)2 = 64 + (14+16´3)´2= 188
Áp dụng:
Tính phân tử khối các phân tử sau: N2, CO2, H2SO4, Al(OH)3, ZnSO4, NaHCO3, Mg3(PO4)2, NaNO3
B. Lập CTHH dựa vào hóa trị đã biết
Qui tắc: Trong CTHH tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố(nhóm nguyên tử) này bằng tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố ( nhóm nguyên tử) kia.
a b
AxBy trong đó: a, b là hóa trị của A, B
x, y là chỉ số nguyên tử của A, B
Ta có: x.a = y.b
Áp dụng :
Lập CTHH của hợp chất gồm:
S và O biết S hoá trị IV, O hóa trị II
Al và gốc NO3 biết Al hóa trị III, gốc NO3 hóa trị I
Cu và gốc SO4
Fe và O biết Fe hóa trị II
N và O biết N hóa trị IV
C và O biết C hóa trị II
Zn và gốc PO4
Ca và gốc OH
Nhóm NH4 và gốc NO3
C. Tìm hóa trị của 1 nguyên tố khi biết CTHH
Ví dụ : Tìm hóa trị của C trong các hợp chất:
a. CO b.CO2
Giải: a. Gọi a là hóa trị của C trong hợp chất CO
Theo QTHT: a.I = II.1 ® a= II
Vậy trong hợp chất CO, Cacbon hóa trị II
b. Gọi a là hóa trị của C trong hợp chất CO2
Theo QTHT: a.I = II.2 ® a= IV
Vậy trong hợp chất CO2, Cacbon hóa trị IV
2. Áp dụng:
Bài 1: Tìm hóa trị của N trong các hợp chất sau: N2O, NO2, N2O3, N2O5, NH3
Bài 2: Tìm hoá trị các nguyên tố sau trong hợp chất biết O hóa trị II.
CO2, P2O5, SO3, CuO, Fe2O3, Cl2O7
D. Phân loại chất
I. Đơn chất: (Là những chất được tạo nên từ 1 loại nguyên tố hóa học.)
1. Những đơn chất phân tử cấu tạo từ 2 nguyên tử: O2, H2, N2, F2, Cl2, Br2, I2
2. Những đơn chất còn lại phân tử cấu tạo từ 1 nguyên tử (hay phân tử chính là nguyên tử):
VD: Cu, Al, Fe, Zn……
II. Hợp chất: (Là những chất được tạo nên từ 2 loại nguyên tố hóa học trở lên)
Ở THCS chia hợp chất thành 4 loại cơ bản như sau:
Oxit
Axit
Bazơ
Muối
Oxit
Axit
Bazơ
Muối
VD
FeO, Fe2O3, SO2, SO3, Al2O3
HCl, H2SO4, HNO3
NaOH, Fe(OH)2
NaCl, CuSO4, FeCl2
Cấu tạo
Oxit là hợp chất được tạo bởi kim loại hoặc phi kim với oxi ( phải có oxi )
Axit là hợp chất do H liên kết với gốc axit ( phải có H )
Bazơ là hợp chất do kim loại liên kết với nhóm OH
Muối là hợp chất do kim loại liên kết với gốc axit
Tên gọi
Tên kim loại ( phi kim ) + oxit
- Nếu kim loại có nhiều hóa trị thì khi gọi tên phải kèm theo hóa trị phía sau
VD: FeO : sắt (II) oxit
Fe2O3 : sắt (III) oxit
- Nếu phi kim có nhiều hóa trị thì khi gọi tên phải thêm tiếp đầu ngữ phía sau
VD:
SO2 : lưu huỳnh điôxit
SO3 : lưu huỳnh trioxit
Axit + tên gốc axit
- Axit mà gốc axit không có O thì có đuôi “hiđric”
- Axit mà gốc axit còn có O thì có đuôi “ic”
Tên kim loại + hiđrôxit
( chú ý kim loại nhiều hóa trị)
Tên kim loại + tên gốc muối
( chú ý kim loại nhiều hóa trị)
Chú ý: Gốc amôni + gốc axit cũng tạo nên muối
VD: NH4NO3 amôni nitrat
Áp dụng
Gọi tên: CaO, CuO, CO, CO2, NO, NO2, P2O5
Gọi tên: HCl, HF, HBr, H2S, HNO3, H2SO4, H3PO4
Gọi tên: NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)
Gọi tên: Na2SO4, CuCl2
E. Luyện tập:
Bài 1: Đọc tên các chất sau và phân đúng nhóm chất
K2O, FeO, CO2, N2O5, H2SO3, Zn(OH)2, (NH4)2SO4, AgNO3, FeCl3, H2SO4, HNO3
Bài 2: Lập đúng CTHH các chất sau và phân đúng nhóm chất:
Amôni clorua, Natri hiđrocacbonat, Nhôm sunfat, Nhôm hiđroxit, Axit cacbonic, Canxi cacbonat
Magie oxit, Kẽm phôtphat, Axit nitrơ, Axit nitric, Bari hiđrosunfat ,Axit sunfuric, Axit sunfurơ
Amôni phôtphat.
Bài 3: Có 1 số CTHH được viết như sau: FeOH, NaO, CaO, CuCl, NaCl2, FeCl2, Al2O, HSO3. Hãy chỉ ra những CTHH sai và sửa lại cho đúng.
Bài 4: X và Y tạo 2 hợp chất với O và H lần lượt là XO, YH3. Tìm CTHH tạo bởi X và Y
Ngày soạn: Buổi 2
Ngày giảng:
ÔN TẬP: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ: OXIT - AXIT
I. Tính chất hóa học Oxit:
1. Phân loại oxit:
Oxit axit
Oxit bazơ
Oxit trung tính: CO, NO… Là những oxit không tác với kiềm hoặc axit sinh ra Muối
Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO, Cr2O3….
2. Tính chất hóa học:
Oxit bazơ
Oxit axit
VD
CaO, FeO, Al2O3
Nhận xét: Oxit bazơ = kim loại + O
CO2, P2O5, SO2, SO3
Nhận xét: Oxit axit = phi kim + O
Tác dụng với nước
Oxit bazơ của kim loại mạnh + nước ® dd bazơ tan( kiềm) tương ứng
(Những oxit khác không pư được với nước vì bazơ tương ứng không tan)
Áp dụng:
Hoàn thành ptpư của các chất sau với nước, gọi tên sản phẩm tạo thành: CaO, Na2O, CuO, K2O, FeO, BaO
Oxit axit + nước ® axit tương ứng (trừ SiO2)
Áp dụng:
Hoàn thành ptpư của các chất sau với nước, gọi tên sản phẩm tạo thành: P2O5, CO2, SO2, SO3
Tác dụng với axit
Oxit bazơ + Axit ® Muối + H2O
Áp dụng:
Hoàn thành ptpư của các chất sau với axit, gọi tên sản phẩm tạo thành
CuO + HCl
Na2O + H2SO4 ( phản ứng trao đổi)
BaO + H3PO4
Fe2O3 + HNO3
Không phản ứng
Tác dụng với dd kiềm
Không phản ứng
Oxit axit + dd kiềm ® muối axit
muối trung hoà
tương ứng tuỳ theo tỉ lệ
Áp dụng:
Hoàn thành ptpư của các chất sau với nước, gọi tên sản phẩm tạo thành:
CO2 + NaOH
SO3 + Ba(OH)2
SO2 + KOH
Chú ý: Các oxit lưỡng tính vừa có thể phản ứng với axit, vừa có thể phản ứng với bazơ.
VD: Al2O3 + HCl ® AlCl3 + H2O Al2O3 + NaOH ® NaAlO2 + H2O
Áp dụng: Viết các ptpư chứng minh ZnO là oxit lưỡng tính
Oxit bazơ + Oxit axit ® muối
Áp dụng:
Hoàn thành ptpư của các chất sau với nước, gọi tên sản phẩm tạo thành:
CaO + CO2 CuO + SO3 BaO + CO2 MgO + SO3
Tác dụng với H2 hoặc CO
- Oxit Kim loại đứng sau Zn + CO ® kim loại + CO2
- Oxit Kim loại từ Zn + H2 ® kim loại + H2O
VD: CuO + H2 ® Cu + H2O
CuO + CO ® Cu + CO2
Không phản ứng
3. Luyện tập
Bài 1: Cho các chất sau: CuO, SO2, Fe3O4, K2O, CaO, FeO, Al2O3. Phân loại các oxit trên. Oxit nào có thể tác dụng với:
Nước
Axit clohiđric
Natri hiđroxit
Bị khử bởi H2
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Bài 2: Có các oxit sau: FeO, CO, KOH, CO2, H2O, BaO. Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một? Viết ptpư xảy ra.
Bài 3: Viết các phương trình hóa học thực hiện phản ứng sau:
a. P® P2O5 ® H3PO4 ® Ca3(PO4)2
b. Ca ® CaO ® Ca(OH)2 ® CaCO3
Bài 4: Có những chất sau: MgO; H2 ; CO ; SO3 ; P2O5 ; H2O, H2 , Na2O, NaOH
Hãy chọn một trong những chất trên điền vào chỗ trống trong các sơ đồ phản ứng sau:
…….+ H2O ® H2SO4
H2O + …..®H3PO4
…..+ HCl ® MgCl2 + H2O
FeO + ….. ® Fe + H2O
CuO + ….® Cu + CO2
SO2 + …..® Na2SO3
SO2 + …..® Na2SO3 + H2O
I. Tính chất hóa học của Axit.
1.Phân loại axit:
Axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3
Axit yếu: H2CO3, H2SO3…
hoặc
Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4,….
Axit không có oxi: HCl, H2S, ……
Chú ý:
Axit H2CO3, H2SO3 yếu, không bền nên khi sinh ra sẽ bị phân huỷ thành oxit tương ứng và H2O
H2CO3 « CO2 + H2O H2SO3 « SO2 + H2O
Hợp chất NH4OH cũng là 1 bazơ không bền nên khi sinh ra cũng bị phân huỷ:
NH4OH « NH3 + H2O
2. Tính chất hóa học của axit loãng:
Dung dịch axit làm đổi màu chất chỉ thị: làm quỳ tím chuyển màu đỏ
Axit + Oxit bazơ ® Muối + H2O VD: ZnO + HCl ® ZnCl2 + H2O
c. Axit + Bazơ ® Muối + H2O VD: Al(OH)3 + HCl ® AlCl3 + H2O
d. Axit + kim loại đứng trước H ® Muối + H2 VD: Mg + H2SO4 ® MgSO4 + H2
e. Axit + Muối ( học bài sau)
3. Luyện tập:
Bài 1: Có các dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 loãng
các chất rắn: Fe(OH)3, Cu, MgO
các chất khí: CO2, H2.
Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một? Viết các ptpư xảy ra và gọi tên sản phẩm tạo thành.
Bài 2: Nối chất ở cột A với chất có thể tác dụng được ở cột B, viết các ptpư xảy ra.
A
B
Cacbon đioxit
Natri oxit
Sắt (III) oxit
Dung dịch H2SO4
Magie oxit
Nước
Dung dịch HCl
Dung dịch Ba(OH)2
Khí CO
Bài 3: Từ Mg, FeO, Mg(OH)2và dung dịch H2SO4 loãng. Hãy viết các ptpư điều chế:
Khí H2
Fe
Dung dịch FeSO4
Dung dịch MgSO4
Bài 4: Có những chất sau: Cu, CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3. Chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dd HCl sinh ra:
Khí H2
Dung dịch có màu xanh lam
Dung dịch có màu vàng nâu
Ngày soạn: Buổi 3
Ngày giảng:
ÔN TẬP: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ: BAZƠ – MUỐI
I. Tính chất hóa học của Bazơ:
1. Phân loại:
Bazơ tan (kiềm): Bazơ của kim loại mạnh: NaOH, KOH..
Bazơ không tan: Cu(OH)2, Al(OH)3..
2. Tính chất hóa học:
Dung dịch Bazơ tan( kiềm)
Bazơ không tan
Chất chỉ thị
- Quỳ tím ® xanh
- Dung dịch phenolphtalein ® hồng.
Không làm đổi màu chất chỉ thị
Tác dụng với oxit axit
Kiềm + Oxit axit ® 2 muối
Không phản ứng
Tác dụng với axit
Kiềm + Axit ® Muối + H2O
Bazơ + Axit ® Muối + H2O
Tác dụng với muối (học sau)
Nhiệt phân
Không phản ứng
Bazơ không tan ® oxit tương ứng + H2O
3. Luyện tập:
Bài 1: Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2, Fe(OH)3. Hãy cho biết những bazơ nào:
Tác dụng với dung dịch HCl?
Tác dụng với CO2?
Bị nhiệt phân huỷ?
Đổi màu quỳ tím thành xanh? Viết các phương trình hóa học minh họa.
Bài 2: Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, H2O và các dung dịch CuCl2, FeCl3, hãy viết các phương trình hóa học điều chế:
Các dung dịch bazơ
Các bazơ không tan
Bài 3: Có những chất sau: Zn, Zn(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, CuSO4, NaCl, HCl. Hãy chọn chất thích hợp điền vào mỗi sơ đồ phản ứng sau và lập phương trình hóa học:
………® Fe2O3 + H2O
H2SO4 + ……® Na2SO4 + H2O
H2SO4 + …….® ZnSO4 + H2O
NaOH + ……..® NaCl + H2O
…….+ CO2 ® K2CO3 + H2O
Bài 4: Viết pt hóa học thực hiện những biến đổi sau:
a. Na ® Na2O ® NaOH ® NaCl
b. Kali ® Kali oxit ® kali hiđroxit ® kali sunfat
II. Tính chất hóa học của muối
Phân loại:
Muối trung hoà
Muối axit
1. Muối tác dụng với kim loại:
a. Điều kiện:
Muối phản ứng phải tan
Kim loại phản ứng phải mạnh hơn kim loại trong muối (trừ kim loại mạnh)
b. VD: Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu
Cu + FeSO4 ® không phản ứng
2. Muối tác dụng với axit:
a. Điều kiện:
Axit phản ứng phải mạnh hơn axit sinh ra
Ít nhất sản phẩm phải có chất kết tủa hoặc bay hơi
b. VD: CaCO3 + HCl ® CaCl2 + H2O + CO2 BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4 + HCl
c. Áp dụng:
Hoàn thành các phương trình hóa học sau nếu xảy ra:
AgNO3 + HCl K2SO3 + H2SO4 CaCl2 + HNO3
3. Muối tác dụng với kiềm:
a. Điều kiện:
2 chất tham gia phải tan
Có ít nhất 1 chất kết tủa hoặc bay hơi
b. VD: FeCl3 + NaOH ® Fe(OH)3 + NaCl
c. Áp dụng:
Hoàn thành các phương trình hóa học sau nếu xảy ra:
BaCl2 + KOH MgSO4 + Ba(OH)2 Cu(OH)2 + FeCl2 NH4NO3 + NaOH
4. Muối tác dụng với muối:
a. Điều kiện:
2 chất tham gia phải tan
Có ít nhất 1 chất kết tủa
b. VD: Na2SO4 + BaCl2 ® NaCl + BaSO4
c. Áp dụng:
Hoàn thành các phương trình hóa học sau nếu xảy ra:
K2CO3 + Ca(NO3)2 NaNO3 + KCl BaSO4 + Na2CO3 MgCl2 + AgNO3
5. Phản ứng nhiệt phân
Một số muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao
Muối cacbonat trung hoà của Li, Na, K không bị nhiệt phân
Muối cacbonat và hiđrocacbonat của các kim loại khác bị nhiệt phân
CaCO3 ® CaO + CO2
NaHCO3 ® Na2CO3 + CO2 + H2O
III. Luyện tập:
Bài 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau:
a. Fe2O3 ® Fe2(SO4)3 ® FeCl3 ® Fe(OH)3 ® Fe2O3 b. CuO
Cu CuCl2
Cu(OH)2
Bài 2: Hoàn thành các pthh sau:
1. FeClx + AgNO3 ®
2. Fe(NO3)x + NaOH®
3. Na2CO3 + ….®NaCl + …+ …
4. ….+ SO3 ® Ba(HSO4)2
5. ….+ H2SO4 ® ZnSO4 + H2
6. ….+ H2SO4 ® ZnSO4 + H2O
7. K2S + …..® H2S + …..
8. Ca(OH)2 + …..® CaSO4 + …..
9. Na2SO4 + ….® NaNO3 + ….
Bài 3: Hoàn thành các pt hóa học sau:
H2SO3
S®SO2®SO3®H2SO4 ® Na2SO4 ® BaSO4
Na2SO3
Bài 4: Từ những chất đã cho: Na2O, Fe2(SO4)3, H2O, H2SO4, CuO. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế những chất sau:
NaOH
Fe(OH)3
Cu(OH)2
Bài 5: Cho các chất sau: CuO, SO2, P2O5, Fe3O4, Na2O, BaO, Ca(OH)2, HNO3, Zn(OH)2
Phân loại các chất trên
Tác dụng với dung dịch H2O?
Tác dụng với dung dịch H2SO4?
Bài 6: Nối chất ở cột A với chất có thể tác dụng được ở cột B,viết pt phản ứng xảy ra.
A
1. CuSO4
2. MgCl2
3. Na2CO3
B
a. HCl
b. Ca(OH)2
c. BaCl2
IV. Tính chất hóa học của kim loại:
Kim loại + O2 ® Oxit tương ứng ( trừ Ag, Au, Pt..) Riêng: Fe + O2 ® Fe3O4 ( tác dụng trực tiếp)
Kim loại + Phi kim ® Muối tương ứng ( trừ Ag, Au, Pt..) Riêng: Fe + Cl2 ® FeCl3 ( tác dụng trực tiếp)
Kim loại + Dung dịchAxit
Kim loại + Dung dịch muối
Kim loại mạnh + H2O
Chú ý: Những kim loại mà oxit của nó lưỡng tính thì còn có thêm phản ứng với dung dịch kiềm:
Al + NaOH + H2O ® NaAlO2 + H2 Zn + NaOH ® Na2ZnO2 + H2
D·y ho¹t ®éng ho¸ häc cña kim lo¹i.
ý nghÜa:
K
Ba
Ca
Na
Mg
Al
Zn
Fe
Ni
Sn
Pb
H
Cu
Ag
Hg
Au
Pt
T¸c dông víi níc Kh«ng t¸c dông víi níc ë nhiÖt ®é thêng
K
Ba
Ca
Na
Mg
Al
Zn
Fe
Ni
Sn
Pb
H
Cu
Ag
Hg
Au
Pt
Kim lo¹i ®øng tríc ®Èy kim lo¹i ®øng sau ra khái muèi
K
Ba
Ca
Na
Mg
Al
Zn
Fe
Ni
Sn
Pb
H
Cu
Ag
Hg
Au
Pt
H2, CO kh«ng khö ®ược oxit khö ®ược oxit c¸c kim lo¹i nµy ë nhiÖt ®é cao
V. Luyện tập:
Bài 1: Viết các ptpư thực hiện dãy biến hóa sau:
a. Al ® Al2O3 ® AlCl3 ® Al(OH)3 ® Al(NO3)3 ® Al
b. Fe ® FeCl2 ® Fe(OH)2 ® FeSO4 ® Fe
FeCl3 ® Fe(OH)3 ® Fe2O3 ® Fe
Bài 2:
a. CO2 ® Na2CO3 ® NaCl ® NaOH ® NaHCO3
b. CuCO3 ® CuO ® CuCl2 ® Cu(OH)2 ® Cu(NO3)2
Bài 3: Cho các kim loại sau: Mg, Al, Zn, Cu lần lượt tác dụng với các dung dịch: HCl, KOH, CuSO4, AgNO3, FeSO4. Viết ptpư hóa học xảy ra.
Bài 4: Cho các chất sau phản ứng với nhau từng đôi một: SO3, K2O, HCl, Cu(OH)2, Fe(OH)3, NaCl, CuSO4, CaCO3, Zn, Cu, Ba(NO3)2. Viết các ptpư xảy ra.
Bài 5: Khi cho khí CO2 vào nước có nhuộm quỳ tím thì nước chuyển thành màu đỏ, khi đun nóng thì màu nước lại chuyển thành tím. Giải thích hiện tượng
Bài 6: Có 1 dung dịch KOH. Cho mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch giấy quỳ chuyển màu xanh. Cho từ từ từng giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch KOH nói trên, giấy quỳ sẽ biến đổi như thế nào?Tiếp tục đổ thêm thật nhiều dung dịch axit vào thì giấy quỳ sẽ thế nào?
Bài 7: Cho các chất sau: Al, O2, CuSO4, Fe, HCl. Hãy điều chế Cu, CuO, AlCl3 và FeCl2.
Bài 8: Hoàn thành các ptpư sau:
Al + O2 ® A
A + HCl ® B + E
B + NaOH ® C + NaCl
C ® A + E
C + H2SO4 ® D + E
D + BaCl2 ® F + B
Bµi 9: ViÕt c¸c ph¬ng tr×nh ho¸ häc biÓu diÔn c¸c ph¶n øng ho¸ häc ë c¸c thÝ nghiÖm sau:
Nhá vµi giät axit clohi®ric vµo ®¸ v«i.
Hoµ tan canxi oxit vµo níc.
Cho mét Ýt bét ®iphotpho pentaoxit vµo dung dÞch kali hi®r«xit.
Nhóng mét thanh s¾t vµo dung dÞch ®ång(II) sunfat.
Cho mét mÉu nh«m vµo dung dÞch axit sunfuric lo·ng.
Nung mét Ýt s¾t(III) hi®r«xit trong èng nghiÖm.
DÉn khÝ cacbonic vµo dung dÞch níc v«i trong ®Õn d.
Cho mét Ýt natri kim lo¹i vµo níc.
Bµi 10: Cã nh÷ng baz¬ sau: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2. H·y cho biÕt nh÷ng baz¬ nµo:
BÞ nhiÖt ph©n huû?
T¸c dông ®îc víi dung dÞch H2SO4?
§æi mµu dung dÞch phenolphtalein tõ kh«ng mµu thµnh mµu hång?
Bµi 11: Cho c¸c chÊt sau: canxi oxit, khÝ sunfur¬, axit clohi®ric, bari hi®r«xit, magiª cacbonat, bari clorua, ®iphotpho penta oxit. ChÊt nµo t¸c dông ®îc víi nhau tõng ®«i mét. H·y viÕt c¸c ph¬ng tr×nh ho¸ häc cña ph¶n øng.
Bµi 12: Cho c¸c oxit sau: K2O, SO2, BaO, Fe3O4, N2O5. ViÕt ph¬ng tr×nh ho¸ häc(nÕu cã) cña c¸c oxit nµy lÇn lît t¸c dông víi níc, axit sunfuric, dung dÞch kali hi®roxit.
Bµi 13: Cho mét lượng khÝ CO dư ®i vµo èng thuû tinh ®èt nãng cã chøa hçn hîp bét gåm: CuO, K2O, Fe2O3 (®Çu èng thuû tinh cßn l¹i bÞ hµn kÝn). ViÕt tÊt c¶ c¸c ph¬ng tr×nh ho¸ häc x¶y ra.
Bµi 14: Nªu hiÖn tượng vµ viÕt PTHH minh ho¹
a/ Cho Na vµo dung dÞch Al2(SO4)3
b/ Cho K vµo dung dÞch FeSO4
c/ Hoµ tan Fe3O4 vµo dung dÞch H2SO4 lo·ng.
ÔN TẬP
Bài 1: Gọi tên các chất sau đây: SO2, CuO, BeO, Na2SO3, NaHSO3, K3PO4, Fe2(SO4)3, K2O, ZnO, CO2, SO3, NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3, HNO3, H2SO4, HCl, HBr, H2S.
Bài 2: Có 2 dung dịch muối sau: Mg(NO3)2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:
a. Dung dịch NaOH b. Dung dịch HCl c. Dung dịch AgNO3
Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Bài 3: Trường hợp nào xảy ra phản ứng khi trộn lẫn từng cặp dung dịch sau đây. Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
(1). CaCl2 và AgNO3 (2). KNO3 và Ba(OH)2 (3). Fe2(SO4)3 và KOH
(4). Na2SO3 và HCl (5). BaCl2 và H2SO4 (6). Al(NO3)3 và CuSO4
(7). KNO3 và Al2(SO4)3 (8). K2CO3 và HNO3 (9). H2SO4 và Ca(HCO3)2
(10). Ba(OH)2 và NaNO3 (11). Na2SO4 và Ba(HCO3)2 (12). Na2CO3 và Pb(NO3)2
(13). BaCl2 và KOH (14). FeSO4 và NaOH (15). Na2S và HCl
(16). Na2CO3 và BaCl2 (17). Na2SO4 và Pb(NO3)2 (18). KNO3 và BaCl2
Bài 4: Viết phương trình phân tử và ion của các phản ứng trong dung dịch theo sơ đồ sau:
(1). MgCl2 + ? MgCO3 + ?
(2). ? + KOH ? + Fe(OH)3
(3). ? + H2SO4 ? + CO2 + H2O
(4). CaCl2 + ? Ca3(PO4)2 + ?
(5). Ba(HCO3)2 + ? BaCO3 + ?
(6). FeS + ? FeCl2 + ?
Câu 5: Cho biết hiện tượng xảy ra khi cho.
a. Kẽm (Zn) vào dd đồng sunfat (CuSO4) b. Đồng (Cu) vào dd bạc nitrat (AgNO3)
c. Kẽm (Zn) vào dd magiê clorua (MgCl2) c. Nhôm (Al) vào dd đồng sunfat (CuSO4)
viết ptpứ xảy ra.
Câu 6: Axit H2SO4 loãng pứ với tất cả các chất nào dưới đây.
a. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2 b. NaOH, CuO, Ag, Zn.
b. Mg(OH)2, HgO, K2SO4, NaCl d. Al, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2
Câu 7: Cho các chất Na2O, CaO, H2O, CuCl2, FeCl3. điều chế các.
a. Dd bazơ (bazơ tan) b. Các bazơ không tan.
Câu 8: Cho dd các chất sau phản ứng với nhau từng đôi một.
a. Ghi dấu (x) nếu có pứ xảy ra
b. Dấu (0) nếu không có.
c. Viết phương trình phản ứng nếu có.
NaOH
HCl
H2SO4
CuSO4
HCl
Ba(OH)2
Câu 9: Viết phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa sau đây.
a.
b.
c.
gợi ý: câu 5a: (dpnc: điện phân nóng chảy)
Câu 10: có các chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với HCl sinh ra:
a. Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
b. dd có màu xanh lam.
c. dd có màu vàng nâu.
d. dd không có màu.
Viết các ptpứ .
Câu 11: Cho các chất sau phản ứng với nhau từng đôi một.
a. Ghi dấu (x) nếu có pứ xảy ra
b. Dấu (0) nếu không có.
c. Viết phương trình phản ứng nếu có.
H2SO4
Fe
NaCl
CaCl2
AgNO3
HNO3 loãng
CuSO4
Zn
Câu 13. Dự đoán hiện tượng và viết PTHH khi:
a. Đốt dây sắt trong khí Clo
b. Cho một đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2
c. Cho một viên kẽm vào dung dịch CuSO4
Câu 14. Hãy cho biết hiện tượng và viết PT xảy ra khi cho:
a. Kẽm vào dung dịch đồng clorua
b. Đồng vào dung dịch Bạc nitrat
c. Kẽm vào dung dịch Magiê Clorua
d. Nhôm vào dung dịch đồng clorua
Câu 15. Dựa vào tính chất hoá học của kim loại, hãy viết các phương trình hoá học sau đây:
Câu 16. Trộn lẫn các dung dịch sau.
a. Kali clorua + bạc nitrat d. Sắt(II) sunfat + natri clorua
b. Nhôm sunfat + bari nitrat. e. Natri nitrat + đồng sunfat
c. Kalicacbonat + axit sunfuric f. Natri sunfua + axit clohidric
Nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích bằng PTPƯ.
Câu 17. Viết 5 PTHH khác nhau để thực hiện phản ứng.
BaCl2 + ? NaCl + ?
Câu 18. Gọi tên các hợp chất Bazơ sau:
NaOH, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2, Cu(OH)2
Trong các bazơ trên, bazơ nào không tan trong nước.