Hoạt động của thị trường tài chính chứng khoán

Hoạt động của các NHTG liên đới chặt chẽvới hoạt động của các tổchức tài chính (Financial Institutions) khác còn lại trong nền kinh tế. Mối quan hệnày diễn ra ngay trên thịtrường tài chính - tiền tệ. Bên cạnh đó, vì hoạt động chủyếu của các tổchức tài chính ngoài ngân hàng diễn ra trực tiếp trên thịtrường tài chính, cho nên, thay vì nghiên cứu riêng vềhoạt động của các tổchức tài chính khác ngân hàng; sựhiểu biết vềhoạt động của thịtrường tài chính - tiền tệsẽgiúp chúng ta đồng thời am hiểu cảhoạt động của các tổchức nói trên. Đó là lý do chúng ta không tách hoạt động của các tổchức tài chính ra thành một chương riêng, mà nghiên cứu nó trong sựvận động của thịtrường tài chính - tiền tệ.

pdf51 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động của thị trường tài chính chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh 176 Chương 8 - HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN Hoạt động của các NHTG liên đới chặt chẽ với hoạt động của các tổ chức tài chính (Financial Institutions) khác còn lại trong nền kinh tế. Mối quan hệ này diễn ra ngay trên thị trường tài chính - tiền tệ. Bên cạnh đó, vì hoạt động chủ yếu của các tổ chức tài chính ngoài ngân hàng diễn ra trực tiếp trên thị trường tài chính, cho nên, thay vì nghiên cứu riêng về hoạt động của các tổ chức tài chính khác ngân hàng; sự hiểu biết về hoạt động của thị trường tài chính - tiền tệ sẽ giúp chúng ta đồng thời am hiểu cả hoạt động của các tổ chức nói trên. Đó là lý do chúng ta không tách hoạt động của các tổ chức tài chính ra thành một chương riêng, mà nghiên cứu nó trong sự vận động của thị trường tài chính - tiền tệ. Có lẽ sản phẩm trứ danh nhất của các nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa cổ điển và sau này là các nền kinh tế hỗn hợp là công ty cổ phẩn và thị trường tài chính - tiền tệ. Bất kỳ nền kinh tế nào, trong quá trình phát triển bao giờ cũng đối đầu với sự khan hiếm các nguồn lực. Sản xuất lớn đòi hỏi không những sự tập trung kỹ năng, tay nghề, nhân lực, vật liệu mà còn đặt ra sự cần thiết và cấp bách về nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên ấy một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất. Lãng phí trở thành kẻ thù của hiệu quả, của năng suất cao ở tất cả mọi phạm vi từ vĩ mô đến vi mô. Công ty cổ phần và thị trường tài chính là sản phẩm tất yếu của sự đòi hỏi tập trung tài nguyên cho sản xuất lớn và chống lãng phí dưới mọi hình thức. Một cách đơn giản, công ty cổ phẩn biến những hoạt động kinh doanh chỉ có tính chất cá nhân và riêng rẽ, trở thành những tổ chức trong đó, tài năng, tiền bạc, nhân lực và vốn liếng các loại được quy tụ lại, kết hợp với nhau hướng về mục đích chung như lợi nhuận, phát triển sản phẩm và phát triển cuộc sống bền vững. Chính tính liên đới giữa các cá nhân trong công ty cổ phần và giữa các công ty trong những tập đoàn, đã giúp con người thêm điều kiện để ý thức về sự cần thiết và phụ thuộc lẫn nhau giữa người với người. Rằng những lợi nhuận có được chỉ cho riêng cá nhân trên sự thiệt hại của kẻ khác là không bao giờ tồn tại lâu dài. Các cá nhân hay cộng đồng chỉ có thể tìm thấy sự phát triển tốt nhất cho chính mình trong sự hỗ trợ để các cá nhân hoặc cộng đồng khác cùng phát triển. Thị trường tài chính - tiền tệ kéo tất cả các cá nhân trong cộng đồng tham gia vào nền kinh tế. Quá trình mua bán, đầu tư và sinh lãi quá dễ dàng của các loại chứng khoán, giúp cho mọi người nhanh chóng thấy rằng sự cất giữ những tài sản không sinh lãi như tiền giấy, hoặc sinh lãi ít như đất đai, vàng bạc trở nên rất vô lý. Ý thức ấy đưa họ đến chỗ nghĩ cách làm cho tài sản của mình (tiền lương, thu nhập kinh doanh, đất đai, nhà cửa…) trở nên có lợi hơn thông qua việc dùng nó để trao đổi lấy các loại tài sản khác có sinh lãi. Thế là họ đã đưa các nguồn lực khan hiếm bị lãng phí của từng cá nhân vào thị trường tài chính để phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu huy động các nguồn lực trong xã hội để phục vụ cho sự sáng tạo của cải nhiều dạng phục vụ đời sống con người, thị trường tài chính - tiền tệ kéo toàn bộ các cá nhân trở thành những nhà đầu tư, tận dụng tất cả mọi tài sản nhỏ nhất, thúc đẩy hoạt động sáng tạo sản phẩm, dịch vụ và tài sản liên tục lên những hiệu quả cao hơn. James Tobin đã có lý do khi nói rằng Chủ nghĩa tư bản ra đời dựa trên quy luật tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh. Thế nhưng nó phát triển, tự hoàn thiện bằng đôi chân là công ty cổ phần và thị trường tài chính. Đó là một nhận xét khái quát về vai trò của hai phạm trù này. Để thâm nhập vào thị trường tài chính - tiền tệ, điều trước tiên chúng ta cần quan tâm là hàng hóa của thị trường này. Vì để có thị trường, điều trước tiên là phải có hàng hóa và sự buôn bán hàng hóa. Chương 8 - Hoạt động của thị trường tài chính chứng khoán 177 8.1. HÀNG HÓA CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 8.1.1. Khái niệm 8.1.1.1. Tên gọi Nếu thị trường hàng hữu hình mua và bán các loại sản vật cụ thể, nhìn thấy được, sờ được như: lúa, gạo, vải vóc, nhà cửa, xe cộ, sách vở, giày dép, tàu bè, máy bay… nghĩa là các loại hàng hóa hữu hình đúng như tên riêng dành cho thị trường, thì thị trường tài chính (Financial Market) là nơi buôn bán các loại hàng hóa theo đúng đặc trưng của nó. Đó là tài chính (Finance). Trước đây đã từng có quan niệm hẹp theo nghĩa “chữ” tài chính là tiền, của. Từ khi các loại công cụ tài sản khác như phiếu nợ, chứng thư bất động sản… cũng được đem ra thương lượng, thế chấp, mua bán, khái niệm tài chính bắt đầu được hiểu theo những nghĩa rộng hơn. Một cách vô tình, ở nhiều nước, người ta đi đến thống nhất tài chính là khái niệm chỉ các loại tài sản. Tiền cũng là một loại tài sản. Các loại tài sản này khi được huy động vào chu chuyển kinh doanh, nó có thêm (chứ không phải là thay đổi) tên gọi là vốn (Capital). Một cách tóm tắt, gọi thị trường tài chính là thị trường mua bán các công cụ tài chính cũng được. Nhưng để đầy đủ hơn, gọi nó là thị trường tài sản khác hàng hữu hình thì chính xác và khái niệm này hiện là cách gọi thông dụng nhất ở Âu - Mỹ. 8.1.1.2. Xác định hàng hóa Nền kinh tế hiện đại đã biến tất cả mọi thứ trở thành hàng hóa. Từ sức lao động, các dạng vật chất, đất đai, tài nguyên khác, cho đến trí tuệ và uy tín đều có thể lượng giá và mua bán được trên thị trường. Tài sản cũng là hàng hóa. Trước thế kỷ XX, khi nghĩ về tài sản, người ta đã từng quan niệm rằng nó phải là những loại hàng hóa nhìn thấy được như đất đai, tài nguyên vật chất, nhân lực, máy móc, tàu bè, xe cộ, nhà cửa, sản phẩm các loại… Thuở ấy, sự giàu có được đo bằng việc tích lũy các loại tài sản trên. Thế kỷ XX đến với những bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế và nhận thức. Sự đói vốn cho hoạt động kinh tế và các mặt đã làm cho ngân hàng bành trướng. Người ta nghĩ đến tiền, quan tâm và lo lắng về tiền, tích cực kiếm tiền hơn bao giờ hết, vì cũng chưa bao giờ tiền cần cho cuộc sống và sản xuất như vào nửa đầu thế kỷ XX. Với sự chuyển dịch và lượng hóa dễ dàng các loại tài sản hàng hóa khác qua tiền, nhân dân bắt đầu coi tiền cũng là tài sản. Giống như các loại tài sản khác, nếu xem hoạt động mua bán là đem vật thể này đổi để lấy một vật thể khác, thì tiền cũng đã dược mua bán, trao đổi và cho vay. Tiền đã trở thành hàng hóa của cái gọi là thị trường tiền tệ từ đầu thế kỷ. Vì tiền là một hình thức của phiếu nợ hay trái phiếu (Dept Form) được chấp nhận là phương tiện trung gian cho trao đổi và mua bán, nên người ta bắt đầu nghĩ rằng mọi loại phiếu nợ khác nếu có cùng tính chất ấy đều có thể được xem là tiền. Sự phát triển nhanh chóng của công ty cổ phần đã khuyến khích hoạt động vay nợ bắt đầu diễn ra trên quy mô lớn. Có hai giai đoạn trong quá trình thay đổi này. - Thứ nhất, vào lúc đầu, hoạt động vay nợ được tiến hành trong khuôn khổ các cổ đông dưới hình thức góp vốn cổ phần thêm. Từ thế kỷ XIX, các cổ đông, lúc ấy hầu hết là bạn bè quen biết và những người thân thuộc, đã bỏ tiền ra thành lập công ty cổ phần đều lần lượt nhận thấy rằng công ty của họ càng phình lớn về quy mô và khối lượng kinh doanh, thì càng trở nên đói vốn hơn. Chưa kể đến những lúc tình hình kinh doanh biến động đột ngột, rất thường xảy ra, làm cho công ty cần thêm tiền. Chỉ riêng nhu cầu ngày càng tăng lên của các bạn hàng và thương vụ cũng đã làm cho lượng vốn mà các cổ đông đóng góp vào để thành lập công ty nhanh chóng trở nên nhỏ bé. Để giải quyết tình trạng đói vốn này, các cổ đông phải đóng góp thêm cổ phần vào để tài trợ vốn cho công ty kinh doanh. Thế nhưng vốn của một nhóm người thì có hạn. Ít ai dám bỏ tất cả các quả trứng mà họ có được vào trong cùng một rổ vì bất trắc và rủi ro luôn luôn ở chung quanh mỗi số phận. Do vậy, các cổ đông bắt đầu nghĩ đến việc gọi thêm sự hùn hạp của các cổ đông khác. Dĩ nhiên, với tính chất cùng làm chủ công ty, cùng chia lãi hoặc chịu lỗ theo hoạt động của nó. Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh 178 Sau khi đã kêu gọi hết những người thân và bạn bè mà vẫn chưa đủ vốn, người ta bắt đầu kêu gọi đến những người không quen trong xã hội. Để thực hiện việc này, người chủ cũ của công ty, tức các cổ đông cũ, phát hành ra các loại giấy chứng thư gọi là cổ phiếu (Stocks). Khi bạn hoặc người thân của bạn đem ra 1.000.000VND đi nộp vào cho công ty A dưới hình thức góp vốn kinh doanh, công ty A sẽ giao cho bạn hoặc bạn của bạn một chứng thư có giá trị ghi trên bề mặt là 1.000.000VND. Chứng thư hay cổ phần này có nghĩa gì? Nó chứng nhận rằng, bạn (hoặc người bạn kia) đã góp vốn vào công ty A. Số tiền góp là 1.000.000VND. Kể từ ngày bạn cầm cổ phần này, bạn trở thành chủ nhân một phần của công ty A. Giả như công ty A có tổng vốn hay tổng tài sản là 1.000 triệu, cổ phiếu của bạn (1 triệu) cho biết rằng bạn sở hữu 1/1000 tài sản của công ty. Hay nói khác đi, bạn là chủ nhân 1/1000 hay có cổ phần trị giá 1/1000 trong Hội đồng cổ đông công ty cổ phần này. Lời hay lỗ của số tiền bạn bỏ ra phụ thuộc vào việc công ty A của bạn kinh doanh giỏi hay tồi. Đây là bước một của hoạt động vay nợ của công ty cổ phần. Sự việc chưa dừng ở đó. Công ty tiếp tục đói vốn. Cuộc đời của công ty như cuộc đời của một con người. Anh ta sẽ chỉ có một trong hai con đường để chọn: (1) liên tục hoàn thiện mình để phát triển hoặc (2) đứng lại tàn lụi. Công ty cũng vậy, nhưng để phát triển, nó tiếp tục cần vốn. Các ông chủ bắt đầu nhận thấy rằng không thể tiếp tục mở rộng vốn bằng cách phát hành cổ phần, bởi vì hội đồng các ông chủ hay hội đồng cổ đông đã quá phình to (như tập đoàn AT&T, số cổ đông của nó hơn 1 triệu người). Đồng ý rằng việc mở rộng vốn bằng cách gọi cổ đông có một điểm kiệt xuất là nó kéo mọi người cùng góp tài sản vào, để rồi cùng quản lý, cùng chia sẻ vinh quang (tiền lời, uy tín) và kể cả rủi ro khi công ty bị phá sản (lỗ, mất vốn…). Tuy nhiên, công ty sẽ vẫn tiếp tục cần vốn mãi và như vậy sẽ phải mở rộng cổ đông đến bao nhiêu người? Các ông chủ có thế lực nhất trong công ty, những người sở hữu nhiều cổ phần nhất, cảm thấy rằng công ty hoạt động như nó đã từng làm là quá tốt. Không cần mở rộng thêm cổ đông nữa vì chỉ gây phức tạp hơn cho quản lý. Thế là họ quyết định huy động vốn bằng hình thức khác. Một hình thức thuần túy là vay nợ chứ không phải góp vốn cổ phần. - Thứ hai, để vay nợ, công ty phát hành một loại chứng thư vay nợ tức Trái phiếu (Bonds). Trái phiếu có tính chất như thế nào. Nếu chúng ta bỏ ra 1.000.000VND để mua một cổ phần hay chứng thư cổ phần, chúng ta trở thành cổ đông, thành ông chủ một phần của công ty phát hành ra cổ phiếu. Đương nhiên, chúng ta có quyền có ý kiến về hoạt động của công ty. Số lượng cổ phần của chúng ta càng lớn, ý kiến điều hành của chúng ta càng có trọng lượng hơn. Bởi vì đơn giản là chúng ta làm chủ nhiều phần tài sản của công ty, và sự hưng thịnh hay suy vong của nó ảnh hưởng đến chúng ta nhiều hơn các cổ đông khác. Hàng tháng hoặc hàng năm, lợi nhuận mà chúng ta kiếm được từ mua cổ phiếu liên đới với sự lãi lỗ của công ty. Công ty kinh doanh có lời. Chúng ta được chia lời. Lời càng nhiều, lợi nhuận được chia cho chúng ta càng lớn. Nếu công ty lỗ, chúng ta phải gánh chịu cái lỗ của công ty theo tỷ lệ % của vốn cổ phần. Một trái phiếu vay nợ do công ty phát ra (Corporate Bond) không giống như thế. Điểm đơn giản mà bạn và những người khác phải hiểu hoặc sẽ được giải thích cho hiểu khi bỏ ra 1.000.000VND ra mua trái phiếu, là chúng ta đang cho công ty vay tiền chứ không phải góp vốn vào để cùng làm ăn với nó. Hai điều này hoàn toàn khác nhau và đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa trái phiếu (bond) và cổ phần (stock). Vì chúng ta chỉ cho công ty vay tiền, giống như đã cho ngân hàng vay tiền khi gửi tiền vào nó, chúng ta không trở thành là ông chủ một phần hay cổ đông của công ty được. Nhưng cũng vì chúng ta không có quyền làm ông chủ cũng như không có ý kiến quản lý hoạt động của công ty, chúng ta được hưởng một đặc quyền - đặc quyền của những người mua trái phiếu mà cổ phần thì không có - đó là chúng ta được hưởng tiền lãi suất cố định hàng tháng hoặc hàng năm (Fixed Interest Rate), bất kể là công ty nói trên hoạt động lời hay lỗ, thành công hay phá sản. Đến đây, chúng ta tạm dừng một lát để tự hỏi với nhau rằng, có sự khác nhau và giống nhau nào giữa một công ty cổ phần và ngân hàng không? Có đấy, những điểm giống nhau trước hết là: (1) cả hai đều là doanh nghiệp, là công ty cổ phần, (2) cả hai đều vay nợ công Chương 8 - Hoạt động của thị trường tài chính chứng khoán 179 chúng để bổ sung vào vốn hoạt động. Ngân hàng vay nợ khi nhân dân đến gửi tiền vào cho nó. Nó xuất ra phiếu nợ là sổ Séc, thẻ thanh toán, chứng thư tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm, trái phiếu. Còn Công ty vay nợ khi phát hành trái phiếu. (3) Cả phiếu nợ của ngân hàng và công ty đều phải trả lãi suất cổ đông cho dù nó hoạt động tốt hay xấu. (4) Đến hạn, người chủ phiếu nợ, mang phiếu nợ đến, công ty và ngân hàng phải thanh toán cho họ lại tiền mặt, cả vốn lẫn lời. (5) Công ty có thể đẻ ra ngân hàng như một công ty con của nó và ngược lại nhiều ngân hàng cũng thành lập công ty. Những điểm khác nhau là: (1) Công ty vay tiền (bằng cách phát hành trái phiếu) để sản xuất và kinh doanh, hoặc đầu tư vào các loại tài sản để kiếm lời. Còn ngân hàng thì vay tiền để rồi đem cho vay lại. (2) Vì chức năng để cho vay, ngân hàng ít bị ràng buộc về số lượng vay. Ngoại trừ quy định duy nhất về tỷ lệ e = E/L tối thiểu mà chúng ta đã phân tích. Ngược lại, công ty vay để sản xuất, nó có thể gặp nhiều rủi ro hơn ngân hàng. Do đó, lượng trái phiếu nó phát hành bị ràng buộc chặt chẽ với tài sản ròng của nó. (3) Công ty chịu nhiều loại thuế hơn ngân hàng vì hoạt động của nó liên quan đến nhiều loại tài nguyên quốc gia. Nói chung, ranh giới khác nhau giữa ngân hàng và công ty là khá mỏng manh, vì ngày nay hầu hết các công ty cổ phần lớn đều có ngân hàng riêng, hoặc đẻ ra những công ty tài chính con hoạt động không khác gì ngân hàng. Điều quan trọng nhất ở đây là khi công ty vay nợ, nó phát hành trái phiếu tức chứng thư vay nợ. Khi ngân hàng vay nợ, nó cũng phát hành trái phiếu. Chỉ có điều trái phiếu của ngân hàng có nhiều loại với nhiều tên gọi khác nhau rất dễ làm những người chưa quen lẫn lộn. Song dù tên gọi là gì: Séc, thẻ thanh toán, thẻ du lịch, chứng thư tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm, RPs, tín phiếu, kỳ phiếu… tất cả đều là trái phiếu hay chứng thư vay của nó. Để có được các loại trái phiếu nói trên, chúng ta, các bạn phải đem tiền mặt của chính phủ đến nộp vào cho nơi phát hành để mua nó. Đây thực sự là một hoạt động mua (Purchase) bởi vì chúng ta đổi một loại hàng hóa không sinh ra lãi hàng ngày là tiền mặt để lấy về một loại hàng hóa khác (trái phiếu của các công ty, ngân hàng), vì loại hàng hóa thứ 2 này sinh ra lãi trong túi chúng ta mỗi ngày. Đã có mua tất phải có bán (Sale). Vào thế kỷ XVI, những người sở hữu trái phiếu chỉ có thể đổi hay bán nó cho người phát hành để lấy lại tiền mặt khi đã đến hạn giống như tiền gửi có kỳ hạn trong ngân hàng. Thế nhưng cuộc sống thì luôn luôn đầy những bất ngờ. Bạn mua một trái phiếu với kỳ hạn 3 tháng vào sáng nay với ý định là, với tiền lãi 1% mỗi tháng, sau 3 tháng, 1.000.000 của bạn sẽ thành một khoản tiền là 1.030.301VND. Thay vì để 1.000.000 trong túi không dùng đến, trong 3 tháng nó chẳng làm ra được tài sản gì. Bạn mua 1 trái phiếu, nó tạo thêm cho bạn 30.301 VND sau 3 tháng. Điều đó quả là tốt hơn. Nhưng bất ngờ chiều nay con bạn ốm. Bạn đâu có tiên liệu trước được điều này. Nó là chuyện rủi ro. Sau khi đã chi tiêu hết sạch tiền mặt trong nhà, mà con bạn vẫn chưa bớt, bạn đành nghĩ đến trái phiếu đang cất kia. Khốn nỗi, khi bạn mua nó, bạn đã thỏa thuận không thành văn với công ty hoặc ngân hàng phát hành là chỉ đến để bán hay đổi lại tiền mặt cả vốn và lãi vào đúng 3 tháng sau khi mua. Hơn nữa điều này có in rõ ràng trên phiếu nợ của bạn với dòng chữ thời gian đáo hạn (Maturity) là 3 tháng. Do vậy, nhất định không thể mang nó đến công ty để đổi lại tiền. Bạn đành tìm biện pháp khác. Trong cái khó, ló cái khôn. Bạn nghĩ ra đến hàng trăm biện pháp. Những biện pháp tạm được là: • Đem trái phiếu đến ngân hàng thế chấp vay tiền. Thậm chí chỉ cần vay 500.000. Tuần sau, bạn đã có tiền lương, sẽ trả cho ngân hàng để lấy lại trái phiếu. • Đem trái phiếu đến nhờ bạn bè cầm giúp tuần sau sẽ chuộc lại. • Đem trái phiếu bán lại cho công ty phát hành, một công ty nào khác, một người không quen biết, chỉ cần lấy lại 2/3 số tiền bề mặt cũng được. Quá trình bán bắt đầu. Vào cuối thế kỷ XVIII, những trường hợp kẹt như trên là rất thường xảy ra. Hôm nay, người ta cảm thấy rằng mình thừa tiền mặt, không nên cất giữ làm gì cho phí, thế là họ đem đi mua trái phiếu. Trái phiếu càng dài hạn, càng có lãi suất cao. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi họ muốn mua trái phiếu dài hạn. Tuần sau, tháng sau, được bạn bè Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh 180 rủ rê, muốn đi du lịch, mua sắm, hoặc cần tiền mặt để đầu tư vào thành lập nhà máy, mua sắm khác, chi tiêu cho những tình huống đột xuất của gia đình… thế là họ mang trái phiếu ra bán. Cả 3 cách mà bạn nghĩ ra ở trên, đều được họ sử dụng. Lúc đầu cac ngân hàng và người mua khác còn ngần ngại, vì không biết đáo hạn có chắc chắn đến 100% là sẽ nhận được 1.030.301NVD hay không tại công ty phát hành, kể cả việc không biết thủ tục nhận lại có dễ dàng không, nên họ trả giá trái phiếu rất rẻ (nếu mua), có khi chỉ còn ½ giá bề mặt. Hoặc nếu nhận thế chấp cho vay, ngân hàng cũng chỉ cho vay ½. Dần dần, người ta nhận thấy rằng việc thanh toán lại tiền mặt và lãi của các công ty phát hành trái phiếu hoàn toàn được thực hiện một cách khá nghiêm túc và không có gì trở ngại. Các công ty phát hành trái phiếu để vay nợ thừa hiểu rằng chỉ cần 1 lần thực hiện không nghiêm chỉnh, hoặc không tạo thuận tiện cho nhân dân trong việc thanh toán tiền mặt lúc đáo hạn, những lần sau nhân dân sẽ không thích và do đó sẽ khó mà vay tiếp bằng phương thức này. Vì tương lai phát triển của chính mình, các công ty cố gắng làm ăn đàng hoàng. Những người mua lại trái phiếu của người thứ nhất như bạn cảm thấy phải trả giá cao hơn khi bạn kẹt tiền cần bán. Quá trình đó diễn ra nhanh chóng cho đến khi giá mua bán chỉ còn dao động trong vòng 1.000.000 đến 1.030.301. Những người mua trái phiếu đầu tư không còn lỗ nhiều khi cần bán lại như trước. Thế là thị trường mua bán từ chỗ còn nhỏ bé, không công khai đã trở thành to lớn, ồn ào và náo nhiệt vào đầu thế kỷ XIX. Với loại hàng hóa chủ yếu là các loại phiếu nợ khác nhau, mà ngày nay nó có thêm tên gọi mới là chứng khoán (Security). 8.1.2. Các loại hàng hóa Không phải chỉ các công ty và ngân hàng cần vốn. Các chính phủ cũng cần tiền chi tiêu vì không phải bất cứ lúc nào cũng có thể và cũng nên in thêm tiền mặt. Do đó, họ cũng vay nợ của nhân dân bằng cách phát hành trái phiếu để bù đắp vào sự thâm hụt ngân sách và chi dùng. Thậm chí các chính phủ vay nợ còn kinh khủng hơn doanh nghiệp. Năm 1938, tổng lượng trái phiếu mà chính quyền các cấp ở Hoa Kỳ phát hành ra để vay nhân dân là 2,48 tỷ USD. Năm 1948, con số này là 10,32 tỷ. Năm 1958 nó lên đến 12,96 tỷ USD. Năm 1968 là 18,025. Năm 1978 là 48,6 tỷ. Năm 1988 là 114,552 tỷ USD và đến tháng giêng năm 1996 là 146,204 tỷ USD (Bảng 8.1). Vay nợ nhiều đến nỗi năm 1992, Chính phủ Hoa Kỳ đã được các nhà kinh tế mệnh danh là nhà vay nợ lớn nhất thế giới với tổng cộng hơn 4.000 tỷ USD nợ từ phát hành trái phiếu các loại mà chưa thanh toán. Bảng 8.1: Một số trái phiếu đã phát hành trong nền kinh tế Hoa Kỳ (1938-1996) (triệu USD) Năm Loại trái phiếu, nơi phát hành 1938 1948 1958 1968 1978 1988 1996 (tháng 1) 1) Chính phủ liên bang 2.048 10.327 12.063 18
Tài liệu liên quan