Qua nghiên cứu lý thuyết về Hồ sơ điện tử
(HSĐT) chúng tôi nhận thấy rằng một số đặc điểm nên
được phát huy trong quá trình dạy và học, đặc biệt
trong việc đánh giá người học hiện nay. Trong HSĐT
thành tích của người học từ khi bắt đầu đến khi kết
thúc khóa học sẽ được lưu trữ. Đây chính là cơ sở để
đánh giá một cách tích cực và chính xác. Do vậy,
người học phải thực sự làm việc ngay từ đầu khóa học
và liên tục phấn đấu đến cuối khóa. Hơn thế nữa, chính
người học hiểu rằng HSĐT của họ có thể được cập
nhật cùng với quá trình học tập. HSĐT này được đánh
giá như một quá trình, từ việc lập kế hoạch, đến thực
hiện và nhận xét. Sau đó, một định hướng mới với
những kế hoạch cụ thể sẽ được đặt ra.
Xu hướng sử dụng HSĐT trong dạy và học ngoại
ngữ sẽ có những đóng góp tích cực trong giáo dục ở
bậc đại học, đặc biệt trong thế kỷ XXI.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồ sơ điện tử trong dạy và học ngoại ngữ ở thế kỷ XXI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
671
HỒ SƠ ĐIỆN TỬ TRONG DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ Ở THẾ KỶ XXI
Trn Th Mai Đào
Trường Đại học Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi
Tóm t
t: Qua nghiên cứu lý thuyết về Hồ sơ điện tử
(HSĐT) chúng tôi nhận thấy rằng một số đặc điểm nên
được phát huy trong quá trình dạy và học, đặc biệt
trong việc đánh giá người học hiện nay. Trong HSĐT
thành tích của người học từ khi bắt đầu đến khi kết
thúc khóa học sẽ được lưu trữ. Đây chính là cơ sở để
đánh giá một cách tích cực và chính xác. Do vậy,
người học phải thực sự làm việc ngay từ đầu khóa học
và liên tục phấn đấu đến cuối khóa. Hơn thế nữa, chính
người học hiểu rằng HSĐT của họ có thể được cập
nhật cùng với quá trình học tập. HSĐT này được đánh
giá như một quá trình, từ việc lập kế hoạch, đến thực
hiện và nhận xét. Sau đó, một định hướng mới với
những kế hoạch cụ thể sẽ được đặt ra.
Xu hướng sử dụng HSĐT trong dạy và học ngoại
ngữ sẽ có những đóng góp tích cực trong giáo dục ở
bậc đại học, đặc biệt trong thế kỷ XXI.
Abstract: Through theoretical study about
eportfolios we have noticed that some characteristics
should be promoted in the teaching and learning
process, especially in the assessment of learners today.
In these eportfolios achievement of learners from the
beginning to the end of the course will be stored. This
is the basis for objective and correct assessment. So
learners have to really work from the beginning and
constantly strive to the end of the course. Moreover,
learners themselves understand that their learning
eportfolios can be updated in line with their learning
process. These learning eportfolios are considered a
cycle from planning to implementation and to reflection.
After getting feedback a new direction to strive with the
specific plan will be set.
This trend of using eportfolios in learning and
teaching foreign languages will make positive
contribution to the higher education, especially in the
21st century.
1. Giới thiệu về Hồ sơ điện tử
1.1. Khái niệm
Helen Barrett [2000] đã định nghĩa về hồ sơ
điện tử (HSĐT) như sau: HSĐT sử dụng công
nghệ điện tử, cho phép những người xây dựng hồ
sơ thu thập và tổ chức các sản phẩm dưới dạng
nhiều loại phương tiện truyền thông (âm thanh,
video, đồ họa, văn bản). Một HSĐT theo chuẩn
dựa trên một cơ sở dữ liệu hoặc liên kết siêu văn
Tiu ban 5: #ng d$ng công ngh và thit b trong ging dy và nghiên c%u v ngoi ng
672
bản thể hiện rõ ràng mối quan hệ giữa tiêu chuẩn
và mục tiêu, giữa sản phẩm và sự nhận xét. Thông
thường, HSĐT có thể được hiểu với hai cách gọi
trong tiếng Anh là Electronic Portfolio (HSĐT)
hoặc là Digital Portfolio (Hồ sơ kỹ thuật số). Một
HSĐT không phải là một bộ sưu tập lộn xộn các
sản phẩm (ví dụ, một sổ lưu niệm kỹ thuật số hoặc
một bài thuyết trình đa phương tiện) mà là một
công cụ phản ảnh sự phát triển của người học theo
thời gian.
Nói cách khác, HSĐT là một dạng hồ sơ đa
phương tiện bao gồm các sản phẩm ở dạng điện
tử, có thể lưu trữ trong đĩa CD-ROM hoặc trên
web. Điều khác biệt giữa HSĐT và hồ sơ thông
thường là nó có thể tích hợp hình ảnh, âm thanh,
văn bản, video và các bài trình bày. Một điểm
mạnh của HSĐT là nó dễ tiếp cận và dễ dàng cập
nhật. Ngoài ra, HSĐT cũng là một lý lịch xin việc
cho công việc tương lai của người học.
1.2. Phân loại
Theo George Lorenzo và John Ittelson [2005],
HSĐT được phân chia thành ba loại là HSĐT sinh
viên (SV) (Student e-portfolios), HSĐT giảng
viên (GV) (Teaching e-portfolios) và HSĐT của
cơ sở đào tạo (Institutional e-portfolios). HSĐT có
6 chức năng chính, đó là:
- Giới thiệu kế hoạch giảng dạy;
- Minh chứng kiến thức, kỹ năng, khả năng và
việc học tập;
- Theo dõi sự phát triển trong một chương
trình;
- Tìm việc làm;
- Đánh giá khóa học;
- Giám sát và đánh giá hiệu quả.
Các loại HSĐT thường đan xen giữa các chức
năng trên. Ở tầm bao quát hơn, HSĐT của SV và
GV có thể được ghép vào HSĐT của cơ sở đào tạo
như là bằng chứng của quá trình tự học và kiểm
định chất lượng (evidence for self-study and
accreditation).
Đối với HSĐT của SV, H. Barrett chia thành
hai loại: hồ sơ làm việc (working e-portfolio) và
hồ sơ trình bày (formal/presentation e-portfolio).
Hồ sơ làm việc lưu trữ hồ sơ của quá trình học tập
theo thời gian. Đây là loại hồ sơ theo quá trình
(portfolio as a process) dùng để tập hợp, lựa chọn,
nhận xét, định hướng và trình bày.
Hồ sơ trình bày được thiết kế xoay quanh
chuẩn đầu ra, mục đích hoặc tiêu chuẩn mà theo
đó người học bố trí kết quả của quá trình học tập
của họ. Cách bố trí này sẽ tạo ra một câu chuyện
đặc biệt về quá trình học tập của người học. Hồ sơ
loại này được thiết kế nhắm tới nhiều mục đích và
nhiều đối tượng (phát triển nghề nghiệp, xin việc,
kết quả của khóa học, kết quả của những tiêu
chuẩn đặc biệt,). Đây là loại hồ sơ theo dạng
sản phẩm (portfolio as a product).
Xuất phát từ hồ sơ giảng dạy truyền thống,
HSĐT giảng dạy/HSĐT GV được đánh giá như là
những bản tổng hợp thành tích và kỹ năng cần
thiết cho sự phát triển nghề nghiệp của GV. Hồ sơ
này cũng là môi trường học tập, chia sẻ việc học
tập của một cá nhân với cộng đồng GV cũng như
SV của cá nhân GV đó. Vì lý do này, HSĐT GV
gồm các triết lý dạy học, các khóa học, bài học,
các thành tích dạy học. Đây được xem là nơi trưng
bày kết quả nghiên cứu của GV về bộ môn giảng
dạy đồng thời là nơi trưng bày các sản phẩm tiêu
biểu của SV liên quan đến môn học.
HSĐT của GV được bắt nguồn từ hồ sơ khóa
học và hồ sơ giảng dạy lưu trên giấy. Giống như
HSĐT của SV, HSĐT của GV được xem là minh
chứng của những kỹ năng, những thành tích trong
thăng tiến sự nghiệp. HSĐT của GV cũng được sử
dụng để chia sẻ, trao đổi trong giảng dạy giữa
đồng nghiệp và mục đích học tập. Những hồ sơ
kiểu này giúp cho công việc dạy học của cá nhân
GV đến được với công chúng và vì thế chúng dễ
dàng cho việc học tập tập thể và chia sẻ kiến thức.
GV đôi khi thiết kế HSĐT để giới thiệu bản
thân và trình bày thành tích của họ cũng như chia
sẻ những ý kiến trong phạm vi lớp học hoặc trong
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
673
những cộng đồng khác. Những HSĐT loại này có
thể là bộ sưu tập công trình mang tính giới thiệu
tốt nhất của GV và có thể bao gồm những nội
dung như là triết lý dạy học, danh sách các khóa
đã giảng dạy, kế hoạch bài học và bất cứ sự công
nhận hay giải thưởng được trao tặng.
1.3. Đặc điểm
Theo Helen Barrett, HSĐT có hai đặc điểm nổi
bật là tính lưỡng diện và tính tầng bậc.
1.3.1. Tính lưỡng diện của Hồ sơ điện tử
(“Two difference faces”)
Tính lưỡng diện thể hiện ở hai chức năng đảm
của HSĐT:
- Hồ sơ làm việc (Working Portfolio), hay còn
được gọi trong tiếng Anh là “workspace”, “digital
shoebox”.
- Hồ sơ trình bày (Presentation ePortfolio), hay
còn được gọi trong tiếng Anh là “showcase”,
“showtime”.
Sơ đồ dưới đây minh họa về tính lưỡng diện
của HSĐT [H.Barrett, 2009]:
1.3.2. Các tầng bậc
Các tầng bậc này được H. Barrett mô tả và
minh họa bằng hình ảnh dưới đây.
Cấp độ 1: HSĐT là nơi lưu trữ hay gọi là Bộ
tập các sản phẩm học tập
Cấp độ này HSĐT có những đặc điểm sau:
- Được thực hiện thường xuyên hàng tuần/hàng
tháng;
- Tập trung vào nội dung và sự chuyển đổi kỹ
thuật số.
Tiu ban 5: #ng d$ng công ngh và thit b trong ging dy và nghiên c%u v ngoi ng
674
Những yêu cầu chính ở cấp độ này là:
- Chuyển đổi các kết quả, sản phẩm thành dạng
kỹ thuật số (Hình thành Bộ sưu tập kỹ thuật số);
- Các sản phẩm thể hiện sự tích hợp công nghệ về
một lĩnh vực/môn học trong chương trình đào tạo.
Đây là cấp độ cơ bản nhất để tạo ra một HSĐT
là bộ sưu tập các tài liệu liên quan dưới dạng một
kho lưu trữ kỹ thuật số, được lưu trữ trên một máy
chủ, của cá nhân/đơn vị hoặc trên internet. Ở cấp
độ cơ bản này, người dạy và người học lưu trữ các
sản phẩm trong thư mục trên máy chủ. Việc thu
thập tài liệu, sản phẩm liên quan và lưu trữ dưới
dạng kỹ thuật số được làm thường xuyên hàng
tuần hoặc hàng tháng.
Cách tổ chức cơ bản của bộ lưu trữ kỹ thuật số
dựa trên các tập tin trong thư mục trên một máy
chủ. Ở cấp độ này, người dạy chọn một lĩnh vực
trong chương trình đào tạo để lưu trữ sản phẩm
mẫu của người học. Sản phẩm mẫu của người học
là những bài văn hay, tác phẩm nghệ thuật xuất
sắc Các hoạt động cơ bản ở cấp độ này được
chuyển đổi thành định dạng kỹ thuật số và lưu
trong không gian lưu trữ được chỉ định. Vai trò
của người dạy ở cấp độ này là hướng dẫn cho
người học các sản phẩm nào cần lưu trữ.
Cấp độ 2: HSĐT với vai trò như là Không
gian làm việc/Quá trình làm việc
(Workspace/Process)
Cấp độ này có những đặc điểm sau:
- Tập trung vào quá trình làm việc và tài liệu
hướng dẫn học tập;
- Sự nhận xét tức thời việc học tập và các sản
phẩm trong bộ sưu tập;
- Việc sưu tập và nhận xét được thực hiện một
cách thường xuyên.
Với những đặc điểm trên cấp độ này nhằm vào:
- Thứ tự thời gian tổ chức (theo yêu cầu trong
một blog);
- Các bài tập cá nhân (thông tin cơ bản về các
tiểu luận và các nhận xét);
- Các sản phẩm đại diện cho sự tích hợp công nghệ
trong một số lĩnh vực/môn học trong chương trình.
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
675
Ở cấp độ này, một người học giữ một nhật ký
học tập (tổ chức theo thứ tự thời gian trên blog) và
các nhận xét về việc học của mình thông qua các
sản phẩm học tập (sản phẩm được lưu trữ trong
kho lưu trữ kỹ thuật số) hoặc gắn liền/liên kết với
một lần viết trên blog. Người dạy có thể tham gia
nhận xét, trao đổi về các bài tiểu luận của người học.
Ở cấp độ này, các sản phẩm học tập nên thuộc
nhiều lĩnh vực trong chương trình giảng dạy để
người học thể hiện khả năng sử dụng công nghệ
suốt chương trình học. Vai trò chính của người
dạy ở cấp độ này là cung cấp sự nhận xét, phản
hồi theo quá trình về công việc của người học để
họ có cơ hội khắc phục.
Ưu điểm của hình thức này là quen thuộc với
người học (nhiều người học đã quen sử dụng blog),
và là một cách tự nhiên để thu thập tài liệu học tập
và những thay đổi theo thời gian.
Cấp độ 3: HSĐT như một không gian làm
việc/Sản phẩm (Showcase/Product)
Cấp độ này là Sự lựa chọn/Nhận xét kết hợp
với Sự định hướng + Trình bày (sau mỗi học kỳ,
mỗi năm học). Đây là cấp độ tập trung vào các sản
phẩm và tài liệu thu thập được liên quan đến thành
tích học tập. Những yêu cầu chính của cấp độ này là:
- Tổ chức theo chủ đề (trong trang web hoặc
wiki);
- Lựa chọn các sản phẩm/nhận xét theo mục
đích thể hiện nhằm làm nổi bật thành tích, kinh
nghiệm học tập của người học, những định hướng,
cách xây dựng mục tiêu cho tương lai
Tiu ban 5: #ng d$ng công ngh và thit b trong ging dy và nghiên c%u v ngoi ng
676
Việc phát triển hồ sơ ở cấp độ này yêu cầu
người học tổ chức một hoặc nhiều hồ sơ trình bày
xung quanh một tập hợp các các chuẩn đầu ra, các
mục tiêu hoặc tiêu chuẩn học tập (tùy thuộc vào
mục đích và đối tượng người xem). Hồ sơ trình
bày có thể được phát triển với nhiều công cụ khác
nhau nhưng thường gồm tập hợp các trang web
siêu liên kết.
Người học phản ánh thành tích đạt được theo
yêu cầu các chuẩn đầu ra, mục tiêu hoặc tiêu chuẩn
học tập cụ thể, dựa trên hướng dẫn của trường.
Cấp độ phản ánh này mang tính hồi cứu hơn.
Vai trò của người dạy ở cấp độ này không chỉ
đưa ra nhận xét, phản hồi về bài làm của người học
mà còn giúp họ tự đánh giá việc học tập.
2. Tình hình ứng dụng Hồ sơ điện tử tại Việt
Nam
Một số ứng dụng HSĐT trong lĩnh vực giáo
dục tiêu biểu tại Việt Nam có thể kể đến là:
Một là, tác giả Trần Thanh Hùng, Khoa Ngoại
ngữ, Đại học Đà Lạt nhấn mạnh đến chức năng
lưu trữ và trình bày của HSĐT của SV (Student’s
electronic learning portfolios - SELP). Tác giả cho
rằng HSĐT của SV chính là những bộ sưu tập, cơ
sở dữ liệu của các công việc do SV thực hiện một
cách khoa học và có tính hệ thống để thể hiện
được các kỹ năng chuyên ngành, quá trình phát
triển của SV trong học tập và rèn luyện chuyên
môn.
Qua thực nghiệm thực tế trong môi trường
giảng dạy tiếng Anh cho SV chuyên ngành ngoại
ngữ tại Đại học Đà Lạt, tác giả đi đến kết luận
rằng việc áp dụng SELP tại trường thực chất là
việc yêu cầu SV thực hiện một cơ sở dữ liệu điện
tử (sử dụng công nghệ máy tính và Internet) để
lưu trữ và trình bày các công trình chuyên môn.
Nói cách khác SELP là bộ sưu tập các công trình
khoa học của SV trong suốt một giai đoạn học tập
nhất định với một môn học nhất định và bộ sưu
tập này được số hóa để phục vụ tối ưu nhất cho
mục đích trao đổi, thảo luận, sửa chữa, nâng cấp
và đánh giá.
Hai là, tác giả Dương Thị Minh Mận, Khoa
Ngoại ngữ, Trường Đại học Quảng Nam gọi
HSĐT của SV là kẹp lưu tài liệu điện tử. Tác giả
đề cập thêm chức năng đánh giá của HSĐT của
SV. Tác giả này cho rằng hiện nay, phương pháp
dạy học hay chiến lược dạy học đã và đang thay
đổi rất nhiều. Điều này đòi hỏi người giáo viên
cũng phải thay đổi từ việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy, đến việc đánh giá quá
trình và kết quả học tập của sinh viên. Đánh giá
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
677
thông qua việc sử dụng kẹp lưu tài liệu điện tử là
phương pháp đánh giá mới và rất hiệu quả.
Ba là, Trần Nữ Mai Thy, VVOB Việt Nam,
trong bài viết về “Đánh giá việc học tập của người
học trong e-Learning” [1] cũng đề cập đến hai
chức năng lưu trữ và đánh giá thông qua hồ sơ học
tập điện tử. Ngoài ra, tác giả còn lưu ý một điểm
mạnh của hồ sơ học tập điện tử là dễ tiếp cận và
dễ dàng cập nhật nên nó cũng là một lý lịch xin
việc cho công việc tương lai của người học.
Với công cụ thiết kế trên google.sites, chúng
tôi thiết kế HSĐT trong dạy học học phần Văn
học Anh-Mỹ (English and American Literature,
VHAM) cho SV chuyên ngành tiếng Anh tại
Trường Đại học Phạm Văn Đồng. Nội dung của
các học phần VHAM cũng đã được xây dựng
thành những dự án dạy học trên cơ sở của phương
pháp dạy học theo dự án. Sự kết hợp giữa HSĐT
và phương pháp dạy học theo dự án đã giúp cho
SV cách học tích cực và chủ động, định hướng
cho SV tạo ra sản phẩm cụ thể của từng bài học.
HSĐT này cũng là nơi lưu trữ, chia sẻ các tài liệu
HSĐT được thiết kế tại một số trang thông tin
điện tử. Hiện tại HSĐT trong dạy học học phần
VHAM được bố trí tại 3 địa chỉ:
Trang 1/HSĐT 1:
https://sites.google.com/site/maidao2410
Trang 2/HSĐT 2:
https://sites.google.com/a/pdu.edu.vn/tranthimaidao/
Trang 3/HSĐT 3:
https://sites.google.com/a/pdu.edu.vn/let-s-share/
3. Đề xuất
Sau khi thiết kế HSĐT trong dạy học phần
VHAM chúng tôi đề xuất các bước thiết kế HSĐT
dành cho SV và cho giảng viên theo cách của H.
Barrett. SV và GV có thể thực hiện việc thiết kế
HSĐT theo ba cấp độ.
Cấp độ 1. Thiết kế HSĐT như là nơi lưu trữ,
sưu tập các sản phẩm.
- Sưu tập các sản phẩm, kết quả học tập theo
từng môn học. Các sản phẩm này bao gồm: các
bài trình bày, bài viết, bài kiểm tra, hình ảnh, sách,
các đoạn phim, đoạn âm thanh...
- Chuyển đổi các sản phẩm này sang dạng PDF.
- Sản phẩm có thể được lưu trữ trong các trang web.
GV có thể hướng dẫn, hỗ trợ SV lựa chọn các
sản phẩm cần lưu trữ.
Cấp độ 2. Thiết kế HSĐT như là không gian
học tập.
- Ghi chép, cập nhật nhiệm vụ học tập, chia sẻ
kinh nghiệm theo thời gian.
- Nội dung ghi chép bao gồm nhiều lĩnh vực,
môn học.
- Công cụ sử dụng phổ biến có thể là blog.
GV có nhiệm vụ phản hồi, đánh giá quá trình
học tập của SV, tạo cho họ cơ hội cải thiện, phục
vụ tốt các nhiệm vụ học tập.
Cấp độ 3.Thiết kế HSĐT như là nơi trưng bày
thành tích học tập.
- Tổ chức theo từng chủ đề theo những yêu cầu
cụ thể của từng môn học.
- Mỗi môn học được tổ chức thành một trang
web hoặc wiki riêng biệt.
- Tại cấp độ này SV có thể liên kết tới các
trang lưu trữ của từng môn ở cấp độ 1 và liên kết
với nhật ký học tập ở cấp độ 2.
Hồ sơ ở cấp độ này được thiết kế nhằm phản
ánh thành tích học tập của cả một quá trình với
minh chứng cụ thể. Và như vậy, hồ sơ điện tử cấp
độ 3 cần thiết cho việc đánh giá cuối kỳ. Dựa vào hồ
sơ này GV dễ dàng đánh giá SV một cách xác thực.
Với những đặc điểm như vừa trình bày, với
kinh nghiệm thiết kế HSĐT trong dạy học học
phần VHAM cho SV chuyên ngành tiếng Anh tại
Trường Đại học Phạm Văn Đồng chúng tôi đề
Tiu ban 5: #ng d$ng công ngh và thit b trong ging dy và nghiên c%u v ngoi ng
678
xuất cách thiết kế HSĐT cho SV với 3 cấp độ như
trên. Đây được xem như là những định hướng
giúp GV, SV xây dựng hồ sơ cá nhân trong quá
trình giảng dạy và học tập hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Nữ Mai Thy. (2011).“Đánh giá việc học tập
của người học trong e-Learning”, Kỷ yếu Hội thảo
Quốc tế: Giáo dục Đại học – Hiện tại và Tương lai, Hà
Nội, tr.422-427.
Tiếng Anh
2. Barrett, H. (1999, 2000). The Electronic Portfolio
Development Process. Retrieved April 15, 2004 from
s.html
3. Barrett, H. (2005). White Paper. Research
Electronic Portfolios and Learner Engagement.
Retrieved September 17, 2005 from
www.taskstream.com/reflect/whitepaper.pdf
4. Barrett, H. (2005). White Paper: Researching
Electronic Portfolios and Learner Engagement -
Produced for TaskStream, Inc. as part of the
REFLECT Initiative. Available online
5. Barrett, H. (2006). Using Electronic Portfolios for
Classroom Assessment. Connected Newsletter. 13:2,
pp. 4-7.
6. Barrett, H. (2007). Researching Electronic
Portfolios and Learner Engagement: The REFLECT
Initiative. Electronic Portfolio issue, Journal of
Adolescent and Adult Literacy (International Reading
Association). 50:8, pp. 436-449.
7. Bates, A., & Poole, G. (2003). Effective Teaching
with Technology in Higher Education. San Francisco:
Jossey-Bass.
8. Becta (2007). Impact study of e-portfolios on
learning. [Retrieved March 20, 2008
code=_re_rp_02&rid=14007
9. Fitch, K. (2004). Spinning Webfolios: Online
Portfolios for Learning, Teaching, and Assessment.
Retrieved May 12, 2004, from
cument.htm
10. George Lorenzo, John Ittelson. (2005). An
Overview of E-Portfolios. Educause.
Websites
1. ERIC (Education Resources Information Centre):
2. IjeP (International Journal of eportfolio):
3. EPAC (Electronic Portfolio Action and
Communication):
4. The Centre for International ePortfolio
Development:
5. EIFEL, European Institute for E-Learning:
6. ePortfolios Australia:
7. ePortfolio California:
8. JISC: www.jisc.ac.uk/eportfolio
9. EDUCAUSE: www.educause.edu.
10. Helen Barrett: