Giáo dục, rèn luyện tâm lí, ý chí cho sinh viên trong huấn luyện bắn súng

Tóm tắt. Bắn Bài 1 bằng súng tiểu liên AK là bài bắn cơ bản đầu tiên trong hệ thống môn học, thực hiện tốt bài bắn này sẽ là tiền đề cho thực hiện các bài bắn tiếp theo, vì vậy muốn có được kết quả cao người học không chỉ nắm chắc về nội dung, thành thạo các yếu lĩnh động tác mà cần phải rèn luyện tâm lí, ý chí trong suốt quá trình tập bắn và thực hành bắn đạn thật. Đây là yếu tố hết sức quan trọng đòi hỏi cả người dạy và người học cần xác định tốt tư tưởng, có động cơ đúng đắn, nhận thức rõ vị trí, vai trò của môn học. Thông qua đó người dạy phải có biện pháp phù hợp nhằm khắc phục những khó khăn tồn tại, luôn thực hiện tốt việc đẩy khá xóa kém, luôn tạo sự hứng thú cho người học để người học có niềm tin tuyệt đối và trung thành với đường ngắm của mình. Thực hiện tốt vấn đề trên sẽ tạo động lực thúc đẩy cho sự phát triển của môn học nói riêng và sự giáo dục và đào tạo nước nhà nói chung.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục, rèn luyện tâm lí, ý chí cho sinh viên trong huấn luyện bắn súng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2013, Vol. 58, No. 10, pp. 147-151 GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN TÂM LÍ, Ý CHÍ CHO SINH VIÊN TRONG HUẤN LUYỆN BẮN SÚNG Nguyễn Văn Toàn Trương Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bắn Bài 1 bằng súng tiểu liên AK là bài bắn cơ bản đầu tiên trong hệ thống môn học, thực hiện tốt bài bắn này sẽ là tiền đề cho thực hiện các bài bắn tiếp theo, vì vậy muốn có được kết quả cao người học không chỉ nắm chắc về nội dung, thành thạo các yếu lĩnh động tác mà cần phải rèn luyện tâm lí, ý chí trong suốt quá trình tập bắn và thực hành bắn đạn thật. Đây là yếu tố hết sức quan trọng đòi hỏi cả người dạy và người học cần xác định tốt tư tưởng, có động cơ đúng đắn, nhận thức rõ vị trí, vai trò của môn học. Thông qua đó người dạy phải có biện pháp phù hợp nhằm khắc phục những khó khăn tồn tại, luôn thực hiện tốt việc đẩy khá xóa kém, luôn tạo sự hứng thú cho người học để người học có niềm tin tuyệt đối và trung thành với đường ngắm của mình. Thực hiện tốt vấn đề trên sẽ tạo động lực thúc đẩy cho sự phát triển của môn học nói riêng và sự giáo dục và đào tạo nước nhà nói chung. Từ khóa: Huấn luyện bắn súng, tâm lí, ý chí. 1. Mở đầu Huấn luyện bắn súng là hoạt động đặc biệt, rất khó khăn, gian khổ đòi hỏi cả người dạy và người học phải có sự kiên trì, khổ luyện. Để có kết quả bắn cao ngoài việc rèn luyện cho sinh viên có kĩ năng thực hành bắn tốt, còn phải rèn luyện cho người học có tâm lí, ý chí vững vàng. Đây là hai mặt của một vấn đề, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau không thể tách rời, nếu thiếu một trong hai mặt đó thì kết quả huấn luyện không thể đạt được như mong muốn. Trong đó rèn luyện tâm lí, ý chí có một vai trò hết sức quan trọng. Thực tế trong quá trình huấn luyện không ít giảng viên chỉ tập trung vào rèn luyện tư thế động tác, yếu lĩnh bắn; thiếu quan tâm rèn luyện bản lĩnh, tâm lí, ý chí cho người học, dẫn tới tuy luyện tập tốt nhưng kết quả bắn không cao. Để khắc phục được tình trạng trên, nhằm nâng cao kết quả bắn bài 1 bằng súng tiểu liên AK cho sinh viên khoa Giáo dục Quốc phòng, bài viết xin trao đổi một số biện pháp cụ thể giúp các đồng nghiệp cùng nghiên cứu, tham khảo vận dụng vào quá trình huấn luyện. Ngày nhận bài: 15/4/2013. Ngày nhận đăng: 15/8/2013. Liên hệ: Nguyễn Văn Toàn, e-mail: nguyenkhanhtoansp@gmail.com 147 Nguyễn Văn Toàn 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Rèn luyện tâm lí, ý chí theo quan điểm của các nhà triết học Mác-xít "Tâm lí là chức năng của não phản ánh hiện thực khách quan. Tâm lí là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan". Còn "ý chí là năng lực điều khiển tự giác của bản thân hoạt động vượt qua trở ngại khó khăn để đạt được mục đích đã định". Từ khái niệm trên ta thấy tâm lí, ý chí có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn. Hoạt động càng khó khăn vất vả bao nhiêu thì đòi hỏi càng phải có tâm lí, ý chí vững vàng bấy nhiêu. Đặc điểm nổi bật trong huấn luyện bắn súng đó là huấn luyện các thao tác, động tác sử dụng súng (pháo). Để đạt được mục tiêu "trăm phát trăm trúng" thì các thao tác, động tác đó phải được huấn luyện kĩ càng, lặp đi lặp lại nhiều lần. Hành động của người bắn phải trở thành kĩ xảo mang tính tự động hoá cao. Do vậy, yếu tố tâm lí, ý chí của người học luôn giữ vai trò chủ đạo, chi phối rất lớn đến kết quả huấn luyện bắn súng. Việc giáo dục và rèn luyện tâm lí, ý chí cho sinh viên nói chung và sinh viên Khoa Giáo dục Quốc phòng nói riêng phải được tiến hành thường xuyên và khoa học. Không những giảng viên có kế hoạch mà chính người học cũng phải tự giác rèn luyện mình, có như vậy mới đạt được kết quả như mong muốn. Nội dung, biện pháp rèn luyện tâm lí, ý chí cần tập trung rèn luyện ở một số đức tính cơ bản sau: 2.2. Nội dung, biện pháp 2.2.1. Tăng cường giáo dục cho sinh viên có ý thức trách nhiệm trong từng buổi học, từng nội dung huấn luyện Đây là nội dung, biện pháp rất quan trọng. Trước khi bước vào một nội dung huấn luyện phải làm tốt công tác định hướng tư tưởng, xác định tốt nhiệm vụ. Làm cho người học hiểu và nắm chắc ý nghĩa, vai trò tầm quan trọng của nội dung huấn luyện, giáo dục cho sinh viên coi việc luyện tập là một trách nhiệm, là lao động và chiến đấu trên mặt trận khoa học kĩ thuật. Từ đó, làm cho người học xác định được động cơ học tập đúng đắn. “Học để làm người, học để làm cán bộ”, học để sau này ra trường luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong luyện tập, ý thức trách nhiệm phải thể hiện qua việc tìm tòi suy nghĩ, khi thực hành bắn một phát bắn (kể cả khi có đạn cũng như không có đạn), cần nghiêm khắc với cách luyện tập đại khái, hời hợt cho xong lần, xong lượt. Mỗi buổi luyện tập sinh viên nên tự đặt câu hỏi:" Tới bãi tập luyện tập vấn đề gì? Sau buổi tập phải thu hoạch được vấn đề gì?" Như vậy luyện tập mới có chất lượng. Do có trách nhiệm sinh viên mới dần dần nắm chắc được kĩ thuật, qua mỗi buổi tập tự mình rút ra được những ưu khuyết điểm làm đà để tiến bộ, trưởng thành. 2.2.2. Thường xuyên rèn luyện cho sinh viên có tính độc lập, tự tin Trong huấn luyện những giảng viên có kinh nghiệm thường căn cứ vào đối tượng cụ thể, trình độ bắn của sinh viên mà truyền đạt những kinh nghiệm, giúp cho sinh viên không phải mò mẫn, mà có thể tiếp thu được những kĩ thuật chính xác ngay từ đầu. Nhưng 148 Giáo dục, rèn luyện tâm lí, ý chí cho sinh viên trong huấn luyện bắn súng không vì thế mà sinh viên chỉ thụ động làm theo các yếu lĩnh, động tác của người dạy. Quá trình luyện tập, phải phát huy tính độc lập, tự chủ. Đây là yêu cầu không thể thiếu được trong phương pháp luyện tập của sinh viên. Thông qua tập bắn, sinh viên bộc lộ những sai sót về kĩ thuật, động tác từ đó giảng viên có thể phát hiện và uốn nắn, nhưng hầu hết hoạt động về ý thức (tâm lí) thì chỉ có người học mới biết được kĩ càng và chính xác (phát bắn đó thực hiện không tốt là do chưa nắm chắc về kĩ thuật động tác hay vì người học không tập trung tư tưởng). Phải giúp cho người học tự xác định mình vừa là người học, vừa là người thầy của chính mình, bằng cách vận dụng phương pháp tự phê bình để kiểm điểm những hoạt động về tâm lí, ý chí. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo lấy bài học của thầy liên hệ với mình thành những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân. Ví dụ: Thay vì việc sau khi dùng kính kiểm tra học viên ngắm bắn, giảng viên nhận xét kết luận ngay khi học viên kết thúc động tác mà trước khi nhận xét, kết luận, giảng viên chất vấn người học, cho người học tự nhận xét, phán đoán xem viên đạn đó trúng vào đâu, đã thực hiện tốt kĩ thuật động tác hay chưa, còn sai sót ở điểm gì? Qua đó để rèn luyện cho người học có tính độc lập cao, xây dựng niềm tin vào kiến thức và trình độ kĩ thuật của mình, tin vào khả năng tự nhận xét, đánh giá đúng và chính xác trình độ năng lực của bản thân, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục những điểm còn yếu. Nâng cao tính độc lập, tự tin không mâu thuẫn với việc phục tùng, chấp hành tốt nội dung, yêu cầu về bài tập của giảng viên và việc khiêm tốn học hỏi xung quanh. Nếu biết kết hợp những đức tính cao quý đó, thì trong luyện tập sẽ nhanh chóng nắm được kĩ thuật và vươn tới những thành tích tốt. 2.2.3. Rèn luyện cho sinh viên có tính dũng cảm, quyết đoán Trong huấn luyện bắn súng cần nhấn mạnh đến đức tính dũng cảm, quyết đoán. Tinh thần dũng cảm phải được rèn luyện trong khuôn khổ, quy tắc, điều kiện từng bài bắn. Tuy nhiên, trong khi nhấn mạnh đức tính dũng cảm cần phải chú ý đề phòng tính tự do và quyết đoán không có căn cứ (ẩu), thiếu trách nhiệm. Nhiều sinh viên trong luyện tập, có kết quả tốt nhưng khi thực hành bắn kiểm tra thành tích lại kém. Có thể có nhiều nguyên nhân. nhưng thông thường sinh viên vận dụng ý chí chưa tốt. Có sinh viên thường đánh giá quá cao về trình độ bắn của mình, trước khi bắn tự tính toán số điểm có thể đạt được một cách chủ quan, không thực tế. Tất nhiên cũng không nên tự ti, nhưng mỗi khi muốn đánh giá trình độ hoặc số điểm mà mình có thể đạt được, điều trước hết phải hiểu rõ chỗ mạnh, chỗ yếu. Nếu ước vọng quá cao so với trình độ, không xuất phát từ cơ sở ý chí và kĩ thuật, thì ước vọng đó chỉ là ảo tưởng. Nuôi ảo tưởng cao, khi vào bắn kiểm tra nảy sinh tâm lí hoang mang, hồi hộp, khi bắn không làm chủ được kĩ thuật động tác kết quả bắn sẽ thấp. Để khắc phục được tình trạng trên giảng viên phải định hướng cho người học có phương pháp tư duy đúng đắn, từ đó mới tạo được tâm lí tự tin, dũng cảm, quyết đoán không sợ kết quả thấp khi thực hành bắn kiểm tra. 149 Nguyễn Văn Toàn 2.2.4. Rèn luyện cho sinh viên có tính kiên nhẫn, tự kiềm chế Trong quá trình huấn luyện đặc biệt là giai đoạn đầu của thời kỳ luyện tập. Đây là giai đoạn hình thành kĩ thuật động tác cơ bản, do đó các động tác diễn ra còn chậm, còn nhiều sai sót, sự phối hợp giữa các động tác gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Bên cạnh đó, mức tiêu hao về thể lực, trí lực rất lớn làm cho tinh thần căng thẳng, chóng mệt mỏi. Nếu người học không có tính kiên nhẫn, tự kiềm chế dẫn đến tình trạng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn hoặc hoang mang, dao động, không có niềm tin vào trình độ năng lực của bản thân, từ đó dễ nảy sinh tư tưởng buông lỏng trong luyện tập. Yêu cầu đối với người dạy trong giai đoạn này là phải chỉ cho người học những điểm mấu chốt của hành động, mối liên hệ và tính lôgíc chặt chẽ giữa các động tác. Phải luyện tập tỉ mỉ từng động tác riêng lẻ, chú ý bảo đảm độ chính xác. Sau khi đã thuần thục mới luyện tập phối hợp các thao tác theo trình tự từng hành động hoàn chỉnh. Phải kịp thời phát hiện và uốn nắn những động tác sai, tránh để lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen, khó sửa. Có thể tổ chức thành các nhóm sinh viên quan sát lẫn nhau, giúp nhau phát hiện, sửa chữa kịp thời những sai sót. Trong quá trình kiểm tra bắn đạn thật, ngay từ phát đạn đầu tiên mà người bắn cảm nhận được phát bắn đó kết quả không như mong muốn dễ làm cho người bắn hoang mang, nóng nảy, muốn bắn ngay phát tiếp theo để kéo lại. Bắn phát tiếp theo một cách bực bội, vội vàng kết quả thường là xấu. Vì vậy, phải rèn luyện đức tính kiên nhẫn, tự kiềm chế bắng cách giáo dục cho sinh viên luôn phải suy xét kĩ, đánh giá đúng khả năng của mình để "thắng không kiêu, bại không nản". Kể cả khi bắn đạt được thành tích cao vẫn phải ngăn chặn những cảm xúc quá mạnh và phải cảnh giác với những kết quả không như mong muốn. Càng trong khó khăn càng không được phép tuyệt vọng. Cần chú ý kiên nhẫn không có nghĩa là quá thận trọng rụt rè. Nếu không chú ý đúng mức tính dũng cảm dể chuyển thành liều lĩnh, cẩu thả. Tính kiên nhẫn cũng vậy nếu quá mức dễ chuyển thành nhút nhát, thiếu tính quyết đoán. 2.2.5. Rèn luyện cho sinh viên có tính kỉ luật cao Kỉ luật là sức mạnh, là truyền thống quý báu của Quân đội ta. Do vậy, việc giáo dục cho sinh viên khoa Giáo dục Quốc phòng chấp hành nghiêm kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi là một việc làm thường xuyên của cán bộ, giảng viên. Trong huấn luyện bắn súng rèn luyện tính kỉ luật cho người học có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì, chỉ cần một hành động mang tính tự do, tuỳ tiện, không chấp hành nghiêm các quy tắc bảo đảm an toàn trong luyện tập cũng như khi thực hành bắn đạn thật, có thể đem lại một hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, sinh viên phải được giáo dục, rèn luyện đức tính kỉ luật để xây dựng thành thói quen. Trên cơ sở đó, rèn luyện cho sinh viên có ý thức trách nhiệm, có thái độ tích cực, chủ động trong thực hiện và triệt để tuân theo nội dung của bài tập cũng như sự chỉ dẫn của giảng viên, làm cho sinh viên luôn cảm thấy thoải mái, tự tin và hoàn toàn làm chủ trong việc chấp hành các quy định, không còn bị gò bó, lo sợ và có cảm giác nặng nề trong việc chấp hành kỉ luật. 150 Giáo dục, rèn luyện tâm lí, ý chí cho sinh viên trong huấn luyện bắn súng 3. Kết luận Bắn bài 1 bằng súng tiểu liên AK là bài bắn cơ bản, đầu tiên trong hệ thống các bài bắn, để rèn luyện cho sinh viên có tâm lí, ý chí vững vàng trong luyện tập cũng như thực hành bắn các bài bắn tiếp theo đạt kết quả cao là cả một quá trình. Đòi hỏi phải có sự kiên trì khổ luyện của cả người dạy và người học trong từng buổi học. Để điều kiện sát với thực tế đề nghị Nhà trường quan tâm tạo điều kiện hơn nữa về kinh phí tham quan học tập cho khoa, để khoa liên hệ cho sinh viên được đến thăm quan một đơn vị quân đội thực hành bắn đạn thật, trước khi sinh viên bước vào buổi thực hành bắn. Đây là một điều kiện thuận lợi để rèn luyện cho sinh viên về mọi mặt, trong đó có yếu tố rèn luyện về tâm lí, ý chí cho người học. Cùng với quyết tâm trên kết hợp với các giải pháp đồng bộ của cơ quan và khoa Giáo dục Quốc phòng thì chất lượng đào tạo và năng lực thực hành bắn súng của sinh viên chuyên ngành Giáo dục quốc phòng ngày càng được nâng cao đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình GDQP Đại học, cao đẳng, tập 2. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009. [2] Giáo trình GDQP Đại học, cao đẳng, tập 2, tập 4. Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2005. [3] Giáo trình kiểm tra kĩ thuật chiến đấu bộ binh. Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003. [4] Lí thuyết bắn súng bộ binh. Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2000. ABSTRACT Teaching willpower to learning to shoot the AK-47 Shoot all AK rifles, one with all this is basically the first shot of the subject system, this would make a good premise for the implementation of all the next shot, so to get the results highly learn not only understand content, mastering the essential aspects that need action trained psychologist, will shoot during training and live fire practice. This is a very important factor requires both teachers and learners, to identify good ideas, properly motivated, aware of the position and role of the subject. Through that teachers must have appropriate measures in order to overcome these difficulties exist, always done a good job of pushing quite clear less, always created excitement for learning to learners who have absolute faith and allegiance to his line of sight. Good performance issues will create impetus for the development of particular courses and the education and training of the country in general. 151
Tài liệu liên quan