Hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thông qua việc giảng dạy phần Công dân với kinh tế trong môn Giáo dục công dân Lớp 11

1. Mở đầu Trong bất kỳ hoạt động nào, yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại. Chính vì thế, vấn đề con người luôn được đặt lên hàng đầu. Với một vị trí và công việc thích hợp, con người có thể phát huy được tất cả những ưu điểm của mình. Hướng nghiệp là định hướng phát triển con người trong nghề nghiệp để con người đó có khả năng phát triển bản thân một cách tốt nhất, đóng góp toàn diện nhất cho gia đình, xã hội. Thực tế hiện nay có rất nhiều HS đang bị mất phương hướng và rất lúng túng trong việc chọn ngành nghề sao cho phù hợp. Đề tài “Hướng nghiệp cho học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT) thông qua việc giảng dạy phần Công dân với kinh tế trong môn Giáo dục công dân (GDCD) lớp 11” được xây dựng nhằm phần nào hỗ trợ công tác giáo dục hướng nghiệp, đó là trang bị những tri thức về lĩnh vực kinh tế giúp các em HS có những hiểu biết thêm về lĩnh vực này, kích thích tư duy cũng như sự hứng thú của các em, đặc biệt đối với những HS không có khả năng đậu vào các trường đại học, cao đẳng và có điều kiện làm kinh tế; góp phần vào sự phát triển kinh tế cho bản thân, gia đình và làm giàu cho xã hội. Chọn cho mình một nghề, nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Cùng với những nỗ lực của mình, chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ là phương hướng giúp giáo viên dạy môn GDCD có những phương pháp nhằm trang bị cho các em học những vấn đề quan trọng về lĩnh vực kinh tế trong quá trình dạy học phần Công dân với kinh tế, chương trình GDCD lớp 11.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thông qua việc giảng dạy phần Công dân với kinh tế trong môn Giáo dục công dân Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 194 HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA VIỆC GIẢNG DẠY PHẦN CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Trần Thị Sen (SV năm 4, Khoa GD Chính trị) GDHD: ThS Lê Thanh Hà 1. Mở đầu Trong bất kỳ hoạt động nào, yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại. Chính vì thế, vấn đề con người luôn được đặt lên hàng đầu. Với một vị trí và công việc thích hợp, con người có thể phát huy được tất cả những ưu điểm của mình. Hướng nghiệp là định hướng phát triển con người trong nghề nghiệp để con người đó có khả năng phát triển bản thân một cách tốt nhất, đóng góp toàn diện nhất cho gia đình, xã hội. Thực tế hiện nay có rất nhiều HS đang bị mất phương hướng và rất lúng túng trong việc chọn ngành nghề sao cho phù hợp. Đề tài “Hướng nghiệp cho học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT) thông qua việc giảng dạy phần Công dân với kinh tế trong môn Giáo dục công dân (GDCD) lớp 11” được xây dựng nhằm phần nào hỗ trợ công tác giáo dục hướng nghiệp, đó là trang bị những tri thức về lĩnh vực kinh tế giúp các em HS có những hiểu biết thêm về lĩnh vực này, kích thích tư duy cũng như sự hứng thú của các em, đặc biệt đối với những HS không có khả năng đậu vào các trường đại học, cao đẳng và có điều kiện làm kinh tế; góp phần vào sự phát triển kinh tế cho bản thân, gia đình và làm giàu cho xã hội. Chọn cho mình một nghề, nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Cùng với những nỗ lực của mình, chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ là phương hướng giúp giáo viên dạy môn GDCD có những phương pháp nhằm trang bị cho các em học những vấn đề quan trọng về lĩnh vực kinh tế trong quá trình dạy học phần Công dân với kinh tế, chương trình GDCD lớp 11. 2. Những vấn đề lý luận về hướng nghiệp và nhu cầu hướng nghiệp của HS THPT Trong chương này, tác giả trình bày những lý luận về hướng nghiệp. Trong đó, đi sâu làm rõ khái niệm hướng nghiệp trên những bình diện khác nhau; đồng thời tác giả cũng nêu lên ý nghĩa, chức năng và nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp đối với từng khía cạnh khác nhau. Qua việc phân tích phiếu điều tra, tác giả cũng nói lên nhu cầu về hướng nghiệp của HS ở các trường THPT. Bên cạnh đó, cũng qua tìm hiểu thực tế ở Năm học 2010 – 2011 195 các trường THPT, tác giả cũng nêu lên thực trạng hướng nghiệp cho HS THPT trong những năm gần đây. 2.1. Hướng nghiệp và vai trò của hướng nghiệp đối với HS THPT 2.1.1. Hướng nghiệp là gì? Khi nghiên cứu về hướng nghiệp, đã có rất nhiều quan điểm và quan niệm khác nhau, nhưng nhìn chung người ta đề cập đến hướng nghiệp trên những bình diện sau: Hướng nghiệp trên bình diện xã hội Hướng nghiệp có thể hiểu như là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục học, y học, xã hội học, kinh tế học, v.v nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Hướng nghiệp trên bình diện trường THPT Trong trường THPT, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Với tư cách là hoạt động dạy của thầy, hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thể giáo viên (GV), tập thể sư phạm có mục đích giáo dục HS trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. 2.1.2. Ý nghĩa của công tác hướng nghiệp đối với HS THPT Công tác hướng nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người nói chung và với HS THPT nói riêng về tất cả mọi lĩnh vực. Nó định hướng cho HS về tương lai nghề nghiệp sau này, nó quyết định phần nào sự thành công của các em trong nghề nghiệp của mình. Nhìn chung, công tác hướng nghiệp có những ý nghĩa sau: Ý nghĩa giáo dục Hướng nghiệp là công việc điều chỉnh động cơ chọn nghề của HS, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp của các em theo xu thế phân công lao động xã hội. Ý nghĩa kinh tế Công tác hướng nghiệp luôn hướng vào việc sử dụng hợp lí tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước, từ đó, nâng cao năng suất lao động của xã hội. Ý nghĩa chính trị Công tác hướng nghiệp có chức năng thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, hiện thực hóa đường lối giáo dục trong đời sống xã hội. Ý nghĩa xã hội Xét ở bình diện xã hội, hướng nghiệp có tác dụng điều chỉnh sự phân công lao động xã hội, tạo ra sự cân bằng trong phân bố lực lượng dân cư. 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp trong trường THPT Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 196 Đi liền với ý nghĩa hết sức to lớn, công tác hướng nghiệp cũng có nhiều chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong trường THPT. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu và điều tra chúng tôi nhận thấy một số chức năng và nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác hướng nghiệp như sau: Chức năng của hướng nghiệp Chức năng cơ bản của hướng nghiệp đó là chức năng chuẩn bị cho HS đi vào lao động sản xuất. Nhiệm vụ của hướng nghiệp Hướng nghiệp có 5 nhiệm vụ quan trọng là: - Giúp HS làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội. - Phát triển hứng thú nghề nghiệp cho HS, tạo một động lực hết sức quan trọng để con người gắn bó với nghề. - Hình thành cho HS năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã có. - Giáo dục cho HS thái độ lao động xã hội chủ nghĩa, ý thức tôn trọng người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau, ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công... - Tư vấn cho HS chọn nghề, chủ yếu là động cơ chọn nghề, hứng thú nghề nghiệp, khuynh hướng nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp. 2.1.4. Nhu cầu của HS THPT về hướng nghiệp Như đã trình bày ở trên, hướng nghiệp có vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với HS THPT. Điều này càng rõ hơn khi được chứng minh qua sự khảo sát về vấn đề hướng nghiệp đối với 200 HS ở 4 trường THPT (cả trường công lập và trường dân lập): Trường THPT Nguyễn Trãi, Trường THPT Nguyễn Công Trứ, Trường THPT Nguyễn Du và Trường THPT Diên Hồng ở các lớp 10, lớp 11 và lớp 12. Những số liệu thu được từ khảo sát thực tiễn cho thấy rằng nhu cầu cần được hướng nghiệp ở HS THPT là rất lớn, đòi hỏi gia đình, nhà trường và xã hội phải đáp ứng nhu cầu thiết thực đó. 2.2. Tình hình hướng nghiệp cho HS ở các trường THPT hiện nay Vấn đề hướng nghiệp đã được đưa ra từ rất lâu và đã được thực hiện trong những năm qua. Bên cạnh những thành tựu nhất định, nó vẫn còn nhiều hạn chế. 2.2.1. Mặt tích cực Cho đến nay, nhiều trường đã có phòng hướng nghiệp, nhiều lớp đã có góc hướng nghiệp. Nhiều phòng hướng nghiệp còn là nơi để HS tập trung tiến hành sinh hoạt hướng nghiệp. Tại đó, các em được giới thiệu về nghề và được tư vấn về chọn nghề. Không khí học kĩ thuật, thực hành lao động sản xuất và học nghề tại các trung tâm khá sôi động. Các trường THPT vừa học vừa làm là nơi hưởng ứng mạnh mẽ nhất chủ trương đưa hướng nghiệp vào nhà trường. 2.2.2. Mặt hạn chế Năm học 2010 – 2011 197 − Theo chúng tôi, giáo dục hướng nghiệp trong thời gian qua còn những thiếu sót sau : + Hầu hết giáo viên hướng nghiệp trong các trường THPT đều chưa được đào tạo, bồi dưỡng sư phạm về hướng nghiệp. Do đó, họ thường thiếu những kiến thức hướng nghiệp cần thiết và lúng túng về cách tổ chức và phương pháp dạy học. + Sách giáo viên "Sinh hoạt hướng nghiệp" đã phát hành, nội dung chủ yếu là giới thiệu thông tin một số nghề, không có hướng dẫn cho giáo viên về phương pháp và cách tổ chức thực hiện chương trình. Vì vậy dễ xảy ra tình trạng giáo viên mỗi nơi thực hiện theo mỗi cách khác nhau. + Phương pháp tổ chức các buổi hướng nghiệp cho HS THPT chủ yếu là thuyết trình về thông tin nghề trong khi giáo dục hướng nghiệp là một lĩnh vực phải có những hiểu biết thực tế, nội dung phải gắn chặt với đời sống xã hội và sản xuất. Cách giảng dạy thuyết trình trong điều kiện giáo viên ít có thông tin về nghề nghiệp thường dẫn đến hiện trạng thiếu sinh động, nhàm chán và hiệu quả thấp. Những hình thức khác như tham quan, trao đổi, mạn đàm hầu như không được áp dụng. Các hình thức làm việc nhóm, phát triển năng lực xã hội ít được chú trọng. + Phương tiện, tài liệu và đồ dùng dạy học giáo dục hướng nghiệp lại thiếu. Giáo viên thường không có tài liệu tuyển sinh của các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học hằng năm, v.v... 3. Hướng nghiệp cho HS trung học THPT thông qua việc giảng dạy phần Công dân với kinh tế trong môn GDCD lớp 11 3.1. Nội dung phần Công dân với kinh tế trong môn GDCD lớp 11 và ý nghĩa đối với việc hướng nghiệp cho HS 3.1.1. Nhận thức của HS THPT về lĩnh vực kinh tế HS ở độ tuổi THPT có trình độ nhận thức chưa đầy đủ về vai trò to lớn của kinh tế. Song, phần nào các em đã hiểu được tầm quan trọng của nó trong cuộc sống, đặc biệt là trong thời đại hiện nay. Có thể thấy rằng, với vai trò của sự phát triển kinh tế và với mức độ hiểu biết cũng như sự quan tâm của HS THPT về lĩnh vực này cho thấy còn nhiều điều mâu thuẫn, nhất là đối với một nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay. 3.1.2. Nội dung khái quát phần Công dân với kinh tế của môn GDCD lớp 11 Phần Công dân với kinh tế của môn GDCD lớp 11 là phần học trang bị cho HS những hiểu biết ban đầu về những vấn đề kinh tế, bao gồm 7 bài với những nội dung cơ bản nhất trong lĩnh vực kinh tế. Đây là phần học trang bị cho HS nhiều kiến thức mới và hấp dẫn. Là phần học liên quan rất nhiều đến thực tế, nếu biết vận dụng sẽ kích thích được tư duy của các em, giúp các em nuôi dưỡng những kiến thức đã có, tìm hiểu thêm để sau khi ra trường các Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 198 em có thể chọn con đường làm kinh tế và có thể trở thành những doanh nhân giỏi, giúp ích cho nước nhà. 3.2. Hướng nghiệp cho HS thông qua vệc giảng dạy các bài học trong phần Công dân với kinh tế môn GDCD lớp 11 Phần Công dân với kinh tế gồm 7 bài với nhiều nội dung rất quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Song để hướng nghiệp cho HS thì chỉ cần đi sâu phân tích những nội dung cơ bản nhất nhằm kích thích tư duy và sự hứng thú cho HS trong lĩnh vực kinh tế. Chúng tôi chia những nội dung đó thành 3 phần ứng với 3 khía cạnh khác nhau của lĩnh vực kinh tế là: - Các yếu tố của quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng; - Các quy luật trong sản xuất và lưu thông hàng hóa; - Nền kinh tế nhiều thành phần và ý nghĩa đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với từng nội dung hướng nghiệp, sau khi phân tích, chúng tôi lấy những ví dụ minh họa và cũng có đưa ra những phương pháp nhằm kích thích tư duy cho HS. 3.2.1. Các yếu tố của quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng Để hướng nghiệp cho HS, giáo viên không chỉ dừng lại ở việc giảng giải cho HS biết về sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Mà điều quan trọng là giáo viên phải giảng cho HS hiểu sự chuyển hóa giá trị của các yếu tố trên trong quá trình sản xuất như thế nào và làm sao để có thể tiết kiệm sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động nhưng vẫn có thể tạo ra giá trị sản phẩm lớn. Trong mục Thị trường, sau khi trang bị khái niệm và chức năng thị trường cho HS, giáo viên cần trao đổi mở rộng về việc làm thế nào để các hàng hóa khi sản xuất ra có thể cạnh tranh được trên thị trường và sản xuất những mặt hàng nào phù hợp với thị trường đầu vào và đầu ra, làm thế nào để có một thị trường tốt. Đối với vấn đề này, giáo viên có thể đưa ra một số mặt hàng đang thịnh hành trên thị trường và yêu cầu HS tìm hiểu trên thực tế về cả thị trường đầu vào và đầu ra của những mặt hàng đó. Qua đó, kích thích sự tìm tòi của HS, nhờ đó các em sẽ có nhiều hiểu biết hơn về vấn đề này. Như vậy, thông qua bài học này, giáo viên có thể kích thích sự thích thú và tư duy kinh tế của HS. Sau khi học xong bài học này, các em có thể tìm hiểu nhiều hơn về các yếu tố của quá trình sản xuất nói riêng và của lĩnh vực kinh tế nói chung. Các em sẽ tìm hiểu xem nếu muốn mở một xí nghiệp sản xuất một mặt hàng nào đó thì phải tìm hiểu những yếu tố nào và làm sao để có thể thu lợi nhuận cao. 3.2.2. Các quy luật trong sản xuất và lưu thông hàng hóa Về quy luật giá trị Để hướng nghiệp cho HS, sau khi trang bị cho các em những hiểu biết về nội dung của quy luật cũng như những tác động của quy luật đó đối với sản xuất và lưu Năm học 2010 – 2011 199 thông thì vấn đề quan trọng nhất là giáo viên phải giảng giải cho các em hiểu rằng khi làm kinh tế phải vận dụng quy luật giá trị này như thế nào. Trước hết, nếu là một nhà sản xuất, HS phải biết được rằng muốn bán được nhiều hàng hóa, thu nhiều lợi nhuận, đứng vững và chiến thắng trên thương trường thì nhà sản xuất đó phải bằng nhiều biện pháp, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hóa. Thứ hai, HS phải hiểu để vận dụng tác động điều tiết của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường, kịp thời điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng trên thị trường trong nước và quốc tế, từ đó mới có thể bán được nhiều hàng hóa và thu nhiều lợi nhuận. Thứ ba, giáo viên phải cho các em hiểu rằng: khi đổi mới kỹ thuật và công nghệ, hợp lý hóa sản xuất sẽ làm cho chất lượng sản phẩm và năng suất lao động tăng lên, đến lượt nó, năng suất lao động tăng lên lại làm cho chi phí sản xuất giảm xuống và lợi nhuận tăng lên. Để làm được điều đó, người sản xuất phải áp dụng các biện pháp đổi mới kỹ thuật và công nghệ, hợp lý hóa sản xuất. Về quy luật cạnh tranh Đối với quy luật này, sau khi trang bị khái niệm và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh thì, giáo viên phải giảng giải kỹ cho các em hiểu rằng mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là nhằm giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác. Để có thể thu nhiều lợi nhuận thì nhà sản xuất phải cạnh tranh nhằm giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác; giành ưu thế về khoa học và công nghệ; giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng; giành ưu thế về chất lượng sản phẩm và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương thức thanh toán Hiểu được vấn đề này, giáo viên có thể yêu cầu HS tìm ra những giải pháp chung nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh; đồng thời, giáo viên cũng có thể tìm giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho những mặt hàng mà các em biết và có hứng thú với nó. Làm được như vậy sẽ kích thích được tư duy kinh tế ở HS, làm cho các em hiểu biết và hứng thú hơn. Quy luật cung – cầu Với bài học này, HS sẽ rất hứng thú nếu giáo viên làm cho các em hiểu được vai trò của quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Giáo viên phải lấy những ví dụ cụ thể để HS hiểu được nếu là người tiêu dùng thì khi nào thì nên mua loại hàng hóa nào và khi nào thì không nên, đó là giảm nhu cầu mua các mặt hàng nào đó khi cung nhỏ hơn cầu và giá cả cao để chuyển sang các mặt hàng nào cung lớn hơn cầu và có giá cả thấp tương ứng. Nếu là người sản xuất thì nên mở rộng sản xuất vào thời điểm nào và lúc nào thì thu hẹp sản xuất, đồng thời có thể chuyển đổi hướng sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận lớn. Những người sản xuất, kinh doanh sẽ vận dụng quan Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 200 hệ cung - cầu bằng cách thu hẹp sản xuất - kinh doanh mặt hàng trên thị trường khi cung lớn hơn cầu, giá cả bán thấp hơn giá trị, có thể bị thua lỗ. Và để có lãi, họ phải chuyển sang sản xuất kinh doanh mặt hàng trên thị trường khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa bán cao hơn giá trị. Hiểu được vấn đề này, HS sẽ rất hứng thú tìm hiểu hoặc tham gia vào các hoạt động kinh tế. Giáo viên có thể hướng cho các em tìm hiểu thực tế xem hiện tại những mặt hàng nào có cung lớn hơn cầu và những mặt hàng nào thì cầu lớn hơn cung và đưa ra tình huống là nếu chủ xí nghiệp sản xuất những mặt hàng đó thì các em sẽ đưa ra biện pháp giải quyết như thế nào, từ đó kích thích tư duy kinh tế cho các em. 3.2.3. Nền kinh tế nhiều thành phần và ý nghĩa đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Với nội dung này, giáo viên sau khi trình bày khái niệm, nội dung và vai trò của các thành phần kinh tế thì phải phân tích thật kỹ từng thành phần kinh tế với vai trò, điều kiện phát triển, hiệu quả kinh tế của chúng. Làm được điều này sẽ rất có ý nghĩa đối với HS nói chung và những em tự thấy mình không có năng lực để thi vào các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Các em sẽ có một hướng mới cho nghề nghiệp của mình dựa vào những điều kiện sẵn có của mình, như vậy sẽ làm cho các em không thấy nản chí và có định hướng đúng đắn về nghề nghiệp của mình và sẽ chủ động tìm hiểu, tích lũy kiến thức về lĩnh vực mà mình định sẽ chọn để sau khi ra trường các em sẽ tham gia vào lĩnh vực đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Giáo dục Công dân lớp 11, Nxb Giáo dục. 2. Phạm Tất Dong (biên soạn), Đặng Danh Ánh, Trần Mai Thu (2006), Chương trình và sách giáo viên hoạt động giáo dục hướng nghiệp, Nxb Giáo dục. 3. Nguyễn Minh Hiếu (2010), Giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp, ĐH Nông Lâm, Huế. 4. Nguyễn Văn Hộ (chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2010), Hoạt động hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường THPT. 5. Đặng Viết Tiến (2010), Giáo án tham khảo giảng dạy môn Giáo dục hướng nghiệp lớp 11, Trường THPT số 1 Quảng Trạch. 6. Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên (2010), Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật, ĐH Sư phạm Thái Nguyên. 7. Trường Đại học Vinh (2010), Xây dựng Chương trình Đào tạo Định hướng Nghề nghiệp, ĐH Vinh.