Giáo trình thực hành Lập trình hệ thống

Thực hành Lập trình HệThống giúp cho sinh viên viết được chương trình bằng ngôn ngữAssembly trên máy tính PC. Giáo trình này chỉhướng dẫn sinh viên những kỹnăng rất cơbản trong việc lập trình bằng Assembly như: Sửdụng trình biên dịch hợp ngữtrong môi trường Windows, biên dịch, sửa lỗi và liên kết, khảo sát tập lệnh, các ngắt đơn giản của Hệ điều hành DOS. Đểvận dụng và nâng cao được kỹnăng lập trình hệthống bằng Hợp ngữ, đòi hỏi sinh viên phải nổlực rất nhiều trong việc tựhọc, đọc thêm tài liệu đểbổsung những kiến thức nhất định vềphần cứng máy tính cũng nhưnguyên ly vận hành của các thiết bịngoại vi có liên quan, như: Máy in, hệvi điều khiển, cổng vào ra nối tiếp/ song song .... Thời lượng của môn học có giới hạn, nên các bài thực hành được tổchức thành các chủ đềsau đây, mỗi chủ đềthực hành trong 1 buổi (5 tiết): Bài 1: Nhập môn hợp ngữ Bài 2: Xuất nhập ký tự. Bài 3: Cấu trúc rẽnhánh – Vòng lập Bài 4: Xửlý ký tự- Ký số Bài 5: Xửlý tập tin Bài 6: Nhập xuất sốBIN-HEX-DEC Đểthực hành đạt hiệu quảcao, sinh viên cần phải chuẩn bịcho mỗi bài trước khi vào bắt đầu thực hành. Muốn đạt được điều này, sinh viên phải tuân thủphương pháp học nhưsau: Trước khi vào thực hành: - Nắm được mục tiêu của bài thực hành. - Xem lại các kiến thức cần chuẩn bị được nêu ra cho mỗi bài thực hành. - Nắm được các nội dung cần phải làm trong buổi thực hành. Trong khi thực hành: - Tuyệt đối tuân thủthực hành theo thứtựcủa nội dung thực hành. Hoàn thành các vấn đềvà trảlời được các câu hỏi đặt ra trong phần trước mới chuyển sang thực hành phần sau. - Quan sát hiện tượng, những thay đổi, xem xét đánh giá kết quảsau mỗi thao tác thực hành. - Lập lại các thao tác thực hành nhiều lần, tìm cách giải quyết khác sau khi đã thực hành theo yêu cầu cho mỗi vẫn đề. So sánh, nhận xét các cách giải quyết khác nhau. Sau khi thực hành: - Đối chiếu từng mục tiêu của bài thực hành với những gì đã thực hành được. Nếu mục tiêu nào chưa thành thạo thì phải tìm cách lập lại thực hành đó đểnắm được mục tiêu vững chắc hơn. Trong quá trình biên soạn, không thểtránh khỏi sơxuất, hãy chân thành góp ý chỉnh sửa đểgiáo trình ngày càng hoàn chỉnh hơn.

pdf39 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình thực hành Lập trình hệ thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG Giáo trình thực hành LẬP TRÌNH HỆ THỐNG Biên soạn: ThS. Nguyễn Hứa Duy Khang Ks. Trần Hữu Danh -ĐHCT- 5-2008 Thực hành lập trình hệ thống Ths. Nguyễn Hứa Duy Khang, Ks. Trần Hữu Danh i NỘI DUNG Giới thiệu BÀI 1: NHẬP MÔN HỢP NGỮ ............................................................................ 1 1. Mục tiêu ................................................................................................................ 1 2. Kiến thức cần chuẩn bị ......................................................................................... 1 3. Nội dung thực hành .............................................................................................. 1 3.1. Khảo sát lệnh Intel-8086 ........................................................................ 1 3.2. Cấu trúc chương trình dạng EXE ........................................................... 1 3.3. Viết chương trình đơn giản .................................................................... 3 4. Bài tập đề nghị ...................................................................................................... 3 BÀI 2: XUẤT NHẬP KÝ TỰ ................................................................................ 5 1. Mục tiêu ................................................................................................................ 5 2. Kiến thức cần chuẩn bị ......................................................................................... 5 3. Nội dung thực hành .............................................................................................. 5 3.1. In một ký tự ra màn hình ........................................................................ 5 3.2. In chuỗi ký tự ra màn hình ..................................................................... 6 3.3. Nhận một ký tự từ bàn phím ................................................................... 6 3.4. Nhận chuỗi ký tự từ bàn phím ................................................................ 7 4. Bài tập đề nghị ...................................................................................................... 8 BÀI 3: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH – VÒNG LẬP ................................................. 9 1. Mục tiêu ................................................................................................................ 9 2. Tóm tắt lý thuyết .................................................................................................. 9 3. Nội dung thực hành .............................................................................................. 12 3.1. Cấu trúc rẽ nhánh ................................................................................... 12 3.2. Cấu trúc vòng lập ................................................................................... 13 4. Bài tập đề nghị ...................................................................................................... 13 BÀI 4: NHẬP XUẤT SỐ DẠNG BIN-HEX-DEC ............................................... 15 1. Mục tiêu ................................................................................................................ 15 2. Kiến thức cần chuẩn bị ......................................................................................... 15 3. Nội dung thực hành .............................................................................................. 15 3.1. Nhập xuất số nhị phân ............................................................................ 15 3.2. Nhập xuất số thập lục phân .................................................................... 16 3.3. Xuất số thập phân nguyên dương ........................................................... 18 4. Bài tập đề nghị ...................................................................................................... 19 BÀI 5: XỬ LÝ TẬP TIN ........................................................................................ 21 1. Mục tiêu ................................................................................................................ 21 2. Kiến thức cần chuẩn bị ......................................................................................... 21 3. Nội dung thực hành .............................................................................................. 21 3.1. Tạo tập tin mới ....................................................................................... 21 Thực hành lập trình hệ thống Ths. Nguyễn Hứa Duy Khang, Ks. Trần Hữu Danh ii 3.2. Ghi nội dung tập tin ................................................................................ 22 3.3. Đọc nội dung tập tin ............................................................................... 23 3.4. Xóa tập tin ............................................................................................. 25 3.5. Đổi tên tập tin ........................................................................................ 26 4. Bài tập đề nghị ...................................................................................................... 27 BÀI 6: XỬ LÝ CHUỖI KÝ TỰ ............................................................................. 28 1. Mục tiêu ................................................................................................................ 28 2. Kiến thức cần chuẩn bị ......................................................................................... 28 3. Nội dung thực hành .............................................................................................. 28 3.1. So sánh chuỗi .......................................................................................... 28 3.2. Di chuyễn chuỗi ...................................................................................... 30 3.3. Dò tìm trong chuỗi ................................................................................. 31 Giới Thiệu Thực hành Lập trình Hệ Thống giúp cho sinh viên viết được chương trình bằng ngôn ngữ Assembly trên máy tính PC. Giáo trình này chỉ hướng dẫn sinh viên những kỹ năng rất cơ bản trong việc lập trình bằng Assembly như: Sử dụng trình biên dịch hợp ngữ trong môi trường Windows, biên dịch, sửa lỗi và liên kết, khảo sát tập lệnh, các ngắt đơn giản của Hệ điều hành DOS. Để vận dụng và nâng cao được kỹ năng lập trình hệ thống bằng Hợp ngữ, đòi hỏi sinh viên phải nổ lực rất nhiều trong việc tự học, đọc thêm tài liệu để bổ sung những kiến thức nhất định về phần cứng máy tính cũng như nguyên ly vận hành của các thiết bị ngoại vi có liên quan, như: Máy in, hệ vi điều khiển, cổng vào ra nối tiếp/ song song .... Thời lượng của môn học có giới hạn, nên các bài thực hành được tổ chức thành các chủ đề sau đây, mỗi chủ đề thực hành trong 1 buổi (5 tiết): Bài 1: Nhập môn hợp ngữ Bài 2: Xuất nhập ký tự. Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh – Vòng lập Bài 4: Xử lý ký tự - Ký số Bài 5: Xử lý tập tin Bài 6: Nhập xuất số BIN-HEX-DEC Để thực hành đạt hiệu quả cao, sinh viên cần phải chuẩn bị cho mỗi bài trước khi vào bắt đầu thực hành. Muốn đạt được điều này, sinh viên phải tuân thủ phương pháp học như sau: Trước khi vào thực hành: - Nắm được mục tiêu của bài thực hành. - Xem lại các kiến thức cần chuẩn bị được nêu ra cho mỗi bài thực hành. - Nắm được các nội dung cần phải làm trong buổi thực hành. Trong khi thực hành: - Tuyệt đối tuân thủ thực hành theo thứ tự của nội dung thực hành. Hoàn thành các vấn đề và trả lời được các câu hỏi đặt ra trong phần trước mới chuyển sang thực hành phần sau. - Quan sát hiện tượng, những thay đổi, xem xét đánh giá kết quả sau mỗi thao tác thực hành. - Lập lại các thao tác thực hành nhiều lần, tìm cách giải quyết khác sau khi đã thực hành theo yêu cầu cho mỗi vẫn đề. So sánh, nhận xét các cách giải quyết khác nhau. Sau khi thực hành: - Đối chiếu từng mục tiêu của bài thực hành với những gì đã thực hành được. Nếu mục tiêu nào chưa thành thạo thì phải tìm cách lập lại thực hành đó để nắm được mục tiêu vững chắc hơn. Trong quá trình biên soạn, không thể tránh khỏi sơ xuất, hãy chân thành góp ý chỉnh sửa để giáo trình ngày càng hoàn chỉnh hơn. ThS. Nguyễn Hứa Duy Khang Email: nhdkhang@ctu.edu.vn Bài 1 – Nhập môn hợp ngữ Ths. Nguyễn Hứa Duy Khang, Ks. Trần Hữu Danh 1 Bài 1: Nhập Môn Hợp Ngữ 1. MỤC TIÊU - Sử dụng được công cụ Emu8086 để khảo sát các lệnh của Intel-8086. - Sử dụng được các chức năng cơ bản của công cụ RadASM như: Soạn thảo, Hợp dịch (Assemble), Liên kết (Link) và Chạy chương trình (Run). - Viết đúng cấu trúc của chương trình hợp ngữ dạng tái định (EXE). - Đọc hiểu và sửa lỗi chương trình. 2. KIẾN THỨC CẦN CHUẨN BỊ - Các thao tác cơ bản trên hệ điều hành Windows. - Cấu trúc chương trình hợp ngữ dạng EXE. - Qui trình Soạn thảo – Dịch chương trình. - Các lệnh đơn giản của Intel-8086 thường dùng như: MOV, ADD, SUB, INC, DEC, AND, OR. (Xem cú pháp trong giáo trình) 3. NỘI DUNG THỰC HÀNH 3.1. Khảo sát lệnh Intel-8086: 3.1.1. Nhập vào Emu8086 đoạn lệnh sau đây và dự đoán trước kết quả: MOV AH, 80 ; AH ← 80 (AX = ?) MOV AL, 86 ; AL ← 86 (AX = ?) MOV BX, AX ; BX ← AX (BH = ?, BL = ?) MOV DH, BL ; DH ← BL (DH = ?, DX = ?) MOV DL, BH ; DL ← BH (DL = ?, DX = ?) MOV SI, CS ; SI ← CS (SI = ?) Thực hiện từng lệnh, sau mỗi lệnh ghi lại kết quả các thanh ghi trong ngoặc để đối chiếu với kết quả dự đoán trên và giải thích. 3.1.2. Thực hành tương tự như câu 3.1.1 đối với đoạn lệnh sau: MOV AX, 8086 ; AX ← 8086 (AH = ?, AL = ?) ADD AL, 3 ; AL ← AL + 3 (AL = ?, AX = ?) DEC AX ; AX ← AX – 1 (AH = ?, AL = ?, AX = ?) SUB AH, 10h ; AH ← AH – 10h (AH = ?, AL = ?, AX = ?) AND AX, 0FF0h ; AX ← AX and 0FF0h (AX = ?) 3.1.3. Sinh viên chủ động lập lại ít nhất 1 lần câu 3.1.1 và 3.1.2 với các giá trị toán hạng khác trong mỗi dòng lệnh. 3.2. Cấu trúc chương trình dạng EXE: 3.1.1. [HELLO.ASM] Dùng RadASM để soạn thảo chương trình Hợp ngữ sau đây: Lưu ý: - Chương trình hoàn toàn không có lỗi. Bài 1 – Nhập môn hợp ngữ Ths. Nguyễn Hứa Duy Khang, Ks. Trần Hữu Danh 2 - Trong đó có những lệnh mà sinh viên chưa học đến, điều này không cần quan tâm, điều cần quan tâm trong bài thực hành này là Cấu trúc chương trình hợp ngữ. - Đặt tên file chương trình nguồn là HELLO.ASM DSEG SEGMENT ; Tạo đoạn DSEG chuoi DB “Hello World!$” ; Khai báo biến chuỗi DSEG ENDS CSEG SEGMENT ; Tạo đoạn CSEG ASSUME CS: CSEG, DS: DSEG ; CSEG là đoạn lệnh, DSEG là dữ liệu begin: MOV AX, DSEG ; Khởi động địa chỉ đoạn dữ liệu MOV DS, AX MOV AH, 09h ; AH ← 09h LEA DX, chuoi ; DX ← địa chỉ offset biến chuoi INT 21h ; gọi ngắt 21h MOV AH, 01h ; AH ← 01h INT 21h ; gọi ngắt 21h MOV AH, 4Ch ; Thoát chương trình INT 21h CSEG ENDS END begin a. Hợp dịch chương trình HELLO.ASM và kiểm tra xem file HELLO.OBJ đã được tạo ra chưa. b. Liên kết chương trình HELLO, kiểm tra xem file HELLO.EXE đã được tạo ra chưa c. Chạy chương trình HELLO.EXE, quan sát trên màn hình, chương trình trên làm gì? d. Thay đổi “Hello World!$” thành “Wellcome to Assembly$”. Làm lại các bước a, b và c. Chương trình trên làm gì? 3.2.2. [HELLO2.ASM] Sửa file HELLO.ASM ở trên sao cho giống hệt như chương trình sau và đặt tên lại là HELLO2.ASM (chỉ khác ở những chổ in nghiêng) - Lưu ý: Chương trình sẽ có vài lỗi a. Dịch chương trình HELLO2.ASM, ghi lại các thông tin về lỗi: Số lỗi, những lỗi gì, trên dòng nào? b. Kiểm tra xem file HELLO2.OBJ được tạo ra không? Tại sao? c. Sửa từng lỗi một từ dòng trên xuống, rồi lập lại câu a cho đến khi nào hết lỗi. d. Liên kết chương trình HELLO2. Kiểm tra xem có file HELLO2.EXE không? e. Chạy chương trình HELLO2.EXE, so sánh kết quả với 3.1.1.d Bài 1 – Nhập môn hợp ngữ Ths. Nguyễn Hứa Duy Khang, Ks. Trần Hữu Danh 3 DSEG SEGMEMT ; Tạo đoạn DSEG chuoi DW “Wellcome to Assembly$” ; Khai báo biến chuỗi DSEG ENDS CSEG SEGMENT ; Tạo đoạn CSEG ASSUME CS: CSEG, DS: DSEG ; CSEG là đoạn lệnh, DSEG là dữ liệu begin: MOV BX, SSEG ; Khởi động địa chỉ đoạn dữ liệu MOV DS, BX MOV AH, 09h ; AH ← 09h LEA DH, chuoi ; DX ← địa chỉ offset biến chuoi INT 21h ; gọi ngắt 21h MOV AH, 01h ; AH ← 01h INT 21h ; gọi ngắt 21h MOV AH, 4Ch ; Thoát chương trình INT 21h CSEG ENDS END Begin 3.3. Viết các chương trình đơn giản: 3.3.1. [SUM1.ASM] Viết chương trình dạng EXE để tính kết quả biểu thức sau, lưu trữ kết quả trong AX: 10 + 8086 - 100h + 350 + 0FAh Lưu ý: - Chỉ khai báo 1 đoạn lệnh để viết chương trình. a. Dịch sửa lỗi (nếu có lỗi) và chạy chương trình. b. Dùng Emu8086 để chạy chương trình trên và kiểm tra kết quả lưu trong AX. 3.3.2. [SUM2.ASM] Viết chương trình dạng EXE để tính kết quả biểu thức có dạng tổng quát như sau: KQUA = A + B – C + D + E Trong đó: KQUA, A, B, C, D, E là các biến 2 byte khai báo trong đoạn dữ liệu. Lưu ý: - Chương trình gồm 2 đoạn: Đoạn lệnh và Đoạn dữ liệu dùng để chứa các Biến. a. Gán giá trị các biến A = 1000, B = 10, C = 1Fh, D = 30h, E = 300Ah. Dịch và chạy chương trình. b. Dùng Emu8086 để kiểm tra kết quả của câu a. c. Áp dụng SUM2.ASM để tính biểu thức đã cho ở câu 3.3.1. Dùng Emu8086 để kiểm tra kết quả. 4. BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ: 4.1. Dùng Emu8086 để khảo sát các lệnh khác trong tập lệnh của Intel-8086. 4.2. Tự tìm hiểu thêm những chức năng khác của Emu8086 Bài 1 – Nhập môn hợp ngữ Ths. Nguyễn Hứa Duy Khang, Ks. Trần Hữu Danh 4 4.3. Viết từng chương trình tính các biểu thức sau: (Phải viết theo kiểu sử dụng biến để chứa toán hạng và kết quả, SV tự đặt tên biến theo ý của mình) a. 15h * 250 d. 1000 ÷ 100 b. 16 * 0AF1h e. 1000 ÷ 100h c. 300 * 400 f. 3AB45Eh ÷ 0A1h 4.4. Sử dụng Emu8086 để kiểm chứng kết quả của các chương trình đã viết cho 4.3. Bài 2 – Xuất nhập ký tự Ths. Nguyễn Hứa Duy Khang, Ks. Trần Hữu Danh 5 Bài 2: Xuất Nhập Ký Tự 1. MỤC TIÊU - Sử dụng được các ngắt mềm để viết được chương trình: in ký tự - chuỗi ký tự lên màn hình và nhập ký tự - chuỗi ký tự từ bàn phím. - Hiểu được cách quản lý ký tự và ký số trong Hợp ngữ. 2. KIẾN THỨC CẦN CHUẨN BỊ - Kết quả bài thực hành 1. - Các hàm 01h, 02h, 06h, 07h, 08h, 09h, 0Ah của ngắt 21h. - Bảng mã ASCII. 3. NỘI DUNG THỰC HÀNH 3.1. In 1 ký tự ra nàm hình - Chương trình sử dụng hàm 2, ngắt 21h để in ký tự B ra màn hình được viết như sau. Hãy soạn thảo lưu lại thành tập tin nguồn có tên là BAI_2A.ASM. - Dịch sửa lỗi (nếu có) và chạy chương trình để xem kết quả in ra màn hình. - Các dòng lệnh nào thực hiện chức năng in ký tự ‘B’ ra màn hình? Các dòng lệnh khác dùng làm gì? - Sửa lại chương trình trên để in ra màn hình ký tự ‘D’. Chạy chương trình kiểm chứng kết quả. - Viết chương trình để in ra màn hình số 9 - Viết chương trình để in ra màn hình số 89 - Hai dòng lệnh 6 và 7 có chức năng gì trong chương trình? Nếu không có 2 dòng lệnh ấy thì chương trình thực hiện như thế nào? (Thử xóa bỏ 2 dòng lệnh ấy rồi chạy chương trình, quan sát kết quả để phát hiện chức năng) CSEG SEGMENT ASSUME CS: CSEG start: mov ah, 02h ; Hàm 2, in 1 ký tự ra màn hình mov dl, ‘B’ ; DL chứa ký tự cần in int 21h ; gọi ngắt để thực hiện hàm mov ah, 08h ; Hàm 08h, ngắt 21h int 21h mov ah, 4Ch ; Thoát khỏi chương trình int 21h CSEG ENDS END start Bài 2 – Xuất nhập ký tự Ths. Nguyễn Hứa Duy Khang, Ks. Trần Hữu Danh 6 3.2. In chuỗi ký tự ra màn hình - Muốn in 1 chuỗi ký tự ra màn hình thì sử dụng hàm 9, ngắt 21h như chương trình sau đây, hãy soạn thảo và đặt tên tập tin nguồn là BAI_2B.ASM. - Dịch, sửa lỗi (nếu có) và chạy chương trình để xem kết quả trên màn hình. - Viết lại chương trình trên để in ra màn hình chuỗi “Truong Dai Hoc Can Tho”. - Sửa khai báo biến chuoi có dạng như sau: chuoi DB ‘Truong Dai Hoc’, 10, 13, ‘Can Tho$’ - Dịch và chạy chương trình để xem kết quả. Trong khai báo biến chuoi, 2 giá trị 10, 13 có ý nghĩa gì trong việc in chuỗi ra màn hình. - Sửa lại chương trình để in ra màn hình số 2006. 3.3. Nhận 1 ký tự từ bàn phím - Chương trình sau đây (trang 3) sẽ sử dụng hàm 01, ngắt 21h để nhận 1 ký tự từ bàn phím. Soạn thảo và đặt tên tập tin nguồn là BAI_2C.ASM. - Dịch, sửa lỗi (nếu có) và chạy chương trình, gõ phím cần nhập. Quan sát kết quả trên màn hình. - Ký tự đã nhập được lưu trữ ở đâu và được CPU quản lý ở dạng thức gì? (Dùng Emu8086 để khảo sát) - Sửa chương trình để đọc ký tự bằng hàm 7, ngắt 21h. - Chạy chương trình và so sánh hoạt động giữa hàm 1 và hàm 7. DSEG SEGMENT chuoi DB ‘Chao sinh vien nganh Cong Nghe Thong Tin.$’ DSEG ENDS CSEG SEGMENT ASSUME CS: CSEG, DS: DSEG start: mov ax, DSEG mov ds, ax mov ah, 09h ; Hàm 9, in chuỗi ký tự ra màn hình lea dx, chuoi ; dl chứa ký tự cần in int 21h ; gọi ngắt thực hiện mov ah, 08h int 21h mov ah, 4Ch ; thoát khỏi chương trình int 21h CSEG ENDS END start Bài 2 – Xuất nhập ký tự Ths. Nguyễn Hứa Duy Khang, Ks. Trần Hữu Danh 7 3.4. Nhận 1 chuỗi ký tự từ bàn phím - Chương trình sử dụng hàm 0Ah, ngắt 21h để nhập 1 chuỗi ký tự từ bàn phím viết như sau. Sinh viên soạn thảo thành tập tin chương trình có tên là BAI_2D.ASM. DSEG SEGMENT tbao DB ‘Hay go vao 1 phim: $’ DSEG ENDS CSEG SEGMENT ASSUME CS: CSEG, DS: DSEG start:mov ax, DSEG mov ds, ax mov ah, 09h ; In câu thông báo ra màn hình lea dx, tbao int 21h mov ah, 01h ; Ham 1, nhan ky tu tu ban phim int 21h ; goi ngat thuc hien ham mov ah, 4Ch ; tro ve he dieu hanh int 21h CSEG ENDS END start DSEG SEGMENT max DB 30 len DB 0 chuoi DB 30 dup(?) tbao DB ‘Hay go vao 1 chuoi: $’ DSEG ENDS CSEG SEGMENT ASSUME CS: CSEG, DS: DSEG start: mov ax, DSEG mov ds, ax mov ah, 09h ; In câu thông báo ra màn hình lea dx, tbao int 21h mov ah, 0Ah ; Ham 0Ah, nhap chuoi ky tu tu ban phim lea dx, MAX ; dx chua dia chi vung dem ban phim int 21h ; goi ngat thuc hien ham mov ah, 4Ch ; tro ve he dieu hanh int 21h CSEG ENDS END start Bài 2 – Xuất nhập ký tự Ths. Nguyễn Hứa Duy Khang, Ks. Trần Hữu Danh 8 - Dịch, sửa lỗi và thi hành chương trình trong từng trường hợp sau đây: 1. Nhập từ bàn phím chuỗi ít hơn 30 ký tự. 2. Nhập từ bàn phím chuỗi nhiều hơn 30 ký tự. - Giá trị biến len trong mỗi trường hợp là bao nhiêu? - Tại sao không thể nhập nhiều hơn 30 ký tự? Chuỗi ký tự nhập vào được lưu trữ ở biến nào? - Sửa chương trình để có thể nhập nhiều hơn 30 ký tự (60 ký tự chẳng hạn). - Tổng quát, khả năng tối đa của hàm 0Ah, ngắt 21h là nhận chuỗi bao nhiêu ký tự? 4. BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ 4.1. Viết chương trình sử dụng hàm 7, ngắt 21h để nhận 1 ký tự từ bàn phím, dùng 1 biến để lưu trữ ký tự nhận được (do sinh viên tự đặt tên biến), sau đó sử dụng hàm 2, ngắt 21h để in ra màn hình ký tự nhận được đang lưu trong biến ấy. Chương trình phải có đủ các câu thông báo nhập và xuất. Ví dụ: Hay go 1 phim: B Ky tu nhan duoc la: B 4.2. Sửa lại chương trình 4.1 sao cho không cần sử dụng biến để lưu trữ ký tự mà kết quả chạy chương trình vẫn không thay đổi. 4.3. Viết chương trình nhận 1 ký tự từ bàn phím, sau đó in ra màn hình ký tự kế trước và kế sau của ký tự vừa nhập Ví dụ: Hay go 1 phim: B Ky tu ke truoc : A Ky tu ke sau : C 4.4. Viết chương trình cho phép nhập từ bàn phím tên của 1 người, sao đó in ra màn hình chuỗi có dạng như sau: Xin chao Ví dụ: Khi chạy chương trình, nhập vào là: Nguyen Hua Duy Khang Chuỗi in ra màn hình sẽ là: Xin chao Nguyen Hua Duy Khang Bài 3 – Cấu trúc rẽ nhánh – Vòng lặp Ths. Nguyễn Hứa Duy Khang, Ks. Trần Hữu Danh 9 Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh – Vòng lặp 1. MỤC TIÊU - Hiểu cách so sánh hai số trong hợp ngữ - Hiểu cách thay đổi thứ tự thực hiện các lệnh - Biết cách sử dụng các lệnh so sánh, nhảy và lặp 2. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 2.1. Lệnh so sánh Cú pháp
Tài liệu liên quan