MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể đạt được:
1.Về kiến thức:
- Phân biệt được đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục với các loại đề tài khác.
- Phân biệt được tài liệu hạng nhất (tài liệu gốc) với tài liệu hạng nhì trong nghiên cứu lịch
sử giáo dục
- Biết cách thu thập tài liệu và chứng tích lịch sử
- Trả lời được như thế nào là nhận xét về hình thức và nhận xét về nội dung một tài liệu lịch
sử giáo dục
2. Về kỹ năng:
- Chọn, xác định và giới hạn được một đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục
- Xây dựng được giả thuyết nghiên cứu phù hợp với đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục của
mình.
38 trang |
Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo dục học - Chương 5: Phương pháp nghiên cứu lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44
Chương 5:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể đạt được:
1.Về kiến thức:
− Phân biệt được đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục với các loại đề tài khác.
− Phân biệt được tài liệu hạng nhất (tài liệu gốc) với tài liệu hạng nhì trong nghiên cứu lịch
sử giáo dục
− Biết cách thu thập tài liệu và chứng tích lịch sử
− Trả lời được như thế nào là nhận xét về hình thức và nhận xét về nội dung một tài liệu lịch
sử giáo dục
2. Về kỹ năng:
− Chọn, xác định và giới hạn được một đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục
− Xây dựng được giả thuyết nghiên cứu phù hợp với đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục của
mình.
3. Về thái độ:
Thái độ tự lực tiếp thu tài liệu, rèn luyện kỹ năng để có thể thực hiện một đề tài nghiên cứu
lịch sử giáo dục.
NỘI DUNG
Chương này đề cập đến phương pháp nghiên cứu lịch sử áp dụng trong giáo dục.
Nghiên cứu lịch sử là phương pháp nghiên cứu liên hệ đến những sự kiện đã xảy ra trong
quá khứ. Nhà nghiên cứu phải thu lượm, khảo sát, lựa chọn, kiểm chứng, phân loại các sự
kiện và cố gắng giải thích, trình bày các sự kiện ấy với tinh thần khách quan, phê phán.
Một công trình nghiên cứu lịch sử tiên tiến là một công trình phê phán khách quan để tìm
sự thật của vấn đề.
Nói một cách tổng quát, công việc của nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục bao gồm:
1. Lựa chọn, xác định, giới hạn đề tài.
2. Đưa ra những giả thuyết để giải thích sự kiện hay tình trạng.
3. Thu lượm các tài liệu.
4. Nhận xét tài liệu.
5. Giải thích và tường trình kết quả của cuộc nghiên cứu. (Dùng các tài liệu, sự
kiện để chứng minh cho giả thuyết đã nêu)
I. LỰA CHỌN, XÁC ĐỊNH VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Trong phần này, người nghiên cứu cần mô tả một cách đầy đủ, rõ ràng, đơn giản vấn
đề mà mình muốn tìm hiểu. Sau đó phải giới hạn phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
45
Thực hành: Sinh viên chọn, xác định và giới hạn một đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục.
II. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT
Giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời tạm thời cho câu hỏi ngầm chứa trong tên đề tài,
có tác dụng định hướng cho người nghiên cứu trong công việc của mình. Như vậy, người
nghiên cứu có thể đưa ra một hay nhiều giả thuyết để hướng dẫn công việc thu thập và
lựa chọn tài liệu liên hệ.
Ngoài việc đặt giả thuyết, người nghiên cứu cũng còn phải nêu rõ một số giả định
(assumptions) căn bản mà tác giả đã phải dựa vào để nghiên cứu vấn đề. Giả thuyết
(hypothesis) khác với giả định ở chỗ là các giả thuyết còn phải được kiểm chứng bằng
các dữ kiện trong cuộc nghiên cứu, còn các giả định là những điều gì mà họ chấp nhận
ngay từ khi khởi sự công việc nghiên cứu. Các giả định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
tất cả các hoạt động về sau của người nghiên cứu, tạo nên căn bản cho sự lựa chọn
phương pháp nghiên cứu và sự giải thích các dữ kiện thu lượm được
Thực hành: Sinh viên xây dựng giả thuyết cho đề tài nghiên cứu đã chọn.
III. THU THẬP TÀI LIỆU
Đi tìm những dữ kiện sẵn có để giải đáp cho vấn đề cần tìm hiểu, chứng minh cho giả
thuyết nghiên cứu là công việc đầu tiên và quan trọng đối với nhà nghiên cứu lịch sử. Vì
vậy trong giai đoạn đầu tiên của công trình nghiên cứu thực sự, người nghiên cứu phải
tìm cách khảo lược tất cả các tài liệu, chứng tích liên quan xa gần đến vấn đề rồi lựa
chọn những dẫn chứng nào thích hợp nhất cho đề tài của mình. Mặc dù người nghiên cứu
có thể bắt đầu bằng những dữ kiện hạng nhì, nhưng mục tiêu tối hậu là cố làm sao tìm ra
các dữ kiện hạng nhất hay gần với các dữ kiện ấy.
Vì sao người nghiên cứu phải cố tìm các tài liệu hạng nhất?
Vì người nghiên cứu không thể tự mình quan sát được những sự kiện của quá khứ nên
phải cố tìm những dữ kiện, dẫn chứng tiêu biểu nhất trong các tài liệu hạng nhất.
Tài liệu hạng nhất là gì?
Đó là:
− Những tường thuật của các nhân chứng thời đại.
− Những tài liệu, chứng tích sử dụng trong quá khứ mà bây giờ ta có thể tham khảo
trực tiếp. Đó là những dẫn chứng đầu tay có giá trị mà người nghiên cứu phải cố tìm cho
ra.
Nhưng cũng có khi người nghiên cứu phải sử dụng và chỉ có thể sử dụng các tài liệu
hạng nhì, là những dữ kiện do một người không trực tiếp quan sát các sự kiện xảy ra trong
quá khứ cung cấp. Tường trình của họ thường được phổ biến trong sách vở, báo chí. Tuy
gọi là hạng nhì, thật ra các dữ kiện do các tài liệu ấy cung cấp là những dữ kiện có thể đã
chuyển qua tay nhiều người. Trong khoảng thời gian từ khi sự kiện xảy ra cho đến khi dữ
kiện truyền lại đến tay người nghiên cứu, đã có bao nhiêu sự sửa đổi, nhiều khi xuyên
tạc, giải thích sai lạc. Vì vậy các tài liệu hạng nhì thường ít có giá trị đối với người
nghiên cứu. Trong thực tế có những trường hợp khó phân biệt tài liệu hạng nhất với hạng
nhì. Chẳng hạn báo cáo của ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hiện trạng giáo
46
dục Việt Nam bao gồm những nhận xét cá nhân về những sự kiện do tự mình quan sát
(vậy tài liệu ấy là hạng nhất), đồng thời cũng xuất phát từ những báo cáo và nhận xét
của các cán bộ thuộc quyền (tài liệu thuộc loại hạng nhì). Trong nhiều trường hợp khác
nữa, tài liệu được coi như là hạng nhất hay hạng nhì tùy theo tài liệu ấy được sử dụng như
thế nào.
Một cuốn sách về lịch sử giáo dục do một tác giả viết mà không trực tiếp quan sát các
sự kiện xảy ra trong quá khứ, chỉ là một tài liệu hạng nhì. Nhưng nếu nhà nghiên cứu
khảo sát tất cả các sách vở viết về lịch sử giáo dục Việt Nam để tìm xem cách phân loại
các giai đoạn lịch sử của nhiều tác giả khác nhau như thế nào thì các cuốn sách về lịch sử
giáo dục Việt Nam ấy đều là tài liệu hạng nhất.
Các tài liệu, chứng tích có thể sử dụng
− Các văn kiện chính thức: chẳng hạn như các văn kiện pháp lý (hiến pháp, luật, sắc
lệnh, nghị định, v.v), các nghị quyết, các tài liệu thống kê, các sách báo do cơ quan
chính phủ xuất bản, các tài liệu đúc kết tường trình của các hội nghị, các hội đồng, ủy
ban giáo dục, báo cáo, hồ sơ, biên bản của nhà trường, thời khóa biểu, danh sách học
sinh, v,v
- Hồ sơ cá nhân
- Tài liệu truyền khẩu
- Tranh ảnh
- Các tư liệu ghi chép bằng máy
Ngoài ra còn phải kể đến các chứng tích lịch sử:
- Chứng tích vật chất
- Tài liệu in ấn
- Tài liệu viết tay
Làm sao tìm ra các tài liệu và chứng tích?
+ Đến thư viện
Một số đề nghị khi tham khảo, tìm tài liệu ở thư viện:
− Đọc một số công trình nghiên cứu hay sách báo đã có từ trước có liên quan đến đề
tài của ta. Để làm việc này, người nghiên cứu phải biết điều cần chứng minh trong giả
thuyết khoa học của đề tài là gì. Từ đó có định hướng đúng trong việc tìm tài liệu. Trong
những tài liệu nói trên, ta chú ý xem phần Tài liệu tham khảo của tác giả, trong đó có thể
có tài liệu có liên quan đến đề tài của ta. Nếu tài liệu không có phần Tài liệu tham khảo
thì để ý đến các tài liệu được tác giả đem ra dẫn chứng hay chú thích.
− Đọc các tài liệu dẫn chứng ấy rồi lại cố tìm các dẫn chứng khác nữa được đề cập và
cứ tiếp tục như thế.
− Tra cứu phần tên sách trong thư mục điện tử, lựa chọn phần đề mục liên hệ.
− Khảo sát các thư mục giáo dục chỉ nam (educational index) thường xuất bản hằng
năm ở nước ngoài. Ở nước ta, tạp chí Giáo dục số cuối năm có đăng tải tên các công trình
nghiên cứu, các bài báo đã được đăng tải trong năm.
+ Tiếp xúc với các nhà khoa học, giáo viên, các cơ quan công quyền để được chỉ dẫn.
+ Đến các tư gia hoặc các đền đài, lăng miếu để tìm các chứng tích lịch sử như bằng
sắc, chiếu chỉ, gia phả, mũ áo, sách vở, dụng cụ học tập, v,v
47
IV. KHẢO SÁT VÀ NHẬN XÉT TÀI LIỆU
Nhà nghiên cứu giáo dục không bao giờ chấp nhận đương nhiên rằng tài liệu hay
chứng tích mình có trong tay là xác thực hoặc đáng tin cậy. Người ấy phải khảo sát kỹ
lưỡng xem tài liệu ấy có xác thực hay không và giá trị như thế nào. Công việc này đòi
hỏi sự khảo sát tỉ mỉ từ căn nguyên tài liệu đến nội dung của nó. Nếu không làm như thế
thì công trình nghiên cứu có thể là chỉ dựa trên những tài liệu giả tạo, xuyên tạc sự thật
và do đó tất cả công phu nghiên cứu của mình trở nên công dã tràng, không giúp ích được
cho ai.
Vì vậy việc khảo sát và nhận xét tài liệu và chứng tích là công việc quan trọng nhất
trong các công trình nghiên cứu lịch sử giáo dục. Công việc này bao gồm hai phần: Khảo
sát và nhận xét về hình thức và khảo sát và nhận xét về nội dung.
1. Khảo sát và nhận xét về hình thức
Khảo sát và nhận xét về hình thức là khảo sát về xuất xứ của tài liệu. Mục đích là
khảo sát xem tài liệu là xác thực hay chỉ là tài liệu giả tạo, được sửa đổi hay không phải
chính tác giả viết. Người nghiên cứu luôn luôn tự đặt câu hỏi: Ai là tác giả? Tài liệu được
viết lúc nào? Nơi nào?
Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp người nghiên cứu xác định tính chất xác thực của tài
liệu.
+ Lời văn, lối dùng chữ, chính tả, chữ viết (tài liệu viết tay), cách in, giấy in, v,v có
thật là của chính tác giả, so với tài liệu khác mang cùng tên hoặc có phù hợp với thời đại
khi tài liệu ấy được viết ra hay không?
+ Trong các tài liệu ấy có những lỗi lầm nào mà tài học, khả năng của một người như
tác giả lúc bấy giờ không thể cho phép người ấy phạm phải?
+ Tác giả có kể đến những nơi chốn, những sự kiện, những sự vật mà một người đồng
thời với tác giả không thể nào biết được?
+ Có kẻ nào đã sửa đổi bản thảo của tác giả một cách vô tình hay hữu ý bằng cách
chép sai hay thêm bớt?
+ Tài liệu là nguyên bản của tác giả hay chỉ là sao chép hay dịch lại?
+ Nếu tài liệu không mang tên tác giả, không ghi rõ ngày và nơi xuất bản, có những
điểm nào trong tài liệu giúp ta tìm ra xuất xứ của nó?
2. Khảo sát và nhận xét về nội dung
Khảo sát và nhận xét về nội dung là việc xác định giá trị và ý nghĩa của các dữ kiện
được trình bày trong tài liệu. Nhà nghiên cứu chú trọng đến hai điểm chính:
+ Tìm hiểu ý nghĩa của những lời nói, những câu viết, những từ ngữ mà tác giả sử
dụng.
+ Xác định giá trị của các ý kiến, các chi tiết mà tác giả đã trình bày.
Người nghiên cứu lịch sử giáo dục bao giờ cũng hoài nghi về giá trị của tài liệu cho
đến khi nào họ điều tra chắc chắn và có thể nói lên sự thực của vấn đề. Để làm công
việc điều tra ấy, người nghiên cứu phải tự trả lời những câu hỏi sau:
a. Tác giả có phải là người nằm trong lĩnh vực chuyên môn của tài liệu hay không?
48
b. Khả năng của tác giả và hoàn cảnh xã hội, chính trị có cho phép tác giả nói lên
những ý kiến trung thực, xác đáng hay không?
c. Có thể tài liệu bị ảnh hưởng bởi những xúc cảm riêng tư, tuổi tác, điều kiện sức
khỏe của tác giả?
d. Tài liệu được viết ra do sự quan sát trực tiếp của tác giả hay chỉ là nghe nói lại hay
vay mượn ở các tài liệu khác?
e. Có thể nào tác giả bị chi phối bởi những thành kiến hay thiên kiến về tôn giáo,
nghề nghiệp, căn bản học vấn, quyền lợi riêng tư,?
f. Có thể nào tài liệu được viết ra do một tài trợ bên ngoài với mục đích tuyên truyền
hay ủng hộ một chương trình hay chính sách nào đó?
g. Có thể nào tác giả chỉ muốn phô trương ý kiến của mình vì muốn khoe khoang,
thanh minh, giải thích những hành động nào đó của mình hay muốn đả kích, triệt hạ kẻ
khác?
h. Tác giả có những điểm nào tự mâu thuẫn hay không?
i. Các nhà quan sát có đồng ý với tác giả hay không?
Mục đích của những câu hỏi trên là giúp người nghiên cứu xác định giá trị của tài liệu
và tìm hiểu xem tác giả có nói lên sự thực một cách khách quan hay không?
Việc khảo sát và nhận xét tài liệu muốn có kết quả phải dựa vào những nguyên tắc
sau:
a. Đừng đọc tài liệu xưa theo quan điểm hiện nay.
b. Đừng bao giờ cho rằng tác giả không biết về một vài sự kiện hay biến cố xảy ra chỉ
vì lý do rằng tác giả không đề cập đến. Cũng không nên cho rằng sự kiện ấy không có
chỉ vì tác giả không hề nhắc đến.
c. Đừng đánh giá quá thấp một tài liệu cũng như đừng tôn sùng quá đáng tài liệu ấy.
d. Chỉ sử dụng một tài liệu để xác định sự hiện hữu của một sự kiện thì chưa đủ mà
cần phải kiểm chứng bằng việc hỏi han các nhân chứng hoặc tìm các chứng tích có giá
trị.
e. Nhiều tài liệu có thể vấp phải những sai lầm giống nhau chỉ vì tất cả đều xuất phát
từ một nguồn gốc chung hoặc các tài liệu ấy đều phụ thuộc vào nhau.
f. Nếu các nhân chứng hay chứng tích mâu thuẫn nhau về một điểm nào đó thì cần
phải cân nhắc kỹ lưỡng. Có thể tất cả đều sai.
g. Có thể chấp nhận những điểm tương đồng của các nhân chứng về một sự kiện nào
đó nếu họ là những người am tường sự việc và không phụ thuộc vào nhau.
h. Các tài liệu chính thức (đã được công bố, xuất bản) cần phải được đối chiếu với
các tài liệu không chính thức (bản thảo) nếu có thể được.
i. Không phải tài liệu nào cũng có giá trị về tất cả những điểm nêu ra trong ấy. Một
tài liệu có thể cung cấp dữ kiện giá trị về một vài khía cạnh nhưng lại sai lầm về các
điểm khác.
Việc khảo sát và nhận xét về hình thức và nội dung nhằm tìm chứng cứ để chứng
minh cho những giả thuyết khoa học của đề tài.
V. TƯỜNG TRÌNH KẾT QUẢ
49
Giả thuyết hướng dẫn người nghiên cứu lựa chọn những dữ kiện nào thích hợp với đề
tài và tạo nên một mô thức căn bản cho việc nghiên cứu để đưa ra những kết luận có hệ
thống.
Việc lựa chọn dữ kiện là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu. Nếu không có giả
thuyết để tạo nên mô thức hướng dẫn thì người nghiên cứu có thể thu thập rất nhiều dữ
kiện về những điểm nhỏ không mấy quan trọng và ngược lại nêu ra được rất ít dẫn chứng
cho những phần cốt yếu. Nếu người nghiên cứu tham lam muốn trình bày nhiều dữ kiện
một cách phức tạp, hỗn độn và các dữ kiện không mấy ích lợi cho cuộc nghiên cứu, thì
công việc vô ích ấy chỉ làm cho người đọc thêm bối rối, không rút ra được những kiến
thức rõ rệt và trung thực về các vấn đề lịch sử. Vì vậy, việc xếp đặt các dữ kiện một cách
có hệ thống, cân đối, có liên hệ chặt chẽ với nhau, là một việc làm công phu, đòi hỏi
người nghiên cứu phải có một ý niệm rõ rệt về những vấn đề nào, những khía cạnh nào
mà mình muốn nghiên cứu, tìm hiểu.
Câu hỏi
1. Phân biệt tài liệu hạng nhất với tài liệu hạng nhì.
2. Trình bày những cách thức để thu thập tài liệu, chứng tích lịch sử giáo dục.
3. Khảo sát và nhận xét về hình thức và khảo sát và nhận xét về nội dung một tài liệu lịch sử giáo dục là
gì? Trình bày những điều cần lưu ý khi khảo sát và nhận xét về hình thức và nội dung.
50
Chương 6:
NGHIÊN CỨU MÔ TẢ
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể đạt được:
1. Về kiến thức:
- Biết được ba loại nghiên cứu mô tả thông dụng: Khảo sát hiện trạng, nghiên cứu tương quan
và nghiên cứu phát triển.
- Biết được các loại khảo sát thông dụng trong khảo sát hiện trạng giáo dục: Khảo sát học
đường, phân tích công tác, phân tích tài liệu, thăm dò dư luận, khảo sát địa phương; và nội dung
công việc cần làm trong từng loại khảo sát nói trên.
- Hiểu được nội dung của ba loại nghiên cứu tương quan thông dụng là nghiên cứu trường
hợp đặc thù, nghiên cứu đối chiếu tương quan nhân quả và nghiên cứu liên hệ.
- Hiểu nội dung của các loại nghiên cứu phát triển gồm nghiên cứu tăng trưởng và nghiên
cứu khuynh hướng phát triển (nghiên cứu dự báo).
2. Về kỹ năng:
Vận dụng một số nghiên cứu mô tả vào bài tập nghiên cứu của mình.
3. Về thái độ:
Tích cực vận dụng lý thuyết về nghiên cứu mô tả vào thực tiễn nghiên cứu của mình.
NỘI DUNG
Mục đích của nghiên cứu mô tả là giúp tìm hiểu hiện trạng của vấn đề, mô tả các
hoạt động giáo dục, các phương tiện, phương pháp sử dụng, các nhân vật liên hệ đến giáo
dục. Nhưng nghiên cứu mô tả không phải chỉ thu lượm và trình bày các sự kiện. Có nhiều
loại nghiên cứu mô tả hướng đến những mục đích khác nhau. Trong chương này chỉ đề
cập đến ba loại nghiên cứu mô tả thông dụng: Khảo sát hiện trạng, nghiên cứu tương
quan, nghiên cứu phát triển.
I. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
Trong các lĩnh vực giáo dục, chính trị, xã hội, công nghiệp, kinh tế, loại nghiên cứu
khảo sát này rất thông dụng để xác định hiện trạng và từ đó thiết lập dự án cải tiến hay
hoạch định chương trình hành động. Những loại khảo sát hiện trạng được trình bày trong
phần này là: Khảo sát học đường, phân tích công tác, phân tích tài liệu, thăm dò dư luận
và khảo sát địa phương.
1. Khảo sát học đường
Người nghiên cứu thu lượm các dữ kiện về nhà trường bằng nhiều phương pháp,
phương tiện như quan sát, phỏng vấn, thư tín, trắc nghiệm, v.v Do sự phân tích các dữ
kiện ấy, họ có thể đưa ra những đề nghị cải tiến nhà trường, từ công tác tổ chức quản lý
đến công tác giáo dục HS. Những dữ kiện thu lượm được trong những cuộc khảo sát này
thuộc về những loại sau:
51
+ Môi trường giáo dục
Người nghiên cứu sẽ tìm hiểu và thu được những dữ kiện về tổ chức quản lý, điều
kiện vật chất của trường học (trường sở, tiện nghi, tài chíùnh,), quan hệ giữa nhà trường
với các tổ chức hay cơ quan địa phương.
+ Cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên
Ở những đối tượng này, người nghiên cứu có thể thu được những dữ kiện về trình đôï
học vấn, kinh nghiệm, tuổi tác, lương bổng, đời sống vật chất, tình trạng sức khỏe, thái đ