Hôn nhân gả bán – Tiếng nói phê phán và khát vọng tình yêu trong truyện thơ Mường Thanh Hóa

TÓM TẮT Vấn đề hôn nhân gả bán là một trong những nội dung phổ biến trong truyện thơ Mường. Thông qua một số tác phẩm tiêu biểu, truyện thơ đã lên tiếng phê phán tập tục gả bán hôn nhân, ca ngợi khát vọng về tình yêu tự do và mưu cầu hạnh phúc lứa đôi của các chàng trai, cô gái Mường. Bài viết đi sâu tìm hiểu vấn đề hôn nhân gả bán trong truyện thơ Mường Thanh Hóa, qua đó khẳng định giá trị độc đáo của truyện thơ trong bức tranh chung của truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hôn nhân gả bán – Tiếng nói phê phán và khát vọng tình yêu trong truyện thơ Mường Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 68 (02/2020) No. 68 (02/2020) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: 27 HÔN NHÂN GẢ BÁN – TIẾNG NÓI PHÊ PHÁN VÀ KHÁT VỌNG TÌNH YÊU TRONG TRUYỆN THƠ MƯỜNG THANH HÓA Forced marriage – A critical voice and a thirst for love in Mường ethnic’s narrative poems of Thanh Hóa TS. Lê Thị Hiền Trường Đại học Hồng Đức TÓM TẮT Vấn đề hôn nhân gả bán là một trong những nội dung phổ biến trong truyện thơ Mường. Thông qua một số tác phẩm tiêu biểu, truyện thơ đã lên tiếng phê phán tập tục gả bán hôn nhân, ca ngợi khát vọng về tình yêu tự do và mưu cầu hạnh phúc lứa đôi của các chàng trai, cô gái Mường. Bài viết đi sâu tìm hiểu vấn đề hôn nhân gả bán trong truyện thơ Mường Thanh Hóa, qua đó khẳng định giá trị độc đáo của truyện thơ trong bức tranh chung của truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Từ khóa: hôn nhân gả bán, Thanh Hóa, truyện thơ Mường ABSTRACT The issue of forced marriage is one of the important contents of Mường ethnic’s narrative poems. Through a number of typical works, the narrative poems have criticized the custom of forced marriage and praised a desire of freedom in love and happiness of Mường couples. The article explores the issues of forced marriage in Mường ethnic’s narrative poems of Thanh Hóa, thereby to confirm the unique values of the narrative poem in a general prospect of ethnic minorities’ poetry in Vietnam. Keywords: forced marriage, Thanh Hóa, Mường ethnic’s narrative poem 1. Đặt vấn đề Trong bức tranh chung của truyện thơ các dân tộc thiểu số Thanh Hóa, truyện thơ của dân tộc Mường đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, truyện thơ Mường lưu truyền ở Thanh Hóa được sưu tầm và công bố mới chỉ có 5 tác phẩm: Út Lót Hồ Liêu, Nàng Nga Hai Mối, Nàng Ờm chàng Bồng Hương, Nàng con côi, Anh Loong Choóng. Trong đó, truyện thơ Út Lót Hồ Liêu, Nàng Nga Hai Mối, Nàng Ờm chàng Bồng Hương là những truyện thơ về đề tài tình yêu hôn nhân. Thông qua ba tác phẩm: Út Lót Hồ Liêu, Nàng Nga Hai Mối, Nàng Ờm chàng Bồng Hương, một mặt, các tác giả dân gian lên tiếng phê phán tập tục gả bán hôn nhân, mặt khác, ca ngợi khát vọng về tình yêu tự do và mưu cầu hạnh phúc lứa đôi của các chàng trai, cô gái Mường. Điều đó tạo nên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, khiến truyện thơ sống mãi trong đời sống văn hóa của dân tộc Mường nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung. Email: lehienhd82@gmail.com SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020) 28 2. Nội dung 2.1. Những cuộc hôn nhân gả bán (hôn nhân cưỡng ép) trong truyện thơ Mường Theo quan niệm của người Mường, hôn nhân có ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với cá nhân mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với gia đình, họ tộc. Với người đàn ông, hôn nhân là bước chuyển để người đàn ông trở thành đức cả, tức là người có tư cách đại diện cho một gia đình, một nóc nhà tham gia vào các công việc của gia đình, dòng họ, làng xóm. Với người phụ nữ, hôn nhân đánh dấu sự trưởng thành, khẳng định người phụ nữ có khả năng quán xuyến gia đình, sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống cho gia đình nhà chồng và nuôi dưỡng chúng. Đối với gia đình, họ tộc, đặc biệt là nhà trai; hôn nhân của đôi vợ chồng trẻ khẳng định vị thế của dòng họ đối với xóm làng và cộng đồng. Việc dựng vợ gả chồng của người Mường là do cha mẹ sắp đặt, phận làm con không có quyền lựa chọn, nhất là con gái. Trong hôn nhân, vai trò của cha mẹ là tối cao - “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Họ có thể bất chấp tất cả, thậm chí dồn con trẻ vào bước đường cùng để đạt được mục đích của mình. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của xã hội Mường thời phong kiến. Vấn đề hôn nhân, đặc biệt là hôn nhân gả bán, được phản ánh chân thực, sinh động trong các truyện thơ Mường, cụ thể như cuộc hôn nhân giữa nàng Nga và nhà vua Ao Ước (truyện thơ Nàng Nga Hai Mối), cuộc hôn nhân giữa chàng Hồ Liêu và người vợ do cha mẹ sắp đặt, cuộc hôn nhân giữa nàng Út Lót và đạo mường Đẹ (truyện thơ Út Lót Hồ Liêu). Cuộc hôn nhân giữa nàng Nga và nhà vua Ao Ước trong truyện thơ Nàng Nga Hai Mối là cuộc hôn nhân tiêu biểu nhất cho tục lệ gả bán hôn nhân. Vua Ao Ước là nhà vua đầy quyền lực, giàu có ở đất nước Thượng Lào. Mặc dù biết nàng Nga và Hai Mối yêu nhau và đã hẹn ước với nhau nhưng bố mẹ nàng Nga vẫn ngăn cấm và buộc nàng lấy nhà vua Ao Ước. Trước quyết định của cha mẹ, nàng Nga chỉ đau buồn, than thở với đạo Hai Mối: “Bố nhà em tham bạc / Mẹ nhà em tham vàng / Chú bác, họ hàng tham ăn tham uống / Tham bình rượu mọng / Tham vò rượu siêu / Cho nên em bị ép đi làm bà / Nhà ông Vua Ao Ước / Nước vua Thượng Lào cao xa quạnh vắng”. Nàng không cười, không nói và bỏ hẳn việc ăn uống: “Cơm không buồn nhá, cá không buồn ăn / Vóc gầy da nhăn như bông hoa bông trăng héo nắng”. Thậm chí, khi nghe tin Hai Mối chết, nàng Nga đã sẵn sàng từ bỏ địa vị và quyền lực để sống trọn kiếp với người yêu. Kết thúc cuộc hôn nhân đầy bi kịch này là cái chết của cả ba người: Hai Mối, nàng Nga và nhà vua Ao Ước. Cái chết ấy như một tiếng thét căm phẫn lên án xã hội phong kiến – xã hội mà chính cha mẹ là nhân tố gây nên bi kịch cho con cái. Cũng giống như cuộc hôn nhân giữa nàng Nga và vua Ao Ước, cuộc hôn nhân giữa Hồ Liêu và người vợ trong truyện thơ Út Lót Hồ Liêu là cuộc hôn nhân cưỡng ép. Cuộc hôn nhân này hoàn toàn do cha mẹ hai bên tự ý quyết định. Vì là cuộc hôn nhân không tình yêu nên Hồ Liêu luôn lạnh lùng, vô cảm với người vợ của mình. Sự lạnh lùng, vô cảm của Hồ Liêu khiến người vợ buồn bã và có lúc đã chất vấn chàng: “Anh chê em phục phịch / Chê em cục mịch / Hay chê em gô răng / Chê em khô chân gân mặt”. Đáng thương hơn, người phụ nữ này sẵn sàng chấp nhận làm vợ thứ nếu LÊ THỊ HIỀN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 29 chàng bằng lòng. Trước sự níu kéo của vợ, Hồ Liêu vẫn không chấp nhận và khẳng định chỉ có một tình yêu duy nhất với nàng Út Lót. Thấy không thể thay đổi được Hồ Liêu, người vợ đã đi tìm người khôn mồm, khéo miệng để khuyên nhủ chàng: “Dẫu mến bậu cũng không nên cửa / Dẫu mến họ cũng không nên nhà”. Nhưng tất cả đều không thể lay chuyển được lòng dạ sắt đá của chàng. Chàng khuyên vợ nên trở về bên cha mẹ, làm lại tình duyên mới và kiên quyết: “Dù em có đợi anh / Chín tháng mười hai năm / Chúng ta cũng không / Đằm tình trai gái / Chúng ta cũng không / Đậu ngãi bén duyên / Rồi ra chỉ nên trầu cau khô héo”. Mặc cho Hồ Liêu khuyên nhủ thế nào, người vợ vẫn một mực làm theo sự sắp đặt của cha mẹ. Cuối cùng, Hồ Liêu đã tìm đến cái chết. Chỉ có chết, chàng mới có thể thoát ra khỏi cuộc hôn nhân đầy ngang trái. Ngoài việc phản ánh cuộc hôn nhân của chàng Hồ Liêu, truyện thơ Út Lót Hồ Liêu còn miêu tả cuộc hôn nhân gả bán giữa nàng Út Lót và đạo mường Đẹ. Mặc dù đạo mường Đẹ vừa già vừa xấu, vừa chột lại vừa bị què nhưng nàng Út Lót vẫn chấp nhận lấy làm chồng. Có hai nguyên nhân khiến Út Lót đi đến quyết định táo bạo ấy. Thứ nhất, sau khi quá đau buồn về cái chết của chàng Hồ Liêu, nàng lại bị cha mẹ ép phải lấy chồng giàu, chồng sang: “Bây giờ con phải / Đi làm bà, làm mái cun quan / Cho vui lòng cha mẹ”. Để giữ tròn đạo hiếu với cha mẹ, nàng bắt buộc phải đi lấy chồng. Mà khi đã lấy chồng, phải lấy một người mà nàng không yêu thì với nàng, việc lấy ai không còn là điều quan trọng. Thứ hai, nếu nhận lời lấy đạo mường Đẹ thì trên đường về nhà chồng, nàng sẽ được gặp lại Hồ Liêu, bởi đi về phía ấy có nơi an nghỉ của chàng. Đám cưới của nàng Út Lót và đạo mường Đẹ được tổ chức khá linh đình, đông đúc, nhưng thật bất ngờ, khi đám rước dâu đi qua mộ Hồ Liêu, nàng đã xin phép hai họ vào thăm Hồ Liêu. Như đã hẹn trước, khi nàng Út Lót vừa bước tới mộ, Hồ Liêu đã chống mộ cao cho Út Lót bước vào. Săng đồng gộp lại, hai người biến thành hai hòn đá trắng. Chứng kiến cảnh đau buồn ấy, tê tái phiền lòng, đạo mường Đẹ đã biến thành con cày cun gầy nhom nằm ngủ suốt tháng Ba, tháng Tư. Cái kết của cuộc hôn nhân là cái chết của cả hai người: nàng Út Lót và đạo mường Đẹ. Có thể thấy tự do yêu đương là đặc trưng của xã hội nguyên thủy – nhưng hôn nhân môn đăng hộ đối hoặc có sự can thiệp của tiền bạc – hôn nhân gả bán lại là hệ quả của xã hội phong kiến. Trong hôn nhân gả bán luôn diễn ra xung đột giữa một bên là cha mẹ - đại diện cho chế độ gia trưởng phong kiến và trật tự luân lý phong kiến với một bên là đôi trai gái - đại diện cho lý tưởng hôn nhân tự do. Xung đột này “không ngừng được đẩy cao, xung đột không ngừng được đào sâu - để đưa đến những vòng xoáy cao trào mà đỉnh điểm là quyết tâm tự tận” (Bùi Thiên Thai, 2015, tr. 39). Tục lệ gả bán hôn nhân không chỉ được phản ánh trong truyện thơ Mường mà còn được phản ánh khá chân thực trong truyện thơ các dân tộc thiểu số khác: truyện thơ Tiễn dặn người yêu, Khun Lú nàng Ủa của dân tộc Thái; truyện thơ Nhàng Dợ Chà Tăng của dân tộc Mông; Tam Mậu Ngọ, Trần Chu của dân tộc Tày.v.v. Tuy nhiên, ở truyện thơ các dân tộc thiểu số khác, tác giả dân gian đã tìm được lối thoát tương đối thỏa đáng để giải quyết mâu SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020) 30 thuẫn, bế tắc trên con đường phấn đấu vượt qua thành lũy của tục lệ gả bán phong kiến để đi đến hạnh phúc trọn vẹn. Đó là hoặc cùng nhau bỏ trốn để xây dựng lại cuộc đời êm ấm ở một nơi xa xôi (truyện thơ Nhàng Dợ Chà Tăng); hoặc vui vầy tái hợp trong mối tình chung thủy sau khi phải trải qua rất nhiều lận đận, khổ đau, sóng gió dập vùi của tục lệ gả bán lạc hậu trong xã hội phong kiến (truyện thơ Tiễn dặn người yêu).v.v. Truyện thơ Mường không giải quyết mâu thuẫn trong hôn nhân gả bán theo chiều hướng có hậu như vậy, mà “phần lớn tìm đáp số trong cuộc đời ở thế giới bên kia, ở thế giới của cõi chết” (Phan Đăng Nhật, 1981, tr. 428-429). Chẳng hạn, nàng Nga đã quyết xuống mồ với người yêu cho trọn nghĩa vẹn tình, nàng Út Lót kết thúc cuộc đời đau khổ bằng cái chết, nàng Bồng Hương tìm lên núi Làn Ai để ăn lá ngón tự vẫn. Các chàng trai và cô gái Mường đã quyết liệt biểu thị thái độ chống đối của mình với tục lệ gả bán hôn nhân, phản ứng khá mạnh mẽ và dữ dội trước hành động ép uổng của cha mẹ. 2.2. Tiếng nói phê phán, tố cáo tập tục gả bán (cưỡng ép) hôn nhân Truyện thơ ra đời khi giai cấp trong xã hội hình thành một cách rõ nét. Mỗi truyện thơ là bức tranh thu nhỏ về hiện thực xã hội phong kiến với những luật lệ hà khắc, với những mối mâu thuẫn không thể điều hòa được. Xã hội phong kiến đã bày ra những trận đồ bát quái, nào là lệ thiêng luật cả, nào là phép mẹ quyền cha, nào là cưới mua gả bán, nào là trọng nam khinh nữ.v.v. Vạch ra bản chất xấu xa của xã hội phong kiến với những tập tục ngang trái, truyện thơ là tiếng kêu than cho số phận của con người; là lời phê phán, tố cáo đanh thép cái xã hội xấu xa, tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người. Ba truyện thơ Nàng Nga Hai Mối, Út Lót Hồ Liêu, Nàng Ờm chàng Bồng Hương đều gặp nhau ở một chủ đề tư tưởng là cùng phê phán chế độ cưỡng ép hôn nhân trong xã hội Mường xưa. Những bậc cha mẹ trong các truyện thơ này đều là những người ham giàu, ham địa vị, đã ép duyên, cưỡng duyên; là những người trực tiếp gây ra tai họa cho con cái. Ta bắt gặp ở các truyện thơ hình ảnh cun Đủ đạo Dà, hình ảnh ông vua Ao ước, hình ảnh quan lang, lính tráng và cả bố mẹ nàng Ờm - những kẻ vua nhỏ, chúa đất, ỷ quyền gia trưởng. Họ đại diện cho quyền lực và uy thế xã hội, đã dùng sức mạnh vô hình để bóp nghẹt tình yêu của nàng Nga và Hai Mối, tình yêu của nàng Ờm và chàng Bồng Hương, của nàng Út Lót và chàng Hồ Liêu. Họ còn là hiện thân cho những quan niệm, luật lệ cổ hủ, nặng nề trong xã hội. Trong truyện Nàng Nga Hai Mối, bố mẹ nàng Nga vì ham giàu sang, địa vị mà nhận lời gả con gái cho nhà vua Ao Ước. Tính cách, chân dung bố mẹ của nàng Nga được thể hiện cụ thể qua đoạn thơ khá dài khi ép duyên nàng Nga. Đây là những lời dụ dỗ ngon ngọt nhưng cay nghiệt của bố mẹ nàng Nga:“Con gái bố mẹ ơi / Con nghe lời bố mẹ / Nên con gái lành / Con nghe lời người tình / Nên con gái rồ gái dại / Nghe lời trai gái / Nên đứa hư thân”. Lời nói của bố mẹ Nàng Nga là sắt đá, là mệnh lệnh, không có gì có thể thay đổi được. Theo một bản kể khác được sưu tầm ở xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy thì truyện thơ còn có đoạn miêu tả bố mẹ nàng Nga đánh nàng một cách tàn nhẫn khi nàng từ chối cuộc gả bán nàng cho nhà vua Ao LÊ THỊ HIỀN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 31 Ước. Chính vì không thể thoát ra khỏi cuộc hôn nhân ép uổng đầy ngang trái ấy mà Hai Mối, và sau đó là nàng Nga, đã phải đi đến cái chết. Cao Sơn Hải cho rằng: “Cái chết của nàng Nga và đạo Hai Mối là cái chết bi kịch làm cho ta thấy tiếc thương đôi trai gái, tiếc cho mối tình đẹp của họ và càng căm ghét chế độ hôn nhân nghiệt ngã không đếm xỉa đến tình yêu hạnh phúc lứa đôi. Tác giả dân gian ở tác phẩm này đã có cái nhìn hiện thực về cuộc sống xã hội Mường xưa một cách sâu sắc đầy tính phê phán, tố cáo và cảnh báo các bậc cha mẹ khi không quan tâm đến tình yêu lứa đôi của con cái” (Cao Sơn Hải, 2005, tr. 30). Không giống như bố mẹ nàng Nga, bố mẹ Hồ Liêu trong truyện thơ Út Lót Hồ Liêu lại tự ý sắp sẵn cuộc hôn nhân khi chàng đi vắng, đưa chàng vào tình thế đã rồi: “Lúc ấy bố mẹ Hồ Liêu / Đã giục con ra chào khách / - Nhà ta có chiếng cậu đến rong / Có chiếng mộng đến chơi / Con đến chào qua / Ra lời với khách”. Cha mẹ Hồ Liêu đã bắt chàng làm theo sự sắp đặt của họ, không hề quan tâm đến nguyện vọng, tâm tư của chàng. Bố mẹ nàng Út Lót cũng đã làm như thế đối với con mình. Mặc dù biết nàng Út Lót đau khổ vì cái chết của Hồ Liêu nhưng cha mẹ nàng vẫn bắt ép nàng lấy chồng giàu sang: “Bây giờ con phải / Đi làm bà, làm mái cun quan / Cho vui lòng cha mẹ”. Cha mẹ nàng Út Lót đã nhờ người mai mối để tìm cho nàng một người đẹp trai, giàu có. Để vừa lòng cha mẹ, nàng Út Lót đã chấp nhận cuộc hôn nhân với đạo mường Đẹ. Nếu như sự ép duyên của bố mẹ Hồ Liêu là nguyên nhân trực tiếp gây nên cái chết của Hồ Liêu, thì sự ép duyên của bố mẹ nàng Út Lót chính là nguyên nhân gây nên cái chết của nàng sau này. Truyện thơ Nàng Ờm chàng Bồng Hương là lời tố cáo đanh thép tâm địa độc ác của cha mẹ nàng Ờm. Mở đầu truyện thơ là hình ảnh mẹ nàng Ờm bụng mang dạ chửa thèm quả chua. Bà đã dùng lời lẽ tha thiết để nhờ một em bé mồ côi trèo lên cây hái quả với lời hứa: “Nếu chị sinh được con gái / Chị cho mi / Được nên ngãi nên đôi / Nên duyên phải lứa”. Lời hứa đấy khiến cho đứa trẻ mồ côi, và sau này chính là chàng Bồng Hương, tưởng là sự thật. Vì vậy, sau khi trưởng thành, chàng yêu người con gái mà bà mẹ khi trước đã có lời hứa gả cho chàng. Nhưng khi đối diện với sự thật, khi biết Bồng Hương và con gái của mình yêu nhau, bà mẹ đã lên tiếng từ bỏ lời hứa. Bà đã so sánh gia cảnh côi cút, nghèo khó của Bồng Hương với cảnh giàu sang của gia đình mình: “Nhà mi nhà nghèo / Thân neo côi cút”, với sự cao sang của con gái bà: “Còn nhà tao / Dưới sân lắm trâu nhiều bò/... Còn con gái tao / Ngón tay như búp măng đọt / Đôi gót trắng hồng...”. Mẹ nàng Ờm đã phũ phàng chối bỏ lời hứa trước đây với Bồng Hương: “Mi đừng hòng / Chung tình đôi lứa / Làm sao / Có thể chung cửa chung nhà”. Sự tàn nhẫn, độc ác của bố mẹ nàng Ờm càng bộc lộ khi biết rằng nàng Ờm và chàng Bồng Hương yêu nhau say đắm, quấn quýt không rời. Để ngăn cản tình yêu của hai người, bố mẹ nàng Ờm lấy hết vật nhớ vật thương của hai người bỏ đi. Không dừng lại ở đó, họ còn đánh nàng một cách tàn nhẫn: “Chín chục roi lảy bảy bố bó làm bảy / Ba mươi roi lèn en mẹ buộc làm ba / Giữ em trong nhà / Ra tay đánh đập”. Mặc cho nàng Ờm van xin, năn nỉ, bố mẹ nàng Ờm vẫn lạnh lùng, tàn nhẫn: “Đánh tay em không biết mỏi / Đánh em máu chảy khắp người”. Với tấm thân đầy máu, nàng Ờm tiếp tục van SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020) 32 xin bố mẹ, nhưng đáp lại chỉ là sự im lặng đến tàn nhẫn. Và tàn ác hơn, bố mẹ nàng Ờm đã quăng nàng ra ngoài cửa vóng. Đến máu mủ ruột thịt thuộc dòng dõi nhà lang mà còn bị chính nhà lang chà đạp cho đến chết thì những con người bình thường trong xã hội liệu có được giá trị đích thực, có được hạnh phúc chân chính hay không? Cùng thể hiện chủ đề chống đối tục lệ cưỡng ép, gả bán, bóp chết hạnh phúc lứa đôi trong hôn nhân, nhưng có truyện thơ lại thiên về phê phán tục cheo cưới dưới uy lực của tiền của; có truyện thơ lại phê phán uy quyền của chế độ gia trưởng độc đoán, tàn bạo. Đựợc thể hiện với nhiều màu sắc khác nhau, nhưng tựu trung lại, các truyện thơ Mường đều gặp nhau ở điểm chung là cùng lên tiếng phê phán, tố cáo tập tục gả bán hôn nhân của xã hội Mường xưa. Tập tục nặng nề đó đã vô tình vùi dập khát vọng, ước mong của con người về tình yêu tự do và hôn nhân hạnh phúc. Truyện thơ Mường là tiếng kêu thương cho số phận của con người. Có thể nói, không ở đâu như truyện thơ Mường, vấn đề tình yêu hôn nhân được đặt ra như một yêu cầu bức thiết, đòi hỏi tác giả dân gian lúc bấy giờ phải có cái nhìn sâu sắc, biện chứng mới thấy hết được bộ mặt thật của xã hội phong kiến, và đặc biệt hơn mới thấy được khát vọng vươn lên của những chàng trai cô gái Mường. 3. Ca ngợi khát vọng về tình yêu tự do và mưu cầu hạnh phúc lứa đôi Khát vọng về tình yêu tự do và mưu cầu hạnh phúc lứa đôi, không chịu sự ép uổng là những đòi hỏi chính đáng của những chàng trai, cô gái Mường. Đó là nội dung phổ biến của truyện thơ Mường nói riêng và truyện thơ các dân tộc thiểu số ở nước ta nói chung. Có thể nói, ba truyện thơ Mường: Út Lót Hồ Liêu, Nàng Nga Hai Mối, Nàng Ờm chàng Bồng Hương: cho thấy khát vọng tự do yêu đương là khát vọng thiêng liêng và cháy bỏng của các chàng trai cô gái Mường. Nó như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ đầu đến cuối mỗi tác phẩm. Mỗi tác phẩm là khát vọng mãnh liệt về tình yêu, hạnh phúc của các chàng trai, cô gái Mường. Họ khao khát yêu, được yêu một cách tự do và ước muốn được ở bên nhau mãi mãi. Trong truyện Nàng Nga Hai Mối, nghe đồn dưới chợ Cẩm Thủy, Quan Hoàng có nàng Nga là “Người đẹp hiền hòa / Có một không hai” thì Hai Mối đã chủ động xin phép cha mẹ được xuống chợ Cẩm Thủy, Quan Hoàng để được gặp người con gái ấy. Riêng nàng Nga cũng chủ động xin cha mẹ một mình ra chợ chơi để tìm bạn tình. Hai con người ấy đã gặp nhau tại nơi đất chợ. Nàng Nga đã chủ động mời Hai Mối về thăm cửa thăm nhà. Cái khôn, cái khéo của nàng Nga là nàng muốn cha mẹ chấp nhận ngay từ đầu người mà nàng đã chọn. Hai người cùng nhau hẹn ước ở sông Ngang, bến Đuộng: “Hẹn ngày nên cửa nên nhà / Đôi bên mẹ cha đẹp đàng đi xá lại”. Với truyện Út Lót Hồ Liêu, nàng Út Lót khi đã thầm yêu trộm nhớ chàng Hồ Liêu đã chủ động viết thư về dặn cha mẹ: “Con đã sắp trong ý / Con đã nghĩ trong lòng / Ngày chầu vua xong / Con chọn chàng Hồ Liêu về thưa cùng bố mẹ”. Và đặc biệt hơn, sau một thời gian dài giấu kín, đến khi hết hạn chầu vua, trên đường trở về quê, Út Lót đã chủ động cởi bỏ lốt cải trang trở lại thành một cô gái dịu dàng xinh đẹp, nàng đã thổ lộ tình cảm của mình. Hai người thề nguyền vàng đá với nhau: “Anh ơi quả cau này / Rìu sắt bổ không chuyển / Dao bạc LÊ THỊ HIỀN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 33 tiện không ra / Răng đen ta cắn làm ba / Chia về hai ta mỗi người một miếng / Còn một miếng / Đặt lên đá ta nguyện một lời”. Khác với truyện Nàng Nga Hai Mối và Út Lót Hồ Liêu, trong truyện Nàng Ờm chàng Bồng Hương, nàng Ờm và chàng Bồng
Tài liệu liên quan