Tóm tắt: Để đáp ứng yêu cầu của ngành nghề, sinh viên cần tham gia các hoạt động thực
hành nghề nghiệp vì quá trình này đóng vai trò quan trọng, là yêu cầu cơ bản và thiết
yếu đối với sinh viên khi ra trường, đặc biệt đối với sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
với những định hướng về nghề giáo viên trong tương lai. Trên cơ sở tìm hiểu về định
hướng nghề nghiệp ứng dụng POHE gắn với thực tế, chúng tôi xin đưa ra một số vấn đề
liên quan như đặc điểm, vai trò, thuận lợi và khó khăn để khẳng định tầm quan trọng
tham gia thực hành nghề nghiệp của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học theo định hướng
POHE.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động thực hành của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 38/2020 191
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH CỦA SINH VIÊN NGÀNH
GIÁO DỤC TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG
NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG (POHE)
Ngô Thị Kim Hoàn, Phạm Huyền Trang, Nguyễn Ngọc Huyền
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Để đáp ứng yêu cầu của ngành nghề, sinh viên cần tham gia các hoạt động thực
hành nghề nghiệp vì quá trình này đóng vai trò quan trọng, là yêu cầu cơ bản và thiết
yếu đối với sinh viên khi ra trường, đặc biệt đối với sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
với những định hướng về nghề giáo viên trong tương lai. Trên cơ sở tìm hiểu về định
hướng nghề nghiệp ứng dụng POHE gắn với thực tế, chúng tôi xin đưa ra một số vấn đề
liên quan như đặc điểm, vai trò, thuận lợi và khó khăn để khẳng định tầm quan trọng
tham gia thực hành nghề nghiệp của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học theo định hướng
POHE.
Từ khóa: Hoạt động thực hành, sinh viên, Giáo dục Tiểu học, định hướng nghề nghiệp
ứng dụng, POHE
Nhận bài ngày 29.3.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.3.2020
Liên hệ tác giả: Ngô Thị Kim Hoàn; Email: ntkhoan@daihocthudo.edu.vn
1. MỞ ĐẦU
Kĩ năng nghề nghiệp là điều kiện thiết yếu cần có ở mỗi sinh viên khi ra trường. Đối
với sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, việc thành thạo các kĩ năng thực hành được đánh
giá là quan trọng hàng đầu trên con đường trở thành một giáo viên Tiểu học trong tương
lai. Tuy nhiên, nhiều sinh viên chưa có nhiều cơ hội tham gia thực hành nghề nghiệp và
trải nghiệm thực tế tại trường Tiểu học nên vẫn còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong
công việc. Nhận thấy chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng POHE
là một chương trình cấp bách, thiết thực, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia học tậpn
chuyên môn,thực hành kỹ năng trong môi trường việc làm đã lựa chọn. Ngành Giáo dục
Tiểu học khoa Sư phạm, trường Đại học Thủ Đô Hà Nội bắt đầu triển khai việc đào tạo
sinh viên hệ đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng từ năm học 2019 - 2020. Bài
viết này, thông qua việc nghiên cứu tài liệu, tổng hợp phân tích các kết quả về quá trình
thực tập của sinh viên, nhưng vấn đề trong quá triển khai chương trình đào tạo POHE đối
với ngành Giáo dục Tiểu học - khoa Sư phạm, chúng tôi tập trung đề cập đến các vấn đề
liên quan đến việc tham gia hoạt động thực hành của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
192 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
với mong muốn góp phần hình thành những hiểu biết và cập nhật những phương pháp học
tập phù hợp về việc thực hành nghề nghiệp theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng
(POHE) cho sinh viên.
2. NỘI DUNG
2.1. Hoạt động thực hành, thực tập nghề nghiệp của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu
học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE)
2.1.1. Đặc điểm của hoạt động thực hành, thực tập nghề nghiệp theo định hướng nghề
nghiệp ứng dụng (POHE)
Chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng có tên Tiếng
Anh là Professional Oriented Higher Education, viết tắt là POHE. Mô hình giáo dục này
lấy nhu cầu của các nhà tuyển dụng cũng như yêu cầu về năng lực làm việc thực tiễn là cơ
sở để từ đó đào tạo ra các sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đi làm ngay, dễ
dàng thích ứng với môi trường công việc, không cần đào tạo thêm hay đào tạo lại từ đầu,
tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực cho xã hội.
Chương trình đào tạo mở và dựa vào năng lực của người học
Với mục tiêu cấp thiết để sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công
việc một cách hiệu quả, các chương trình đào tạo cần được xây dựng dựa trên cơ sở phân
tích, điều tra nhu cầu của thị trường lao động từ đó xác định được các yêu cầu về nhân lực
cho từng ngành nghề cụ thể. Hồ sơ nghề nghiệp được chuyển thành các phẩm chất nghề
nghiệp cần có mà các nhà tuyển dụng yêu cầu - “hồ sơ năng lực giáo dục”.
Ngoài ra, mô hình đào tạo POHE rất linh hoạt và mềm dẻo để có thể dễ dàng điều
chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của thị trường lao động. Trong đó, các trường đại
học “thế giới học tập” và thị trường lao động “thế giới nghề nghiệp có sự phối hợp, gắn kết
chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả với nhau thông qua hội đồng Công giới (World of
Work Advisory Board - WoWAB) - phương tiện hữu hiệu giúp các trường đại học kịp thời
nắm bắt những xu hướng biến động của thế giới nghề nghiệp, từ đó thay đổi chương trình
đào tạo cho phù hợp. [7, tr. 9]
Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên được xác định rõ ràng
Trong xu thế xã hội hóa, hiện đại hóa cùng sự phát triển, hội nhập không ngừng của
nền kinh tế như hiện nay, để sinh viên sau khi ra trường có thể hoàn thành các nhiệm vụ,
đảm trách được các vị trí công việc một cách hiệu quả, chương trình đào tạo POHE cần
đảm bảo các nhiệm vụ sau: [7, tr.10]
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 38/2020 193
Cơ sở sử dụng lao động tham gia vào quá trình đào tạo
Như đã nói ở trên, để trang bị cho sinh viên những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết,
các cơ sở đào tạo có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ và thường xuyên với thế giới nghề nghiệp
thông qua cầu nối là Hội đồng Công giới. Bên cạnh việc tham gia phát triển chương trình
đào tạo, thế giới nghề nghiệp còn hỗ trợ quá trình đào tạo dưới các hình thức như: tài trợ
kinh phí, tham gia thỉnh giảng, thu nhận sinh viên thực tập tại cơ sở, hướng dẫn sinh viên
thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp, tham gia đánh giá kết quả học tập của sinh
viên Trong quá trình hợp tác này không chỉ có các cơ sở đào tạo nhận được lợi ích mà
việc tham gia vào quá trình đào tạo cũng giúp thị trường lao động tuyển dụng được những
người có năng lực phù hợp, [7, tr.11]
Phương pháp học dựa vào năng lực cá nhân
Trong chương trình giáo dục phổ thông của Quebec (Canada) “năng lực” được hiểu là
khả năng áp dụng những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp
vào một môi trường làm việc cụ thể để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Các nhà
tuyển dụng chú trọng vào năng lực làm việc thực tế của nhân viên hơn là vào quá trình học
tập của họ. Do vậy, các chương trình POHE đã xây dựng và triển khai những phương pháp
học tập mới - phương pháp học tập dựa vào năng lực - nhằm giúp sinh viên đạt được những
yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Khác với các chương trình giáo dục đại học “truyền
194 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
thống”, chương trình đào tạo POHE không chú trọng vào việc tiếp nhận kiến thức mà tập
trung vào trang bị những năng lực cần thiết cho sinh viên trong từng lĩnh vực ngành nghề
cụ thể. [7, tr. 11-12]
Kết hợp các phương pháp sư phạm trong dạy học
Phương pháp sư phạm hay còn gọi là phương pháp dạy học là một chiến lược, con
đường, cách thức phối hợp giữa các nguồn lực trong giáo dục để thực hiện được các mục
tiêu giáo dục đã đề ra [9, tr.4]. Quá trình dạy học là một yếu tố quan trọng của giáo dục,
bao gồm 3 thành tố: người dạy, người học và nội dung học- “tam giác sư phạm”.
Việc chuyển giao kiến thức, trang bị kĩ năng và phát triển ý thức cho sinh viên bằng
nhiều phương pháp khác nhau khiến chương trình đào tạo POHE trở nên mở rộng và phức
tạo hơn. Để xây dựng một chương trình đào tạo như vậy, các yếu tố của quá trình dạy học
cần có sự thay đổi cho phù hợp. Để việc học tập có hiệu quả cũng như để tạo ra sự gắn kết
và tương tác chặt chẽ giữa giảng viên với sinh viên thì việc sử dụng kết hợp, linh hoạt các
phương pháp giảng dạy là rất cần thiết. Chẳng hạn, các phương như: thảo luận nhóm,
thuyết trình, thí nghiệm, thực hành,... thường được sử dụng trong các mô-đun lý thuyết.
Còn một số phương pháp như: giải quyết vấn đề, thực hành theo công việc, viết báo cáo,
thuyết trình, giám sát và tư vấn, tự học... thường được áp dụng đối với mô-đun thực hành.
Ngoài ra, do chú trọng vào việc đào tạo kĩ năng nên trong chương trình POHE thường áp
dụng phương pháp học tập dự án, nghiên cứu ứng dụng và thực hành nghề nghiệp.
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa vào năng lực
Phương pháp, hình thức đánh giá được thiết kế tốt là cơ sở cho việc đảm bảo chất
lượng đào tạo của nhà trường. Vì học tập dựa vào năng lực nên việc đánh giá cũng phải
dựa vào năng lực. Để thu thập các minh chứng thể hiện quá trình hình thành năng lực và
kết quả cuối cùng mà sinh viên đạt được khi kết thúc mô-đun, học kì, năm học hay khi tốt
nghiệp, chương trình POHE sử dụng một loạt các phương pháp đánh giá khác nhau. Người
đánh giá trong chương trình POHE không chỉ là giảng viên mà còn có thể là chuyên gia từ
thị trường lao động hoặc chính bản thân các sinh viên tùy thuộc vào phương pháp giảng
dạy. Cụ thể, thế giới nghề nghiệp có thể tham gia vào đánh giá kết quả học tập của sinh
viên thông qua các hoạt động như: làm đồ án, thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp,
nghiên cứu ứng dụng,... Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể tự đánh giá bản thân hoặc đánh
giá chéo lẫn nhau khi áp dụng các hình thức học tập theo nhóm, phản hồi từ các đợt thực
tập nghề nghiệp, đồ án và thực hành thực tế. [7, tr.13]
Cách tiếp cận “Lấy người học làm trung tâm”
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 38/2020 195
Trong các chương trình POHE, do cách tiếp cận giáo dục chuyển từ “định hướng đầu
vào” sang giáo dục “định hướng đầu ra”, nên sinh viên trở thành chủ thể, trung tâm của quá
trình dạy học, giảng viên được coi là người tổ chức, dẫn dắt, thúc đẩy quá trình học tập. Do
tập trung vào nhu cầu, khả năng, lợi ích và phong cách học tập của sinh viên nên các hoạt
động dạy và học cần được tổ chức một cách phù hợp với cá nhân hoặc nhóm sinh viên để
đạt được các yêu cầu về năng lực cần thiết cho nghề nghiệp tương lai của họ. Trong
chương trình POHE, sinh viên không chỉ được đào tạo kiến thức, kĩ năng, thái độ mà còn
được rèn luyện để trở thành người quản lí khôn ngoan cho quá trình học tập của mình. Để
các chương trình đào tạo POHE được tiến hành thành công, hiệu quả đòi hỏi giảng viên và
sinh viên cần có một số yêu cầu, khả năng: [7, tr.14]
2.1.2. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện hoạt động thực hành, thực tập nghề
nghiệp theo định hướng ứng dụng POHE
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi bàn đến thuận lợi và khó khăn trong quá trình
thiết kế, tổ chức hoạt động thực hành trong các môn học theo chương trình POHE cho sinh
viên ngành Giáo dục Tiểu học.
- Thuận lợi
Về bản thân: Sinh viên sư phạm nói chung và đặc điệt là sinh viên ngành Giáo dục
Tiểu học nói riêng luôn được đánh giá cao với phương pháp học tập hiệu quả, kĩ năng
nghiệp vụ vững vàng và thái độ đạo đức tốt. Họ không chỉ ham học hỏi, hiểu biết, có ý
thức kỉ luật tốt mà còn và tài năng. Với sự năng động, nhiệt tình, năng lượng tràn đầy của
tuổi trẻ, sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học luôn có khả năng hội nhập tốt, thích nghi
nhanh chóng. Chính những ưu điểm, lợi thế đó giúp họ luôn giành được ưu thế, sự quý
mến, tin tưởng, kì vọng to lớn của những người xung quanh. Và đây được cho là yếu tố
thuận lợi trong quá trình đi thực hành ở các trường Tiểu học của sinh viên. Khi sinh viên
có thể nhanh chóng thích nghi, học hỏi cũng như thiết lập được mối quan hệ tốt với học
sinh và giáo viên ở môi trường trường tiểu học.
.Về môi trường học tập: sinh viên không chỉ có cơ hội được học tập với các giảng viên
lớn tuổi, giàu kinh nghiệm mà còn được chỉ bảo, hướng dẫn bởi các giảng viên trẻ, tâm
196 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
huyết, nhiệt tình với nghề, có nhiều phương pháp giảng dạy thu hút và những bài học hấp
dẫn, thiết thực. Bên cạnh đó với tiêu chí “lấy người học là trung tâm”, chương trình đào
tạo chú trọng đẩy mạnh thực hành, trải nghiệm thực tế giúp sinh viên chủ động, tích cực
hơn và có cái nhìn đa chiều, sâu sắc hơn về thực tế ngành nghề công việc của mình. Được
rèn luyện trong quá trình đào tạo tại khoa Sư phạm, sinh viên được quen dần với phương
pháp học tập, làm việc khoa học, các phương pháp dạy học hiện đại, tích cực nhằm phát
huy tính tích cực chủ động của sinh viên.
Về môi trường thực hành nghề nghiệp: Hầu hết các sinh viên đều được thực hành nghề
nghiệp trong môi trường năng động, thân thiện và được các trường Tiểu học tạo điều kiện
tốt nhất trong suốt quá trình thực hành. Nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt
tình của các giáo viên về kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ. Đồng thời được chia sẻ, cung cấp
nhiều tài liệu cần thiết cho quá trình thực hành nghề nghiệp. Có nhiều cơ hội để quan sát,
được tiếp xúc gần hơn với các học sinh, được trải nghiệm môi trường công việc thực tế, có
cơ hội thực hành và áp dụng những kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp đã học. Từ đó giúp sinh
viên không chỉ củng cố thêm kiến thức lí thuyết đã học mà còn trau dồi, tích lũy thêm rất
nhiều kinh nghiệm quý báu về lĩnh vực nghề nghiệp trong tương lai.
Việc kí kết hợp tác với nhiều trường tiểu học với sự đa dạng về mô hình, loại hình trên
địa bàn thành phố Hà Nội, cũng đưa đến cho sinh viên nhiều cơ hội để thực hành nghề
nghiệp ở những môi trường đa dạng, phong phú khác nhau. Không chỉ đến khi áp dụng
chương trình POHE, mà trước đó sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học từ những học kì đầu
tiên đã được đến trường tiểu học để dự giờ dạy, dự các buổi tổ chức các hoạt động cho học
sinh qua đó góp phần giúp sinh viên khắc sâu những kiến thức, kĩ năng đã được học, rèn
luyện ở khoa và gắn lí thuyết với thực tiễn. Do đó việc tổ chức cho sinh viên xuống trường
phổ thông thực hành, rèn nghề của giảng viên và việc tham dự, thực hiện các hoạt động ở
trường tiểu học không còn xa lạ với giảng viên và sinh viên.
- Khó khăn
Như đã nói ở trên, chương trình đào tạo POHE còn khá mới mẻ ở Việt Nam, đặc biệt
tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội, đây là năm đầu tiên thực hiện, nên đối với cả giảng viên
và sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học đều chưa có kinh nghiệm trong việc thiết kế, tổ chức
các hoạt động thực hành nghề nghiệp cụ thể về công tác tổ chức, cách tiến hành, cũng như
các hoạt động kiểm tra đánh giá. Từ việc xây dựng kế hoạch dạy học cho đến việc lựa chọn
cách thức tổ chức, thực hành các nội dung đều là những thử thách đối với giảng viên. Lựa
chọn nội dung thực hành sao cho khả thi? Phải bắt đầu xây dựng kế hoạch dạy học từ đâu?
Tổ chức thực hành các nội dung như thế nào sao cho phù hợp và hấp dẫn? Quá trình kết
hợp kiểm tra đánh giá chuyên cần, thái độ cũng như kiến thức, kĩ năng của sinh viên trong
quá trình thực hành giữa giảng viên và giáo viên tiểu học.
Không chỉ vậy, học sinh tiểu học với độ tuổi còn khá nhỏ, với những đặc điểm tâm
sinh lí đặc thù nên sinh viên đôi khi với kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế sẽ gặp
những khó khăn nhất định trong quá trình thực hành.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 38/2020 197
Sự chưa đầy đủ và cập nhật về tài liệu học tập, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy cũng
là khó khăn nhất định đối với giảng viên và sinh viên trong quá trình học tập kiến thức, rèn
luyện kĩ năng trước khi đi thực hành tại trường tiểu học.
2.2. Định hướng một số giải pháp khắc phục
Để việc thực hành của sinh viên thuận lợi và hiệu quả hơn, chúng tôi xin đưa ra định
hướng về giải pháp từ cả ba phía (bản thân sinh viên, khoa đào tạo và nơi tiếp nhận thực
hành) như sau:
Đối với bản thân sinh viên: Trong quá trình học tập cũng như khi đi thực hành, sinh
viên cần có mục tiêu, kế hoạch cụ thể; tự giác, chủ động rèn luyện, tích lũy thêm kinh
nghiệm; biết cách quản lý, làm chủ việc học tập và thực hành của mình; biết vận dụng linh
hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học để tạo ra những hoạt động thiết thực, hiệu quả nhằm
tranh thủ được sự ủng hộ và tin tưởng từ phía cơ sở tiếp nhận thực hành
Về phía khoa đào tạo: cần thiết kế, xây dựng các chương trình thực hành cho sinh viên
một cách chi tiết, cụ thể dựa vào nhu cầu của các nhà tuyển dụng cũng như khả năng, lợi
ích và phong cách học tập của người học. Đặc biệt trong đó cần chú trọng, đẩy mạnh việc
rèn luyện năng lực cho sinh viên. Với quan điểm “sinh viên là trung tâm của quá trình dạy
học” các phương pháp, hình thức học tập cần được đổi mới, đa dạng, phong phú và hấp
dẫn hơn. Các giảng viên không chỉ có vai trò dẫn dắt, tổ chức quá trình dạy học mà còn là
“hậu phương vững chắc” luôn sàng sàng tư vấn, giúp đỡ, hướng dẫn sinh viên trong các
vấn đề thực hành nghề nghiệp.
Về phía cơ sở tiếp nhận thực hành: Các trường Tiểu học cũng như những giáo viên
hướng dẫn cần nhận thấy được vai trò và ý nghĩa trong việc thực hành của sinh viên, từ đó
tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên trong quá trình thực hành
nghề nghiệp. Tham gia đánh giá kết quả học tập của sinh viên đồng thời đóng góp ý kiến
cho các cơ sở đào tạo để phát huy những ưu điểm, khắc phục hạn chế trong chương trình
giáo dục nhằm đào tạo ra các thế hệ giáo viên ngày càng chất lượng hơn.
3. KẾT LUẬN
Qua những nghiên cứu và trải nghiệm thực tế, quá trình điều tra và chia sẻ, chúng tôi
thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của chương trình thực hành cho sinh viên ngành
Giáo dục Tiểu học tại các trường Tiểu học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng POHE.
Chúng tôi đã đưa ra được những khía cạnh liên quan đến việc thực hành trong POHE, đáp
ứng được những yêu cầu của thế giới việc làm nói chung và nghề giáo nói riêng. Các khía
cạnh bao gồm: Đặc điểm chương trình POHE; thực trạng việc thực hành của sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học; thuận lợi, khó khăn của việc thực hành và các giải pháp khắc
phục cần thiết. Các khía cạnh này góp phần khẳng định tầm quan trọng của việc thực hành
ở sinh viên, giúp các em tiếp thu các kinh nghiệm, kĩ năng để tự tin tham gia vào công việc
mình đã lựa chọn.
198 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Các đặc điểm cơ bản của giáo dục đại học theo định hướng
nghề nghiệp POHE và điều kiện thực hiện.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Khái niệm POHE và “hệ thống tín chỉ” ở Việt Nam.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Sổ tay xây dựng mối liên hệ với công giới dành cho các
nhà quản lí đào tạo và giáo viên.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Phát triển chương trình đào tạo đại học định hướng nghề
nghiệp ứng dụng.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Phương pháp giảng dạy đại học theo định hướng nghề
nghiệp ứng dụng.
6. Phạm Thị Hương, Trần Đăng Hòa, Nguyễn Đức Xuân Chương (2009), Sổ tay giảng viên
POHE, Bộ Giáo dục và Đào tạo
7. Ministry of education and training Viet Nam - Netherlands higher education project -
Handbook for POHE student.
8. Trần Thị Tuyết Oanh (2006), Giáo trình Giáo dục học, Nxb. Đại học Sư phạm
THE USE OF PROFESSIONAL ORIENTED HIGHER EDUCATION
(POHE) IN PRACTICAL ACTIVITIES FOR STUDENTS AT
PRIMARY EDUCATION MAJOR
Abstract: Engaging in professional practice activities has been essential for students
after graduating from universities and colleges in order to meet job requirements. It even
becomes more important for those studying at Primary Education Department, who
tends to be associated with teaching and training later. By investigating the career-
oriented applications called POHE that focuses on reality, the article points out its role,
characteristics, advantages and difficulties with the aim of showing the importance of
professional oriented higher education (POHE) for students studying at the Department
of Primary Education.
Keywords: Practical activities, students, Primary Education, career-oriented
applications, POHE