Khái niệm
CPHDNNN là quá trình chuyển đổi doanh ngh iệp nhà nước thành công ty
cổ phần, trong đó Nhà n ước có thể vẫn giữ tư cách là một cổ đông, tức là Nhà
nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận tài sản của doanh nghiệp. CPHDNNN
không chỉ là qu á trình chuyển sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông, mà
còn có cả hình thức doanh nghiệp nhà nước thu hút thêm vốn thông qua hình thức
bán cổ ph iếu để trở thành công ty cổ phần.
Có thể nó i trong điều kiện cơ chế quản lý thay đổi, khi hiệu quả sản xuất
kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế Nh à nước đã thực sự bộc lộ những yếu kém của mình như:
công nghệ lạc hậu, tà i sản manh mún, cơ chế quản lý cứng nhắc, t rình độ quản lý
thấp kém, tinh thần người lao động sa sút. Nói chung phần lớn các doanh
nghiệp Nhà nước đều lâm vào tình t rạng khủng hoảng , trì trệ, là m ăn cầm chừng.
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. Khái niệm
CPHDNNN là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty
cổ phần, trong đó Nhà nước có thể vẫn giữ tư cách là một cổ đông, tức là Nhà
nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận tài sản của doanh nghiệp. CPHDNNN
không chỉ là quá trình chuyển sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông, mà
còn có cả hình thức doanh nghiệp nhà nước thu hút thêm vốn thông qua hình thức
bán cổ phiếu để trở thành công ty cổ phần.
Có thể nó i trong điều kiện cơ chế quản lý thay đổi, khi hiệu quả sản xuất
kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế Nhà nước đã thực sự bộc lộ những yếu kém của mình như:
công nghệ lạc hậu, tài sản manh mún, cơ chế quản lý cứng nhắc, t rình độ quản lý
thấp kém, tinh thần người lao động sa sút.... Nói chung phần lớn các doanh
nghiệp Nhà nước đều lâm vào tình t rạng khủng hoảng, trì trệ, làm ăn cầm chừng.
Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có
nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Khu vực kinh tế Nhà
nước như: cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước, sắp xếp lại các
doanh nghiệp Nhà nước, bán khoán, cho thuê, hay giải thể các doanh nghiệp làm
ăn không hiệu quả... trong đó cổ phần hoá được coi là giải pháp hàng đầu, có khả
năng mang lại lợi ích hài hoà cho Nhà nước cũng như cho nhiều bộ phận xã hội
khác.
Hơn nữa, theo kinh nghiệm của một số nước phát triển , việc cổ phần hoá đã
đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế - xã hội , bởi nó gắn liền t rách nhiệm
với lợi ích của những chủ thể kinh tế, làm cho họ cần cù hơn, năng động, sáng tạo
hơn, có trách nhiệm hơn với công việc kinh doanh của mình. Từ đó hiệu quả
kinh tế - xã hội được nâng cao rõ rệt.
2. Thực trạng của quá trình cổ phần hóa
Cổ phần hoá các DNNN thời g ian qua đạt được những kết quả đáng ghi nhận,
nhưng việc cổ phần hoá, sắp xếp các doanh nghiệp có quy mô lớn, trong đó các
doanh nghiệp ho ạt động t rong lĩnh vực tà i ch ính, ngân hàng thực hiện còn chậm.
Các DNNN đã cổ phần hoá, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và v iệc huy động vốn
ngoài xã hội t rong quá t rình cổ phần hoá DNNN còn hạn chế do chưa khuyến
khích việc bán cổ phần ra bên ngoà i. Chưa có doanh nghiệp nào tính g iá trị quyền
sử dụng đất vào giá t rị doanh nghiệp khi cổ phần hoá.
Thời g ian thực hiện cổ phần hoá một doanh nghiệp còn dài, làm t iến độ cổ phần
hoá chậm.
Theo báo cáo của các Bộ, ngành, đ ịa phương về kết quả hoạt động của 850 doanh
nghiệp cổ phần hoá đã hoạt động trên một năm cho thấy: vốn điều lệ b ình quân
tăng 44%; doanh thu bình quân tăng 23,6%; lợi nhuận thực hiện bình quân tăng
139,76%; trên 90% số doanh nghiệp sau cổ phần hoạt động kinh doanh có lãi;
nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%; thu nhập của người lao động bình quân tăng
12%.
Vốn nhà nước còn ch iếm tỷ trọng lớn t rong vốn điều lệ ở nh iều doanh nghiệp
không thuộc diện cần giữ cổ phần chi phối, phổ biến nhất là trong các tổng công
ty nhà nước thuộc các ngành xây dựng, giao thông.
Việc thu hút cổ đông ngoài doanh ngh iệp mới đạt 24,1% vốn đ iều lệ; mới có trên
20 công ty có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; các cổ đông chiến lược vì thế
cũng không có nhiều cơ hội để tham gia vào phát triển sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp. Việc người lao động trong một số doanh nghiệp bán bớt cổ phần
ưu đãi sau khi mua đã làm giảm tác dụng của chính sách khuyến khích người lao
động có cổ phần trong doanh nghiệp.
Nhiều công ty cổ phần chưa có sự đổi mới thực sự trong quản trị công ty; phương
pháp quản lý, lề lố i làm việc, tư duy quản lý vẫn còn như DNNN. Hạn chế này rõ
nhất là ở những doanh nghiệp mà Nhà nước còn giữ cổ phần chi phối, ban lãnh
đạo của doanh nghiệp đều từ DNNN trước đó chuyển sang.
Trong một số công ty cổ phần, người lao động - cổ đông phần do nhận th ức chưa
đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình , phần do sự hiểu biết pháp luật về công ty
cổ phần còn hạn chế, nên có nơi quyền làm chủ chưa được phát huy. Ngược lại có
nơi lạm dụng quy định của pháp luật gây khó khăn cho công tác quản lý của Hội
đồng quản trị, sự đ iều hành của giám đốc. Nhiều nội dung của cơ chế, ch ính sách
quản lý công ty cổ phần như: chính sách t iền lương, t iền thưởng vẫn còn áp
dụng như DNNN.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, t ính đến 15/12/2010, cả nước thực hiện sắp xếp
được 5.846 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Trong đó, đã cổ phần hóa 3.944 doanh nghiệp, chuyển đổi sang công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên 261 doanh nghiệp và sáp nhập, hợp nhất , giao bán
khoán 1.902 doanh nghiệp.
Điều đó có nghĩa trong năm 2010 chỉ có thêm 144 do anh nghiệp nhà nước được
cổ phần hóa (Năm 2009 được 67 đơn vị).
Tại cuộc họp báo của Chính phủ cuối năm 2010 (31/12/2010), Phó thủ tướng
thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, đẩy nhanh t iến độ sắp xếp DNNN là
một nh iệm vụ quan trọng của năm 2011 và giai đoạn 2011-2015.
3. Những hạn chế của công tác cổ phần hóa
Chủ t rương cổ phần hóa doanh ngh iệp nhà nước ở nước ta là nhất quán, có
tính chiến lược nhằm phát triển nền kinh tế, g iải quyết tình trạng sản xuất, kinh
doanh kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước.
Nhiều doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa hoạt động có h iệu quả, góp phần
tăng ngân sách nhà nước, tăng thu nhập cho người lao động, huy động vốn xã hội
cũng tăng lên, chấm dứt t ình trạng bù lỗ của ngân sách nhà nước, tạo thêm công
ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn còn bộc
lộ rất nhiều sơ hở. Nổi bật hơn cả là vấn đề đ ịnh giá tài sản doanh nghiệp, tổ chức
quản lý sau khi doanh nghiệp đã cổ phần hóa ... Những hạn chế t rên làm cho công
tác cổ phần hóa chậm chạp, lợi ích cho người lao động b ị xâm hại, lợi ích xã hội
không rõ ràng, tài sản của Nhà nước bị thất thoát tập trung vào một số ít người,
việc g iải quyết vấn đề tài chính trước, trong và sau khi cổ phần hóa còn nhiều bất
cập.
Trước khi có Nghị định số 187/2004/NĐ-CP, do chưa t ính h ết được giá t rị
vô hình của tài sản nên giá trị tài sản tại doanh nghiệp được đánh giá thấp hoặc
quá thấp, nên phần lớn cổ ph iếu rơi vào tay một nhóm người cơ hội có quyền lực
tại doanh nghiệp, sau khi định g iá doanh ngh iệp lần ha i hoặc lên sàn giao dịch thì
giá trị này tăng vọt. Nghị đ ịnh số 187/2004/NĐ-CP là một bước đột phá, nhưng
khi t riển kha i lại xuất h iện nhiều bất cập mới, có h iện tượng liên kết, gian lận
trong đấu thầu. Qua thanh tra v iệc th ực hiện chủ trương này đã phát h iện nhiều
doanh nghiệp: xử lý tà i chính của các doanh nghiệp t rước khi cổ phần hó a không
đúng với thực tế sử dụng; xác định giá tài sản giá trị nhà đất của doanh nghiệp khi
cổ phần hóa sai quy định của Nhà nước, nhiều công ty có tài sản rất lớn nhưng
khi định giá tài sản lại đánh giá rất thấp; bán cổ phần ưu đãi cho người lao động
chưa đủ điều kiện về thời g ian làm việc tại doanh nghiệp, thậm chí còn bán cho
người ngoài công ty theo giá sàn; sử dụng quỹ hỗ t rợ sắp xếp và cổ phần hóa
doanh nghiệp chưa đúng mục đích... đã dẫn đến thất thoát lớn nguồn vốn của Nhà
nước.
Sau khi cổ phần hóa, rất nhiều doanh nghiệp vẫn áp dụng ph ương thức,
biện pháp và thói quen tổ chức, quản lý như t rước của doanh nghiệp nhà nước
vào điều hành để quản t rị công ty mới. Mặt khác, bản thân người lao động chưa
theo kịp và nhận thức đúng ý ngh ĩa, lợi ích của cổ phần hóa tại doanh nghiệp.
Nhiều người đã bán lúa non cổ phần ưu đãi của mình để hưởng ngay khoản chênh
lệch, hoặc bị bắt buộc trở thành cổ đông nên thiếu hiểu biết về quyền, nghĩa vụ
của mình về tổ chức, quản trị tại công ty cổ phần do đó chưa phát huy quyền làm
chủ hoặc lạm quyền gây khó khăn cho hoạt động quản lý doanh ngh iệp.
Không ít tập đoàn, tổng công ty nhà n ước sau khi cổ phần hóa có cổ phần
chi phối vẫn hoạt động dựa trên lợi thế doanh nghiệp nhà nước, t ính độc quyền
còn cao, hơn nữa do mới thành lập nên khi đăng ký kinh doanh mới đã đăng ký
tràn lan ngành nghề (trừ những ngành nghề luật pháp cấm), đầu tư vào những
ngành trước mắt đem về lợi nhuận cao như: thành lập các ngân hàng, công ty tài
chính, đầu tư bất động sản và chứng khoán mà ít đầu tư vào lĩnh vực chính của
mình.
Một nguyên nhân khác làm quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
đang bị chậm lại do khó xác định giá trị quyền sử dụng đất và lợi thế vị trí đất vào
giá trị doanh nghiệp bằng thực giá th ị t rường. Không ít doanh nghiệp khi thực
hiện cổ phần, đã bán cổ phần ra ngoài th ị trường nhưng sau một thời g ian dài vẫn
chưa xác định lại được giá trị doanh nghiệp lần hai để bàn giao vốn từ doanh
nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần.
Không ít doanh nghiệp khi cổ phần hóa rất muốn có nhà đầu tư có tiềm lực
về tài chính, nguyên liệu, th ị t rường... đầu tư cho mình, song rào cản pháp lý về
đối tác chiến lược đã làm hạn chế việc t ìm kiếm nhà đầu tư. Theo Nghị đ ịnh số
187/2004/NĐ-CP, đối tác ch iến lược chỉ là những nhà đầu tư trong nước, t rong
khi một số ngành nghề (da g iày, dệt may...) rất cần có các nhà đầu tư nước ngoài
vì có lợi thế vượt trội.
Định giá tài sản doanh nghiệp khi cổ phần, ngoài giá t rị hữu hình còn có
giá trị vô hình: vị trí đất, th ương hiệu. Nhiều doanh ngh iệp chưa tính hết giá trị
quyền sở hữu t rí tuệ như nh ãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, các g iải
pháp hữu ích... mà doanh nghiệp nhà nước trước đây đã phải dày công đầu tư
bằng tiền, trí tuệ và uy tín trong một thời gian dài.
4. Một số gi ải pháp thúc đẩy quá trình CPH DNNN ở Việt Nam
Thứ nhất, phát huy cao độ vai trò của tổ chức đoàn thể tại doanh nghiệp
chuẩn bị cổ phần hóa. Cơ sở đảng của doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hóa phải
lãnh đạo, chỉ đạo cho ch ính quyền, các tổ chức đoàn thể nghiêm tú c thực hiện
đúng chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước. Với tư cách là đại d iện cho người lao
động, công đoàn cần phải tuyên truyền làm rõ lợi ích của cổ phần hóa doanh
nghiệp. Hơn lúc nào hết , người lao động cần nh ìn thấy rõ quyền và nghĩa vụ của
mình ở hiện tại, tương lai, không vì lợi ích ít ỏi trước mắt (nhận khoản tiền chênh
lệch cổ phần ưu đãi) mà tự đánh mất lợi ích lâu dài của bản thân. ý thức rõ khi đủ
điều kiện , cần thiết nghỉ theo chế độ lao động dôi dư, vừa có khoản vốn cho hậu
sự, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp sắp xếp lại cơ cấu để hoạt động có hiệu
quả cao sau khi cổ phần.
Thứ hai, sau cổ phần hóa, Nhà nước vẫn giữ vai trò chi phối đối với một
số ngành nghề trọng điểm, dù tỷ lệ cổ phần có thể chi phối hay không chi phối tại
những doanh nghiệp quan trọng như dầu khí, tài chính ngân hàng và bảo hiểm,
điện lực, viễn thông, hàng hải,... Kinh nghiệm ở Trung Quốc, Bê-la-rút, cũng như
tại nhiều nước trên thế giới, luật pháp cho phép Nhà nước có quyền có cổ phần
đặc biệt, tỷ lệ không cao, song vẫn có quyền thông qua h ay không thông qua các
quyết định quan trọng của doanh nghiệp đã cổ phần hóa.
Thứ ba, phải sắp xếp lại mô hình tổ chức hoạt động của các tập đoàn, tổng
công ty nhà nước với điều lệ hoạt động cụ thể, có đa thành phần sở hữu. Bằng
việc xây dựng mô hình “công ty mẹ, công ty con” bền vững gắn giữa doanh
nghiệp quốc doanh lớn với các doanh nghiệp tư nhân nhỏ. Trong doanh nghiệp cổ
phần cần có đủ thành phần như vốn nhà nước, vốn tập thể, vốn tư nhân, vốn trong
nước, vốn nước ngoài...
Có thể khái quát mô hình như sau:
+ Tổng công ty là doanh nghiệp nhà nước, “công ty mẹ” có vốn khá lớn có cổ
phần chi phối tại các doanh nghiệp tư nhân, “công ty con” là thành viên, hưởng
lợi nhuận t rên tỷ lệ vốn góp sau khi cơ sở tư nhân đã thực hiện xong nghĩa vụ
ngân sách. Tổng Công ty chịu t rách nhiệm hữu hạn t rên số vốn góp vào các đơn
vị thành viên. Tổng Công ty và các đơn vị thành viên đều có tư cách pháp nhân.
Các “công ty con” là các pháp nhân độc lập, chủ động linh hoạt trong kinh doanh,
có thể liên kết với các công ty khác tạo thành các doanh nghiệp cổ phần khác.
+ “Công ty mẹ” chỉ duyệt kế hoạch về vốn đầu tư phát triển kinh doanh, doanh
thu, lợi nhuận, t iền lương công nhân; hỗ t rợ “công ty con” về công nghệ và th iết
bị để đáp ứng yêu cầu sản xuất và chỉ hỗ trợ về th ị trường khi “công ty con” gặp
khó khăn, nhưng không bao tiêu sản phẩm; chủ động tìm kiếm, nhập khẩu nguyên
vật liệu với khối lượng lớn giảm chi phí cho các cơ sở tư nhân; hỗ trợ các cơ sở
thành viên thâm nhập thị trường để quảng bá, t iêu thụ sản phẩm...
Thứ tư, thay đổi phương ph áp bán cổ phần t rên thị trường chứng khoán.
Phương thức định giá và bán cổ phần tốt nhất là theo phương thức đấu giá, giá
chứng khoán thường sẽ được thông báo sau quá trình đấu giá. Với tư cách là
người bán ai mua giá cao sẽ bán chứ không theo kiểu định giá và cách bán cổ
phần theo mệnh giá, cao hơn hay thấp hơn mệnh giá. Doanh nghiệp muốn tăng
vốn được ưu tiên giá, nhà đầu tư muốn mua phải bỏ giá cao hơn để chiếm thị
phần, tận dụng t iềm năng của do anh nghiệp.
Mặc dù cổ phiếu được mua bán trên thị trường chứng khoán như là mua bán
chính tài sản của doanh nghiệp, nhưng vốn khả dụng của nền kinh tế luôn luôn
được duy trì và phát triển. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, lỗ
vốn, nợ nần tăng, thậm chi doanh nghiệp bị phá sản vẫn không mất đ i, mà sẽ
được bán cho một cổ đông khác và cổ đông mới này sẽ tiếp tục duy trì sự hoạt
động của doanh nghiệp.
Thứ năm, cải cách thể chế quản lý. Trước hết , cần xác định được chủ sở
hữu Nhà nước một cách rõ ràng, tách bạch bộ máy quản lý nhà nước với bộ máy
thực hiện quyền chủ sở hữu. Nhà nước chỉ với tư cách cổ đông của doanh nghiệp,
định hướng phát t riển doanh nghiệp phải do Đại hội đồng Cổ đông quy ết. Như
vậy, v iệc cổ phần hóa mới đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế - xã hội,
bởi nó gắn liền trách nhiệm với lợi ích của những chủ thể kinh tế, làm cho họ cần
cù hơn, năng động, sáng tạo hơn, có trách nhiệm hơn với công việc kinh
doanhcủa mình. Từ đó hiệu quả kinh tế - xã hội được nâng cao.