1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được
hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển nhân loại,
là vấn đề được mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm.
Bên cạnh những giá trị chung của nhân loại, đạo
đức bao gồm những tiêu chuẩn, những nguyên tắc,
lý tưởng. có tính chất nhất thời về lịch sử và có
tính giai cấp. Khi đánh giá về vai trò của đạo đức,
đặc biệt đói với việc dạy học và giáo dục, chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Dạy cũng như học phải chú
trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó
là cái gốc rất quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức
trong trường học là một bộ phận có tính chất nền
tảng của nhà trường XHCN”.
Tại đại hội IX Đảng ta đã chỉ rõ phải: “Phát
triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo
đức sư phạm”. Vì vậy, với nghề dạy học, đạo đức
của người thầy luôn được coi trọng, là nhân tố quyết
định đến sự thành công. Bởi muốn làm một giáo
viên trước hết phải có đạo đức – đó là nhân tố nền
tảng, là gốc của con người. Với ý nghĩa đó, việc
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường
sư phạm là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Thực tế, sinh viên vào học hệ Sư phạm
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên xuất
phát từ nhiều động cơ khác nhau. Phần đông các em
chọn học ngành sư phạm vì cho rằng để có việc làm
ổn định mà chưa đặt lòng yêu nghề nghiệp, thích
làm công việc dạy học lên hàng đầu. Số sinh viên có
hiểu biết và có lí tưởng về nghề dạy học khi vào học
sư phạm còn ít. Nhận thức của sinh viên về đạo đức
nghề dạy học còn hạn hẹp. Đa phần sinh viên chưa
có ý thức cao trong việc tự bồi dưỡng, rèn luyện đạo
đức nghề nghiệp cho mình.
Vậy là giáo viên chúng ta cần phải làm gì,
làm như thế nào để giải quyết vấn đề này? Tổng
hợp các biện pháp giáo dục đạo đức nhà giáo sẽ góp
phần nâng rèn luyện đạo đức nhà giáo cho sinh viên
Sư phạm Kỹ thuật của nhà trường.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục đạo đức nhà giáo cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 Journal of Science and Technology 137
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
Đoàn Thanh Hòa, Lê Thị Thu Thủy, Hoàng Thị Ngọc
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 03/07/2017
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 15/08/2017
Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 23/08/2017
Tóm tắt:
Bài viết làm sáng tỏ bản chất của đạo đức nghề, giáo dục đạo đức nhà giáo cho sinh viên. Tiến hành
nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức nhà giáo cho sinh viên tại trường ĐHSPKT Hưng Yên để phát hiện
những tồn tại và nguyên nhân. Từ đó đề xuất 7 biện pháp giáo dục đạo đức nhà giáo cho sinh viên.
Từ khóa: đạo đức nghề nghiệp, giáo dục đạo đức, đạo đức, nghề nghiệp, Hưng Yên.
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được
hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển nhân loại,
là vấn đề được mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm.
Bên cạnh những giá trị chung của nhân loại, đạo
đức bao gồm những tiêu chuẩn, những nguyên tắc,
lý tưởng... có tính chất nhất thời về lịch sử và có
tính giai cấp. Khi đánh giá về vai trò của đạo đức,
đặc biệt đói với việc dạy học và giáo dục, chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Dạy cũng như học phải chú
trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó
là cái gốc rất quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức
trong trường học là một bộ phận có tính chất nền
tảng của nhà trường XHCN”.
Tại đại hội IX Đảng ta đã chỉ rõ phải: “Phát
triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo
đức sư phạm”. Vì vậy, với nghề dạy học, đạo đức
của người thầy luôn được coi trọng, là nhân tố quyết
định đến sự thành công. Bởi muốn làm một giáo
viên trước hết phải có đạo đức – đó là nhân tố nền
tảng, là gốc của con người. Với ý nghĩa đó, việc
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường
sư phạm là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Thực tế, sinh viên vào học hệ Sư phạm
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên xuất
phát từ nhiều động cơ khác nhau. Phần đông các em
chọn học ngành sư phạm vì cho rằng để có việc làm
ổn định mà chưa đặt lòng yêu nghề nghiệp, thích
làm công việc dạy học lên hàng đầu. Số sinh viên có
hiểu biết và có lí tưởng về nghề dạy học khi vào học
sư phạm còn ít. Nhận thức của sinh viên về đạo đức
nghề dạy học còn hạn hẹp. Đa phần sinh viên chưa
có ý thức cao trong việc tự bồi dưỡng, rèn luyện đạo
đức nghề nghiệp cho mình.
Vậy là giáo viên chúng ta cần phải làm gì,
làm như thế nào để giải quyết vấn đề này? Tổng
hợp các biện pháp giáo dục đạo đức nhà giáo sẽ góp
phần nâng rèn luyện đạo đức nhà giáo cho sinh viên
Sư phạm Kỹ thuật của nhà trường.
2. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng
giáo dục đạo đức nhà giáo cho sinh viên, từ đó đề
xuất các biện pháp giáo dục đạo đức nhà giáo cho
sinh viên trường ĐHSPKT Hưng Yên.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đạo đức nhà giáo và các biện pháp giáo dục
đạo đức nhà giáo cho sinh viên Sư phạm Kỹ thuật
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp quan sát, phương pháp tổng
kết kinh nghiệm giáo dục, phương pháp điều tra.
3. Nội dung
3.1. Giáo dục đạo đức nhà giáo
3.1.1. Đạo đức nghề nghiệp của nghề dạy học
Dạy học là một nghề rất đặc biệt mà không
ai trong xã hội, ngay cả cha mẹ là bậc vĩ nhân đi
nữa cũng không thể thay thế được chức năng của
người thầy giáo. Chính vì thế mà nghề dạy học và
bản thân người thầy giáo tự đòi hỏi mình phải rèn
luyện, tu dưỡng cho mình những phẩm chất đạo
đức hết sức cao đẹp. Cụ thể ở các phẩm chất cơ
bản sau: Thế giới quan khoa học, lý tưởng nghề
dạy học, lòng yêu trẻ, lòng yêu nghề thái độ nhân
đạo, lòng tôn trọng, thái độ công bằng, lòng chính
trực, ngay thẳng, giản dị, khiêm tốn, kiên nhẫn,
biết tự chiến thắng với những thói hư tật xấu.
Đây là những phẩm chất thiết thực giúp người thầy
giáo có ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn và góp
phần tạo nên uy tín sư phạm chân chính của người
thầy giáo.
3.1.2. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp của nghề
dạy học
Mục tiêu các trường đào tạo nghề là tạo ra
đội ngũ nguồn nhân lực vừa “hồng” vừa “chuyên”
đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để thực hiện được
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology138 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017
mục tiêu đó thì các trường phải tiến hành ba
nhiệm vụ cơ bản trong quá trình đào tạo, đó là:
- Trang bị hệ thống kiến thức nghề nghiệp
cần thiết
- Hình thành những kỹ năng, kỹ xảo mà
từng loại nghề nghiệp đòi hỏi
- Giáo dục để người học nghề có đủ những
phẩm chất cơ bản và những phẩm chất đạo đức
đặc thù của lĩnh vực nghề nghiệp.
Ba nhiệm vụ trên phải được tiến hành đồng
thời, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi
nhiệm vụ này là tiền đề, cơ sở cho nhiệm vụ kia
và được diễn ra bằng nhiều hoạt động. Nếu bỏ
hoặc thực hiện không tốt bất cứ một nhiệm vụ nào
cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả của quá
trình đào tạo nghề.
Như vậy, có thể xem giáo dục đạo đức nhà
giáo là sự tác động qua lại giữa các hoạt động giáo
dục đạo đức nhà giáo với người học nghề nhằm
hình thành ở họ những phẩm chất nghề nghiệp
cần thiết.
3.2. Thực trạng giáo dục đạo đức nhà giáo cho
sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Hưng Yên
3.2.1. Những kết quả đạt được của công tác giáo
dục đạo đức nhà giáo cho sinh viên trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Để tìm hiểu thực trạng đạo đức nhà giáo và
giáo dục đạo đức nhà giáo cho sinh viên chúng tôi
đã điều tra 215 sinh viên thuộc hệ chính quy Sư
phạm Kỹ thuật và Kỹ thuật Công nghiệp.. Ngoài
ra, chúng tôi còn tham gia các các hoạt động cùng
sinh viên, gặp gỡ và trao đổi với các em, để thu thập
thêm thông tin. Qua thống kê, xử lý số liệu kết quả
sau:
Bảng 1. Thống kê thái độ của sinh viên đối với nghề
sư phạm
Nguồn thống kê SV trường ĐHSPKT Hưng Yên
Kết quả điều tra cho thấy số sinh viên rất
yêu nghề và yêu nghề chiếm tỷ lệ khá cao (52,1%)
đây là tín hiệu đáng mừng và có ý nghĩa cao đối với
công tác giáo dục tình cảm nghề nghiệp cho sinh
viên, giúp các em có động lực trong học tập, có tình
yêu, niềm tin vào nghề mình đã chọn. Số sinh viên
có thái độ bình thường đối với nghề cũng chiếm một
tỷ lệ đáng lưu ý là 26,5%, còn có đến 14% phân vân
không có chính kiến với thái độ của mình, chỉ có
7,4% ý kiến cho rằng không yêu nghề, song đây là
thực tế đặt ra cho nhà trường cần có các biện pháp
giáo dục thiết thực, tích cực để công tác đào tạo đạt
hiệu quả cao hơn.
Bảng 2. Thống kê thái độ của sinh viên khi tham
gia các hoạt động góp phần giáo dục, rèn luyện
đạo đức nghề nghiệp (4: rất thích, 3: thích, 2: bình
thường, 1: không)
Nguồn thống kê SV trường ĐHSPKT Hưng Yên
Phân tích bảng số liệu trên có thể thấy: đa số
sinh viên thích tham gia vào các hoạt động nhưng
mức độ rất thích là chưa cao, còn một số hoạt động
sinh viên đánh giá mức rất thích, thích còn thấp.
Bảng 3. Thống kê đánh giá của sinh viên về mức độ
thực hiện các nội dung
Nguồn thống kê SV trường ĐHSPKT Hưng Yên
Đa phần sinh viên đã có có ý thức thực hiện
nghiêm túc các nội dung rèn luyện đạo đức nghề
nghiệp. Tuy nhiên, một số phẩm chất mang tính
chủ động nhằm khẳng định bản thân, sinh viên
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 Journal of Science and Technology 139
chưa nhận thức sâu sắc và chưa thực hiện một
cách thường xuyên, tần số thực hiện còn ít như: đi
thư viện đọc sách, tham gia các hoạt động ngoại
khóa.
Từ thực trạng trên đòi hỏi nhà trường cần
nâng cao hơn nữa,chú trọng nhiều hơn nữa các nội
dung rèn luyện đạo đức nhà giáo giúp sinh viên
trang bị tốt hơn những phẩm chất mang tính nghề
nghiệp để các em tự tin bước vào nghề.
3.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân của công tác
giáo dục đạo đức nhà giáo cho sinh viên trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục
đạo đức nhà giáo là chưa có sức lan tỏa, chưa thu
hút, lôi cuốn được đông đảo sinh viên tham gia. Đại
bộ phận sinh viên có nhận thức đúng đắn về các
giá trị, chuẩn mực đạo đức, yêu cầu của hoạt động
lao động sư phạm. Các em đã có ý thức học tập,
trau dồi chuyên môn, biết tự tu dưỡng, tự rèn luyện
phẩm chất nhân cách người thầy giáo tương lai ngay
từ năm đầu tiên vào trường. Bên cạnh đó vẫn còn
một số sinh viên chưa thực sự yên tâm, yêu thích
với sự lựa chọn của mình, chưa quan tâm đầy đủ
đến quá trình “rèn đức luyện tài” cho bản thân, lập
trường tư tưởng không vững vàng, dễ dao động, dễ
bị cám dỗ bởi những tiêu cực của xã hội dẫn đến
biểu hiện chưa tốt thậm chí lệch lạc như là: lười
học, học chiếu lệ, xem thường nội quy quy định của
trường, ngại khó, ngại khổ, ý thức phấn đấu kém,
sống buông thả, đua đòi
3.3. Biện pháp giáo dục đạo đức nhà giáo cho
sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Hưng Yên
3.3.1. Khai thác nội dung khoa học của môn
Giáo dục học để giáo dục đạo đức nhà giáo cho
sinh viên
Việc khai thác triệt để, có hiệu quả nội dung
khoa học của môn Giáo dục học không những cung
cấp cho sinh viên sư phạm hệ thống tri thức cơ bản
của khoa học giáo dục mà còn hình thành cho họ
những kĩ năng nghề nghiệp cần thiết của nghề dạy
học, hình thành và bồi dưỡng cho các em những
phẩm chất đạo đức của nghề dạy học như: thế giới
quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn, lòng yêu
nghề của người thầy giáo tương lai, hình thành ở
các em thái độ yêu thích công việc và niềm say mê
khoa học.
Cách thực hiện biện pháp:
- Tất cả các cán bộ giảng dạy bộ môn Giáo
dục học phải có sự giác ngộ sâu sắc về mục tiêu của
môn dạy, về trách nhiệm của mình đối với sản phẩm
đào tạo, xác định rõ mục tiêu giáo dục ĐĐNN cho
sinh viên trong từng bài dạy.
- Xác định được nội dung khoa học trong
từng phần, từng chương, từng bài để thiết kế nội
dung bài học theo hướng tích cực hóa hoạt động của
SV, làm nổi bật cái cơ bản, cái bản chất của những
nội dung đó, tác động sâu sắc đến đạo đức nhà giáo
của sinh viên.
- Xác định phương pháp và hình thức tổ
chức cho sinh viên tự học tập và tự nghiên cứu, tạo
bầu không khí học tập, nghiên cứu tích cực, thu hút
toàn bộ sinh viên tập trung vào nhiệm vụ của mình
với tất cả năng lực và niềm say mê cơ sở của lòng
yêu nghề.
- Xây dựng hình thức kiểm tra đánh giá sau
từng bài, từng chương, từng phần và sau môn học
để thấy được sự chuyển biến về đạo đức nhà giáo
trong học sinh sinh viên.
3.3.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa gắn với nội
dung giáo dục đạo đức nhà giáo
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa với sự đa
dạng về hình thức gắn với nội dung giáo dục đạo
đức nghề nghiệp nhằm mục đích tạo “sân chơi” lành
mạnh, bổ ích cho sinh viên, khi tham gia các hoạt
động này, các em được tự do đóng góp ý kiến tranh
luận, thảo luận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tạo
môi trường hoạt động giúp các em mở mang trí tuệ,
phát triển thể chất, tạo điều kiện thuận lợi để sinh
viên giao tiếp, hình thành, bồi dưỡng và phát triển
các phẩm chất chân thành, cởi mở, hòa nhã, khiêm
tốn, lịch sự với mọi người.
Cách thực hiện biện pháp:
Bước 1: Xác yêu cầu giáo dục các phẩm chất
đạo đức nhà giáo cho sinh viên
Bước 2: Xây dựng nội dung và hình thức
hoạt động
Bước 3: Xác định các công việc chuẩn bị cho
hoạt động
Bước 4: Tiến hành hoạt động
Bước 5: Đánh giá kết thúc hoạt động.
3.3.3 Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và
Hội sinh viên hướng vào việc rèn luyện đạo đức
nhà giáo cho sinh viên
Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh và Hội sinh viên là lực lượng nòng cốt trong
việc xây dựng môi trường văn hóa, lành mạnh trong
học sinh, sinh viên. Vì thế, việc xác định nội dung
hoạt động cho các tổ chức nhằm giúp từng sinh viên
phát huy sức trẻ của mình, hăng hái đi đầu, năng nổ
nhiệt tình trong mọi hoạt động. Giúp các em xây
dựng niềm tin và lý tưởng sống, xác định hành động
dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận khó khăn nguy
hiểm, có tinh thần học tập và tiếp tục vươn lên theo
một tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có
thanh niên”, sẵn sàng nhận công tác ở những nơi
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology140 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017
khó khăn khi ra trường.
Cách thực hiện biện pháp:
- Đoàn thanh niên, Hội sinh viên kết hợp
với Phòng thanh tra và công tác sinh viên có trách
nhiệm thường xuyên đôn đốc sinh viên thực hiện
nội quy phòng ở, đảm bảo chỗ ở của cá nhân gọn
gàng, ngăn nắp, tiện lợi, sạch đẹp.
- Phát động phong trào thi đua giữa các lớp,
các khóa học, các khoa, các phòng ở về thực hiện
nội quy, quy chế, về một số mặt hoạt động: lên lớp
đúng giờ, tiếp khách đúng giờ, giữ gìn vệ sinh môi
trường,
- Thường xuyên nêu gương người tốt việc
tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong
các bản tin, các diễn đàn của Đoàn thanh niên và
Hội sinh viên.
- Nhà trường tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt
động của Đoàn, Hội về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt
động cũng như cố vấn cho họ về kế hoạch, cách
thức tiến hành hoạt động.
3.3.4. Thành lập tổ tư vấn cho sinh viên về học
tập và nghề nghiệp tương lai
Việc thành lập tổ tư vấn cho sinh viên về các
vấn đề học tập và nghề nghiệp tương lai là rất cần
thiết và có ý nghĩa thiết thực, giúp các em kịp thời
giải tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá
trình học tập, sinh hoạt hàng ngày, tự tin vào bản
thân và có khả năng đương đầu với vấn đề của chính
mình, tin vào sự phát triển của nghề mình đã chọn
trong tương lai. Qua đó cũng giúp nhà trường nắm
được tâm tư nguyện vọng, xu hướng, lập trường
chính trị, niềm tin nghề nghiệp của các em để tiếp
tục phát huy mặt tích cực, kịp thời uốn nắn những
lệch lạc nếu có.
Cách thực hiện biện pháp:
- Nhà trường ra quyết định thành lập tổ tư
vấn cho sinh viên, lực lượng tham gia là đội ngũ
giảng viên của trường có kinh nghiệm về tuổi đời,
tuổi nghề và đặc biệt có uy tín cao trong sinh viên,
cán bộ Đoàn thanh niên, cán bộ Hội sinh viên.
- Các thành viên tham gia phải có chuyên
môn và một số phẩm chất cơ bản nhất định như:
chấp nhận, tôn trọng, trung thực, thấu cảm, không
định kiến, tin tưởng vào sinh viên, tin tưởng vào bản
thân, nhu cầu giúp đỡ người khác, có đời sống tinh
thần khỏe mạnh, có khả năng kết nối, có sự kiên trì,
lòng nhân ái và khát vọng đem lại những điều tốt
đẹp nhất cho sinh viên.
- Tổ tư vấn hoạt động theo mục đích, tôn chỉ
như: giúp sinh viên tháo gỡ những vướng mắc, khó
khăn trong học tập, sinh hoạt, đời sống tình cảm,
giúp các em có niềm tin sư phạm, có kỹ năng sống
và đặc biệt tôn trọng, giữ uy tín, danh dự cho các em.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, thiết
thực, phân công công việc hợp lý giữa các thành
viên trong tổ tư vấn, chuyên về từng lĩnh vực, sẵn
sàng đón tiếp, giúp đỡ học sinh sinh viên khi có
nhu cầu.
- Trợ giúp giáo viên và các thành viên khác
trong nhà trường trong việc giao tiếp và tiếp cận với
sinh viên.
- Trợ giúp nhà trường trong việc hoạch định
chiến lược giáo dục toàn diện cho sinh viên, cách
thức phối hợp với lực lượng giáo dục khác trong
việc giáo dục nhằm phát hiện và ngăn ngừa các
hành vi nguy cơ trong nhà trường.
3.3.5. Tổ chức cho sinh viên nghiên cứu và thực
hiện các cuộc vận động hai không với bốn nội
dung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Việc tổ chức cho sinh viên tham gia cuộc
vận động của ngành giáo dục giúp sinh viên sư
phạm của trường ngay từ khi đang ngồi trên giảng
đường hiểu sâu sắc hơn về giá trị nghề nghiệp của
con đường mà mình đã lựa chọn. Từ đó, các em biết
tự đề ra kế hoạch tự bồi dưỡng, tự rèn luyện các
phẩm chất đạo đức nhà giáo cho mình, và để sau
này ra trường, khi trở thành những giáo viên thực
thụ, họ biết tránh xa cái xấu, trung thực với khoa
học, không vì chạy đua theo thành tích mà quên đi
chất lượng sản phẩm của mình tạo ra – tài và đức
của học trò, và đặc biệt không vi phạm đạo đức nhà
giáo, đủ tài và đức tiếp nối sự nghiệp vẻ vang của
các thế hệ cha anh – sự nghiệp trồng người.
Cách thực hiện biện pháp:
- Tạo điều kiện cho các em được tiếp xúc với
thực tế trường phổ thông từ đó bày tỏ suy nghĩ của
mình về việc thực hiện cuộc vận động ở nhà trường
phổ thông.
- Tổ chức các cuộc thi xây dựng các tiểu
phẩm về đạo đức nhà giáo, chống tiêu cực, thành
tích trong giáo dục...cần đa dạng về hình thức tổ
chức như trong phạm vi lớp học, ngành học, khoa
đào tạo, toàn trường
- Phối hợp chặt chẽ giữa các khoa đào tạo
chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ
nhiệm để thường xuyên tổ chức các hoạt động như:
thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
thi tìm hiểu những câu chuyện về cuộc đời hoạt
động của Bác
3.3.6. Tổ chức thực tập sư phạm để hình thành,
bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức nhà giáo cho
sinh viên
Hoạt động thực tập ở trường phổ thông là
điều kiện để sinh viên chiêm nghiệm, trải nghiệm
hoạt động lao động sư phạm. Việc tổ chức và thực
hiện công việc thực tập sư phạm một cách nghiêm
túc, khoa học, hợp lý, đúng quy định giúp sinh
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 Journal of Science and Technology 141
viên tự khẳng định năng lực thực tiễn của mình.
Qua đó, làm tăng thêm lòng mến trẻ, yêu nghề, rèn
luyện tốt hơn về các kĩ năng sư phạm, bồi dưỡng
các phẩm chất mạnh dạn, tự tin, năng động, khéo
léoở sinh viên.
Cách thực hiện biện pháp:
- Xây dựng kế hoạch thực tập sư phạm cụ
thể, rõ ràng, chọn các trường phổ thông điển hình để
đó thực sự là môi trường thực tế sống động nhất giúp
các em học tập và rèn luyện nhân cách sư phạm.
- Nội dung thực tập sư phạm cần có sự linh
hoạt, phù hợp với thực tiễn giáo dục địa phương,
thời gian dành cho thực tập hợp lý hơn, có thể kéo
dài hơn.
- Có thể cho sinh viên lựa chọn trường phổ
thông để thực tập nhằm tạo tâm lý, tinh thần thoải
mái để các em thể hiện mình, tạo hứng thú trong
công việc từ đó hình thành, phát triển và củng cố
các phẩm chất nghề nghiệp.
- Giáo viên hướng dẫn ở trường phổ thông
thực sự có năng lực, mô phạm trong hoạt động,
tận tình, chân thành, thiện ý trong suốt quá trình
hướng dẫn sinh viên, giúp giáo sinh nhìn thấy được
điểm mạnh cũng như hạn chế của mình về năng lực
thực tiễn, đánh giá kết quả thực tập đúng thực chất,
khách quan.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên
trường sư phạm và giáo viên trường phổ thông để
viên kịp thời giúp giáo sinh giải quyết những khó
khăn, vướng mắc gặp phải.
3.3.7. Tổ chức các hoạt động gắn với truyền
thống giáo dục của địa phương Hưng Yên
Tổ chức các hoạt động gắn với truyền thống
giáo dục của địa phương Hưng Yên giúp sinh viên
hướng đến giá trị “uống nước nhớ nguồn”, giá trị
của lòng nhân đạo, bổ sung vào giáo dục nội khóa
những bài mang tính nhân văn sâu sắc, giúp sinh
viên hiểu sâu về đạo lý nhân nghĩa, biết cách ứng xử
trong các tình huống khác nhau. Giáo dục cho các
em tình yêu thương con người lương thiện và chân
chính, biết đấu tranh không khoan nhượng với mọi
áp bức, bất công, với mọi tội ác và hành vi vô nhân
đạo, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của
Đảng, pháp luật của nhà nước, thực hiện tốt nghĩa
vụ của người công dân gương mẫu.
4. Kết luận
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà
giáo cho sinh viên là nhiệm vụ quan trọng trong đào
tạo giáo viên kỹ thuật. Đòi hỏi giáo viên và sinh
viên nhận thức đúng về vai trò của giáo dục đạo đức
nhà giáo trong nâng cao chất lượng dạy học nghề
nghiệp. Các biện pháp đề xuất trên có mối quan hệ
thống nhất biện chứng, đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi tổ
chức, đơn vị phải ý thức cao để thực hiện một cách
đồng bộ, thống nhất, tạo hợp lực mạnh nhất để sinh
viên sớm tiếp cận theo chuẩn mực đạo đức nhà giáo,
đáp ứng sự mong đợi của toàn xã hội, xứng đáng
với sự tôn vinh của xã hội “người kỹ sư tâm hồn”.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Thanh Bình (chủ biên), (2006), Lý luận giáo dục học Việt Nam