Môn: Tập đọc Tiết 61
BÀI: ĂNG – CO VÁT
(Những kì quan thế giới)
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
GDMT: Thấy được vẻ đẹp hài hòa của khu đền Ăng-co-vát trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn (Trực tiếp nội dung bài).
II. Đồ dùng dạy - học
- Ảnh khu đền Ăng- co Vát trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
42 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 31 - Lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai, ngày 04 tháng 4 năm 2016
Môn: Mĩ tuật Tiết 31 (GVBM)
================================
Môn: Tập đọc Tiết 61
BÀI: ĂNG – CO VÁT
(Những kì quan thế giới)
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
GDMT: Thấy được vẻ đẹp hài hòa của khu đền Ăng-co-vát trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn (Trực tiếp nội dung bài).
II. Đồ dùng dạy - học
- Ảnh khu đền Ăng- co Vát trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ “Dòng sông mặc áo”
* Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu”?
- GV nhận xét.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
HĐ1: Luyện đọc
- GV hoặc HS đọc rồi HD chia đoạn: 3 đoạn.
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó:
- GV giải nghĩa một số từ khó
- GV đọc diễn cảm cả bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài
* Ăng- co Vát được xây dựng ở đâu, từ bao giờ?
* Khu đền chính đồ sộ như thế nào? Với những ngọn tháp lớn.
* Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
* Phong Cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?
HĐ3: Đọc diễn cảm
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 3.
- Đọc mẫu đoạn văn.
- Theo dõi, uốn nắn
- Nhận xét.
4. Củng cố (Lồng ghép GDMT)
- Nêu ý nghĩa bài học?
5. Dặn dò, nhận xét
- HS học bài và Chuẩn bị bài “Con chuồn chuồn nước”
- Nhận xét tiết học.
* Vì dòng sông thay đổi nhiều màu trong ngày như con người thay màu áo.
- Nêu ý nghĩa bài học
- HS lắng nghe.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc từ khó.
- HS luyện đọc câu văn dài
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi:
* Ăng- co Vát được xây dựng ở Cam- pu- chia từ đầu thế kỉ thứ mười hai.
- HS đọc thầm đoạn 2.
* Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọc tháp lớn, ba tầng hành lang đơn gần 1.500 mét, có 398 phòng.
* Những cây tháp lớn được xây dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
- HS đọc thầm đoạn 3.
*Lúc hoàng hôn, Ăng- co Vát thật huy hoàng từ các ngách.
- HS đọc toàn bài.
- Luyện đọc theo nhóm đôi
- Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Bình chọn người đọc hay.
Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi Ăng- co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam- pu- chia.
=======================================
Môn: Toán Tiết 151
BÀI: THỰC HÀNH
I. Mục tiêu
Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.
* Bài 1
II. Đồ dùng dạy - học
GV: Kế hoạch bài học - SGK
HS: Bài cũ – bài mới
+ Chuẩn bị giấy vẽ, thước thẳng có vạch chia xăng- tỉ lệ- mét, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn thực hành
HĐ1: Cả lớp
1. Hướng dẫn Vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ
- Nêu ví dụ trong SGK: Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20 m. Hãy vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1: 400.
- Để vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định gì?
- Có thể dựa vào đâu để tính độ dài của đoạn thẳng AB thu nhỏ.
- Yêu cầu: Hãy tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
- Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1: 400 dài bao nhiêu cm.
- Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm.
- Yêu cầu HS thực hành vẽ đoạn thẳng AB dài 20 m trên bản đồ tỉ lệ 1: 400.
c) Thực hành – luyện tập
HĐ2: Cá nhân
Bài 1
- Yêu cầu HS nêu chiều dài bảng lớp đã đo ở tiết thực hành trước.
- Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng lớp trên bản đồ có tỉ lệ 1: 50 (GV có thể chọn tỉ lệ khác cho phù hợp với chiều dài thật của bảng lớp mình).
4. Củng cố
- Nâng cao: Vẽ bản đồ phòng học với tỉ lệ 1: 50.
- GV tổng kết giờ học, khen các HS tích cực hoạt động, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
5. Dặn dò, nhận xét
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- HS nghe yêu cầu của ví dụ.
- Chúng ta cần xác định được độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
- Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ của bản đồ.
- Tính và báo cáo kết quả trước lớp:
20 m = 2000 cm
Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ là:
2000: 400 = 5 (cm)
- Dài 5 cm.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ Chọn điểm A trên giấy.
+ Đặt một đầu thước tại điểm A sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của thước.
+ Tìm vạch chỉ số 5 cm trên thước, chấm điểm B trùng với vạch chỉ 5 cm của thước.
+ Nối A với B ta được đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm.
+ HS thực hành.
- HS nêu (có thể là 3 m)
- Tính độ dài đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị chiều dài bảng lớp và vẽ.
Ví dụ:
+ Chiều dài bảng là 3 m.
+ Tỉ lệ bản đồ 1: 50
3 m = 300 cm
Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1: 50 là:
300: 50 = 6 (cm)
- HS cả lớp tính và vẽ trên giấy khổ A3
=======================================
Buổi chiều
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 tiết)
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng đoạn, bài tập đọc đã học trong tuần và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng tốc độ qui định.
- Làm quen văn miêu tả con vật.
II. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài dạy
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
- Hỏi: Nội dung nói lên điều gì?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
* Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết đúng yêu cầu.
* Soát lỗi và nhận xét bài chính tả
c) Làm quen văn miêu tả con vật.
- Tổ chức cho HS đọc bài văn mẫu, tìm hiểu cấu tạo của bài văn thể loại miêu tả con vật.
- Viết đoạn văn miêu tả con vật nuôi trong nhà.
- Nhận xét, góp ý.
2. Củng cố, dặn dò, nhận xét
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học; Tìm đọc tham khảo một số bài văn mẫu.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- HS TLCH.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nghe GV đọc và viết bài.
- HS dùng bút chì, đổi chéo vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- HS làm bài vào vở
- HS đọc bài viết trước lớp
- Trình bày kết quả - nhận xét - sửa chữa.
====================================
Môn: Thể dục Tiết 61 (GVBM)
====================================
THỰC HÀNH TOÁN (2 tiết)
I. Mục tiêu
Thực hành, vận dụng các phép tính về tìm hai số khi biết tổng, hiệu và tỉ.
II. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài dạy
a) Giới thiệu bài
b) Thực hành
Bài 1: Dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ
Bài 2: Dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ
2. Củng cố, dặn dò, nhận xét
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Dặn HS xem lại cách tìm hai số khi biết tổng, hiệu và tỉ
- Nhận xét tiết học.
- HS tìm và nêu hướng làm bài.
- HS làm bài tập vào vở.
- Chữa bài.
==================================
Thứ ba, ngày 05 tháng 4 năm 2016
Môn: Chính tả (Nghe – viết) Tiết 31
BÀI: NGHE LỜI CHIM NÓI
PHÂN BIỆT L/N, DẤU HỎI/DẤU NGÃ
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài CT; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) b, (3) b.
GDMT: Ý thức yêu quý, BVMT thiên nhiên và cuộc sống con người (Liên hệ bộ phận).
II. Đồ dùng dạy - học
- Một số tờ phiếu viết nội dung BT 2b, 3b.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Tìm hiểu bài
HĐ1: Cả lớp
** Tái hiện nội dung bài:
- GV đọc bài thơ một lần.
+ Nêu nội dung bài viết?
** Luyện viết từ khó:
- Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai
** HS viết bài
- GV đọc cho HS viết.
- Đọc từng câu hoặc cụm từ.
- GV đọc một lần cho HS soát lỗi.
** Chấm, chữa bài.
- Chấm 5 đến 7 bài.
- Nhận xét chung.
HĐ2: Cá nhân
* Bài tập 2: GV chọn câu b.
- GV cho HS làm theo nhóm.
- GV nhận xét, chốt lại những từ các nhóm tìm đúng
Bài tập 3:
- GV chọn câu b.
- GV cho HS làm theo nhóm.
- GV nhận xét, chốt lại những từ các nhóm tìm đúng:
4. Củng cố (Lồng ghép GDMT)
- GV củng cố bài học.
5. Dặn dò, nhận xét
- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện viết chính tả, nhớ những mẫu tin đã học.
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc lại BT3a hoặc 3b
- HS lắng nghe.
1. Nghe- viết: Nghe lời chim nói
- HS theo dõi trong SGK sau đó đọc thầm lại bài thơ.
+ Thông qua lời chim, tác giả muốn nói về cảnh đẹp, về sự đổi thay của đất nước.
+ HS viết từ khó: bận rộn, bạt núi, tràn, thanh khiết, ngỡ ngàng, thiết tha.
- HS viết chính tả.
- HS soát lỗi.
- HS đổi tập cho nhau để chữa lỗi – ghi lỗi ra lề.
2. Bài tập:
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng.
- Lớp nhận xét.
- HS chép những từ đúng vào vở.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng.
- HS chép những từ đúng vào vở.
=======================================
Môn: Luyện từ và câu Tiết 61
BÀI: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. Mục tiêu
- Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND Ghi nhớ).
- Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ (BT2).
* HS năng khiếu viết được đoạn văn có ít nhất 2 câu dùng trạng ngữ (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học
GV: Kế hoạch dạy học - SGK
- Bảng phụ.
HS: Bài cũ- bài mới
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp
I. Phần nhận xét:
Bài tập 1, 2, 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc. Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả so sánh.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng: câu a và câu b có sự khác nhau: câu b có thêm 2 bộ phận được in nghiêng. Đó là: Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này.
+ Đặt câu cho phần in nghiêng nhờ tinh thần ham học hỏi.
+ Mỗi phần in nghiêng bổ sung cho câu b ý nghĩa gì?
c. Ghi nhớ:
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- GV nhắc lại một lần nội dung ghi nhớ và nhắc HS HTL phần ghi nhớ.
d. Luyện tập- thực hành:
HĐ2: Cá nhân
* Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV giao việc: Để tìm thành phần trạng ngữ trong câu thì các em phải tìm bộ phận nào trả lời cho các câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng (GV gạch dưới trạng ngữ trong các câu văn trên bảng phụ):
Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu BT.
- GV giao việc.Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày đoạn văn.
- GV nhận xét + khen HS nào viết đúng, hay.
4. Củng cố
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò, nhận xét
- Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại vào vở.
- Nhận xét tiết học.
- HS1: đọc nội dung cần ghi nhớ ở tiết trước.
- Làm lại bài tập 1.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân.
- HS lần lượt phát biểu ý kiến,
- Lớp nhận xét.
Nhờ đâu I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
Vì sao I- ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng?
Khi nào I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
+ Tác dụng của phần in nghiêng trong câu: Nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra sự việc ở CN và VN.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- HS suy nghĩ, tìm trạng từ trong các câu đã cho.
- HS lần lượt phát biểu ý kiến.
a). Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
b). Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
c). Từ tờ mờ sáng, cô Thảo Vì vậy, mỗi năm, cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào VBT.
VD:
Tối thứ sáu tuần trước, mẹ bảo em: Sáng mai, cả nhà mình về quê thăm ôngbà. Con đi ngủ sớm đi. Đúng 6 giờ sáng mai, mẹ sẽ đánh thức con day nhé..
- Một số HS đọc đoạn văn viết.
- Lớp nhận xét.
=======================================
Môn: Toán Tiết 152
BÀI: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu
- Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.
* Bài 1, bài 3 (a), bài 4
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn ôn tập
HĐ1: Cả lớp
Bài 1. Viết theo mẫu:
- Treo bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1 và gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chữa bài, có thể đọc cho HS viết một số các số khác và viết lên bảng một số các số khác yêu cầu HS đọc, nêu cấu tạo của số.
Bài 3:
+ Chúng ta đã học các lớp nào? Trong mỗi lớp có những hàng nào?
a) Yêu cầu HS đọc các số trong bài và nêu rõ chữ số 5 thuộc hàng nào, lớp nào?
Bài 4
a) Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau mấy đơn vị? Cho ví dụ minh hoạ.
b) Số tự nhiên bé nhất là số nào? Vì sao
c) Có số tự nhiên lớn nhất không? Vì sao?
4. Củng cố
- Nâng cao: Viết (đọc) số tự nhiên, nêu hàng, lớp, giá trị của chữ số trong số đó ...
- GV tổng kết giờ học.
5. Dặn dò, nhận xét
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Bài tập yêu cầu chúng ta đọc, viết và nêu cấu tạo thập phân của một số các số tự nhiên.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
+ Lớp đơn vị gồm: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
+ Lớp nghìn gồm: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
+ Lớp triệu gồm: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
+ 67358: Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tám. – Chữ số 5 thuộc hàng chục, lớp đơn vị.
- 5 HS nối tiếp nhau thực hiện yêu cầu, mỗi HS đọc và nêu về một số.
+ 1379 – Một nghìn ba trăm bẩy mươi chín
a) 1 đơn vị. Ví dụ: số 231 kém 232 là 1 đơn vị và 232 hơn 231 là 1 đơn vị.
b). Là số 0 vì không có số tự nhiên nào bé hơn số 0.
c). Không có số tự nhiên nào lớn nhất vì thêm 1 vào bất kì số tự nhiên nào cũng được số đứng liền sau nó. Dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi.
- HS nêu miệng – lớp nhận xét.
=======================================
Kể chuyện Tiết 31
BÀI: CHUYỆN KỂ ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
II. Đồ dùng dạy – học
- Một số truyện thuộc đề tài của bài KC.
- Bảng lớp viết đề bài.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Tìm hiểu bài
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề
- GV ghi đề bài lên bảng lớp.
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ảnh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trong ở đề bài.
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV đưa tranh minh hoạ trong SGK (phóng to) lên bảng cho HS quan sát.
- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
HĐ2: HS kể chuyện:
- Cho HS thực hành kể chuyện.
- Cho HS thi kể.
- GV nhận xét và chọn những HS, chọn những truyện hay, kể chuyện hấp dẫn.
4. Củng cố
* Em thích nhất câu chuyện nào các bạn vừa kể, vì sao?
5. Dặn dò, nhận xét
- GV nhận xét tiết học, khen những HS tốt, kể chuyện tốt.
- Dặn HS đọc trước nội dung của bài tập KC được chứng kiến hoặc tham gia.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lần lượt kể chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- 1 HS đọc đề bài, lớp lắng nghe.
- 2 HS đọc tiếp nối 2 gợi ý.
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể, nhân vật có trong truyện.
- Từng cặp HS tập kể, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện mình kể.
- Đại diện các cặp lên thi.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
=======================================
Buổi chiều
Môn: Kỹ thuật; Tiết 31
BÀI: LẮP Ô TÔ TẢI (2 tiết)
I. Mục tiêu
- HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp ô tô tải.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp ô tô tải đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn tính cẩn thận, an toàn lao động khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của ô tô tải.
II. Đồ dùng dạy- học
- Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn .
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật .
III. Hoạt động dạy - học
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Lắp ô tô tải và nêu mục tiêu bài học.
b) Hướng dẫn cách làm:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu ô tô tải lắp sẵn .
- Hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận.Hỏi:
+ Để lắp được ô tô tải, cần bao nhiêu bộ phận?
- Nêu tác dụng của ô tô trong thực tế.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
a) GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK
- GV cùng HS gọi tên , số lượng và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào hộp.
b) Lắp từng bộ phận
- Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn cabin H.2 SGK
- Để lắp được bộ phận này ta cần phải lắp mấy phần?
- Lắp cabin: cho HS quan sát H.3 SGK và hỏi:
+ Em hãy nêu các bước lắp cabin?
- GV tiến hành lắp theo các bước trong SGK.
- GV gọi HS lên lắp các bước đơn giản.
- Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe H.5 SGK.
Đây là các bộ phận đơn giản nên GV gọi HS lên lắp.
c) Lắp ráp xe ô tô tải
- GV cho HS lắp theo qui trình trong SGK.
- Kiểm tra sự chuyển động của xe.
d) GV hướng dẫn HS thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào trong hộp.
3. Nhận xét- dặn dò
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
- HS chuẩn bị dụng cụ học tiết sau.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-10 HS đ ba
- HS quan sát vật mẫu.
- 3 bộ phận : giá đỡ bánh xe, sàn cabin, cabin, thành sau của thùng, trục bánh xe.
- HS làm.
- 2 phần.
- Giá đỡ trục bánh xe , sàn cabin.
- 4 bước theo SGK.
- HS theo dõi.
- 2 HS lên lắp.
- HS lắp và nhận xét.
- HS thực hiện.
- Cả lớp.
===============================
THỰC HÀNH TOÁN (2 tiết)
I. Mục tiêu
Thực hành, vận dụng các phép tính về tìm hai số khi biết tổng, hiệu và tỉ.
II. Các hoạt động dạy học
Tiết 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài dạy
a) Giới thiệu bài
b) Thực hành
Bài 1: Dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ
Bài 2: Dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ
2. Củng cố, dặn dò, nhận xét
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Dặn HS xem lại cách tìm hai số khi biết tổng, hiệu và tỉ
- Nhận xét tiết học.
- HS tìm và nêu hướng làm bài.
- HS làm bài tập vào vở.
- Chữa bài.
==================================
Môn: Thể dục Tiết 62 (GVBM)
==================================
Thứ tư, ngày 06 tháng 4 năm 2016
Môn: Tập đọc Tiết 62
BÀI: CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC
(Nguyễn Thế Hội)
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuốn chuốn nước và cảnh đẹp của quê hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy - học
GV: Kế hoạch bài học - SGK
- Tranh minh hoạ trong SGK.
HS: Bài cũ – bài mới
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
* Ăng- co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
* Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
HĐ1: Luyện đọc
- GV hoặc HS đọc rồi HD chia đoạn: 2 đoạn
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó
- GV giải nghĩa một số từ khó
+ Lộc vừng: là một loại cây cảnh, hoa màu hồng nhạt, cánh là những tua mềm.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
HĐ1: Tìm hiểu bài
* Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
* Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
* Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay?
* Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?
HĐ3: