Ngày nay, các vấn đề môi trường (MT) và bảo vệ môi trường (BVMT) đang
trở thành những vấn đề cấp bách được cả loài người quan tâm và được các nhà khoa
học của nhiều ngành có liên quan nghiên cứu.
Các vấn đề MT có liên quan mật thiết với các vấn đề dân số. Sự gia tăng dân
số nhanh vào nửa cuối thế kỷ XX đã làm cho nhu cầu tiêu thụ, khai thác các nguồn
tài nguyên tăng lên nhanh chóng. Mặt khác, các ngành sản xuất phát triển mạnh,
chất thải độc hại do con người thải vào MT ngày càng nhiều. Kết quả là nhiều nguồn
tài nguyên bị suy giảm, cạn kiệt nhanh chóng, môi trường đất, nước và không khí bị
ô nhiễm, suy thoái. Sự cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm, suy thoái môi trường là
nguồn gốc làm cho các hệ sinh thái bị rối loạn, bị mất cân bằng.
Ngày nay, con người đã biết nguồn tài nguyên trên Trái ðất không phải là vô
tận, không thể khai thác hoặc thống trị theo ý mình, khả năng đồng hóa chất thải của
môi trường Trái ðất là có hạn nên con người cần thiết phải sống hài hòa với tự
nhiên; sự cần thiết phải tính toán đến lợi ích chung của cộng đồng, các thế hệ tương
lai và chi phí MT cho sự phát triển.Tất cả các yêu cầu trên dẫn đến sự ra đời một
quan niệm sống mới của con người: “Phát triển bền vững”
Giáo dục môi trường (GDMT) là cách tốt nhất để BVMT và khai thác MT một
cách bền vững. Chỉ khi nào mọi người hiểu biết các kiến thức về môi trường, hiểu được
ảnh hưởng to lớn của môi trường đối với đời sống và sản xuất của con người thì họ mới
chú ý bảo vệ và khai thác MT một cách bền vững. Vì thế GDMT là cơ sở quan trọng để
thực hiện quản lý MT có kết quả. Chỉ có GDMT mới có thể làm thay đổi thái độ, hành vi
không đúng đắn đối với MT, xây dựng ý thức bảo vệ MT bền vững.
Với kinh nghiệm giảng dạy học phần Giáo dục môi trường qua môn ðịa lý
(khoa ðịa lý, trường ðHSP Hà Nội) đồng thời giảng dạy nhiều năm môn ðịa lý ở
trường THCS chúng tôi nhận thấy rằng cần phải GDMT vì sự phát triển bền vững
cho mầm non của đất nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 103 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh THCS vì sự phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý
321
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
ðOÀN THỊ THANH PHƯƠNG
Khoa ðịa lý, Trường ðHSP Hà Nội
I. ðẶT VẤN ðỀ
Ngày nay, các vấn ñề môi trường (MT) và bảo vệ môi trường (BVMT) ñang
trở thành những vấn ñề cấp bách ñược cả loài người quan tâm và ñược các nhà khoa
học của nhiều ngành có liên quan nghiên cứu.
Các vấn ñề MT có liên quan mật thiết với các vấn ñề dân số. Sự gia tăng dân
số nhanh vào nửa cuối thế kỷ XX ñã làm cho nhu cầu tiêu thụ, khai thác các nguồn
tài nguyên tăng lên nhanh chóng. Mặt khác, các ngành sản xuất phát triển mạnh,
chất thải ñộc hại do con người thải vào MT ngày càng nhiều. Kết quả là nhiều nguồn
tài nguyên bị suy giảm, cạn kiệt nhanh chóng, môi trường ñất, nước và không khí bị
ô nhiễm, suy thoái. Sự cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm, suy thoái môi trường là
nguồn gốc làm cho các hệ sinh thái bị rối loạn, bị mất cân bằng.
Ngày nay, con người ñã biết nguồn tài nguyên trên Trái ðất không phải là vô
tận, không thể khai thác hoặc thống trị theo ý mình, khả năng ñồng hóa chất thải của
môi trường Trái ðất là có hạn nên con người cần thiết phải sống hài hòa với tự
nhiên; sự cần thiết phải tính toán ñến lợi ích chung của cộng ñồng, các thế hệ tương
lai và chi phí MT cho sự phát triển...Tất cả các yêu cầu trên dẫn ñến sự ra ñời một
quan niệm sống mới của con người: “Phát triển bền vững”
Giáo dục môi trường (GDMT) là cách tốt nhất ñể BVMT và khai thác MT một
cách bền vững. Chỉ khi nào mọi người hiểu biết các kiến thức về môi trường, hiểu ñược
ảnh hưởng to lớn của môi trường ñối với ñời sống và sản xuất của con người thì họ mới
chú ý bảo vệ và khai thác MT một cách bền vững. Vì thế GDMT là cơ sở quan trọng ñể
thực hiện quản lý MT có kết quả. Chỉ có GDMT mới có thể làm thay ñổi thái ñộ, hành vi
không ñúng ñắn ñối với MT, xây dựng ý thức bảo vệ MT bền vững.
Với kinh nghiệm giảng dạy học phần Giáo dục môi trường qua môn ðịa lý
(khoa ðịa lý, trường ðHSP Hà Nội) ñồng thời giảng dạy nhiều năm môn ðịa lý ở
trường THCS chúng tôi nhận thấy rằng cần phải GDMT vì sự phát triển bền vững
cho mầm non của ñất nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm về sự phát triển bền vững
Thuật ngữ phát triển bền vững xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX trong
các phong trào ñấu tranh bảo vệ MT. Thuật ngữ này ñã ñược sử dụng rộng rãi trong
các bản báo cáo của Ủy ban thế giới về phát triển kinh tế (WCED) năm 1987 mang
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển
322
tựa ñề: “Tương lai chung của chúng ta” và ñược ñịnh nghĩa là: “Sự phát triển ñể
thoả mãn các nhu cầu hiện tại mà không tổn hại ñến khả năng của thế hệ tương lai
trong việc thoả mãn các nhu cầu của họ”.
Khái niệm phát triển bền vững ñược các nhà khoa học bổ sung và hoàn chỉnh
trong Hội nghị RIO - 92, RIO - 92+5, văn kiện và công bố của các tổ chức quốc tế.
Phát triển bền vững ñược hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thoả hiệp nhau
của ba hệ thống tương tác lớn của thế giới: hệ tự nhiên, hệ kinh tế và xã hội.
2. Tại sao phải GDMT vì sự phát triển bền vững cho học sinh THCS?
Nhà trường phổ thông từ bậc tiểu học ñến THPT với mạng lưới phân bố rộng khắp
ở mọi miền ñất nước có vai trò ñặc biệt quan trọng trong công tác GDMT và BVMT.
Nhà trường phổ thông là hệ thống giáo dục ñược tổ chức chặt chẽ, liên tục giữa
các bậc học. Việc tổ chức công tác GDMT trong nhà trường phổ thông một cách có
kế hoạch, có mục tiêu, nội dung và phương pháp phù hợp sẽ góp phần tạo nên một
lực lượng xã hội hùng hậu BVMT.
GDMT trở thành một yêu cầu thiết yếu của nhà trường phổ thông nhằm tăng cường
hiểu biết của học sinh ñối với thế giới tự nhiên và xã hội, ñặc biệt là tăng cường hiểu biết
về mối quan hệ tác ñộng qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao ñộng
sản xuất, góp phần hình thành ở thế hệ trẻ ý thức và ñạo ñức về môi trường, có thái ñộ và
hành ñộng ñúng ñắn BVMT. Công tác giáo dục nói chung và GDMT trong trường phổ
thông nói riêng không chỉ có tác ñộng trước mắt ñến thế hệ hôm nay, các cộng ñồng hôm
nay mà còn tác ñộng lâu dài ñến nhiều thế hệ mai sau và toàn xã hội Việt Nam.
Nhà trường phổ thông là trung tâm văn hóa - giáo dục ở ñịa phương, có vai trò quan
trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến vận ñộng các tầng lớp dân cư thực hiện các
chủ trương, chính sách của ðảng và nhà nước về môi trường và BVMT như phong trào
trồng cây gây rừng, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn, vệ sinh ñô thị...
3. GDMT cho học sinh lớp 8 - THCS vì sự phát triển bền vững
Trong các môn học, ðịa lý ñược chọn là một trong những môn có khả năng
GDMT tốt cho học sinh. Với ñặc ñiểm giữa ñịa lý học và khoa học môi trường có
mối quan hệ gần gũi với nhau, nên trong dạy học ðịa lý việc ñưa kiến thức GDMT
vào môn học rất dễ dàng, nhất là hình thức tích hợp, lồng ghép.
a. GDMT tích hợp vào các môn học
Phương thức tích hợp có hai hình thức sau:
+ Hình thức lồng ghép: Ở hình thức này kiến thức môn học cũng chính là kiến
thức GDMT. Hình thức này có thể là một chương, một bài trọn vẹn hoặc một tiểu
mục, một vài câu trong bài học.
+ Hình thức liên hệ: Ở hình thức này các kiến thức GDMT không ñược nêu rõ
trong sách giáo khoa, nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung,
liên hệ các kiến thức GDMT vào bài giảng.
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý
323
b. Nội dung GDMT có thể khai thác từ sách ðịa lý lớp 8 - THCS
Kiến thức GDMT trong sách giáo khoa ðịa lý lớp 8 - THCS tập trung vào một
số vấn ñề sau:
Khai thác kiến thức
Kiến thức GDMT trong SGK ñịa lý tập trung vào một số vấn ñề sau:
+ Dân số - Tài nguyên - Môi trường
+ Sử dụng tài nguyên thiên nhiên
+ Suy giảm tính ña dạng sinh học
+ Ô nhiễm môi trường
+ Biến ñổi khí hậu
+ Thiên tai tự nhiên
+ ðô thị hóa và môi trường
+ Phát triển kinh tế và BVMT
Hình thành và rèn luyện kỹ năng học tập và BVMT
Một số kỹ năng quan trọng cần phát triển bao gồm:
+ Kỹ năng nhận biết các vấn ñề MT.
+ Kỹ năng thu thập thông tin MT.
+ Phân tích và xử lý thông tin ñã thu thập.
+ ðề xuất các giải pháp giải quyết các vấn ñề MT
+ Kỹ năng phát triển kế hoạch hành ñộng MT.
Hình thành thái ñộ, hành vi BVMT
Yêu quý, bảo vệ tự nhiên, tích cực tham gia BVMT ở nhà trường ñịa phương.
Ba thành phần của mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong một bài lý
thuyết, có thể hình thành cho học sinh những kiến thức, thái ñộ thông qua các hoạt
ñộng học tập trong lớp, ngoài lớp. Trong một bài thực hành, chủ yếu rèn luyện cho
học sinh kỹ năng học tập. Ngoài ra còn hình thành cho học sinh thái ñộ trước vấn ñề
MT thông qua việc tìm hiểu thực tế, MT ñịa phương. Tất cả các bài lý thuyết và thực
hành ñều có thể hình thành cho học sinh thái ñộ và hành vi BVMT ở nhà trường và
ñịa phương trong giờ học nhưng chủ yếu thông qua các hoạt ñộng thực tiễn ngoài
giờ lên lớp và qua các hoạt ñộng tham quan, thực ñịa.
c. Xác ñịnh các kiến thức GDMT tích hợp vào bài học
Cách xác ñịnh các kiến thức GDMT tích hợp vào bài học
+ Các bước tiến hành:
Bước 1: Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và phân loại các bài học ñã có nội dung
hoặc có khả năng ñưa GDMT vào bài. Có thể phân thành 4 loại bài:
- Toàn bài có nội dung GDMT
- Trong bài có một mục, một ñoạn hay một vài câu có nội dung GDMT.
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển
324
- Kiến thức trong bài có một hay nhiều chỗ có khả năng liên hệ, bổ sung thêm
kiến thức môi trường mà sách giáo khoa chưa ñề cập.
- Nội dung bài không có kiến thức và cũng không có khả năng liên hệ, bổ sung
kiến thức GDMT.
Bảng 1. Phân loại bài học tích hợp nội dung GDMT
trong SGK ðịa lý lớp 8 thí ñiểm
Stt Dạng tích hợp Bài có khả năng tích hợp
1 Một phần 7
2 Liên hệ 9
3 Liên hệ 14
4 Liên hệ 16
5 Liên hệ 20
7 Liên hệ 21
8 Một phần 26
9 Liên hệ 28.
10 Liên hệ 34
11 Một phần 35
12 Một phần 38
13 Một phần 39
14 Toàn bài 40
Bước 2: Xác ñịnh kiến thức GDMT ñã ñược tích hợp vào bài (nếu có).
Bước 3: Xác ñịnh các bài có khả năng ñưa kiến thức GDMT vào bài bằng hình
thức liên hệ, mở rộng, dự kiến các kiến thức có thể ñưa vào từng bài.
Các nguyên tắc lựa chọn kiến thức GDMT liên hệ, bổ sung vào các bài.
ðối với loại bài có nội dung GDMT ñã chiếm một phần lớn hoặc toàn bộ bài
học thì việc xác ñịnh, lựa chọn kiến thức GDMT trở nên dễ dàng.
ðối với loại bài liên hệ: Có thể bổ sung, liên hệ thêm kiến thức nhưng cần thực
hiện các nguyên tắc:
+ Phải dựa vào nội dung bài học, nghĩa là các kiến thức GDMT ñưa vào bài
học phải có mối liên hệ lôgíc chặt chẽ với các kiến thức có sẵn trong bài học.
+ Các kiến thức GDMT ñưa vào bài học phải có hệ thống, tránh sự trùng lặp,
phải thích hợp với trình ñộ của học sinh, không gây quá tải ñối với nhận thức của
học sinh trong việc lĩnh hội nội dung chính của bài học.
+ Các kiến thức GDMT ñưa vào bài phải phản ánh ñược hiện trạng MT hoặc
tình hình BVMT ở ñịa phương, trường học ñể học sinh cảm thấy sâu sắc, thiết thực
ñối với họ.
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý
325
Bảng 2. Hệ thống kiến thức, kỹ năng GDMT có thể khai thác trong
sách giáo khoa ðịa lý lớp 8 - THCS.
Stt Các vấn ñề MT Nội dung GDMT cụ thể
Bài có thể
khai thác
1 Dân số - TNTN -
MT
Dân số tăng nhanh → khai thác cạn kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên và suy thoái MT
9 (1)
2 Sử dụng TNTN Tài nguyên thiên nhiên có giá trị ñối với con
người. Phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ
TNTN ñể phát triển kinh tế bền vững.
7 (2), 21 (2),
26 (2), 28 (2)
3 Suy giảm tính ña
dạng sinh học
Các nguồn lợi trên Trái ðất phục vụ cho tất cả
các sinh vật, chứ không chỉ riêng cho con
người. Con người chỉ là một phần của tự
nhiên. Vì vậy, con người phải tôn trọng sự
sống của các sinh vật khác, bảo vệ các nguồn
gen, các loài và các hệ sinh thái.
39 (3), 40
(1,2,3)
4 Ô nhiễm MT Bất cứ một hợp chất nào trong MT bị tăng lên
quá mức mà gây ñộc hại ñối với Trái ðất thì
ñược gọi là ô nhiễm. Nếu ô nhiễm quá mức sẽ
phá huỷ MT.
7 (1), 26 (2),
35 (2)
5 Biến ñổi khí hậu Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp ngăn
chặn sự biến ñổi của khí hậu Trái ðất.
14 (2)
6 Thiên tai tự nhiên Nguyên nhân và hậu quả của thiên tai, biện
pháp khắc phục thiên tai.
16 (2), 34 (3)
7 ðô thị hóa và MT ðô thị là hệ sinh thái nhân tạo. Khi dân số tập
trung ñông, ñặc biệt khi nền kinh tế chưa phát
triển, khả năng cung cấp các nhu cầu cho dân
cư không ñủ → hậu quả xấu ñối với MT và
phát triển kinh tế - xã hội.
9 (1)
8 Phát triển kinh tế và
BVMT
TNTN của MT là cơ sở vật chất cho hoạt ñộng
sản xuất của con người. Muốn phát triển kinh tế
bền vững phải sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.
14 (2), 20
(1), 26 (2),
38 (2)
Chú giải: (1,2,3..) - Mục trong bài
d. Một số phương pháp có thể dạy học GDMT
+ Phương pháp ñàm thoại: Giáo viên ñưa ra hệ thống câu hỏi lớn nhỏ về MT
giúp cho học sinh có thể so sánh, giải thích các hiện tượng, các sự kiện mới nảy sinh
trong thực tiễn; những câu hỏi nhằm hệ thống hoá, tổng hợp hóa tri thức...
+ Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan: Các phương pháp giảng
dạy GDMT thường kết hợp với các phương tiện trực quan như: biểu ñồ, tranh ảnh,
băng hình video, phim ảnh nhằm gây hứng thú và ấn tượng cho học sinh.
+ Phương pháp thảo luận: Giáo viên có thể ñưa ra một số vấn ñề về MT như: ô
nhiễm bầu khí quyển, mưa axít... ñể học sinh có thể thảo luận theo các nhóm.
+ Phương pháp ñóng vai: ðây là phương pháp thể hiện tức thời một tình huống
thành hành ñộng hoặc soạn thành kịch. Khi ñó, học sinh tham gia ñóng vai của
những người có nghề nghiệp, ñịa vị khác nhau giải quyết các vấn ñề của MT
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển
326
III. KẾT LUẬN
Phát triển bền vững là một quan ñiểm khoa học, dựa trên cơ sở của sinh thái
học cũng như các nội dung về BVMT. ðể BVMT một cách tốt nhất dựa trên quan
niệm về phát triển bền vững cần phải GDMT cho các em học sinh về kiến thức, hành
vi, lối sống cho hôm nay và mai sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Dược (tổng chủ biên). ðịa lý 8, SGK thí ñiểm. Nxb Giáo Dục, 2002.
[2]. Kỷ yếu hội thảo khoa học. Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong thời ñại
toàn cầu hoá.Tạp chí Khoa học ðHSP Hà Nội xuất bản 12- 2005.
[3]. Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hằng. GDMT qua môn ðịa lý. Nxb ðại học
Sư phạm, 2002.
[4]. Lưu ðức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh. Quản lý môi trường cho sự phát triển bền
vững. Nxb ðại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
[5]. Lê Văn Khoa (chủ biên). Khoa học môi trường. Nxb Giáo dục, 2004.
SUMMARY
DOAN THI THANH PHUONG
Method of the environment protection basing on sustainable development is
providing learner knowledge and living skills for the better future of the
environment.