Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Morozov 1930). Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.
24 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3626 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng và tình hình khai thác tài nguyên rừng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II.HIỆN TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN RỪNG:
II.1. Khái niệm rừng:
• Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ
lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian
nhất định ở mặt đất và trong khí quyển
(Morozov 1930). Rừng chiếm phần lớn bề
mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh
quan địa lý.
• Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý,
trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ,
cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật.
Trong quá trình phát triển của mình chúng
có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn
nhau và với hoàn cảnh bên ngoài (M.E.
Tcachenco 1952).
• Rừng là sự hình thành phức tạp của tự
nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển
địa cầu (I.S. Mê lê khôp 1974).
• Rừng cũng có thể hiểu bằng một cách khác
là vùng đất đủ rộng có cây cối mọc lâu năm.
• Rừng tự nhiên 9,77 triệu ha, chiếm 84,37%.
Rừng trồng 1,81 triệu ha, chiếm 14,63%.
• Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối
quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần
thể, giữa các quần thể trong quần xã và có
sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh
trong tổng hợp đó.
• Rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có
tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để
chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và
những biến đổi về số lượng sinh vật, những
khả năng này được hình thành do kết quả
của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự
chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần
rừng. Rừng có khả năng tự phục hồi và trao
đổi cao.
• Rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao
đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại
quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật
chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi
hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó
một số chất từ các hệ sinh thái khác.
• Sự vận động của các quá trình nằm trong
các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự
ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng.
II.1.1. Phân loại rừng:
II.1.1.1. Rừng lá kim:
o Ở vùng ôn đới có thành phần khá đồng
nhất, khí hậu lạnh, có thời gian sinh trưởng
ngắn, năng suất thấp hơn vùng nhiệt đới
(nhóm cây đặc trưng là thông, vân sam, lim
sam và cây Seqnota khổng lồ).
o Phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Nga,
Trung Quốc và một số vùng núi cao nhiệt
đới.
II.1.1.2. Rừng rụng lá ôn đới:
Giáp nhiệt đới và phân bố chủ yếu ở vùng
thấp, chủ yếu ở Châu Âu, Đông Bắc Mỹ, Nam
Mỹ, một phần Trung Quốc, Nhật Bản,
Oxtrâylia…nó thường rụng lá vào mùa thu,
chiếm phần lớn diện tích canh tác của
những nước này khoảng 35% diện tích .
Rừng taiga có tại khu vực có vĩ độ cao của
Bắc bán cầu, chỉ dưới tundra (lãnh nguyên)
và phía trên của các thảo nguyên.
Taiga hay rừng taiga (từ tiếng Mông Cổ) là
một quần xã sinh vật với đặc trưng nổi bật là
các rừng cây lá kim. Taiga bao phủ hầu hết
phần trên đại lục của Alaska, Canada, Thụy
Điển, Phần Lan, Na Uy và Nga (đặc biệt là
Siberi), cũng như phần xa nhất về phía bắc
của Hoa Kỳ (không kể Alaska), bắc
Kazakhstan và khu vực Hokkaido của Nhật
Bản. Rừng taiga là quần xã sinh vật đất liền
lớn nhất trên thế giới. Tại Canada, thuật ngữ
boreal forest ( rừng phương bắc) được sử
dụng để chỉ phần phía nam của quần xã sinh
vật này, trong khi "taiga" được dùng để chỉ
khu vực phía bắc trơ trụi hơn, ở phía nam
của ranh giới cây gỗ Bắc Cực.
Do Bắc Mỹ và đại lục Á-Âu trong quá khứ
gần đây đã được nối liền bằng cầu đất liền
Bering, nên một loạt các loài động-thực vật
(chủ yếu là động vật) đã có thể xâm chiếm cả
hai lục địa này và được phân bổ trong quần
xã sinh vật taiga. Các nhóm sinh vật khác thì
khác biệt theo khu vực, thông thường với
mỗi chi có vài loài khác biệt, chúng chiếm
các khu vực khác nhau của rừng taiga. Rừng
taiga cũng có một số loài cây gỗ lá nhỏ sớm
rụng như bạch dương, tống quán sủi, liễu và
dương rung; chủ yếu trong các khu vực
không có mùa đông quá lạnh. Tuy nhiên, các
loài thông rụng lá lại sinh sống trong những
khu vực có mùa đông lạnh giá nhất ở Bắc
bán cầu, tại miền đông Siberi. Phần phía nam
của rừng taiga còn có các loài cây như sồi,
phong và du rải rác trong các rừng cây lá
kim.
II.1.1.3. Rừng mưa nhiệt đới:
Phân bố chủ yếu ở vùng khí hậu nóng, mưa
nhiều và có tính đa dạng sinh học cao
nhất.Hệ cây rừng quanh năm có lá,dây leo
chằng chịt,phía dưới đất tối âm u, nóng và
ẩm
Rừng nhiệt đới có giá trị kinh tế cao phục vụ
đời sống con người do có khối lượng sinh
học cao phong phú về số lượng cũng như
chất lượng nên đang bị con người khai thác
một cách triệt để
Diện tích chỉ còn khoảng 50% so với trước
và chỉ còn chiếm 8% so với diện tích lục
địa.
VD: Rừng Cúc Phương khu rừng nhiệt đới
điển hình, có diện tích 22,000 mẩu. Đây là
một rừng nguyên sinh trong vùng đá vôi với
rất nhiều hang động. Có những động còn di
tích chứng tỏ rằng loài người đã xử dụng từ
12.500 năm về trước.
Có cây sống đến hàng ngàn tuổi. Đường
kính đến vài thước và cao đến 50 m…Có cây
to vài chục người ôm không xuể.
Rừng Cúc Phương với hàng trăm loài động
vật hoang dã, hàng ngàn loài côn trùng, độ
1.800 loại, hai trăm họ và 30 bộ.
Năm 1996 đã tổng kết với 71 loài thú, 319 loài
chim, 33 loài bò sát và 16 loài lưỡng cư.
Voọc quần đừi trắng( Trachipythecus
francoisi delacouri) là biểu tượng của rừng
Cúc Phương. Ngoài ra những loài Cu li lùn,
Tê Tê đang nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Rừng có hai loài sóc bay.
Đặc biệt là một loài Sóc bụng đỏ (
Callosciurus erythraeus cucphuongensis)
chỉ có ở rừng Cúc Phương mà thôi.
Rừng có hai loại dơi. Dơi Đốm Hoa
(Scotomanes ornatus) thấy lần đầu tiên ở
Việt Nam tại Rừng Cúc Phương.
Trong số 4 loài gà, ba loại là chim quý được
bảo vệ, đó là Công (Pavo muticus), Gà Tiền
(Polyplectron bicalcaratum) và Gà Lôi Trắng
(Lophura nycthemera). Đồng thời có những
chim quý khác như Hồng Hoàng và Cao Cát.
Rừng còn có 17 loài rắn, 13 loại thằn lằn, và
ba loại rùa…
II.1.1.4. Rừng phòng hộ:
Nhằm điều tiết nguồn nước cho các dòng
chảy, các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói
mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp lòng sông,
lòng hồ. Chủ yếu là những nơi đồi núi có độ
dốc cao, yêu cầu đối với rừng phòng hộ đầu
nguồn đầu nguồn phải tạo thành vùng tập
trung có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng, có độ
che phủ của tán rừng là 0,6 trở lên.
Rừng phòng hộ ven biển: Được thành lập
với mục đích chống gió hạn, chắn cát bay,
ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng
lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các công trình
ven biển. Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường
sinh thái: Nhằm mục đích điều hòa khí hậu,
chống ô nhiễm môi trường trong các khu
dân cư, khu đô thị, khu du lịch.
Rừng phòng hộ 5,42 triệu ha, chiếm 46,8%
(năm 2000)
II.1.1.5. Rừng đặc dụng:
Được sử dụng cho mục đích đặc biệt như
bảo tồn thiên nhiên, mẩu chuẩn hệ sinh thái,
bảo tồn nguồn gen động thực vật, phục vụ
nghiên cứu khoa học…
Bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo
tồn thiên nhiên, các khu văn hóa lịch sử và
môi trường
Rừng đặc dụng 1,443 triệu ha, chiếm 12,46%
(năm 2000)
II.1.1.5.1.Vườn quốc gia:
Là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo
vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái, đáp
ứng yêu cầu sau:
• Vùng đất tự nhiên bao gồm mẫu chuẩn của
các hệ sinh thái cơ bản còn nguyên vẹn
hoặc ít bị tác động của con người, các khu
rừng có giá trị cao về văn hóa, du lịch.
• Phải đủ rộng để chứa được một hay nhiều
hệ sinh thái và không bị thay đổi bởi những
tác động xấu của con người.
• Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái cần bảo tồn phải
đạt từ 70% trở lên.
• Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.
II.1.1.5.2Khu bảo tồn thiên nhiên (khu dự trữ
tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh):
Là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm
mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên và đáp
ứng các yêu cầu sau:
• Là vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên
thiên nhiên và có giá trị đa dạng sinh học
cao.
• Có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du
lịch.
• Có các loài động thực vật đặc hữu hoặc là
nơi cư trú, ẩn náu, kiếm ăn của các loài động
vật hoang dã quý hiếm.
• Đủ rộng để chứa được một hay nhiếu hệ
sinh thái, tỷ lệ cần bảo tồn trên 70%.
II.1.1.5.3.Khu rừng văn hóa-lịch sử-môi
trường:
Là khu vực gồm một hay nhiều cảnh quan có
giá trị thẩm mỹ tiêu biểu có giá trị văn hóa-
lịch sử nhằm phục vụ các hoạt động văn
hóa, du lịch hoặc để nghiên cứu, bao gồm:
• Khu vực có các thắng cảnh trên đất liền,
ven biển hay hải đảo.
• Khu vực có di tích lịch sử-văn hóa đã được
xếp hạng.
II.1.1.5.4.Nguyên tắc bảo vệ và phát triển:
• Phải đảm bảo sự phát triển tự nhiên của
rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh
quan của khu rừng
• Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
phải xác định số phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân
khu hành chính dịch vụ. Ba phân khu này gọi
là vùng lõi của rừng đặc dụng ngoài ra còn
có vùng đệm.
• Mọi hoạt động của rừng đặc dụng phải
được phép của chủ rừng và phải tuân theo
quy chế quản lý rừng.
II.1.1.5.5.Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
Là khu vực được đảm bảo toàn nguyên vẹn
và quản lý bảo vệ chặt chẽ nhằm theo dõi
diễn biến tự nhiên, nghiêm cấm mọi hành vi
làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu
rừng. Cơ chế bảo vệ: nhà nước cẩm hoàn
toàn các hoạt động sau:
• Làm thay đổi cảnh quan tự nhiên.
• Làm ảnh hưởng thay đổi đến đời sống tự
nhiên của các loái động thực vật hoang dã.
• Cấm thả và nuôi trồng các loài động thực
vật từ nơi khác tới.
• Cấm khai thác tài nguyên sinh vật.
• Cấm chăn thả gia súc.
• Cấm gây ô nhiễm môi trường.
• Cấm mang hóa chất độc hại vào rừng, đốt
lửa trong rừng, ven rừng
II.1.1.6. Rừng ngập mặn:
Các vỉa san hô và cỏ biển còn nguyên vẹn có
thể làm giảm nhẹ hoặc tiêu tan các đợt sóng
thần cao 15 mét. Một nghiên cứu của Nhật
Bản cho thấy, một Rừng ngập mặn có chiều
rộng 100 mét có thể làm giảm 50% chiều cao
của sóng triều và giảm 50% năng lượng của
sóng. Trong đợt động đất và sóng thần ngày
26 tháng 12 năm 2004, tại đảo Pulau Sêmplu
của Inđônêxia nằm gần tâm ngoài của trận
động đất, chỉ có 100 người bị chết vì những
người dân trên đảo đã học được kinh
nghiệm chạy trốn lên vùng đất cao và những
vùng có rừng ngập mặn bao quanh...
Việt Nam với bờ biển dài 3260 km, nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm thường
xuyên phải hứng chịu những cơn bão và
triều cường gây thiệt hại lớn. Trước đây,
nhờ có các dãy rừng ngập mặn tự nhiên và
những dãy rừng được trồng ở các vùng cửa
sông, ven biển nên đê điều ít khi bị vỡ.
Nhưng gần đây do việc phá rừng ngày càng
tăng, nạn lở đất, lũ lụt xảy ra nhiều nên cuộc
sống của cộng đồng dân cư ven biển ngày
càng bị đe doạ. Ngay trong năm 2005, Việt
Nam đã phải gánh chịu những thiệt hại to
lớn về người, tài sản và cơ sở hạ tầng. Nhiều
đoạn đê biển bị vỡ hoặc sạt lở nghiêm trọng.
Nhưng sau những thiệt hại mà bão số 2, bão
số 6 và bão số 7 gây ra, nhiều người dân ở
vùng biển đều có nhận xét rằng: ở những
khu vực có rừng ngập mặn, đê biển không
hề sạt lở.
Tại tỉnh Thanh Hoá, bão số 7 đã gây những
thiệt hại nghiêm trọng, nhưng cũng qua cơn
bão này, người dân càng nhận thức sâu sắc
hơn về vai trò của rừng ngập mặn. Bà Viên
Thị Hoa - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Thanh
Hoá nói: "Sau bão số 7, chúng tôi có dịp đi
một số tỉnh nằm trong dự án trồng rừng
ngập mặn do Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch và
hội Chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ. Tận mắt
chứng kiến những đoạn đê vỡ, những khu
nhà ngập trong nước và có dịp so sánh với
những quãng đê lành lặn được che chở bởi
những cánh rừng ngập mặn hoặc những
khoảng tre gai... chúng tôi dễ dàng nhận thấy
một điều: ở đâu có rừng ngập mặn, sức tàn
phá của sóng biển bị suy giảm. Rừng ngập
mặn là vành đai xanh góp phần quan trọng
trong việc phòng chống và giảm thiểu thiệt
hại thiên tai".
Giáo sư-Tiến sĩ Phan Nguyên Hồng - một
chuyên gia trong lĩnh vực rừng ngập mặn
cho biết: "Rừng ngập mặn có ý nghĩa to lớn
trong việc phòng vệ đê chống xói lở ở vùng
ven biển. Nếu chỗ nào không có rừng ngập
mặn thì khi có bão dễ bị phá. Ở các nước có
Rừng ngập mặn, họ rất quan tâm giúp đỡ
các nước không có rừng ngập mặn như
Nhật Bản, Hà Lan. Một số nước Bắc Âu
muốn Việt Nam phát triển rừng ngập mặn để
bảo vệ dân, người ta đã đầu tư nhiều tiền
cho chúng ta phục hồi rừng, nhưng một số
địa phương lại có chủ trương phá rừng đi để
làm đầm tôm, vì lợi ích trước mắt không tính
đến hậu quả lâu dài. Hậu quả cơn bão số 7,
số 6 là những bài học rất đắt giá cho chúng
ta".
Chúng ta đều biết rằng, ngay sau trận sóng
thần và động đất xảy ra ở khu vực Nam Á
cuối năm ngoái, rất nhiều hội thảo khoa học
về thảm hoạ thiên tai đã được tổ chức và
tầm quan trọng của rừng ngập mặn trong
việc phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai đã
được các quốc gia đặc biệt quan tâm, chú ý.
Bài học nhãn tiền từ sự thiệt hại về người,
về tài sản ở Thái Lan - đất nước quá quan
tâm đến việc phát triển kinh doanh du lịch
mà chưa tính đến sự tổn thất phải trả giá đắt
vì thiên tai dường như chưa đủ vì ở một số
địa phương vẫn còn tình trạng phá rừng làm
đầm nuôi trồng thuỷ sản.
II.1.1.7. Rừng sản xuất:
Bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất
kinh doanh gỗ, đặc sản rừng, động vật rừng
và kết hợp bảo vệ môi trưòng sinh thái
Rừng sản xuất 4,717 triệu ha, chiếm 40,73%
(năm 2000)
Quyết định 147/2007/QĐ-TTg do Thủ tướng
Chính phủ ban hành mới đây thực sự là
động lực để thúc đẩy các chủ rừng tham gia
trồng rừng sản xuất, đảm bảo bình quân mỗi
năm có thêm 250.000ha (bao gồm cả diện
tích trồng lại rừng sau khai thác).
Tổng mức đầu tư để thực hiện chương trình
này khoảng 40.000 tỷ đồng, trong đó huy
động các thành phần kinh tế khoảng 31.000
tỷ đồng, vốn NSNN 9.000 tỷ đồng.
Cụ thể, ở các xã đặc biệt khó khăn (theo QĐ
164/2006/QĐ-TTg), bà con được hỗ trợ 3 triệu
đồng/ha khi trồng các loài cây sản xuất gỗ
lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây bản địa
trên đất trống, đồi núi trọc, hay 2 triệu
đồng/ha với các loài cây sản xuất gỗ nhỏ.
Riêng chủ rừng trồng rừng tại các xã biên
giới được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/ha, ngoài
mức hỗ trợ trên.
Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng là đồng
bào dân tộc thiểu số nhưng không thuộc xã
đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ 2 triệu
đồng/ha nếu trồng rừng sản xuất. Nếu trồng
rừng khảo nghiệm (giống mới, trên vùng đất
mới) còn được trợ vốn bằng 60% giá thành
trồng rừng được duyệt.
Khi trồng rừng, chủ rừng được hưởng toàn
bộ sản phẩm từ rừng trồng. Hơn nữa, khi
khai thác, sản phẩm được tự do lưu thông
và được hưởng các chính sách ưu đãi về
miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy
định hiện hành. Chủ rừng chỉ phải nộp cho
ngân sách xã 80kg thóc/ha/chu kỳ rừng
trồng khi khai thác để xây dựng quỹ phát
triển rừng của xã và quỹ phát triển rừng
thôn, bản, trong đó trích nộp cho mỗi quỹ là
50%.
Trường hợp mất rừng do nguyên nhân bất
khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, sâu bệnh
được xác định theo đúng quy định của Bộ
NN-PTNT, người trồng rừng không phải
hoàn trả số tiền đã nhận hỗ trợ.
Quyết định 147 cũng nêu rõ, các rừng giống,
vườn giống cũng được hỗ trợ tối đa là 30%
tổng diện tích được quy hoạch. Mức hỗ trợ
tối đa từ ngân sách nhà nước là 1,5 tỷ đồng
cho một trung tâm giống.
Đối với các DN, Nhà nước chỉ hỗ trợ đối với
nhà máy sản xuất ván ghép thanh kết hợp
với ván dăm hoặc ván ghép thanh kết hợp
với ván MDF để tận dụng nguyên liệu. Nhà
máy không được dời địa bàn đăng ký sản
xuấttrong vòng 20 năm.
Nhà máy xây dựng có quy mô công suất
thực tế tối thiểu 10.000 m3/năm; thiết bị máy
mới 100%; DN phải có diện tích rừng sản
xuất đã trồng đến thời kỳ được thu hoạch
bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy
tối thiểu đạt 50% công suất thiết kế, hoặc nơi
đặt nhà máy đã có vùng nguyên liệu bảo
đảm cung cấp cho nhà máy đạt 100% công
suất thiết kế cũng được hỗ trợ từ nguồn
ngân sách này, kể cả các DN ngoài quốc
doanh.
Nếu là DNNN, Chính phủ chỉ hỗ trợ cơ sở
chế biến gỗ đã được cổ phần hóa với phần
vốn nhà nước chiếm không quá 50%.
II.2.Vai trò của rừng:
• Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho
nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết là gỗ và
lâm sản ngoài gỗ
• Cung cấp động vât, thựcvật là đặc sản
phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp
dân cư.
• Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp,
cho xây dựng cơ bản.
• Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu
chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con
người.
• Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến
thực phẩm...phục vụ nhu cầu đời sống xã
hội...
+Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh
thái
• Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước,
điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi
thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ
đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ
gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà
máy thủy điện.
• Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió,
chống cát bay, chống sự xâm nhập của
nước mặn...bảo vệ đồng ruộng và khu dân
cư ven biển...
• Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị,
làm sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm
thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu tạo điều kiện
cho công nghiệp phát triển.
• Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ
nước, cố định phù sa, hạn chế lũ lụt và hạn
hán, tăng độ ẩm cho đất...
• Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị
cảnh quan và du lịch...
• Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của
nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi dự
trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý
hiếm.
+Vai trò xã hội
Là nguồn thu nhập chính của đồng bào các
dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để
phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội,
góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội...
+Vai trò của rừng trong cuộc sống
• Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo
ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt
đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và
các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%)
dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con
người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong
khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976).
• Rừng là thảm thực vật của những cây thân
gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối
với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi,
điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước,
nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các
nguồn gen quý hiếm.
• Một ha rừng hàng năm tạo nên sinh khối
khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy ( rừng thông
30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
• Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương
ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây
xanh tạo ra trong một năm.
II.2.TÌNH TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
RỪNG VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ.
II.2.1.Hiện trạng rừng Việt Nam:
Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm ở vùng
Đông Nam Á, có tổng diện tích lãnh thổ
khoảng 331.700 km2, kéo dài từ 9- 23 độ vĩ
bắc, trong đó diện tích rừng và đất rừng là
20 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích toàn
quốc (Tổng cục thống kê năm 1994).
-Trước đây, rừng chiếm diện tích khoảng 60
triệu km2.
-Đến năm 1958 chỉ còn 44,05 triệu km2
(chiếm khoảng 33% diện tích đất liền).
-Năm 1973 còn 37,37 triệu km2.
Hiện nay diện tích rừng ngày càng giảm, chỉ
còn khoảng 29 triệu km2.
+ Ở Việt Nam:
-Vào năm 1943 có khoảng 14 triệu ha, tỉ lệ
che phủ 43% diện tích.
-Năm 1976 còn 11 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn
34%.
-Năm 1985 còn 9,3 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn
30%.
-Năm 1995, còn 8 triệu ha và tỉ lệ che phủ
còn 28%.
Ngày nay chỉ còn 7,8 triệu ha, chiếm 23,6%
diện tích, tức là dưới mức báo động cân
bằng 3%.
+Còn trên thế giới:
-Tổng số rừng có trữ lượng gỗ trên 50 m3/ha
chỉ có khoảng 2,8 tỉ ha, còn lại là rừng thưa
khoảng 1,2 tỉ ha.
-Phần lớn diện tích rừng kín phân bố ở vùng
nhiệt đới.
II.2.2. Tình Hình Chung Về Nạn Phá Rừng:
+ Chặt phá rừng bừa bãi:
-Từ 7000 năm trước việc chặt phá rừng cho
phát triển nông nghiệp được xác định ở
Trung và Nam Phi, còn ở Ấn Độ được xác
định vào 9000 năm trước. Tuy nhiên, vào
những năm trước việc chặt phá rừng làm
nương rẫy theo quy mô nhỏ nên không tác
động xấu đến môi trường.