Tóm tắt
Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận kiệt xuất có tầm
ảnh hưởng sâu rộng đối với dân tộc Việt Nam, cách mạng Việt Nam và các phong
trào cách mạng thế giới. Thực tiễn 30 năm hoạt động cách mạng trên thế giới, với
trí tuệ và thiên tài của mình, Hồ Chí Minh đã đề xuất con đường cứu nước cho dân
tộc - con đường cách mạng vô sản. Với tầm nhìn vạch thời đại, Người đã dẫn dắt,
chỉ đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi trong kháng chiến chống thực dân đế
quốc và trong công cuộc đổi mới hiện nay, những di sản tư tưởng vô giá của
Người được vận dụng vào thực tiễn và cuộc sống. Đó là minh chứng sống động, tư
tưởng Hồ Chí Minh xứng đáng với vị trí là nền tảng tư tưởng của Đảng và cách
mạng Việt Nam - Người soi đường đưa cách mạng Việt Nam giành thắng lợi.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồ Chí Minh - Người soi đường đưa cách mạng Việt Nam giành thắng lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
359|
HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI SOI ĐƯỜNG ĐƯA CÁCH MẠNG
VIỆT NAM GIÀNH THẮNG LỢI
TS. Lê Thị Khuyên
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
Tóm tắt
Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận kiệt xuất có tầm
ảnh hưởng sâu rộng đối với dân tộc Việt Nam, cách mạng Việt Nam và các phong
trào cách mạng thế giới. Thực tiễn 30 năm hoạt động cách mạng trên thế giới, với
trí tuệ và thiên tài của mình, Hồ Chí Minh đã đề xuất con đường cứu nước cho dân
tộc - con đường cách mạng vô sản. Với tầm nhìn vạch thời đại, Người đã dẫn dắt,
chỉ đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi trong kháng chiến chống thực dân đế
quốc và trong công cuộc đổi mới hiện nay, những di sản tư tưởng vô giá của
Người được vận dụng vào thực tiễn và cuộc sống. Đó là minh chứng sống động, tư
tưởng Hồ Chí Minh xứng đáng với vị trí là nền tảng tư tưởng của Đảng và cách
mạng Việt Nam - Người soi đường đưa cách mạng Việt Nam giành thắng lợi.
Từ khóa: Hồ Chí Minh, soi đường, cách mạng Việt Nam.
1. Hồ Chí Minh - Người khai phá con đường cứu nước giải phóng dân tộc theo con
đường cách mạng vô sản
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên tại quê hƣơng Nam Đàn, xứ Nghệ trong bối cảnh
đất nƣớc mất độc lập, nhân dân mất tự do, các phong trào yêu nƣớc tuy phát triển
nhƣng đều thất bại. Ngay từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã hấp thu khí phách yêu nƣớc của gia
đình, đặc biệt là ngƣời cha Nguyễn Sinh Sắc và đã trở thành một trong những hành
tranh quan trọng để sau này Ngƣời quyết tâm ra đi tìm con đƣờng đi mới cho dân tộc.
Suốt thời thơ ấu cho đến trƣớc khi ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc năm 1911 là khoảng
thời gian Hồ Chí Minh thẩm thấu các giá trị văn hóa của quê hƣơng, đất nƣớc và của
dân tộc Việt Nam. Điều đặc biệt với nhãn quan sắc bén, trí tuệ thiên bẩm của mình,
Ngƣời so sánh với các giá trị văn hóa phƣơng Đông, văn hóa Pháp đƣợc lĩnh hội trong
trƣờng học. Và cũng chính từ đó, Ngƣời rút ra kết luận: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lƣợc Việt Nam vào năm 1858 và chính thức
đặt ách thống trị lên đất nƣớc ta vào năm 1884, chứng kiến nhân dân ta sống trong cảnh
lầm than, nô lệ dƣới chế độ thuộc địa nửa phong kiến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|360
Các phong trào yêu nƣớc chống thực dân Pháp phát triển mạnh mẽ theo khuynh
hƣớng dân chủ tƣ sản đòi các quyền tự do dân chủ tiêu biểu là các phong trào của Phan
Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lƣơng Văn Can song đều không thành công. Cuộc khởi
nghĩa của cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo gây cho Pháp nhiều tổn thất nhƣng đều bế tắc
và đi đến thất bại. Lịch sử dân tộc Việt Nam vào đầu thế kỷ XX đứng trƣớc cuộc khủng
hoảng sâu sắc về đƣờng lối cứu nƣớc. Nhà thơ cách mạng Tố Hữu đã viết:
Bao nẻo người đi bước trước sau
Một câu hỏi lớn biết về đâu?
Năm châu thăm thẳm trời im tiếng
Sách thánh hiền lâu đã nhạt màu.
Điều đó đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết muốn giải quyết cuộc khủng hoảng về
đƣờng lối cứu nƣớc thì cần phải tìm ra con đƣờng cứu nƣớc mới. Chính vì vậy, Hồ Chí
Minh cũng nhƣ bao ngƣời Việt Nam yêu nƣớc khác, sau nhiều trăn trở, suy nghiệm vào
ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với chân phụ bếp trên chiếc tàu Latouche Treville
thuộc hãng Vận tải hợp nhất, rời bến cảng Nhà Rồng theo hƣớng tới phƣơng Tây, trƣớc
hết là nƣớc Pháp để tìm đƣờng cứu nƣớc.
Qua đó, mới thấy khát vọng cháy bỏng của ngƣời thanh niên yêu nƣớc Nguyễn
Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc. Cũng chính Chế Lan Viên viết một sự
chiêm nghiệm về vị lãnh tụ vĩ đại: Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi. Điều
đó cho thấy Hồ Chí Minh vì yêu nƣớc, không cam tâm nhìn nhân dân nô lệ nên phải ra
đi tìm lại dáng hình đất nƣớc - một đất nƣớc độc lập tự do.
Sau này, Trần Dân Tiên ghi lại việc Nguyễn Tất Thành bàn với một ngƣời bạn
thân nhƣ sau: Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét
họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Điều đáng trân quý hơn cả
Hồ Chí Minh rời Tổ quốc ra đi tìm con đƣờng cứu nƣớc giải phóng dân tộc với hành
trang cứu nƣớc chỉ có hai bàn tay trắng, một trái tim hồng và một lòng yêu nƣớc
thƣơng dân vô bờ bến.
Với nhân cách, phẩm chất, tài năng và trí tuệ của Hồ Chí Minh, từ năm 1911 - 1920
là hành trình Ngƣời tìm tòi khảo nghiệm con đƣờng cứu nƣớc và giải phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cách mạng nƣớc Mỹ (1776) nhƣng Ngƣời không
hỏi thất vọng ẩn sau những từ ngữ đẹp đẽ trong bản Tuyên ngôn độc lập của nƣớc Mĩ,
đó là sự đói nghèo, bất bình đẳng của những ngƣời lao động, những ngƣời da màu. Do
đó, Ngƣời tiếp tục cuộc hành trình của mình đến nhiều nơi trên thế giới, khảo sát thực
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
361|
tiễn ở nhiều nƣớc tƣ bản châu Âu, châu Phi, Nam Mĩ, tiếp xúc với nhiều tƣ tƣởng
tiến bộ và gặp gỡ nhiều nhà cách mạng trên thế giới.
Vào năm 1919, Hồ Chí Minh trở lại Pháp có những hoạt đông cách mạng để lại
tiếng vang lớn trên toàn thế giới. Tháng 6/919, thay mặt Hội những ngƣời Việt Nam
yêu nƣớc, Ngƣời đã gửi tới Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam nhằm
vạch trần tội ác mà chúng thi hành đối với nhân dân các nƣớc thuộc địa dƣới chiêu bài
“khai hóa”.
Từ hoạt động thực tiễn và đọc Luận cƣơng của Lênin đăng trên báo L’Humanite
tháng 7/1920, Ngƣời đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin. Bản Luận cƣơng đã giải đáp
tất cả những vấn đề mà Ngƣời từng trăn trở, tìm kiếm bấy lâu nay. Khi gặp “Luận
cƣơng” của Lênin cũng là giây phút Ngƣời bừng sáng về lý luận. Thấm nhuần sâu sắc
lời dạy của của Lênin: “Không có lý luận cách mạng thì không có phonh trào cách
mạng”. Nhớ lại thời điểm lịch sử ấy, Ngƣời viết: “Trong Luận cương ấy có chữ chính
trị rất khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng đã hiểu được
phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin
tưởng vui mừng đến phát khóc lên” [5; tr.98-99]. Nhƣ vậy, vào những năm 20 của
thế kỷ XX, Hồ Chí Minh xuất hiện trong lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại nhƣ một
nhà lý luận tiên phong, ngƣời đầu tiên đề xuất con đƣờng cứu nƣớc giải phóng dân tộc
theo con đƣờng cách mạng vô sản, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh và thắng lợi
của cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Hồ Chí Minh - Người mở đường cho cách mạng vô sản ở Việt Nam
Hồ Chí Minh chính là nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam lên án, vạch trần tội ác
của chủ nghĩa thực dân, đế quốc là tàn bạo, cƣớp đi mọi quyền chính đáng của con ngƣời
trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến Hội nghị Vécxây vào năm 1919.
Những tội ác của thực dân Pháp núp dƣới chiêu bài "bảo hộ", dƣới lá cờ “tự do”, “bình
đẳng”, “bác ái”, để ra sức bóc lột, hành hạ nhân dân ta về chính trị, kinh tế và văn hóa
trong hơn 80 năm qua.
Từ ngày 25 đến 30/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII của
Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua với tƣ cách là đại biểu Đông Dƣơng. Tại đây,
Ngƣời đã đĩnh đạc phản kháng và tố cáo những tội ác của thực dân Pháp: “ chủ nghĩa
tƣ bản Pháp đã vào Đông Dƣơng từ nửa thế kỷ nay; từ đó, chúng tôi không những bị áp
bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ, đầu độc một cách thê thảm
Nhà tù nhiều hơn trƣờng học Chúng dùng thuốc phiện, rƣợu cồn để làm cho nòi
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|362
giống ta suy nhƣợc... Ngƣời ta đã làm chết hàng nghìn ngƣời An Nam và tàn sát hàng
nghìn ngƣời khác” [4; tr.34-35].
Sau này trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ngày 02/9/1945 một lần nữa đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhớ để lột trần tội ác
của chúng: “Hơn tám mƣơi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình
đẳng, bác ái đến cƣớp đất nƣớc ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn
với nhân đạo và chính nghĩa”.
Sau khi trở thành ngƣời cộng sản, lựa chọn con đƣờng cách mạng vô sản vào
tháng 6/925, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên,
qua đó đã chuẩn bị về tổ chức và cán bộ cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tiếp đến vào năm 1927, Ngƣời cho xuất bản tác phẩm Đường Kách Mệnh, qua đó đã
trình bày một cách cơ bản và có hệ thống tƣ tƣởng của Ngƣời về con đƣờng cách mạng
Việt Nam. Ngƣời chỉ rõ giai cấp công nhân xây dựng đƣợc khối liên minh bền chặt với
giai cấp nông dân và các lực lƣợng khác trong xã hội thì hoàn toàn có thể tiến hành
cách mạng vô sản, sự nghiệp cách mạng muốn thành công phải có Đảng lãng đạo,
Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nòng cốt.
Thực tiễn hoạt động cách mạng sôi nổi, đầy hiệu quả của Hồ Chi Minh trong
những năm 1921 - 1930 trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Ngƣời đã mở lớp
huấn luyện cấp tốc và cử cán bộ về nƣớc tổ chức các đoàn thể cứu quốc. Chủ nghĩa
Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về con đƣờng cách mạng Việt Nam nhanh
chóng đƣợc truyền bá vào trong nƣớc đã làm biến đổi về chất trong phong trào cách
mạng trƣớc hết là phong trào công nhân, dẫn tới sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản
vào năm 1929. Với tài năng, uy tín cá nhân của mình lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đã triệu
tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất dẫn đến sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 03/02/1930. Với dấu ấn đậm nét và kết
quả đạt đƣợc là những minh chứng sống động thể hiện tƣ tƣởng mở đƣờng, dẫn lối của
Ngƣời về con đƣờng cách mạng Việt Nam đƣợc hình thành.
Cũng chính thời điểm này trở đi, phong trào cách mạng Việt Nam bƣớc sang
trang mới, có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng và trực tiếp chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc. Trải qua nhiều khó khăn, thử thách Hồ Chí Minh trở về nƣớc tại Pắc Pó, Cao
Bằng và đƣợc nhà thơ Tố Hữu khắc hoạ giàu thời khắc hình ảnh chân thực:“Ôi sáng
xuân nay, Xuân 41. Trắng rừng biên giới nở hoa mơ. Bác về... Im lặng. Con chim hót.
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ... Bác đã về đây, Tổ quốc ơi! Nhớ thương, hòn đất ấm
hơi Người. Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ. Mà đến bây giờ mới tới nơi!”. Cũng
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
363|
chính tại đây, Ngƣời triệu tập Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 8 từ ngày 10 đến 19/5/1941
xác định phải đặt vấn đề giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và cấp thiết nhất của
cách mạng và quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh. Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân; thành lập Khu giải phóng và cử ra Ủy ban cách mạng
Đó là những bƣớc chuẩn bị cơ bản mà Nguyễn Ái Quốc đã làm nhằm bảo đảm cho
thắng lợi của cách mạng Việt Nam khi thời cơ chín muồi. Chính quan điểm chỉ đạo này
đã dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Từ ngày 13 đến 15/8/1945, tại Tân Trào, Sơn Dƣơng, Tuyên Quang, Hội nghị
toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng họp và đã nhận định thời cơ cách mạng đã
đến, phát động lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trƣớc khi quân Đồng Minh vào
Đông Dƣơng. Sau Đại hội quốc dân, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nƣớc
vùng dậy tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền:“Giờ quyết định cho vận mệnh
dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho
ta” với tinh thần “dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho kỳ được độc
lập”. Trong vòng 15 ngày, từ ngày 14 đến 28/8/1945, tổng khởi nghĩa đã thành công
trên cả nƣớc chính quyền về tay nhân dân.
Sự kiện lịch sử trên đánh dấu mốc Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh mở ra trong thời đại
mới, là ngọn cờ thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do,
vì giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là
thắng lợi đầu tiên của Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, là những mốc son lịch sử chói lọi đánh
dấu vai trò mở đƣờng của Hồ Chí Minh cùng với chiều dài của lịch sử hàng nghìn năm
của dân tộc Việt Nam. Đúng nhƣ Giáo sƣ Trần Văn Giàu đã nhận xét: “Vƣợt qua muôn
ghềnh, nghìn thác, phải có một bộ óc lớn, rất lớn, giỏi thực tiễn mà cũng rất giỏi lý
luận” đó là bộ óc của nhà tƣ tƣởng, nhà lý luận Hồ Chí Minh [3; tr.7-17].
3. Giá trị của Tư tưởng của Hồ Chí Minh tiếp tục soi đường cho cách mạng Việt Nam
trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước
Sự ra đời Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nƣớc do nhân dân làm chủ
đầu tiên trong lịch sử dân tộc và hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc là thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến
chống Mỹ thống nhất đất nƣớc, đƣa cả nƣớc vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Đó là những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới,
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế mà nhân dân ta đang tiến hành. Sự sáng
suốt, đúng đắn của tƣ tƣởng, đƣờng lối cách mạng Việt Nam do Ngƣời vạch ra đã đƣợc
thực tiễn chứng minh và khẳng định. Quá trình vận động của cách mạng, tƣ tƣởng,
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|364
đƣờng lối đó ngày càng đƣợc bổ sung, phát triển, hoàn thiện, trở thành ngọn đuốc soi
đƣờng cho dân tộc ta tiến lên xây dựng đất nƣớc ngày càng phồn vinh và thịnh vƣợng.
Đảng ta đã khởi xƣớng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc từ
năm 1986. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng ta là xây dựng Nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong đó, việc
vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin là điều rất cần thiết không chỉ về mặt lý luận nhận
thức mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc cho việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền trên
thực tế.
Kỷ niệm Nhà nƣớc Cộng xã hội chủ nghĩa Việt Nam tròn 75 năm tuổi (1945 - 2020),
kỷ niệm 90 năm (1930 - 2020) thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với hơn 30
năm đất nƣớc trên chặng đƣờng đổi mới hội nhập quốc tế sâu rộng, khẳng định vị thế
của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại với 187 quốc
gia, quan hệ kinh tế với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những thành tựu Đảng và
Nhà nƣớc ta đạt đƣợc là minh chứng hùng hồn cho sự cƣờng thịnh của dân tộc Việt
Nam trên bản đồ thế giới. Điều đó khẳng định năng lực tổng kết lịch sử, tổng kết thực
tiến và dự báo tƣơng lai của Hồ Chí Minh, vạch ra đƣờng lối chính sách, có khả năng
xoay chuyển đƣợc tình thế, biến “nguy thành cơ” đƣa cách mạng và đất nƣớc tiến lên.
Đối với học sinh, sinh viên và những công dân của đất nƣớc Việt Nam cần tiếp
tục học tập, lao động vững bƣớc trên con đƣờng mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp, xây dựng. Tiếp tục phấn đấu và không ngừng
đóng góp vào phát triển sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo nền tảng
tƣ tƣởng vững chắc, vững bƣớc trên con đƣờng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội.
Kỷ niệm 100 năm (1920 - 2020) trong hành trình Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa
Mác - Lênin và với việc chủ nghĩa Mác - Lênin hiện hữu cùng dòng chảy cách mạng
Việt Nam, một lần nữa khẳng định giá trị bền vững và sức sống mãnh liệt vạch thời đại
lý luận khoa học Mác - Lênin, kế thừa xuất sắc và không ngừng phát triển sự nghiệp
cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo nền tảng tƣ tƣởng vững chắc, vững bƣớc
trên con đƣờng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây chính là chìa khóa
quan trọng góp phần làm nên thành công trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh, vững bƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
365|
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
2. Võ Nguyên Giáp (1993), Những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
3. Trần Văn Giàu (1992), Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng dụng chủ nghĩa Mác - Lênin
một cách sáng tạo, trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh và thời đại, Ban Khoa
học xã hội Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, tr.7-17.
4. Hồ Chí Minh, Toàn tập (1995), tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.34-35.
5. Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.98 - 99.
6. Hội thảo khoa học quốc tế Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân
tộc, nhà văn hóa lớn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990.
7. Giáo sƣ Song Thành (2009), Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận
chính trị.