Huyền học trong triết học Ả rập và triết học Hồi giáo

Huyền học trong ngữ cảnh Hồi giáo được quyện chặt theo truyền thống với khái niệm Ḥikmah, [khái niệm này] vừa là sự hiền minh vừa là Triết học (Nars 1996). Nguồn suối của huyền học và các yếu tố huyền học trong Hồi giáo phải được lần đến kinh Qur’an và chính học thuyết Hồi giáo. Một vài đoạn kinh Qur’an được các nhà huyền học và các nhà huyền học-triết gia của Hồi giáo như là những gợi ý có tính dụ ngôn và bí truyền cho những ai có thể nhìn ra được những điều ấy. “Thượng đế là cái Bên ngoài và cái Bên trong” (Qu’ran 57:3); Ngài là người được mang lại sự hiền minh, Ngài đích thực đã nhận được sự thiện thừa mứa” (Qu’ran 2:29) và những đoạn kinh thi [light verse] nổi tiếng. Thượng đế là Ánh sáng của bầu trời và mặt đất, cái giống như ánh sáng của Ngài thì giống như một hốc tường mà trong đó là một ngọn đèn, ngọn đèn là một tấm thủy tinh, và có thể nói là thủy tinh như một ngôi sao lấp lánh được khơi lên từ một cái cây được ban phước, một cây ô liu không ở phương Đông chẳng ở phương Tây mà dầu của nó hầu như có thể phát sáng, cho dù không có ngọn lửa nào chạm vào; ánh sáng chồng chất trên những ánh sáng; Thượng đế dẫn dắt người nào mà Ngài muốn [để đi] đến ánh sáng của Ngài. Và Thượng đế khơi gợi những sự giống nhau cho con người, Ngài có tri thức về mọi điều. (Qu’ran 24:35). Tất cả điều này có thể được xem như hàm chứa một thức nhận bí truyền. Qua hàng thế kỷ, các đoạn kinh này đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà ngộ đạo, chẳng hạn một vài trong số họ như Shihāb al-Dīn Suhrawardī (TK 12 SCn) và Mullā Ṣadrā (TK 16 SCn), đã viết bình giải về các đoạn kinh này (ví dụ: tác phẩm On the Hermeneutics of the Light Verse of the Quran [Về Thông diễn học của đoạn kinh thi của kinh Qu’ran] của Mullā Ṣadrā.

doc11 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2054 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Huyền học trong triết học Ả rập và triết học Hồi giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan