Giáo dục và khoa cử Nho học thời Lý (Thế kỉ XI - XIII)

TÓM TẮT Xuất phát từ yêu cầu xây dựng chính thể thống nhất và ổn định, củng cố tiềm lực đất nước về mọi mặt, vương triều Lý nhận thấy sự cần thiết phải dựa vào Nho giáo và Nho học. Và như vậy, sau một thời gian dài du nhập vào Việt Nam, đến những năm 80 của thế kỉ XI, nền giáo dục và khoa cử Nho học đã được thừa nhận một cách chính thức qua các sự kiện như lập Văn miếu thờ Khổng tử và các vị thánh hiền (năm 1070), tổ chức khoa thi (năm 1075), dựng Quốc tử giám (năm 1076). Giáo dục và khoa cử Nho học được nhà Lý chủ động tiếp nhận là biểu hiện rõ rệt nhãn quan chính trị, kế sách trị nước của các vua đầu triều Lý, đặc biệt là Lý Thánh Tông.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục và khoa cử Nho học thời Lý (Thế kỉ XI - XIII), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 70 (04/2020) No. 70 (04/2020) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: 3 GIÁO DỤC VÀ KHOA CỬ NHO HỌC THỜI LÝ (THẾ KỈ XI - XIII) Education and examination of confucianism in Lý dynasty (XI-XIII century) PGS.TS. Trần Thị Thái Hà Trường Đại học Sài Gòn TÓM TẮT Xuất phát từ yêu cầu xây dựng chính thể thống nhất và ổn định, củng cố tiềm lực đất nước về mọi mặt, vương triều Lý nhận thấy sự cần thiết phải dựa vào Nho giáo và Nho học. Và như vậy, sau một thời gian dài du nhập vào Việt Nam, đến những năm 80 của thế kỉ XI, nền giáo dục và khoa cử Nho học đã được thừa nhận một cách chính thức qua các sự kiện như lập Văn miếu thờ Khổng tử và các vị thánh hiền (năm 1070), tổ chức khoa thi (năm 1075), dựng Quốc tử giám (năm 1076). Giáo dục và khoa cử Nho học được nhà Lý chủ động tiếp nhận là biểu hiện rõ rệt nhãn quan chính trị, kế sách trị nước của các vua đầu triều Lý, đặc biệt là Lý Thánh Tông. Từ khoá: giáo dục Nho học, khoa cử Nho học, vương triều Lý ABSTRACT Due to the need to build and consolidate the centralized political monarchy, the Lý dynasty recognized the need to rely on Confucianism. Therefore, after a long time of being introduced to Vietnam, by the 80s of the 11th century, the education and examination of Confucianism was officially recognized through events such as establishing the Temple of Confucius and Sage Saints (in 1070), organizing examinations (in 1075), building Quốc tử giám (in 1076). The education and examination of Confucianism, actively received by the Lý dynasty, were a clear manifestation of the political vision and the plan to rule the country of the Lý kings, especially Lý Thánh Tông. Keywords: education of Confucianism, examination of Confucianism, Lý dynasty 1. Mở đầu Sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc, trải qua các triều Ngô-Đinh-Tiền Lê chính quyền độc lập tự chủ ngày càng được củng cố và phát triển. Tuy nhiên, phải từ thời Lý trở đi thì nhà nước phong kiến dân tộc mới dần được kiện toàn, phát triển về mọi mặt và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của đời sống đất nước. Góp một phần quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế chính trị của vương triều Lý phải kể đến vai trò của giáo dục và khoa cử Nho học. Các nguồn tư liệu còn lại đến nay cho phép khẳng định: triều Lý khởi đầu cho nền giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam, đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của văn hoá Thăng Long và văn hoá Đại Việt. 2. Nội dung 2.1. Tầm nhìn của nhà Lý trong việc phát triển nền giáo dục và khoa cử Nho học Ngày 2 tháng 11 năm Kỉ Dậu, tức là ngày 21 tháng 11 năm 1009, được thế lực Email: hatranxbgd.72@gmail.com SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 70 (04/2020) 4 Phật giáo đứng đầu là sư Vạn Hạnh cùng các triều thần ủng hộ, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, lập ra vương triều Lý. Là người sớm tiếp nhận sự giáo dưỡng nơi cửa Phật, lại có được ngôi báu nhờ sự hậu thuẫn của Phật giáo, có thể nói vị vua đầu tiên của vương triều Lý - Lý Thái Tổ là người sùng Phật, chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Phật giáo. Mới lên ngôi, ông đã cho dựng nhiều chùa, thuê thợ đúc chuông lớn đặt ở các chùa, độ hàng ngàn người làm tăng. Lê Văn Hưu ở thế kỉ XIII nhận xét: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tôn miếu chưa dựng, xã tắc chưa lập mà đã đựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư” (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, 2009, tr. 298). Các vua Lý kế nghiệp cũng không ngừng cho xây dựng chùa chiền, đúc chuông, tô tượng, cho người sang nhà Tống xin kinh Phật. Tinh thần mộ Phật lan rộng trong các tầng lớp xã hội, từ quý tộc, quan lại đến giới bình dân. Chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, đến mức như sử cũ miêu tả: “Nhân dân quá nửa làm sư, trong nước chỗ nào cũng có chùa” (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, 2009, tr. 306). Có thể thấy rằng, mọi hoạt động liên quan đến Phật giáo đều được vương triều Lý quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống tôn giáo của đất nước, Phật giáo còn thể hiện vị trí của mình trong hệ thống chính trị đương thời. Bộ phận tăng quan trong triều đình có từ thời Đinh, Tiền Lê sang thời Lý, các nhà sư vẫn có tiếng nói và tầm ảnh hưởng đến nhà vua. Sư Vạn Hạnh, người đỡ đầu cho Lý Thái Tổ qua đời năm 1026 (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, 2009, tr. 314). Tuy nhiên, sự kiện “Đặt các cấp bậc của tăng đạo” vào tháng 11 năm Mậu Thìn - 1028 (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, 2009, tr. 211) đã cho thấy bộ phận sư sãi, tăng quan trong triều đình Lý khá đông đảo. Phật giáo đầu thời Lý phát triển mạnh như vậy, nhưng hơn 60 năm sau kể từ ngày Lý Thái Tổ đăng quang, Lý Thánh Tông và tiếp theo là Lý Nhân Tông lại quyết định lựa chọn và từng bước sử dụng Nho giáo, làm cho Nho học trở nên như một phương tiện để tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lí nhà nước. Có thể lí giải hiện tượng này bằng chính hiện thực xã hội Việt Nam đầu thời Lý, cụ thể là: Trước hết, sau khi mới lên ngôi, nhà Lý phải mất nhiều thời gian để từng bước ổn định đất nước về mọi mặt. Dần dần, dựa trên chính thực tiễn phát triển của xã hội Việt Nam khi đó, triều Lý đã từng bước nhận thấy cần phải sử dụng một học thuyết chính trị phù hợp để quản lí và phát triển xã hội (Đỗ Hương Thảo, 2009, tr. 603), bởi lẽ Phật giáo không cung cấp cho vương triều những điều cần thiết: bài học để bảo vệ ngai vàng, xây dựng đất nước, kiến lập nền chính trị hành chính, trị quốc an dân” (Nguyễn Hải Kế, 2008, tr. 21) - những điều mà Nho giáo có thể đem lại. Nho giáo và Phật giáo đều được truyền vào Việt Nam vào khoảng đầu Công nguyên. Trong suốt thời Bắc thuộc, Nho giáo tuy chưa chiếm được vị trí độc tôn trong xã hội Việt Nam song ngay từ khi đó, văn tự Hán đã được dùng để phục vụ cho các công việc hành chính của chính quyền đô hộ phương Bắc trong quá trình thực hiện công cuộc cai trị, đồng hoá nhân dân ta, là phương tiện chủ yếu để dịch kinh, in sách Phật. Trong bối cảnh đó, dù muốn hay không, người Việt dần tiếp thu chữ Hán bằng nhiều con đường khác nhau, TRẦN THỊ THÁI HÀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 5 dần hình thành nên một tầng lớp trí thức Nho học người Việt. Sau khi giành nền tự chủ, nhà nước Ngô, Đinh, Tiền Lê rồi đến Lý được thiết lập, tiếp tục coi chữ Hán là văn tự chính thức, sử dụng trong các văn bản hành chính. Việc học chữ Hán trở thành một nhu cầu cấp thiết lúc này nhằm để phục vụ giao tiếp, đối ngoại, soạn thảo công văn, xử lí các vụ việc hành chính, ghi chép sổ sách, thu thuế.v.v. Mặc dù Nho giáo đã được các thế hệ phong kiến đô hộ phương Bắc liên tục truyền bá, đưa vào nước ta từ trước, nhưng cho đến thế kỉ X, trật tự, kỉ cương, lễ nghi, tập tục theo khuôn mẫu Nho giáo chưa có tác dụng chi phối, ràng buộc xã hội. Xã hội thời Đinh, Tiền Lê chưa có sự hiện diện của bất kì bộ luật thành văn nào. Tục lệ, tập quán được lưu truyền qua các thế hệ được nhà nước và làng xã thực hiện khá phổ biến. Sang thời Lý, cùng với việc sử dụng quyền lực chính trị, tôn giáo, quân đội, luật tục để điều tiết, chi phối và quản lí các lực lượng trong xã hội, nhu cầu về xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh trong điều kiện chính trị, xã hội có nhiều thay đổi đòi hỏi những người đứng đầu triều đình nhà Lý phải sớm chế định ra luật pháp để giữ gìn kỉ cương, phép nước. Việt sử lược cho biết: “Vua xuống chiếu cho Trung thư sảnh san định sách luật” (Việt sử lược, 2005, tr. 83). Năm 1042, bộ luật Hình thư của nhà Lý được hoàn thành, “Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện” (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, 2009, tr. 330). Trung thư sảnh hay Trung thư tỉnh được khởi lập dưới triều Lý (năm 1028), đứng đầu là viên Trung thư lệnh có nhiệm vụ cùng nhà vua dự bàn các việc chính sự quan trọng. Bên dưới gồm các chức Trung thư Thị lang và Trung thư Xá nhân, Tả hữu Gián nghị đại phu. Trung thư sảnh là một trong các văn thư phòng, có trách nhiệm tham mưu cố vấn và chuyên việc giấy tờ, hành chính cho nhà vua. Cũng do tầm quan trọng và đặc thù công việc, các quan Trung thư sảnh phần đông là những người có trình độ học vấn và am hiểu thuật trị nước. Vào thời điểm biên soạn bộ luật Hình thư, tuy nhà Lý chưa tổ chức khoa thi Nho học, nhưng vai trò và dấu ấn của các trí thức Nho trong bộ luật này là điều không thể phủ nhận (Phạm Đức Anh, 2015, tr. 326). Đây có lẽ cũng là một trong những nhân tố tác động đến sự lựa chọn Nho học của nhà Lý, khi bộ phận quan chức có học vấn khẳng định vai trò không thể thay thế của họ trong những công việc hệ trọng của quốc gia. Những biến đổi về kinh tế - xã hội Việt Nam từ cuối thời Bắc thuộc và trong suốt thế kỉ X, rồi tiếp tục trong thế kỉ XI cũng là một nhân tố cần tính đến khi xem xét bối cảnh xác lập nền giáo dục và thi cử Nho học ở thời Lý. Sử liệu đã gián tiếp đề cập đến sản nghiệp của một tầng lớp thổ hào, cự tộc nổi bật trong xã hội Việt Nam trước và trong thế kỉ X-XI. Đó có thể là tổ tiên của các dòng họ Lý (Lý Bí) (Thái Nguyên), họ Dương (Dương Đình Nghệ) ở vùng Dương Xá (Thanh Hoá), họ Khúc ở Hồng Châu, họ Phạm ở Nam Sách (Hải Dương), họ Hồ ở Nghệ An, họ Đinh ở Ninh Bình, họ Vũ ở Mộ Trạch (Hải Dương), họ Lê ở Đông Sơn (Thanh Hoá), họ Nguyễn ở Bắc Ninh, họ Kiều ở Vĩnh Phúc. Những người này đồng thời là chủ đất, chủ trang trại với cơ ngơi lớn. Theo bia Càn ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh và gia phả thì Bộc xạ Lê Lương có hơn 100 lẫm chứa thóc và hàng nghìn người cày, nổi tiếng ở đất Đông Sơn (Thanh Hoá). Con cháu của ông đến đầu thời Lý đứng ra SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 70 (04/2020) 6 đòi lại ruộng đất xưa của ông cha (Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Thanh Hoá, 2018, tr. 117). Hoặc như dòng họ La của La Quý An, người đã từng bỏ tiền của xây dựng hàng loạt chùa chiền ở vùng Tiên Du (Bắc Ninh) (Trương Hữu Quýnh, 1984, tr. 54); họ Dương ở vùng Dương Xá đã “nuôi ba nghìn tráng sĩ làm nha binh” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 1998, tr. 220). Thêm vào đó, chính sách ban cấp thực ấp được nhà nước Đinh - Tiền Lê học hỏi từ phương Bắc và áp dụng triệt để càng làm gia tăng số lượng và quy mô sở hữu của người được ban cấp. Như vậy, cho đến cuối thế kỉ X - đầu thế kỉ XI, trong xã hội Việt Nam đã hiện diện một tầng lớp đông đảo các chủ đất lớn, chi phối và có ảnh hưởng đến đời sống xã hội của một địa phương nhất định. Thực tế trên cũng cho thấy, lúc này trong xã hội Việt Nam, chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất của làng xã cổ truyền không phải là chế độ sở hữu duy nhất, thống trị. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất tiếp tục phát triển. Sang thời Lý, bộ phận ruộng đất tư nhân ngày càng lớn mạnh. Đi cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá đương thời, các hiện tượng như mua bán, cầm cố ruộng đất, kiện cáo, tranh giành thừa kế... xung quanh vấn đề đất đai xuất hiện ngày một nhiều trong xã hội. Thực tế này đòi hỏi Nhà nước thời Lý phải có biện pháp để điều tiết, quản lí và can thiệp có hiệu quả nhằm bảo vệ nguồn lợi từ tô thuế, ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Để làm được điều đó, cần thiết phải xây dựng một thể chế đủ mạnh với các cơ quan chuyên trách cùng đội ngũ quan chức biết chữ Hán, am hiểu rộng và có uy tín xã hội. Có thể phỏng đoán rằng trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ số người biết chữ chắc chắn không nhiều. Một thời gian dài trước thế kỉ X và ngay ở thế kỉ XI, Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục, “Bấy giờ nhà chùa là nhà trường, nhà sư là nhà giáo” (Nguyễn Khắc Thuần, 1998, tr. 53). Vì thế, tuy chữ Hán đã trở thành chữ viết chính thức nhưng số người biết chữ, biết đến Nho học còn chưa nhiều. Các nhà sư thường là lớp trí thức quan trọng trong triều đình Đinh, Tiền Lê và đầu thời Lý. Cùng với đó, khi việc xây dựng Nhà nước theo mô hình của phong kiến phương Bắc trở thành tất yếu thì Nho học cũng ngày càng có vai trò quan trọng. Phạm Đức Anh trong Mô hình tổ chức Nhà nước ở Việt Nam thế kỉ X-XIX cho biết, trong quan chế của triều Lý có 28 danh chức, nếu so sánh với Trung Hoa, triều Lý gần như vay mượn toàn bộ từ quan chế nhà Tống với 23/28 chức giống nhau. Trong 23 chức đó, triều Tống sử dụng lại 19 chức từ quan chế thời Đường (Phạm Đức Anh, 2015, tr. 40). Xây dựng bộ máy chính quyền theo mô hình Đường, Tống, các vua Lý cũng từng bước tiếp nhận phương thức tuyển dụng quan lại qua thi cử của phong kiến Trung Hoa. Nhu cầu về nhân lực cho bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương luôn thường trực, nhất là trong bối cảnh cần khẳng định và củng cố quyền lực của Nhà nước trung ương ở các địa phương của nước Đại Việt. Ngay từ khi mới thành lập, nhà Lý đã có sự ưu ái dành cho những người trong hoàng tộc, những tướng lĩnh có công lao phò tá và hình thức tuyển lựa quan lại chủ yếu được thực hiện bằng con đường bảo cử, tập ấm. Tuy nhiên, các vua Lý cũng sớm nhận ra rằng, để khách quan và lựa chọn rộng rãi được nhiều nhân tài tham gia vào bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, không có con đường nào hiệu quả hơn là thông qua khoa cử. Có TRẦN THỊ THÁI HÀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 7 thể thấy rằng, qua hàng trăm năm thử thách, Phật giáo và giáo dục Phật giáo cũng đã tự bộc lộ những điểm không phù hợp với yêu cầu của xã hội lúc này, “Trong đó nổi bật nhất là việc học mà không thi”, không có hệ thống các kì thi chuẩn mực cũng như học vị “để đánh dấu quá trình dùi mài đèn sách” (Nguyễn Khắc Thuần, 1998, tr. 54). Đặt trong bối cảnh như vậy, rõ ràng giáo dục và khoa cử Nho học đã tỏ rõ ưu thế trong so sánh với Phật giáo, phù hợp với những thay đổi của thời cuộc, đáp ứng nhu cầu của xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển ở thế kỉ XI. Trong những yếu tố tác động đến sự chú ý của các vua Lý tới Nho giáo và hình thành trong họ tư tưởng dung hoà giữa Phật giáo, Nho giáo có lẽ cũng cần xem xét đến vai trò của Thiền phái Thảo Đường. Nếu Thiền phái Tì ni đa lưu chi chịu nhiều ảnh hưởng của Mật giáo, có nhiều nhà sư nổi tiếng về pháp thuật, dùng sấm vĩ và phong thuỷ trong hoạt động chính trị, Thiền phái Vô ngôn thông mang nhiều ảnh hưởng của Thiền phái Nam phương ở Trung Quốc và có phần chịu ảnh hưởng của Tịnh Độ tông – chủ trương niệm Phật để đạt đến “nhất tâm bất loạn”, nhấn mạnh “đốn ngộ” và “vô đắc” (Nguyễn Lang, 1993, tr. 184), thì Thiền phái Thảo Đường - một Thiền phái mới xuất hiện ở Việt Nam vào cuối thập niên 70 của thế kỉ XI lại mang khuynh hướng coi trọng trí thức và thi ca, chủ trương dung hoà Phật giáo và Nho giáo (Phan Huy Lê, 2006, tr. 590). “Thiền phái này không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng được tới một số trí thức có khuynh hướng văn học” và “ảnh hưởng của Thiền phái này chỉ đáng kể về mặt học tập” (Nguyễn Lang, 1993, tr. 191). Thiền uyển tập anh còn ghi phổ hệ 9 đời gồm 19 người thuộc Thiền phái Thảo Đường, đặc biệt phải kể đến thế hệ thứ hai có vua Lý Thánh Tông, thế hệ thứ 4 có vua Lý Anh Tông, thế hệ thứ 6 có vua Lý Cao Tông (Nguyễn Lang, 1993, tr. 190). Như vậy, rõ ràng những tư tưởng của dòng thiền Thảo Đường không chỉ được các vua Lý tiếp nhận mà bản thân nhà vua còn trở thành những cao tăng, có ảnh hưởng lớn trong xã hội và được lịch sử của Thiền phái ghi nhận. Trong đó, vua Lý Thánh Tông thuộc thế hệ thứ hai của phái Thảo Đường cũng chính là người đã cho xây dựng Văn miếu, tổ chức kì thi đầu tiên năm 1075 và lập ra Quốc Tử Giám vào năm sau đó. Tựu trung lại, do yêu cầu xây dựng và củng cố chế độ quân chủ tập quyền mà nhà Lý cần dựa vào Nho giáo và Nho học để xây dựng thiết chế chính trị. Và như vậy, sau một thời gian dài, Nho học đã có cơ hội thuận lợi để thâm nhập vào xã hội Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu tồn tại của chính thể đương thời. Giáo dục và khoa cử Nho học được nhà Lý chủ động tiếp nhận là biểu hiện rõ rệt nhãn quan chính trị, kế sách trị nước của các vua triều Lý, đặc biệt là Lý Thánh Tông. Vương triều Lý có lẽ cũng như các triều đại phong kiến sau này vì công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đã tiếp nhận, khai thác những yếu tố Nho giáo phù hợp với xã hội, tiếp nhận Nho học – Nho giáo như một công cụ tư tưởng để tổ chức xã hội, trước hết ở các phương diện như nhân cách cá nhân, gia đình được củng cố, xã hội và đất nước được ổn định: “Các nhà Nho Việt Nam không bàn nhiều về lí luận phức tạp mà chú trọng vào củng cố nhân luân hiếu đễ, củng cố nền kinh tế nông nghiệp, củng cố khối cộng đồng gia đình - họ tộc – xóm làng, củng cố việc học hành khoa cử” (Phan Đại Doãn, 1999, tr. 10). 2.2. Thành tựu của giáo dục và khoa cử thời Lý SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 70 (04/2020) 8 Có thể điểm qua những thành tựu tiêu biểu của giáo dục và khoa cử Nho học thời Lý qua hai nội dung chính như sau: 2.2.1. Văn miếu và Quốc Tử Giám được xây dựng, mở đầu cho nền giáo dục Nho học ở Việt Nam Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã chấp thuận việc xây Văn miếu ngay tại kinh thành Thăng Long. Về sự kiện này, sử chép: “Mùa thu, tháng 8, làm Văn miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây” (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, 2009, tr. 348). Mặc dù Nho giáo vào Việt Nam từ rất sớm, nhưng cho đến thế kỉ XI, việc xây dựng Văn miếu mới được chính sử lần đầu tiên đề cập tới. Một số nước khác có ảnh hưởng của Nho giáo như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đều có miếu thờ Khổng Tử nhằm tôn vinh ông và nền Nho học do ông sáng lập. Là một dạng kiến trúc của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của văn hoá Nho giáo, Văn miếu vừa là chỗ để thờ các vị thánh hiền của Nho giáo như Khổng Tử, Chu Công, Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử, đồng thời được sử dụng như một địa điểm để dạy học. Về sau này, Văn miếu còn là nơi bảo tồn những tấm bia đá khắc ghi tên tuổi những người đỗ đại khoa của quốc gia hay địa phương nơi lập Văn miếu. Thông tin từ chính sử cho biết, Văn miếu ở kinh thành Thăng Long ngay từ khi được nhà vua cho xây dựng năm 1070 đã đồng thời thực hiện hai chức năng: tôn giáo và văn hoá, vừa là miếu thờ và là nơi học tập của vị vua tương lai. Sự nghèo nàn về tư liệu không cho phép có thể đưa ra bất cứ phác hoạ nào về quy mô, kiến trúc cũng như việc thờ phụng diễn ra tại Văn miếu được dựng năm 1070. Theo ghi chép của Khâm định Việt sử thông giám cương mục, vào năm 1156, vua Lý Anh Tông theo lời của Tô Hiến Thành cho dựng miếu thờ riêng Khổng Tử ở phía Nam thành Thăng Long (Quốc sử quán triều Nguyễn, 1998, tr. 409), năm 1171, cho sửa lại miếu này (Quốc sử quán triều Nguyễn, 1998, tr. 415). Như vậy phải chăng trong thế kỉ XI- XII, ở kinh thành Thăng Long có hai Văn miếu. Văn miếu thứ hai được xây dựng năm 1156 chỉ để thờ riêng một mình Khổng Tử, không phối thờ bất kì nhân vật nào khác và chỉ thực hiện một chức năng duy nhất là nơi thờ Khổng Tử. Về thời điểm xuất hiện chính xác của Quốc Tử Giám hiện chưa thể xác định, nhưng căn cứ vào sự kiện năm 1076, vua Lý Nhân Tông“chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám” (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, 2009, tr. 352), cho thấy Quốc Tử Giám rất có thể đã được xây dựng gần với thời điểm của Văn miếu. Quốc Tử Giám đào tạo học trò ở nhiều trình độ cao thấp khác nhau, trong đó cao nhất là bậc tương đương với đại học (Nguyễn Khắc Thuần, 1998, tr. 55). Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu đồng ý với quan điểm: cũng từ Quốc Tử Giám, nền đại