Giáo dục kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể cho học sinh tiểu học

TÓM TẮT Lựa chọn phối hợp các phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, điều tra, quan sát, thống kê toán học, bài viết tập trung làm rõ thực trạng kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Phú Thọ; xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ứng phó của các em. Từ đó, bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng ứng phó cho học sinh tiểu học, giúp các em vượt qua những thách thức, trở ngại, rủi ro trong cuộc sống, biết cách ứng phó với những tình huống có thể khiến bản thân gặp nguy hiểm.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 3 KHOA HỌC Xà HỘI 1. Đặt vấn đề Thế giới bên ngoài luôn ẩn chứa những cạm bẫy, nguy hiểm với các em lứa tuổi học sinh tiểu học (HSTH) và mỗi khi các em rời xa tầm tay của cha mẹ, của những người thân yêu, họ lại thường lo lắng và tìm cách ngăn cấm con trước những nguy cơ rủi ro nhưng lại không giải thích cho trẻ vì sao và hậu quả có thể xảy ra như thế nào? [3]� Do đó, nếu trẻ em không có những kiến thức cần thiết để nhận diện và biết cách lựa chọn cách ứng phó tích cực để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống� Vì vậy, giáo dục kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể cho HSTH được coi là một vấn đề cấp bách� TÓM TẮT Lựa chọn phối hợp các phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, điều tra, quan sát, thống kê toán học, bài viết tập trung làm rõ thực trạng kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Phú Thọ; xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ứng phó của các em. Từ đó, bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng ứng phó cho học sinh tiểu học, giúp các em vượt qua những thách thức, trở ngại, rủi ro trong cuộc sống, biết cách ứng phó với những tình huống có thể khiến bản thân gặp nguy hiểm. Từ khóa: Kỹ năng ứng phó, xâm hại thân thể, học sinh tiểu học Giáo dục KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI XÂM HẠI THÂN THỂ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Bùi Thị Loan Trường Đại học Hùng Vương Kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể ở HSTH là khả năng các em vận dụng tri thức, vốn kinh nghiệm đã có để ứng phó những nguy hiểm từ hành động của người khác nhằm tránh gây tổn thương về cơ sở giải phẫu và hoạt động sinh lý, đảm bảo cho thân thể được an toàn, khỏe mạnh và phát triển đầy đủ [5]� Biểu hiện của kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể ở HSTH [5]: • Ứng phó với hành vi xâm hại tình dục hoặc hành vi bạo lực từ người khác: Khi bị người khác đánh hoặc trấn lột, bị đe dọa, bỏ đói, bắt lao động quá sức hoặc bị người khác cố tình sờ mó vào cơ quan sinh dục, bị người khác bắt khỏa thân để họ thỏa mãn Nhận bài ngày 5/11/2017, Phản biện xong ngày 27/12/2017, Duyệt đăng ngày 28/12/2017 4 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC Xà HỘI mục đích của mình như chụp hình, nhìn, sờ [5]� • Biết ứng phó với những tình huống như: Người lạ rủ đi chơi, cho quà bánh, người lạ yêu cầu mở cửa khi ở nhà một mình, người lạ yêu cầu cung cấp thông tin của gia đình qua điện thoại lúc ở nhà một mình [5]� • Ứng phó với những nguy hiểm xảy ra từ hành động của bản thân: Leo trèo, chơi, với tay ở ban công, chơi ở những nơi vắng vẻ như ao hồ, sông suối • Ứng phó với các nguy hiểm từ môi trường xung quanh: Nước, lửa, dao kéo, các vật dụng dễ vỡ, hóa chất, vật nuôi [2] 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên 120 học sinh (HS), 18 giáo viên (GV), 25 phụ huynh học sinh (PHHS) thuộc các trường trên địa bàn thị xã Phú Thọ: Trường tiểu học Hùng Vương, Trường tiểu học Lê Đồng, Trường tiểu học Phong Châu, Trường tiểu học Trường Thịnh� Thời gian khảo sát từ ngày 12/9/2017 đến 15/11/2017� Để có được kết quả nghiên cứu khách quan, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, điều tra, quan sát, thống kê toán học, nghiên cứu trường hợp điển hình� Có 3 mức độ đánh giá kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể của HSTH là Yếu, Trung bình và Tốt� Mức “Yếu” được đánh giá bằng điểm trung bình (ĐTB) thấp nhất là 1 và mức “Tốt” có ĐTB cao nhất là 3� Điểm càng cao thì mức độ biểu hiện kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể của HSTH càng tốt (mức Tốt: 2,41–3 điểm; mức Trung bình: 1,71–2,4 điểm; mức Yếu: 1–1,7 điểm)� 3. Những kết quả đạt được của nghiên cứu thực trạng Qua Bảng 1 cho thấy: Kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể của HSTH tại thị xã Phú Thọ nhìn chung là còn thấp, chưa thể hiện được sự thành thục và linh hoạt� Cụ thể: Khả năng ứng phó với những tình huống có thể khiến bản thân gặp nguy hiểm trong mối tương tác với người khác đạt mức độ thấp với mức điểm trung bình là 1�61� Khả năng ứng phó với những nguy hiểm từ môi trường và các vật dụng xung quanh đạt mức độ thấp với mức điểm trung bình là 1�54� Lý do có thể dễ dàng giải thích như sau: Việc nhận diện những nguy hiểm với bản thân đã khó, việc ứng phó trong những tình huống nhất định gây xâm hại thân thể lại càng khó hơn� Điều này đòi hỏi trẻ không chỉ có kiến thức về việc ứng phó mà trẻ còn cần phải có những trải nghiệm trong cuộc sống thì kỹ năng mới thành thục và linh hoạt� Khả năng ứng phó với hành vi xâm hại tình dục hoặc hành vi bạo lực từ người khác đạt mức độ thấp nhất với mức điểm trung bình là 1�36� Những bài tập để khảo sát kỹ năng này ở học sinh tiểu học, đa phần được lấy từ các câu chuyện thực tế, qua các ví dụ điển hình cho nên tính thực tiễn rất cao� Chẳng hạn: Tình huống: Chiều ngày 30�6�2012, Phú rủ cháu D 6 tuổi là hàng xóm, qua phòng trọ của mình chơi� Tại đây, Phú thực hiện hành vi xâm hại với cháu như sờ mó vào ngực, mông và bộ phận sinh dục của cháu��� Xong việc, Phú cho cháu 5�000 đồng tiền mua kẹo và dặn cháu D: Không được nói với ai, nếu không chú sẽ đánh chết [1]� Câu hỏi: Nhận xét về hành động của bạn nhỏ trong câu chuyện� Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 5 KHOA HỌC Xà HỘI Nếu là bạn nhỏ trong câu chuyện em sẽ làm gì, em có dám kể lại chuyện với người khác: Bố mẹ, bạn bè, anh em không? Nhiều học sinh tiểu học đã trả lời: Em sẽ không dám nói với cha mẹ vì sợ bị chú đánh� Thực tế đã có nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục nhiều lần nhưng do sợ không dám nói với người lớn� Chính vì hiện tượng tâm lý này, khi cha mẹ phát hiện tình trạng của con thì trẻ cũng đã bị xâm hại nhiều lần rồi� Khi trao đổi phỏng vấn với đa số các phụ huynh về tình huống này và hỏi họ đã bao giờ hướng dẫn con cách xử lý tình huống tương tự như trên chưa thì đa số phụ huynh thừa nhận, chưa bao giờ trò chuyện và hướng dẫn con� HSTH cần phải được giáo dục rằng: Cho dù người khác dụ dỗ, cho mình những món quà, đồ ăn, thức uống mà mình yêu thích, thậm chí cho mình tiền thì cũng không được đồng ý cho người ta thực hiện những hành vi xâm hại như bạn nhỏ trong câu chuyện� Nếu người khác có thực hiện hành vi trên với mình thì cần kể lại cho cha mẹ biết ngay� Mặt khác, ngay kể cả giáo viên tiểu học ở những trường khảo sát, khi chúng tôi trò chuyện nhằm tìm hiểu thực tế giảng dạy kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học thì nhiều giáo viên còn thấy e ngại, không biết dùng từ ngữ thích hợp để giải thích cho trẻ� Họ cho rằng, đây là những vấn đề nhạy cảm rất khó dạy cho trẻ� 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể cho HSTH ■ Yếu tố ảnh hưởng từ gia đình: Có 25�2% PHHS thừa nhận là ít khi cho con có cơ hội trải nghiệm cuộc sống: cha mẹ hạn chế không cho trẻ chơi với bạn bè hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời vì sợ con bị bắt nạt, bị nhiễm các thói quen xấu từ bạn� Có 25�1% PHHS có suy nghĩ sai lầm: HSTH còn nhỏ nên luôn cần được cha mẹ ở bên cạnh bảo vệ� Những tai nạn xảy ra với các em còn chưa nhiều nên chưa cần dạy trẻ kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể� Có 10�6% PHHS khẳng định: Cách ứng xử chưa đúng của cha mẹ khi bản thân gặp những tình huống thiếu an toàn, nguy hiểm khiến trẻ bắt chước� Một PHHS chia sẻ là đã rất bất ngờ và cả hoảng sợ khi nhìn thấy hành động lấy mũi dao nhọn để gãi ngứa sau Bảng 1. Đánh giá kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể của học sinh tiểu học tại Thị xã Phú Thọ Kỹ năng Mức độ Tiêu chí Tính đầy đủ (%) Tính thành thạo (%) Tính linh hoạt (%) Đánh giá chung Ứng phó với những tình huống có thể khiến bản thân gặp nguy hiểm trong mối tương tác với người khác� Tốt 42�7 31�1 53�7 X = 1�60 Mức độ thấp Trung bình 56�6 65�2 43�3 Kém 2�7 3�7 3�0 X 1�58 1�73 1�49 Ứng phó với những nguy hiểm từ môi trường và các vật dụng xung quanh� Tốt 34�1 42�7 52�4 X = 1�61 Mức độ thấp Trung bình 56�7 56�7 45�1 Kém 10�2 0�6 2�4 X 1�75 1�58 1�50 Ứng phó với hành vi xâm hại tình dục hoặc hành vi bạo lực từ người khác� Tốt 53�3 65�9 61�0 X = 1,39 Mức độ thấp Trung bình 36�0 34�1 39�0 Kém 10 0 0 X 1�46 1�34 1�39 6 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC Xà HỘI lưng của cậu con trai lớp 3 của mình� Khi mắng cháu thì cháu nói rằng: “Hôm trước con cũng thấy bố làm như vậy� Tại sao con làm giống như bố mà lại bị mẹ mắng?”� Từ câu chuyện trên cho thấy, việc bắt chước của trẻ diễn ra tự phát và vô thức� Do vậy, cha mẹ, thầy cô cần chú ý tới từng hành động của bản thân để trẻ noi theo� Có 19�6% PHHS cho rằng: Cha mẹ ít dành thời gian cho con cũng như chưa tận dụng những tình huống thực tế trong cuộc sống của trẻ trên các phương tiện truyền thông và tham khảo sách, truyện để giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho con� Có 15�5% PHHS cho rằng: Cha mẹ thiếu phương pháp giáo dục kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể ở HSTH� Họ thường ngăn cản gay gắt con trước những rủi ro mà không giải thích nguyên nhân, hoặc cha mẹ thường làm thay khi trẻ gặp những tình huống khó khăn ■ Yếu tố ảnh hưởng từ nhà trường: Bảng 2 cho thấy: Bản thân học sinh chưa tích cực rèn kỹ năng ứng phó hành vi xâm hại thân thể� Đây là nguyên nhân chiếm vị trí quan trọng nhất� Đứng ở vị trí thứ 2, giáo viên chưa được tập huấn nhiều về phương pháp giáo dục kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể ở HSTH� Đứng ở vị trí thứ 3, nội dung giáo dục kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể ở HSTH cho trẻ còn ít và chưa có quy định thống nhất về nội dung giáo dục kỹ năng này trong trường tiểu học� Ngoài ra theo các giáo viên, còn một số nguyên nhân khác: Thời gian dành cho việc giáo dục kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể ở HSTH trong chương trình còn ít� Giáo viên chưa thực sự chủ động trong việc xây dựng nội dung kế hoạch giảng dạy, còn ngại chưa đưa một số bài mới vào chương trình� Khi chúng tôi đặt câu hỏi về việc nhà trường có tổ chức tuyên truyền cho học sinh thường xuyên không, tất cả giáo viên được hỏi đều có chung quan điểm: Nhà trường có tổ chức tuyên truyền nhưng cũng không thường xuyên, chủ yếu là chỉ tổ chức vào một dịp lễ nào đó có lồng ghép nội dung này� Như vậy, có thể khẳng định: Nhận thức không đầy đủ chính là nguyên nhân sâu xa Bảng 2. Những yếu tố ảnh hưởng (từ phía nhà trường) đến giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học Yếu tố ảnh hưởng Mức độ thực hiện Số lượng % • Nội dung giáo dục kỹ năng ứng phó hành vi xâm hại thân thể cho học sinh tiểu học còn nghèo nàn� Một số nội dung liên quan còn e dè chưa đưa vào chương trình dạy học sinh� 10 55�6 • Lý luận về giáo dục kỹ năng ứng phó hành vi xâm hại thân thể của học sinh tiểu học còn hạn chế, tài liệu khan hiếm� 7 38�9 • Bản thân học sinh chưa tích cực rèn kỹ năng ứng phó hành vi xâm hại thân thể� 15 83�3 • Giáo viên chưa được tập huấn về phương pháp giáo dục kỹ năng ứng phó hành vi xâm hại thân thể của học sinh tiểu học� 12 66�7 • Cơ sở vật chất, phòng học còn thiếu thốn, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho các hoạt động còn hạn chế� 8 44�4 • Thiếu sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục kỹ năng ứng phó hành vi xâm hại thân thể của học sinh tiểu học� 9 50 • Các yếu tố khác� 3 16,7 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 7 KHOA HỌC Xà HỘI dẫn đến kỹ năng ứng phó hành vi xâm hại thân thể cho HSTH còn hạn chế� Từ cách nhìn nhận này có thể thấy, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các em còn hạn chế; tiếp đó là do yếu tố chủ quan từ chính các em – đang còn ở lứa tuổi tiểu học với đặc điểm nổi bật trong đời sống tâm lý là sống bằng cảm xúc, dễ tin người� Đây cũng chính là khoảng trống để đối tượng xấu lợi dụng thực hiện hành vi xâm hại đối với trẻ� 3.2. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể cho HSTH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Biện pháp 1: Tạo cơ hội cho trẻ tương tác, được trải nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể cho HSTH� ■ Ý nghĩa: Để giáo dục và hình thành ứng phó hành vi xâm hại thân thể cho học sinh tiểu học thì điều quan trọng nhất là phải luôn tạo cơ hội để trẻ được thực hành, luyện tập các hành vi thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi; có như vậy, trẻ mới hình thành nên kỹ năng một cách bền vững� Kỹ năng này được hình thành thông qua tương tác với người lớn, với bạn cùng học� Trong khi tương tác, trẻ được thể hiện các ý tưởng của mình, được trải nghiệm, được đánh giá, xem xét về những kinh nghiệm mà mình đã có trước đây� Hơn nữa, việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm những tình huống thực tế sẽ vừa tạo hứng thú cho trẻ, đồng thời nhiều kinh nghiệm quý báu được hình thành, kể cả khi trẻ chưa thực hiện đúng trong quá trình thao tác� ■ Cách tiến hành: Việc tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có thể được tiến hành thông qua việc xây dựng các tình huống và tổ chức các hoạt động phù hợp, cũng có thể được thực hiện bằng cách cho trẻ trực tiếp quan sát trong thực tế� Trong cuốn sách “Học qua trải nghiệm”, David Kolb đã mô tả việc học là một quá trình gồm bốn bước� Các bước này là: (1) Quan sát, (2) Suy nghĩ (tâm trí), (3) Cảm nhận (cảm xúc), (4) Hành động (cơ bắp)� ■ Điều kiện vận dụng: • Giáo viên phải tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ� • Giáo viên tạo các hoạt động, cơ hội để trẻ được trải nghiệm, thực hành mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động ở trường mầm non: giờ học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, khi đi tham quan ngoại khóa Biện pháp 2: Xây dựng và đưa nội dung giáo dục kỹ năng ứng phó hành vi xâm hại thân thể cho HSTH một cách toàn diện hơn theo hướng tích hợp với các hoạt động dạy, hoạt động vui chơi và các hoạt động khác� ■ Ý nghĩa: Việc giáo dục kỹ năng ứng phó hành vi xâm hại thân thể cho HSTH theo hướng tích hợp với các hoạt động dạy, vui chơi và các hoạt động khác là quan điểm hiện đại, không những phù hợp với tâm lý trẻ mà còn phù hợp với xu hướng giáo dục của thế giới hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục kỹ năng này� ■ Cách tiến hành: • Xây dựng mục tiêu tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng ứng phó hành vi xâm hại thân thể cho HSTH� Ví dụ, trong chủ đề về “Bản thân”, chúng ta có thể giáo dục giới tính và tích hợp giáo dục kỹ năng ứng phó hành vi xâm hại thân thể cho HSTH� 8 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC Xà HỘI + Rà soát toàn bộ chương trình giáo dục tiểu học, xem xét nội dung nào có thể lồng ghép nội dung kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ� Tùy vào những chủ đề theo tuần, tháng, học kỳ mà GV lựa chọn những kỹ năng sống phù hợp để giáo dục cho trẻ� Ví dụ trong chủ đề về “Bản thân” chúng ta có thể giáo dục giới tính và kỹ năng phòng chống bắt cóc� + Xây dựng mục tiêu của từng nội dung và của kỹ năng ứng phó hành vi xâm hại thân thể cho HSTH cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ� + Xác định các mức độ cần đạt được dựa vào các tiêu chí và mức độ của từng kỹ năng� • Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng lồng ghép giáo dục kỹ năng ứng phó hành vi xâm hại thân thể cho HSTH: + Xây dựng nội dung bài học� + Xác định phương pháp� + Thiết kế các hoạt động phù hợp� ■ Điều kiện vận dụng: • GV phải nắm chắc về chương trình giáo dục mầm non 2017� • Biết những nội dung cần thiết của kỹ năng ứng phó hành vi xâm hại thân thể cho HSTH� • Những nội dung của kỹ năng phải được lồng ghép ứng phó hành vi xâm hại thân thể cho HSTH một cách khéo léo, linh hoạt, mềm dẻo theo chủ đề� Ngoài ra, còn 1 số biện pháp giáo dục kỹ năng ứng phó hành vi xâm hại thân thể cho HSTH: ■ Tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội nói chung và phòng chống xâm hại tình dục nói riêng không chỉ trong gia đình, nhà trường mà trong toàn xã hội: Cần mở rộng đối tượng tuyên truyền, không chỉ cán bộ phụ nữ, người làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em mà cả các bậc phụ huynh� Việc tổ chức tuyên truyền cần lan rộng trong nhân dân, tập trung nhiều hơn cho các xã, bản, huyện vùng sâu, miền núi – nơi nhận thức của người dân còn hạn chế và đây chính là kẽ hở để đối tượng xấu có nhiều cơ hội để đưa trẻ vào tình huống nguy hiểm, có nguy cơ bị xâm hại� Đối với người phạm tội, cần xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật, kiên quyết đấu tranh không để lọt tội phạm� ■ Phát huy vai trò của cha mẹ và GV chủ nhiệm trong việc quan tâm, chăm sóc và theo dõi những bất thường ở HSTH: • Dạy cho các em 3 quy tắc động chạm dành cho các bộ phận tế nhị: 1) Nếu các con tự chạm vào những bộ phận trên cơ thể mình thì đó là điều bình thường; 2) Sẽ là không bình thường nếu con chạm vào những bộ phận tế nhị trên cơ thể người khác; 3) Không để cho người khác chạm vào những vùng tế nhị của con (ngoại trừ bác sĩ, y tá khi con đi khám bệnh)� • Làm rõ các quy tắc: Hãy dạy cho các con hiểu rằng, nếu người lớn có những hành động động chạm, xâm hại đến những vùng trên cơ thể con thì đó là điều không bình thường và trái với các quy tắc thông thường� Cho các con hiểu rằng cơ thể các con là của riêng các con và nếu có bất kì ai chạm vào nó làm con cảm thấy khó chịu thì con hoàn toàn có thể nói “không”� Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 9 KHOA HỌC Xà HỘI 4. Kết luận Xâm hại thân thể trẻ em là một trong những vấn nạn đang có chiều hướng gia tăng phức tạp, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi� HSTH khi bị xâm hại thường phải đối diện với nguy cơ của sự phát triển không bình thường về tâm lý, xấu hổ, mặc cảm� Để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng xâm hại thân thể trẻ em, cần có sự chung tay và phối hợp chặt chẽ của cả gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân trẻ trong việc trang bị kiến thức; định hướng thái độ và rèn luyện kỹ năng ứng phó cho HSTH trước nguy cơ bị xâm hại thân thể, giúp các em nâng cao khả năng tự bảo vệ bản thân� Bởi như nhà giáo dục học Dorothy đã nói: “Cây giáo dục chỉ đơm hoa thơm và kết trái ngọt khi có sự chăm sóc và vun xới của nhà trường, gia đình và xã hội”� SUMMARY Sexual assault, physical abuse prevention and education for primary school children Bui Thi Loan Hung Vuong University Based on a combination of selected research methods, such as analysis, synthesis, investigation, observation, mathematical statistics, this survey was conducted in some areas of Phu Tho town to gather information on how primary school students are trained about child sexual abuse prevention, and to find key factors that affect on their readiness. Moreover, the paper proposed some measures to improve the coping skills of primary students to help them overcome the challenges, obstacles, risks in life; as well as to handle dangerous situations. Keywords: the coping skills, physical abuse, primary school students Tài liệu tham khảo [1] Bạch Băng (2011), Tuyển tập những câu chuyện vàng về khả năng tự bảo vệ mình, NXB Kim Đồng� [2] Liêm Chinh (2004), Dạy con kỹ năng sống, NXB Phụ nữ� [3] Huyền Linh (2011), Cẩm nang tự vệ an toàn (trong nhà), NXB Thanh niên� [4] Cù Thị Thúy Lan, Dương Minh Hào (2009), Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tránh xa những cám dỗ nguy hiểm, NXB Giáo dục Việt Nam� [5] Mai Hiền Lê (2014), Kỹ năng giữ an toàn thân thể của trẻ mẫu giáo 5–6 tuổi, Luận án Tiến sĩ tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam� [6] Mai Xuân Phương (2007), Trẻ em bị xâm hại tình dục những điều cần biết, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Tổng cục Du lịch�