Đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật ở trường mầm non hòa nhập

Tóm tắt. Chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói chung và đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật ở trường mầm non hòa nhập vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Cùng đồng hành các cha mẹ có con khuyết tật, giáo viên tham gia dạy trẻ ở trường mầm non cũng gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện giáo dục hòa nhập do thiếu thông tin về mức độ phát triển của trẻ. Bài viết bàn về đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật thông qua năm trường hợp trẻ khuyết tật và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật ở trường mầm non hòa nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0116 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 102-109 This paper is available online at ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRẺ KHUYẾT TẬT Ở TRƯỜNGMẦM NON HÒA NHẬP Nguyễn Thị Hạnh Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tóm tắt. Chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói chung và đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật ở trường mầm non hòa nhập vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Cùng đồng hành các cha mẹ có con khuyết tật, giáo viên tham gia dạy trẻ ở trường mầm non cũng gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện giáo dục hòa nhập do thiếu thông tin về mức độ phát triển của trẻ. Bài viết bàn về đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật thông qua năm trường hợp trẻ khuyết tật và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non. Từ khóa: Đánh giá, mức độ phát triển, trẻ khuyết tật, bảng kiểm phát triển, trường mầm non hòa nhập. 1. Mở đầu Mỗi trẻ khuyết tật là một cá thể khác nhau về khả năng, nhu cầu,. . . để giúp trẻ phát triển, cần nắm rõ mức độ phát triển của trẻ trong từng lĩnh vực. Việc đánh giá mức độ phát triển (ĐGMĐPT) của trẻ khuyết tật học hòa nhập tại trường mầm non một cách chính xác sẽ giúp cho giáo viên lựa chọn mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục hòa nhập phù hợp với mức độ phát triển của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại các trường mầm non là một việc làm quan trọng và cần thiết [3]. Hiện nay trên thế giới, ĐGMĐPT trẻ em đã được đưa vào hệ thống văn bản chính sách, pháp luật của quốc gia về chăm sóc, giáo dục trẻ. Ở Việt Nam, ĐGMĐPT của trẻ chưa được quan tâm chú ý nhiều [8]. Nhiều trẻ khuyết tật chỉ được phát hiện khi đi học ở trường mầm non. ĐGMĐPT của trẻ là quá trình thu thập thông tin, xử lí thông tin một cách khoa học, kịp thời và có hệ thống về mức độ phát triển hiện tại của trẻ trong từng lĩnh vực phát triển, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để giúp trẻ phát triển hơn trong thời gian tiếp theo. Có thể nói, ĐGMĐPT trẻ khuyết tật tại trường mầm non hòa nhập là một công việc hết sức cần thiết, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục hòa nhập. Qua đánh giá, giáo viên có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu, hiểu rõ hơn về những khó khăn mà trẻ đang gặp, biết được trẻ đang ở đâu trong nấc thang phát triển, từ đó, có sự hỗ trợ kịp thời cho trẻ [2]. Cũng qua ĐGMĐPT sau từng giai đoạn, giáo viên thấy được chất lượng giáo dục hòa nhập của mình như thế nào, từ đó, có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy, Ngày nhận bài: 2/6/2015. Ngày nhận đăng: 15/8/2015. Liên hệ: Nguyễn Thị Hạnh, e-mail: hanhgddbtw1@gmail.com 102 Đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật ở trường mầm non hòa nhập môi trường giáo dục hòa nhập phù hợp với khả năng từng trẻ nhằm giúp các trẻ khuyết tật phát triển [4]. Bài báo này tập trung vào phân tích những thuận lợi, khó khăn khi triển khai ĐGMĐPT, minh họa kết quả ĐGMĐPT của năm trường hợp nghiên cứu điển hình. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật dựa trên việc tham khảo một số nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước cộng với kết quả nghiên cứu của bản thân. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thuận lợi và khó khăn của đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật ở trường mầm non hòa nhập 2.1.1. Thuận lợi Tại Việt Nam hiện nay, đã có sự quan tâm tới việc ĐGMĐPT trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật học hòa nhập nói riêng ở một số dự án, một số hội thảo và đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp cơ sở. Một số trường mầm non hòa nhập đã có kế hoạch, tổ chức ĐGMĐPT tất cả các trẻ thông qua việc phối hợp các nhà chuyên môn đến từ khoa Giáo dục đặc biệt trường ĐHSP Hà Nội hoặc trường CĐSPTWHà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Có trường đã tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về đánh giá phát triển, chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường với những nhà chuyên môn trong việc đánh giá thường xuyên, định kì mức độ phát triển của trẻ khuyết tật. 2.1.2. Khó khăn Tầm quan trọng của việc ĐGMĐPT trẻ khuyết tật chưa được nhận thức đầy đủ trong xã hội, ở một bộ phận cha mẹ trẻ khuyết tật và thậm chí trong một số nhà chuyên môn. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách văn bản pháp luật của nhà nước hướng dẫn, quy định thực hiện công việc này còn hạn chế. Nước ta còn có quá ít những nghiên cứu có quy mô rộng lớn về việc xây dựng những những bộ công cụ ĐGMĐPT chuẩn dùng cho trẻ em ở các độ tuổi khác nhau [9]. Điều này dẫn đến việc thiếu công cụ ĐGMĐPT phù hợp với đặc điểm phát triển cho trẻ em Việt Nam ở các độ tuổi. Nguồn nhân lực hiện công tác đánh giá được đào tạo bài bản hiện nay tại Việt Nam vô cùng ít. Đa phần những người hiện đang làm công tác đánh giá mức độ phát triển hiện nay chưa được tiếp cận một cách đầy đủ, hệ thống về các bộ công cụ đánh giá chuẩn dành cho trẻ ở các độ tuổi. Dẫn đến kết quả ĐGMĐPT ở các độ tuổi khác từ 6 - 18 gặp nhiều khó khăn do thiếu công cụ đánh giá hoặc kết quả đánh giá có độ giá trị và độ tin cậy chưa cao. Hoạt động ĐGMĐPT trẻ khuyết tật ở trường mầm non hòa nhập còn nhỏ lẻ, manh mún và chưa mang tính hệ thống. Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các nhà chuyên môn, người phụ trách giáo dục hòa nhập, cha mẹ trẻ khuyết tật tại trường mầm non trong việc nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập mà bước đầu tiên là ĐGMĐPT trẻ. Giáo viên tại các lớp cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu các thông tin liên quan đến mức độ phát triển của trẻ khuyết tật. Khi nhận trẻ vào lớp học, họ chỉ có ít các thông tin về kết quả chẩn đoán của bên y tế như dạng tật, mức độ tật của trẻ, điều này dẫn đến việc giáo viên rất lúng túng trong việc tìm kiếm nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ. Họ khó tiếp cận được các nguồn thông tin khoa học, chính thống và đáng tin cậy để tham khảo. Đội ngũ giáo viên mầm non còn thiếu và có ít kinh nghiệm chuyên môn về giáo dục đặc biệt giúp 103 Nguyễn Thị Hạnh các nhà chuyên môn theo dõi sự tiến bộ của trẻ trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập. Hiện nay, có một số bộ công cụ đánh giá được lưu hành, nhưng thực tế, hầu như giáo viên ở trường mầm non có trẻ khuyết tật học hòa nhập chưa được tập huấn, hướng dẫn về cách thức sử dụng. Như vậy, có thể dẫn đến tình trạng sử dụng những công cụ không phù hợp nên có thể kết quả đánh giá không chính xác, từ đó có những nhận định không đúng về trẻ. Hầu hết trẻ khuyết tật đang học hòa nhập ở Việt Nam chưa được ĐGMĐPT thường xuyên định kì, theo hệ thống và thiếu sự kết hợp giữa đánh giá chính thức và không chính thức. Một số giáo viên quan tâm lo lắng về sự phát triển chậm trễ của trẻ khuyết tật so với các bạn cùng độ tuổi nên đã giới thiệu cha mẹ trẻ tới gặp các nhà chuyên môn, tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra với những cô giáo có tinh thần trách nhiệm cao. Thêm vào đó, ở trường mầm non số lượng trẻ trong lớp thường nhiều trong khi chỉ có từ 1 - 2 giáo viên nên họ có ít thời gian dành cho trẻ khuyết tật. Hầu hết các giáo viên đều cho rằng, họ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ do thiếu thông tin về mức độ phát triển của trẻ nên không thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển dẫn đến tâm lí căng thẳng và họ không muốn nhận các trẻ khuyết tật học hòa nhập tại lớp do họ phụ trách Việc sử dụng các bài trắc nghiệm hoặc các công cụ đánh giá đối với một số giáo viên chưa phải là một hoạt động bắt buộc và có quy định cụ thể về năng lực của người thực hiện, người thực hiện chưa được bồi dưỡng về kĩ năng sử dụng và đánh giá kết quả. Do vậy, những thông tin có được về trẻ có thể mang tính chủ quan, phụ thuộc vào “tay nghề” và kinh nghiệm của giáo viên. Những nội dung giáo viên thu thập được chỉ là những biểu hiện của các tiêu chí có trong phiếu tìm hiểu. Từ những thông tin đó, đòi hỏi giáo viên phải có cơ sở lí luận khoa học để có những đánh giá và rút ra kết luận chính xác về khả năng của trẻ trong từng lĩnh vực phát triển và nhu cầu của trẻ. Đây là vấn đề không dễ giải quyết, nên những bản kết quả ĐGMĐPT trẻ khuyết tật thường chung chung, thiếu tính khoa học. Cuối cùng, sau đánh giá cần có thông tin về kết quả đánh giá trong báo cáo. Đây là công việc không hề đơn giản. Nếu báo cáo kết quả đánh giá sơ sài, qua loa do quá trình đánh giá thiếu bài bản, chưa khoa học đồng thời người đánh giá có thể chưa nắm rõ mức độ phát triển của trẻ em và đặc điểm của trẻ khuyết tật trẻ nên có thể thiếu sự phân tích sâu về mức độ phát triển của trẻ và không thể đưa ra những lời khuyên hữu ích dẫn đến cha mẹ trẻ thiếu tin tưởng vào kết quả đánh giá. 2.2. Một số trường hợp nghiên cứu điển hình 2.2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các trường hợp điển hình nhằm thu thập các thông tin về thực trạng mức độ phát triển của trẻ trong từng lĩnh vực thông qua việc sử dụng bảng kiểm, từ đó tư vấn cho giáo viên và cha mẹ trẻ hướng can thiệp, giáo dục, hỗ trợ và chăm sóc phù hợp với mức độ phát triển thực tế của từng trẻ. 2.2.2. Công cụ đánh giá mức độ phát triển Bộ bảng kiểm phát triển cho trẻ em Việt Nam [6], gồm có 5 bảng kiểm: - Bảng trẻ nhỏ 0: Kiểm tra năng lực phát triển của trẻ 10 tháng tuổi. - Bảng trẻ nhỏ 1: Kiểm tra năng lực phát triển của trẻ 18 tháng. - Bảng trẻ nhỏ 2: Kiểm tra năng lực phát triển của trẻ từ 2 đến 3 tuổi. - Bảng trẻ nhỏ 3: Kiểm tra năng lực phát triển của trẻ 4 tuổi. 104 Đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật ở trường mầm non hòa nhập - Bảng trẻ nhỏ 4: Kiểm tra năng lực phát triển của các trẻ từ 5 đến 6 tuổi. Các bảng kiểm này đánh giá bốn lĩnh vực phát triển của trẻ: Vận động thô; Vận động tinh; Nhận thức; Ngôn ngữ-Xã hội. Đây là những bảng kiểm đã được nghiên cứu thích ứng, chuẩn hóa và đưa vào sử dụng cho trẻ em Việt Nam bởi sự phối hợp giữa hai trường đại học: Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Ristumeikan - Nhật Bản từ 2013. Bảng kiểm cho các thông tin có độ tin cậy, độ giá trị và khoa học về sự phát triển nói chung của trẻ so với trẻ em cùng độ tuổi. 2.2.3. Đối tượng trẻ nghiên cứu Trẻ khuyết tật tham gia trong nghiên cứu này được giáo viên phụ trách nhóm lớp ở các trường mầm non hòa nhập trao đổi với cha mẹ trẻ những nghi ngờ có sự chậm trễ về mức độ phát triển so với các trẻ khác tại lớp. Sau đó, giáo viên và cha mẹ cùng đề nghị với Ban Giám hiệu trường mầm non hòa nhập xin đăng kí ĐGMĐPT cho con họ. Năm trẻ ở nghiên cứu này được các giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo có trẻ học hòa nhập giới thiệu. Tại thời điểm đánh giá, năm trẻ đều đang học tại các lớp mẫu giáo bé (trong đó có 4/5 trẻ sinh năm 2011 có độ tuổi: từ 36 – 48 tháng tuổi và 1/5 trẻ sinh năm 2010 có số tháng tuổi nhiều nhất (56 tháng tuổi) vẫn học ở lớp mẫu giáo bé. 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu - Trò chuyện, phỏng vấn với mẹ và giáo viên lớp mẫu giáo hòa nhập để thu thập các thông tin liên quan về: Trẻ và gia đình của trẻ; Quá trình mang thai và khi sinh bé; Tiền sử phát triển của trẻ; Quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ từ khi sinh cho đến thời điểm hiện tại. - Quan sát cách trẻ chơi để thu thập các thông tin về sự hợp tác của trẻ trong quá trình đánh giá và khả năng phát triển hiện tại. - Kiểm tra trực tiếp trên trẻ: Sau khi tính tuổi thực tại thời điểm kiểm tra (dựa vào ngày tháng năm sinh của trẻ) sẽ lựa chọn bảng kiểm có nội dung kiểm tra phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ. Người kiểm tra tiến hành thu thập các thông tin về mức độ phát triển của trẻ theo từng tiểu nghiệm để nắm được những gì các trẻ làm được và chưa làm được trong từng lĩnh vực: vận động thô, vận tinh tinh, nhận thức và ngôn ngữ xã hội. 2.2.5. Kết quả nghiên cứu a. Trường hợp 1: Họ và tên trẻ: B.N.P Giới tính: nam Tuổi thực: 42 tháng Tuổi phát triển: A. Vận động thô 24-29 tháng (2;0 - 2;5) B. Vận động tinh 30 tháng - (2;6 - 3;5) C. Nhận thức 24-29 tháng (2;0 - 2;5) D. Ngôn ngữ - Xã hội 24-29 tháng (2;0 - 2;5) Kết luận đánh giá: Giai đoạn phát triển: Thời kì hình thành thế giới 2 chiều: F-2DW. Sơ đồ 1. Kết quả ĐGMĐPT của trẻ B.N.P Kết quả đánh giá cho thấy lĩnh vực vận động tinh trẻ phát triển nhất trên 30 tháng tuổi. Ba lĩnh vực còn lại có mốc phát triển tương đương 24 - 29 tháng tuổi. Hướng tư vấn cho trẻ P: Giai đoạn này P phát triển ổn định, từng lĩnh vực: 105 Nguyễn Thị Hạnh - Nhận thức và ngôn ngữ: Cho trẻ nói, so sánh, phân biệt về mối quan hệ hai chiều, về sự đối lập giữa hai vật: to - nhỏ, dài - ngắn; nhiều - ít, con trai - con gái, yêu - ghét,. . . - Vận động tinh: Tiếp tục cho trẻ tham gia các hoạt động theo kiểu kế tiếp mang tính hai chiều (sau khi làm. . . thì làm. . . ) và cho trẻ hoạt động theo kiểu “dụng cụ-chất liệu” như kéo-giấy hoặc dao-đất nặn,. . . nhằm giúp trẻ phân hóa chức năng giữa 2 tay. - Xã hội: Cho trẻ tham gia vào các trò chơi mang tính tập thể. - Vận động thô: Cho trẻ thử sức với nhiều loại cản trở để giúp P hình thành khả năng đối phó với những cản trở: Cúi người, chui qua, trèo lên bậc thang,. . . b. Trường hợp 2: Họ và tên trẻ: P.P.A Giới tính: nam Tuổi thực: 39 tháng Tuổi phát triển: A. Vận động thô 24 - 29 tháng (2;0 - 2;5) B. Vận động tinh 18 - 23 tháng - (1;6 - 1;11) C. Nhận thức 12 - 18 tháng (1;0 - 1;6) D. Ngôn ngữ - Xã hội 11 - 12 tháng (- 0;11) Kết luận đánh giá: Giai đoạn phát triển: Rộng, từ 11 - 29 tháng tuổi. Sơ đồ 2. Kết quả ĐGMĐPT của trẻ P.P.A c. Trường hợp 3: Họ và tên trẻ: N.M.K Giới tính: nam Tuổi thực: 38 tháng Tuổi phát triển: A. Vận động thô 18 - 23 tháng (1;6 - 1;11) B. Vận động tinh 18 - 23 tháng - (1;6 - 1;11) C. Nhận thức 12 - 17 tháng (1;0 - 1;5) D. Ngôn ngữ - Xã hội 10 - 11 tháng (- 0;11) Kết luận đánh giá: Giai đoạn phát triển: Rộng, từ 10 - 23 tháng tuổi. Sơ đồ 3. Kết quả ĐGMĐPT của trẻ N.M.K Kết quả đánh giá thu được từ trường hợp 2 và 3 cho thấy, 2 trẻ PA và MK có giai đoạn phát triển rộng, các mốc phát triển trong từng lĩnh vực khác nhau. - Điểm mạnh : Vận động thô và vận động tinh. - Điểm yếu : Ngôn ngữ - xã hội (kém nhất) và nhận thức (kém hơn). Hướng tư vấn đối với 2 trẻ PA và MK: - Cha mẹ nên đưa trẻ đi chẩn đoán, đánh giá chuyên sâu vì kết quả đánh giá cho thấy trẻ có khiếm khuyết về mặt phát triển rõ nét. 106 Đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật ở trường mầm non hòa nhập - Khi can thiệp cá nhân và giáo dục hòa nhập cần lựa chọn các mục tiêu phù hợp với mức độ phát triển trong từng lĩnh vực - Các lĩnh vực chuẩn bị chuyển sang/đang nằm trên giai đoạn leo dốc, cha mẹ và giáo viên cần củng cố và mở rộng các mục tiêu đã đề ra sát với khả năng của trẻ, tránh đưa quá nhiều mục tiêu mới trẻ sẽ khó đạt được trong giai đoạn này. d. Trường hợp 4: Họ và tên trẻ: N.Q.C Giới tính: nữ Tuổi thực: 56 tháng Tuổi phát triển: A. Vận động thô 30 - 41 tháng (2;6 - 2;11) B. Vận động tinh 42 tháng - (3;6 - 3;11) C. Nhận thức 42 tháng - (3;6 - 3;11) D. Ngôn ngữ - Xã hội 42 tháng - (3;6 - 3;11) Kết luận đánh giá: Giai đoạn phát triển: Rộng, từ 10 - 23 tháng tuổi. Sơ đồ 4. Kết quả ĐGMĐPT của trẻ N.Q.C Kết quả đánh giá trên cho biết: Điểm hạn chế nhất của trẻ Q.C nằm ở lĩnh vực vận động thô (30 - 41 tháng tuổi). Còn 3 lĩnh vực khác có mốc phát triển tương đương (42 tháng tuổi-) nhưng vẫn kém hơn so với tuổi thực (56 tháng) Hướng tư vấn với trẻ C: Tiếp tục củng cố và mở rộng cho trẻ về thế giới 2 chiều cả về lượng và chất (tri giác sự vật hữu hình: dài – ngắn,..) trong tất cả 4 lĩnh vực phát triển nhằm giúp trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn nghịch đảo thế giới 2 chiều: R-2DW (tri giác sự vật vô hình: Đẹp - xấu,. . . ) e. Trường hợp 5: Họ và tên trẻ: T.M.H Giới tính: nam Tuổi thực: 46 tháng Tuổi phát triển: A. Vận động thô 23 tháng (-1;11) B. Vận động tinh 18 - 23 tháng(1;6-1;11) C. Nhận thức 12 - 17 tháng (1;0 - 1;5) D. Ngôn ngữ - Xã hội 18 tháng (-1;6) Kết luận đánh giá: Giai đoạn phát triển: Thời kì thế giới 1 chiều nghịch đảo: R-1DW Sơ đồ 5. Kết quả ĐGMĐPT của trẻ T.M.H Kết quả đánh giá trẻ T.M.H cho biết: - Điểm yếu: Nhận thức (yếu nhất) và ngôn ngữ xã hội (yếu hơn) - Điểm mạnh: vận động thô và kém hơn chút là vận động tinh Hướng tư vấn với trẻ T.M.H: Tiếp tục củng cố cho trẻ hoạt động theo kiểu “không phải. . . 107 Nguyễn Thị Hạnh mà là. . . ” qua việc di chuyển, thao tác tay và ngôn ngữ. Hình thành cho trẻ khả năng lựa chọn và phân bổ sự tập trung, chú ý về một hướng. Kết quả nghiên cứu năm trường hợp điển hình trên trong nghiên cứu này đã chỉ rõ mức độ phát triển ở mỗi trẻ là khác nhau. Các em có sự chậm trễ về mức độ phát triển khá rõ so với tuổi đời của mình. Mỗi trẻ có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng trong từng lĩnh vực phát triển do đó cần có hướng can thiệp, giáo dục và chăm sóc cho từng trẻ khác nhau để phù hợp với mức độ phát triển hiện tại của từng trẻ. Kết quả đánh giá sẽ giúp cho các giáo viên mầm non nhận biết được trẻ đang ở đâu trong các nấc thang phát triển từ đó biết được những khó khăn, thách thức mà trẻ đang và sẽ gặp phải để lựa chọn và điều chỉnh các mục tiêu, nội dung can thiệp, giáo dục nhằm giúp trẻ phát huy tối đa điểm mạnh và hạn chế điểm yếu. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy ĐGMĐPT cho các trẻ khuyết đang học tại các trường mầm non hòa nhập là hết sức cần thiết và đóng vai trò quan trọng nhằm góp phần đảm bảo chất lượng công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại các trường mầm non. 3. Kết luận Để nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trường mầm non hòa nhập, việc đầu tiên cần thực hiện là ĐGMĐPT trẻ khuyết tật nên được thực hiện theo lộ trình, có hệ thống và khoa học. Dưới đây, xin đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng ĐGMĐPT và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật: i) Nâng cao nhận thức về vai trò của ĐGMĐPT trẻ khuyết tật ở trường mầm non thông qua các cách khác nhau như hội thảo tập huấn, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác. ii) Có quy định về việc thực hiện ĐGMĐPT trẻ khuyết tật ở các trường mầm non hòa nhập, từ đó, mỗi trường có kế hoạch, nhân lực, lộ trình và thời gian cụ thể để thực hiện công việc này. iii) Đầu tư nhân lực, vật lực cho các nghiên cứu, đào tạo và bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ chuyên môn để xây dựng, thử nghiệm, hiệu chỉnh và sử dụng các bộ công cụ ĐGMĐPT dành cho trẻ khuyết tật Việt Nam. iv) Kết quả ĐGMĐPT trẻ khuyết tật cần được phân tích, lí giải dựa trên những cơ sở khoa học để từ đó, đưa ra những biện pháp can thiệp, giáo dục phù hợp với mức độ phát triển của trẻ trong từng lĩnh vực. v) Mỗi trường mầm non hòa nhập nên có nhân lực chuyên trách quản lí và thực hiện giáo dục hòa nhập và ĐGMĐPT trẻ khuyết tật. Các kết quả đánh giá cần được lưu trữ, kiểm chứng quá trình phát triển của trẻ khuyết tật. vi) Cần có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn, ban giám hiệu, giáo viên và cha mẹ trẻ trong quá trình đánh giá mức độ phát triển, lập kế hoạch, can thiệp, giáo dục hòa nhập và lượng giá trẻ khuyết tật thường xuyên, định kì và mang tính hệ thống nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Araki, H, Shiraishi, M. (Eds.), 1989. Developmental Diagnosis and Education for Children with Developmental Delay. Tokyo, Japan: Aoki Shoten. [2] Araki Hozumi, 2003. Sự phát triển của trẻ ở các giai đoạn từ 0-6 tuổi, Tài liệu bài giảng “Tâm lí học phát triển”. Khóa đào tạo Cử nhân Giáo dục Đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Hồ Thụy Anh dịch. 108 Đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật ở trường mầm non hòa nhập [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010. Quản lí giáo dục hòa nhập (ban hành kèm theo Quyết định số 3933/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). NXB Phụ nữ, Hà Nội. [4] Nguyễn Thị Hạnh, 2014. Tìm hiểu về hệ thống đánh giá, lượng giá và xây dựng chương trình can thiệp. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Ứng dụng AEPS trong can thiệp sớm trẻ khuyết tật, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, tr15-20. [5] Trần Thị Minh Thành, 2011. Nghiên cứu hệ thống kiểm tra sàng lọc đánh giá phát triển và tư vấn giáo dục cho trẻ
Tài liệu liên quan