Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện với 214 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ
ba và 42 giảng viên ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Phỏng vấn sâu và điều tra
bằng bảng hỏi là hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu để tìm hiểu sự hiểu biết của
giảng viên về động cơ, nhu cầu, thái độ và việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của
sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có sự
khác nhau nhất định giữa đánh giá của giảng viên và tự đánh giá của sinh viên về
nhu cầu, động cơ, thái độ và mức độ thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên.
Một số lĩnh vực, có sự lệch nhau khá rõ về điểm số đánh giá, phản ánh sự thiếu
hiểu biết của giảng viên về sinh viên trên lĩnh vực đó. Có sự khác biệt tương đối rõ
về mức độ hiểu biết của giảng viên về sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ
ba trên các lĩnh vực được nghiên cứu.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 195 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiểu biết của giảng viên về động cơ, thái độ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 159-165
HIỂU BIẾT CỦA GIẢNG VIÊN VỀ ĐỘNG CƠ, THÁI ĐỘ HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Lê Minh Nguyệt1, Phạm Thị Thu2
1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Trường Đại học An ninh nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện với 214 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ
ba và 42 giảng viên ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Phỏng vấn sâu và điều tra
bằng bảng hỏi là hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu để tìm hiểu sự hiểu biết của
giảng viên về động cơ, nhu cầu, thái độ và việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của
sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có sự
khác nhau nhất định giữa đánh giá của giảng viên và tự đánh giá của sinh viên về
nhu cầu, động cơ, thái độ và mức độ thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên.
Một số lĩnh vực, có sự lệch nhau khá rõ về điểm số đánh giá, phản ánh sự thiếu
hiểu biết của giảng viên về sinh viên trên lĩnh vực đó. Có sự khác biệt tương đối rõ
về mức độ hiểu biết của giảng viên về sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ
ba trên các lĩnh vực được nghiên cứu.
Từ khóa: Hiểu biết lẫn nhau, tương tác, tương tác tâm lí, tương hợp tâm lí.
1. Mở đầu
Trong đào tạo của trường Đại học sư phạm, hoạt động giảng dạy của người giảng
viên không chỉ giảng giải kiến thức khoa học, mà chủ yếu là tổ chức cho sinh viên hoạt
động với đối tượng học, qua đó hình thành và phát triển các tri thức, kĩ năng, thái độ, năng
lực nghề (Denomine J.M- RoyMadeleine,2000; Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức, 2009). Theo
G.Petty (1998), Robert J. Marzano (2011), Phan Trọng Ngọ (2005), để tổ chức hoạt động
học tập có hiệu quả, người giáo viên phải hiểu biết về các nhân tố tạo tiền đề học tập
của sinh viên, trước hết là nhu cầu, động cơ, thái độ học tập. Đó là yêu cầu có tính tiên
quyết trong hoạt động nghề nghiệp, một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực nghề
nghiệp của người giáo viên (Bộ giáo dục và đào tạo, 2010). Thực tế hiện nay, nhiều giảng
viên chưa thực sự hiểu sinh viên, dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả
đào tạo. Vì vậy nghiên cứu hiểu biết của người giảng viên về các nhân tố tạo tiền đề học
tập của sinh viên có ý nghĩa trong đào tạo hiện nay.
Ngày nhận bài: 10/10/2013. Ngày nhận đăng: 15/01/2014.
Liên hệ: Lê Minh Nguyệt, e-mail: nguyet.daihocsupham@gmail.com.
159
Lê Minh Nguyệt, Phạm Thị Thu
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu là 214 sinh viên năm thứ nhất (Khóa 63),
năm thứ ba ( Khóa 61) và 42 giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu: được sử dụng chủ yếu là điều tra bằng bảng hỏi, phỏng
vấn sâu, quan sát. Số liệu được xử lí bằng phầm mềm SPSS.
Các kết quả được đánh giá theo thang 5 bậc từ thấp đến cao (từ 1 đến 5).Thời gian
nghiên cứu từ tháng 8 đến 12 năm 2013.
2.2. Thực trạng hiểu biết của giảng viên về động cơ, nhu cầu, thái độ học
tập và việc thực hiện nhiệm vụ học tập của sinh viên
2.2.1. Mức độ hiểu biết của giảng viên về động cơ và nhu cầu học tập của sinh viên
Bảng 1. Mức độ hiểu biết của giảng viên về động cơ
và nhu cầu học tập của sinh viên
TT Nội dungkhảo sát
Tự đánh giá của sinh viên Đánh giá của giảng viên
RĐTB Tỉ lệ % ở các mức ĐTB Tỉ lệ % ở các mức
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
1
Động cơ
nghề
3,5 0 4,9 14,7 80,4 0 2,81 0 2,3 11,4 84,1 2,3
-
0,13
2
NC học
tập
3,2 0 2,8 16,8 79,3 1,1 3,21 0 4,5 13,6 81,8 0
-
0,13
3
NC tham
gia các
hoạt động
của khoa,
trường
3,9 0 6,3 11,3 81,4 0 3,52 0 4,2 8,3 85,4 2,1 0,25
Chung 3,57 0 4,6 19,1 80,3 0,3 3,11 0 3,6 11,1 83,7 1,4
Giữa giảng viên và sinh viên có sự khác nhau khá rõ về đánh giá động cơ và nhu
cầu học tập của sinh viên. Sinh viên cho rằng họ có nhu cầu và động cơ học tập khá cao,
đặc biệt là nhu cầu tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học và các hoạt
động khác của khoa ( điểm trung bình đánh giá của sinh viên về các yếu tố này cao hơn
3,5/5). Trong khi đó, giảng viên đánh giá khá thấp các yếu tố này của sinh viên. Theo họ
động cơ và nhu cầu học tập của sinh viên chưa cao.
Cả về phương diện ĐTB và phân phối % các mức độ hiểu cho thấy giảng viên đánh
giá sinh viên năm thứ ba có động cơ, nhu cầu học cao hơn hơn so với sinh viên năm thứ
nhất (3,25 /3,11 điểm). Tuy nhiên, sự khác biệt này không lớn. Mặt khác, với điểm trung
bình nhu cầu học tập của sinh viên cả năm thứ nhất và năm thứ ba đều khác cao. Đây là
điều đáng mừng trong đào tạo hiện nay.
160
Hiểu biết của giảng viên về động cơ, thái độ học tập của sinh viên...
Bảng 2. Mức độ hiểu biết của giảng viên về động cơ
và nhu cầu học tập của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ ba
TT Nội dungkhảo sát
Năm thứ nhất Năm thứ ba
ĐTB Tỉ lệ % ở các mức ĐTB Tỉ lệ % ở các mức
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
1 ĐC nghề 2,81 0 2,3 11,4 84,1 2,3 2,81 0 2,3 11,4 84,1 2,3
2 NC học tập 3,00 0 4,5 13,6 81,8 0 3,42 0 4,5 13,6 81,8 0
3
NC tham gia
HĐ của khoa
3,53 0 4,2 8,3 85,4 2,1 3,53 0 4,2 8,3 85,4 2,1
Chung 3,11 0 3,6 11, 83, 1,4 3,25 0 3,6 11,1 83,7 1,4
2.2.2. Mức độ hiểu biết của giảng viên về thái độ học tập của sinh viên
Thái độ đối với học tập là yếu tố tâm lí quan trọng của cá nhân trong qúa trình học
tập. Người giảng viên cần có hiểu biết và đánh giá đúng thái độ học tập của sinh viên,
giúp sinh viên xác định thái độ tích cực đối với việc học của mình. Do vậy, sự hiểu biết
của giảng viên về thái độ học tập của sinh viên là một biểu hiện về mức độ hiểu sinh viên
của giảng viên trong dạy học. Về phương diện này, các kết quả khảo sát thực tế được tập
hợp trong Bảng 3.
Bảng 3. Mức độ hiểu biết của giảng viên về thái độ học tập của sinh viên
TT Nội dungkhảo sát
Tự đánh giá của sinh viên Đánh giá của giảng viên
RĐTB Tỉ lệ % ở các mức ĐTB ĐTỉ lệ % ở các mức
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
1
TĐ đối
với việc
học của
bản thân
3,47 0 4,0 16,0 78,9 1,1 3,09 0 4,2 8,3 85,4 2,1 0,25
2
TĐ đối
với HĐ
của Khoa,
và của các
giảng viên
4,96 0 4,4 16,1 78,3 1,1 4,83 0 4,5 11,4 84,1 0 0,17
Chung 4,21 0 4,2 16,0 78,6 1,1 3,96 0 4,35 9,85 84,7 1,05
Nhìn chung có sự tương quan thuận giữa đánh giá của giảng viên với tự đánh giá
của sinh viên về thái độ của sinh viên đối với việc học tập của mình và đối với các hoạt
động của khoa. Trong đó, cả sinh viên và giảng viên đều đánh giá khá cao thái độ của sinh
viên đối với việc học tập, đặc biệt là đối với các hoạt động của khoa và của các giảng viên.
Nhiều sinh viên rất quan tâm tới các hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên
môn của khoa và có nhu cầu được tham gia các hoạt này (bảng tư liệu số 1), Đồng thời
thông qua việc tham gia các hoạt động này của các em, giảng viên có cơ sở để đánh giá
cao thái độ tích cực của sinh viên.
Tư liệu về tỉ lệ % các mức độ cũng cho thấy cả giảng viên và sinh viên đều cho rằng
161
Lê Minh Nguyệt, Phạm Thị Thu
không có sinh viên nào có thái độ thiếu tích cực (mức 1) đối với việc học của mình cũng
như đối với các hoạt động của khoa; ở mức 5, mức cao nhất cũng hầu như không có, mà
chủ yếu tập trung vào các mức 3 và 4. So sánh giữa sinh viên năm thứ 1 và sinh viên năm
thứ ba cho thấy không có sự khác biệt lớn về thái độ học tập của sinh viên năm thứ nhất
với năm thứ ba. Điều này được thể hiện qua các số liệu đánh giá của giảng viên về thái
độ học tập của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ ba tương đương nhau (đều 4,46 điểm)
và tự đánh giá của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ ba cũng xấp sỉ nhau (4,54 điểm và
4,46 điểm).
Với kết quả trên, một mặt, cho thấy có sự hiểu biết tương đối rõ của giảng viênvề
thái độ học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; mặt khác phản ánh dấu
hiệu tích cực về thái độ của sinh viên đối với hoạt động học tập của cá nhân cũng như đối
với các hoạt động của khoa, Nhìn chung, sinh viên có thái độ tích cực đối với các hoạt
động chuyên môn của mình và của khoa, đặc biệt là các hoạt động khoa học của Khoa,
Đây chính là cơ sở khách quan, thuận lợi để các khoa trong trường tổ chức cho sinh viên
tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học của khoa, qua đó, giúp các em
có nhiều cơ hội học tập, rèn luyện nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học,
2.2.3. Hiểu biết của giảng viên về sự tham gia các hoạt động học tập của sinh viên
Nhu cầu, động cơ, thái độ học tập là cốt lõi tạo nên động lực học tập của sinh viên,
Tuy nhiên đó mới chỉ là những yếu tố tiềm năng, dạng tĩnh, Để biết tính chủ động của
chúng, phải xem xét mức độ thực hiện hoạt động như thế nào. Tư liệu Bảng 5 phản ánh
mức độ hiểu biết của giảng viên và của sinh viên về mức độ thực hiện các hoạt động của
sinh viên.
Bảng 4. Mức độ hiểu biết của giảng viên
về sự tham gia các hoạt động học tập của sinh viên
TT Nội dungkhảo sát
Tự đánh giá của sinh viên Đánh giá của giảng viên
ĐTB Tỉ lệ % ở các mức ĐTB Tỉ lệ % ở các mức
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
1
Việc thực
hiện nhiệm vụ
học tập
3,49 0 3,4 14,0 82,1 0,6 2,8 0 0 16,7 83,3 0
2
Tham gia các
hoạt động của
khoa
3,29 0 2,8 14,7 78,5 4,0 3,6 1 0 11,5 80,8 7,7
Chung 3,39 0 3,1 14,3 80,3 2,3 3,2 0,5 0 14,1 82,0 3,8
Có sự khác biệt khá rõ giữa sự đánh giá của giảng viên và tự đánh giá của sinh viên
về mức độ thực hiện nhiệm vụ học tập và tham gia các hoạt động của sinh viên, Cụ thể,
sinh viên đánh giá khá cao việc thực hiện nhiệm vụ học tập của mình (3,49 điểm), nhưng
giảng viên lại đánh giá khá thấp (2,8 điểm). Đối với các hoạt động của khoa, tuy có sự
khác nhau đôi chút, nhưng cả giảng viên và sinh viên đều đánh giá cao sự tham gia của
162
Hiểu biết của giảng viên về động cơ, thái độ học tập của sinh viên...
sinh viên. Điều này chứng tỏ, giảng viên tuy có đánh giá cao sự tham gia của sinh viên
vào các hoạt động của khoa, nhưng vẫn chưa thực sự hài lòng về mức độ thực hiện các
nhiệm vụ học tập của họ. Theo phương diện khác, các tư liệu tự đánh giá của sinh viên
cho thấy điểm tự đánh giá của sinh viên về mức độ thực hiện các công việc học tập và
mức độ tham gia các hoạt động của khoa, của trường đều khá cao. Điều này chứng tỏ sinh
viên không chỉ có nhu cầu và tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập của mình, mà còn
tích cực tham gia các hoạt động của khoa, Đây tín hiệu đáng mừng về thái độ và mức độ
thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
2.2.4. Đánh giá chung về sự hiểu biết của giảng viên về động cơ, nhu cầu học tập
của sinh viên
Trên cơ sở đánh giá mức độ hiểu biết của giảng viên về các lĩnh vực động cơ, nhu
cầu học tập của sinh viên, nhu cầu tham gia các hoạt động của khoa, trường, thái độ đối
với việc học của bản thân, đối với hoạt động của Khoa, và của các thầy /cô trong khoa;
việc thực hiện nhiệm vụ học tập, tham gia các hoạt động của sinh viên, có thể khái quát về
mức độ hiểu biết về sinh viên của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội như sau:
Bảng 5. Điểm trung bình về hiểu biết của giảng viên về động cơ, nhu cầu, thái độ
đối với học tập và sự tham gia các hoạt động của sinh viên
TT Nội dung
ĐTB năm thứ nhất ĐTB năm thứ nhất Cả hai khối
Sinh viên Giảng viên Sinh viên Giảng viên Sinh viên Giảng viên
1 Động cơ nghề 3,37 2,81 3,70 2,81 3,53 2,81
2
Nhu cầu học
tập
3,21 3,00 3,80 3,42 3,27 3,21
3
NC tham gia
các hoạt động
của khoa,
trường
3,94 3,53 3,90 3,53 3,91 3,53
4
TĐ đối với
việc học của
bản thân
3,40 3,09 3,53 3,09 3,47 3,09
5
TĐ đối với
hoạt động của
Khoa, và của
các thầy /cô
trong khoa
4,49 4,83 4,79 4,83 4,96 4,83
6
Việc thực
hiện nhiệm vụ
học tập
3,46 2,84 3,53 2,84 3,49 2,84
7
Tham gia các
hoạt động của
khoa
3,30 3,64 3,26 3,64 3,29 3,64
Chung 3,59 3,38 3,80 3,45 3,70 3,42
163
Lê Minh Nguyệt, Phạm Thị Thu
Nhìn chung, có sự tương đồng giữa hiểu biết của sinh viên về mình và hiểu biết của
giảng viên về sinh viên trên các lĩnh vực được khảo sát, tuy có sự lệch nhau chút ít về
điểm số đánh giá (sinh viên tự đánh giá mình cao hơn so với đánh giá của giảng viên). Nói
cách khác, giảng viên hiểu tương đối đúng về sinh viên trên các lĩnh vực nhu cầu, động
cơ, thái độ và mức độ thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên. Đây là điều đáng
mừng, vì trong dạy học, điều cần thiết đầu tiên là giảng viên phải xác định được đối tượng
của mình,
Nếu phân tích sâu hơn, cho thấy có một sự khác biệt nhất định về hiểu biết của giảng
viên về sinh viên. Một số lĩnh vực, có sự lệch nhau khá rõ về điểm số đánh giá, phản ánh
sự thiếu hiểu biết của giảng viên về sinh viên trên lĩnh vực đó, Chẳng hạn, trên các lĩnh
vực động cơ, nhu cầu học tập của sinh viên, thái độ của sinh viên đối với hoạt động của
Khoa, và của các thầy /cô trong khoa sinh viên tự đánh giá mình cao hơn so với đánh giá
của giảng viên, Ngược lại, giảng viên cho rằng sinh viên có hiểu biết nhất định về các
thầy/ cô giáo dạy mình, nhưng đối với sinh viên đây là lĩnh vực hiểu biết thấp nhất, thậm
chí dưới mức trung bình (2,27 điểm/ 5),
Có sự khác biệt tương đối rõ về mức độ hiểu biết của giảng viên về sinh viên năm
thứ nhất so với hiểu sinh viên năm thứ ba. Giảng viên “có vẻ” hiểu sinh viên năm thứ nhất
hơn năm thứ ba. Bằng chứng là độ lệch về điểm đánh giá của giảng viên và của sinh viên
năm thứ nhất ít hơn so với năm thứ ba, sinh viên năm thứ ba đánh giá mình cao hơn khá
nhiều so với đánh giá của giảng viên, đặc biệt trên các lĩnh vực động cơ, nhu cầu nghề,
về việc thực hiện các nhiệm vụ hoc tập của người sinh viên. Đây là điều đáng quan tâm,
vì điều này ngược logic thông thường, càng học tập ở lớp trên thì giữa giảng viên và sinh
viên càng phải hiểu nhau hơn,
3. Kết luận
Qua nghiên cứu thực tế ở Trường Đại học sư phạm Hà nội chúng tôi nhận thấy rằng,
Nhìn chung, có sự tương đồng giữa hiểu biết của sinh viên về mình và hiểu biết của giảng
viên về sinh viên trên các lĩnh vực học tập của sinh viên, tuy có sự lệch nhau chút ít về
điểm số đánh giá (sinh viên tự đánh giá mình cao hơn so với đánh giá của giảng viên).
Nói cách khác, giảng viên hiểu biết nhất định về sinh viên trên các lĩnh vực nhu cầu, động
cơ, thái độ và mức độ thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên. Tuy nhiên, có một sự
khác biệt nhất định về hiểu biết của giảng viên về sinh viên. Một số lĩnh vực, có sự lệch
nhau khá rõ về điểm số đánh giá, phản ánh sự hiểu biết thấp của giảng viên về sinh viên
trên lĩnh vực đó. Có sự khác biệt tương đối rõ về mức độ hiểu biết của giảng viên về sinh
viên năm thứ nhất so với sinh viên năm thứ ba. Chính vì vậy nhà trường cần tạo cơ sở vật
chất, phòng học, thiết bị và các điều kiện học đường khác để giảng viên và sinh viên được
dạy và học theo các phương thức và phương pháp phù hợp với dạy học đại học hiện đại,
mà nhân lõi của nó là dạy học tương tác và dạy học hợp tác- các phương pháp dạy học
dựa trên nền tảng sự tương hợp tâm lí giữa giảng viên và sinh viên; tố chức các lớp bồi
164
Hiểu biết của giảng viên về động cơ, thái độ học tập của sinh viên...
dưỡng các tri thức, kĩ năng tìm hiểu người khác, kĩ năng lắng nghe, thông cảm, đồng cảm,
tôn trọng; kĩ năng hợp tác, tương tác là những kĩ năng nghề nghiệp cốt lõi của người giáo
viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010. Tài liệu tập huấn triển khai chuẩn nghề nghiệp giáo
viên THCS và giáo viên THPT.
[2] Denomine,J,M và Roy Madeline, 2005. Lí thuyết sư phạm tương tác, Tài liệu tập
huấn. Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3] Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề : Sư
phạm tương tác.
[4] Denomine J,M- RoyMadeleine, 2000. Tiến tới một phương pháp Sư phạm tương tác.
Nxb Thanh niên, Hà Nội.
[5] Hayes Nicky, 2005. Nền tảng tâm lí học. Nxb Lao động.
[6] Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức, 2009. Lí luận dạy học đại học. Nxb ĐH Sư phạm.
[7] Robet S, Feldman, 2003. Những điều trọng yếu trong tâm lí học. Nxb Thống kê.
[8] Phan Trọng Ngọ, 2005. Dạy học và phương pháp dạy trong nhà trường. Nxb Đại
học Sư phạm Hà Nội,
[9] G.Petty, 1998. Giảng dạy ngày nay. Nxb Stantey Thomes.
[10] Robert J. Marzano, 2011. Quản lí hiệu quả lớp học. Nxb Giáo dục
ABSTRACT
Lecturers awareness of HNUE students’ motivation and attitude towards learning
This research was carried out questioning 214 first year students and 42 lecturers
of HNUE. Interviews and a survey were conducted presenting questionnaire tables to dis-
cover the degree of mutual understanding and psychological compatibility of lecturers and
students. A similarity was found between the students’ self-understanding and the lectur-
ers’ understanding about students in their study areas. In others words, lecturers have a
relatively accurately understanding of students regarding the students’ needs, motivation,
attitude and ability to carry out learning tasks. However, there is a certain difference of
the lecturers’ understanding about students. However, in some areas, lectures’ lack an un-
derstanding of students, a relatively clear difference in understanding existing between
lecturers and first year and third year students.
165