TÓM TẮT
Bài viết đề cập đến việc xây dựng và thử nghiệm bộ công cụ nhằm đánh giá các tố chất
cơ bản cần có của sinh viên (SV) vào học sư phạm để họ có thể thành công trong hoạt
động nghề nghiệp sau này. Bộ công cụ được hình thành dựa trên việc vận dụng những trắc
nghiệm về khí chất, giao tiếp, đánh giá trí nhớ và óc quan sát, đánh giá khả năng chú ý,
đồng thời tự xây dựng các trắc nghiệm về định hướng giá trị và các phẩm chất đạo đức cơ
bản phù hợp với nghề giáo viên (GV). Bộ công cụ đã được thử nghiệm trên 44 sinh viên
năm thứ nhất của khoa Hoá, Đại học Sư phạm Hà Nội với mục đích đánh giá độ tin cậy và
độ hiệu lực của công cụ tự xây dựng và đánh giá sự phù hợp của công cụ vận dụng để
đánh giá tố chất cần có của SV sư phạm. Kết quả thử nghiệm đã cho phép tin rằng có thể
sử dụng bộ công cụ này để tư vấn và tuyển chọn sinh viên muốn vào học sư phạm, đồng
thời qua thử nghiệm công cụ còn cho thấy có tỉ lệ đáng kể sinh viên đang học sư phạm
không phù hợp với nghề này.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả thử nghiệm công cụ đánh giá những tố chất cần có của sinh viên sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5 - Thaùng 01/2011
20
KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN CÓ CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
NGUYỄN THANH BÌNH (*)
TÓM TẮT
Bài viết đề cập đến việc xây dựng và thử nghiệm bộ công cụ nhằm đánh giá các tố chất
cơ bản cần có của sinh viên (SV) vào học sư phạm để họ có thể thành công trong hoạt
động nghề nghiệp sau này. Bộ công cụ được hình thành dựa trên việc vận dụng những trắc
nghiệm về khí chất, giao tiếp, đánh giá trí nhớ và óc quan sát, đánh giá khả năng chú ý,
đồng thời tự xây dựng các trắc nghiệm về định hướng giá trị và các phẩm chất đạo đức cơ
bản phù hợp với nghề giáo viên (GV). Bộ công cụ đã được thử nghiệm trên 44 sinh viên
năm thứ nhất của khoa Hoá, Đại học Sư phạm Hà Nội với mục đích đánh giá độ tin cậy và
độ hiệu lực của công cụ tự xây dựng và đánh giá sự phù hợp của công cụ vận dụng để
đánh giá tố chất cần có của SV sư phạm. Kết quả thử nghiệm đã cho phép tin rằng có thể
sử dụng bộ công cụ này để tư vấn và tuyển chọn sinh viên muốn vào học sư phạm, đồng
thời qua thử nghiệm công cụ còn cho thấy có tỉ lệ đáng kể sinh viên đang học sư phạm
không phù hợp với nghề này.
ABSTRACT
The article deals with the construction, and experiment of the set of instruments to
assess the qualities needed for students who enter teacher training institutions so that they
can be successful in their profession in the years to come. This set of instruments has been
built based on the applications of the experiments on students’ disposition, communication
and the assessment of their value orientations and moral qualities in keeping with the
teaching profession. This set has been tested on 44 first- year students of the Department of
Chemistry, Ha Noi University of Education, with a view to evaluating the reliability and
effect of the instruments and the appropriateness of their applications to evaluate the
qualities needed for teachers to be. The experimental results have showed that this set is
reliable to provide consultancy and select those who want to enter teacher training
institutions while indicating that most of the students currently studying at teacher-
training institutions are not compatible with this profession.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ (*)
Việc tuyển chọn những tố chất cá
nhân phù hợp nghề ở đầu vào sư phạm có
ý nghĩa cơ bản đối với quá trình đào tạo
cũng như kết quả hành nghề sau này của
người GV. Xuất phát từ đặc điểm và họa
đồ nghề GV, nhóm nghiên cứu đề tài
“Xây dựng các tiêu chí đánh giá những tố
(*)
PSG.TS, Viện nghiên cứu sư phạm, Đại học Sư
phạm Hà Nội.
chất cần có của sinh viên sư phạm tương
lai”, mã số SPHN-08-280TRIG đã xác định
được 5 tố chất cơ bản cần có của người muốn
vào trường sư phạm như sau:
(1) Định hướng giá trị nghề nghiệp:
Đâu là những định hướng giá trị của người
muốn học sư phạm và định hướng đó có phù
hợp với những giá trị cơ bản khách quan của
nghề này hay không .
(2) Phẩm chất đạo đức tương thích với
nghề GV: Người muốn vào sư phạm có
21
những nét đạo đức cơ bản nào phù hợp
với nghề GV.
(3) Phẩm chất trí tuệ: Người muốn
vào sư phạm có những phẩm chất trí tuệ
cơ bản nào tương thích với yêu cầu của
nghề GV để có thể học và hành nghề
thành công .
(4) Phẩm chất giao tiếp: Người
muốn vào sư phạm có những phẩm chất
và kĩ năng giao tiếp nào để đảm bảo
thành công trong nghề GV sau này.
(5) Đặc điểm sinh học: Người muốn
vào sư phạm có những đặc điểm khí chất,
hình thể, sức khỏe... nào hỗ trợ hoặc cản
trở việc học và hành nghề sư phạm.
2. THỬ NGHIỆM CÔNG CỤ ĐÁNH
GIÁ TỐ CHẤT CẦN CỦA SINH
VIÊN SƯ PHẠM TƯƠNG LAI
2.1. Giới thiệu công cụ đánh giá các
tố chất cần có của sinh viên sư phạm
Phương pháp luận để xác định và xây
dựng công cụ đánh giá các tố chất cần có
của người muốn vào trường sư phạm
trong đề tài này là vận dụng những công
cụ đánh giá các phẩm chất trí tuệ, giao
tiếp, khí chất nào đã có và đã được kiểm
tra độ hiệu lực và đã được Việt Nam hoá,
còn loại tố chất nào chưa có công cụ đánh
giá thì phải xây dựng. Nhóm nghiên cứu
không thể xây dựng hoàn toàn mới công
cụ đánh giá các tố chất này dựa trên cách
tiếp cận tổng thể vì nguồn lực không cho
phép. Vì vậy, những công cụ sau đây đã
được vận dụng:
- Công cụ đánh giá khí chất của
Eysensk gồm 57 chỉ báo được sử dụng để
xác định và loại những người có khí chất
không ổn định, trong đó có cả những chỉ
báo kiểm tra độ trung thực của người trả
lời.
- TEST “Khả năng giao tiếp” (7
phút) gồm 28 chỉ báo nhằm đánh giá
phẩm chất và kĩ năng giao tiếp thể hiện
những tiêu chí cốt lõi nhất như: tính cởi mở,
sẵn sàng tiếp xúc; sự nhạy cảm, đồng cảm,
sẵn sàng chia sẻ; khả năng lắng nghe tích
cực, kiên nhẫn; khả năng tự chủ, tự kiềm
chế TEST này đã được các nhà Tâm lí học
Nga sử dụng, được dịch sang tiếng Việt,
thích ứng
- TEST đánh giá khả năng phân phối và
di chuyển chú ý qua việc cho các em quan
sát 3 hình: tam giác, tròn, vuông có con số
khác nhau bên trong từng hình trong 1 giây
đủ để nhận dạng được các con số bên trong
từng hình, rồi cất đi. Sau đó yêu cầu các em
vẽ lại những gì mình đã thấy.
- TEST đánh giá óc quan sát và trí nhớ
dựa trên 2 bức tranh có những chi tiết giống
và khác nhau
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tự xây
dựng công cụ đánh giá định hướng giá trị
nghề và những phẩm chất đạo đức cốt lõi
phù hợp với nghề.
- Công cụ đánh giá định hướng giá trị
gồm 16 chỉ báo được giả định là các giá trị
mà cá nhân nhìn thấy ở nghề GV.
- Công cụ đánh giá những phẩm chất đạo
đức cốt lõi phù hợp với nghề cũng gồm 16
chỉ báo phản ánh các nét phẩm chất cơ bản
phù hợp với nghề như: thể hiện xu hướng
yêu nghề dạy học, xu hướng yêu trẻ; Phẩm
chất đạo đức công dân cốt lõi phù hợp với
nghề GV như tính trách nhiệm, trung thực,
công bằng; Thái độ đối với bản thân phù hợp
với nghề GV là coi trọng danh dự của bản
thân
2.2. Mục tiêu, phương pháp tiến hành
và mẫu thử nghiệm
2.2.1. Mục tiêu
Thử nghiệm nhằm đánh giá độ tin cậy và
độ hiệu lực của những công cụ tự xây dựng.
Đối với những test/công cụ sẵn có thì đánh
giá sự phù hợp của công cụ với đối tượng và
22
nội dung đánh giá. Trên cơ sở đó điều
chỉnh và chuẩn hoá từng tiểu thang đánh
giá để tổng hợp thành thang đánh giá
hoàn chỉnh. Cuối cùng đưa ra điểm chuẩn
để phân loại từng cá nhân phù hợp, ít phù
hợp hay không phù hợp với nghề sư
phạm. Ngoài ra, thử nghiệm này còn
nhằm rút kinh nghiệm về cách tổ chức
đánh giá và tính khả thi của công cụ về
phương diện thời gian thực hiện.
2.2.2. Mẫu thử nghiệm gồm 44 sinh
viên năm thứ nhất khoa Hoá Đại học Sư
phạm Hà Nội đã học được ½ năm, trong
đó nam chiếm 20,5%, nữ chiếm 79,5%
2.2.3. Phương pháp tiến hành
- Phỏng vấn cá nhân với nội dung về
lí do vào học sư phạm và đọc 1 đoạn văn
ngắn nhằm phát hiện khả năng phát âm
- Làm việc tập trung theo trình tự
sau:
Thực hiện trắc nghiệm EYSENSK
trong 15 phút
+ Người hướng dẫn giới thiệu về
bảng câu hỏi trắc nghiệm và phiếu trả lời
câu hỏi
+ Người hướng dẫn đọc to, rõ ràng
từng câu trong bảng câu hỏi trắc nghiệm.
SV chú ý lắng nghe và trong thời gian 5
giây, phải đánh dấu (+) ngay vào ô phù
hợp với ý kiến của mình
Thực hiện trắc nghiệm về khả năng
giao tiếp
+ Phát phiếu cho từng em
+ Yêu cầu các em không bỏ sót trả
lời câu nào.
+ Thời gian làm trắc nghiệm này tối
đa là 7 phút.
Đánh giá trí nhớ và óc quan sát
+ Phát bức tranh thứ nhất cho các em
xem trong 1 phút rồi thu lại ngay;
+ Phát cho các em bức tranh thứ 2 rồi
yêu cầu thí sinh quan sát kĩ (không thu lại).
+ Phát phiếu ghi kết quả và yêu cầu các
em ghi ra giấy những điểm khác biệt có
trong 2 bức tranh đó.
+ Thời gian làm bài tối đa là 7 phút.
+ Ghi lại thời gian các em nộp lại bài.
Đánh giá khả năng chú ý
+ Chiếu hình lên màn hình cho các em
quan sát trong 1giây, đủ để nhận dạng được
các số bên trong, rồi tắt đi.
+ Yêu cầu các em vẽ lại các hình đã được
xem vào giấy và điền các số phù hợp vào trong
các hình đó
+ Thời gian làm bài tối đa là 5 phút.
+ Ghi lại thời gian các em nộp lại bài.
Định hướng giá trị nghề nghiệp
+ Phát phiếu cho từng em
+ Yêu cầu các em đọc lần lượt và chọn
ra những giá trị quan trọng nhất bằng cách
đánh dấu X vào ý phù hợp với "Giá trị” mà
mình chọn.
+ Sau đó sắp xếp các giá trị được chọn
theo thứ tự quan trọng. Số 1 là quan trọng
nhất
+ Thời gian làm bài tối đa là 5 phút.
Đánh giá phẩm chất đạo đức phù hợp
với nghề GV
+ Phát phiếu cho từng em
+ Hướng dẫn các em làm phiếu
+ Thời gian làm bài tối đa là 2 phút.
2.3. Kết quả thử nghiệm
2.3.1. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực
của trắc nghiệm
Nhìn chung thang đo đã đánh giá được
các biểu hiện của tố chất cơ bản cần có của
sinh viên sư phạm. Chất lượng các câu hỏi/
chỉ báo trong thang đo nhìn chung đều có
chất lượng tương đối tốt, phổ điểm của sinh
viên có phân phối đẹp, có độ phân biệt tốt.
Tuy nhiên, có chỉ báo số 2: “Mơ ước được
đứng trên lớp giảng bài cho HS” của thang
đo phẩm chất đạo đức phù hợp với nghề GV
chưa tốt, cần loại bỏ.
23
2.3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát (thử) tố chất sinh viên sư phạm
TT
Giới
tính
Phát
âm
Ngoại
hình
Ấn
tượng
GT
Lí do
chọn
nghề
GV
Khí
chất
P.chất
Giao
tiếp
Trí
nhớ
Chú
ý
Gía
trị
Đạo
đức
1 Nam 3 3 3 3 1 3 1 1 3 1
2 Nữ 3 3 2 3 3 2 1 3 2 2
3 Nữ 2 3 3 1 3 3 1 1 2 2
6 Nam 3 3 3 3 Loại 3 1 2 3 2
7 Nam 2 1 1 3 Loại 2 1 1 1 2
8 Nữ 3 3 3 2 Loại 3 1 1 3 2
9 Nữ 3 3 3 3 1 2 2 1 2 2
10 Nữ 3 3 3 3 Loại 3 1 3 3 2
11 Nữ 3 3 3 3 2 1 1 1 2 2
12 Nữ 3 3 3 3 Loại 3 1 3 2 2
13 Nữ 1 1 1 2 1 2 1 3 3 2
14 Nữ 3 3 3 3 2 3 1 3 3 2
15 Nữ 1 2 2 3 2 3 1 1 3 2
16 Nữ 3 3 3 3 Loại 2 1 3 2 2
17 Nữ 3 3 3 3 1 2 1 1 2 3
18 Nữ 3 3 3 3 3 3 2 3 3 2
19 Nữ 3 3 3 2 1 2 1 3 3 1
20 Nữ 2 3 3 3 1 1 2 3 3 2
21 Nữ 3 3 3 2 2 2 1 1 2 2
22 Nữ 3 3 3 3 Loại 3 1 3 3 2
23 Nữ 1 3 3 2 Loại 2 1 3 3 2
24 Nữ 1 3 3 3 2 3 1 3 3 2
26 Nữ 3 3 3 2 Loại 3 1 3 3 2
27 Nữ 3 3 3 3 1 3 1 3 2 2
28 Nữ 2 3 3 2 1 2 1 3 3 2
29 Nữ 3 3 3 3 3 1 1 3 2 2
30 Nam 3 3 3 3 3 3 2 3 3 3
31 Nữ 3 3 3 3 3 2 1 2 3 2
33 Nữ 3 3 3 3 3 3 1 3 3 3
35 Nam 1 3 3 2 Loại 2 1 2 3 2
36 Nữ 3 3 3 2 3 3 1 3 2 2
37 Nam 3 3 3 3 3 2 1 2 3 2
38 Nữ 2 2 2 2 1 1 1 1 2 1
39 Nữ 3 3 3 3 2 3 1 3 3 2
40 Nữ 3 3 3 3 Loại 3 1 2 2 2
41 Nam 2 3 3 3 Loại 2 1 1 2 3
42 Nam 1 3 3 3 Loại 3 1 3 3 3
43 Nữ 3 3 3 3 3 1 1 3 2 2
44 Nam 3 2 3 2 2 3 1 3 2 3
24
45 Nữ 2 3 2 2 Loại 3 1 3 3 1
46 Nữ 3 3 3 3 Loại 3 1 3 3 2
48 Nữ 1 3 3 3 2 3 1 3 2 2
49 Nữ 3 3 3 3 3 3 2 3 3 3
50 Nữ 2 3 3 3 Loại 3 1 3 2 2
* SV có số TT là 4, 5, 25, 32, 34, 47
vắng mặt
Phân tích:
- Số SV phạm quy chuẩn nghề
nghiệp (phát âm ngọng) là 7 sinh viên.
- Số SV phạm quy ở trắc nghiệm khí
chất là 16 SV (trong đó có 3 SV trùng với
SV bị phạm quy chuẩn về phát âm).
- Tổng số SV phải loại không tính kết
quả là 20 SV chiếm 45,5% (trong đó có
13 SV phạm quy ở trắc nghiệm khí chất,
3 SV phạm quy ở cả phát âm lẫn trắc
nghiệm khí chất, còn 4 sinh viên phạm
quy khi phát âm).
- Quy ước: Phù hợp = 3; Ít phù hợp =
2; Không phù hợp = 1. Theo đó có thể thấy
SV nào có những tố chất gì đạt mức phù
hợp, hoặc ít phù hợp hay không phù hợp.
- Đánh giá tổng hợp từng cá nhân ở
mức độ phù hợp, hoặc ít phù hợp hay
không phù hợp với nghề sư phạm sẽ dựa
trên tổng số điểm mà họ đạt được, trong
đó điểm đánh giá khí chất được đánh giá
với trọng số 2, còn các tố chất khác chỉ
có trọng số 1, bởi vì tố chất về giao tiếp
đã có mặt 3 khía cạnh phát âm; Ấn tượng
giao tiếp; phẩm chất giao tiếp; tố chất về
năng lực và các phẩm chất trí tuệ thì có mặt
2 tiêu chí: Khả năng phân phối chú ý ; Óc
quan sát và trí nhớ; tố chất về định hướng
giá trị có quan hệ mật thiết với tố chất về
Phẩm chất đạo đức tương thích với nghề
GV, hoặc cũng có thể coi đây là hai khía
cạnh khác nhau của cùng một tố chất.
3. KẾT LUẬN
Thử nghiệm công cụ đánh giá tố chất
của sinh viên sư phạm tương lai cho thấy: về
cơ bản công cụ đã đảm bảo được độ tin cậy
và tính hiệu lực khi đo tố chất của những
người muốn vào ngành sư phạm. Kết quả thử
nghiệm còn cho thấy có tỉ lệ đáng kể sinh
viên đang học sư phạm không phù hợp với
nghề này.
Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy, có
thể sử dụng công cụ này để tư vấn hoặc đánh
giá tuyển chọn sinh viên muốn vào ngành sư
phạm để giúp họ thành công trong hoạt động
nghề nghiệp sau này.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là thử nghiệm
bước đầu trong mẫu với kích cỡ không lớn,
nên công cụ này cần tiếp tục được thử ở mẫu
lớn hơn, đặc biệt ở mẫu GV đang hoạt động
nghề nghiệp để kiểm chứng độ tin cậy và
hiệu lực của công cụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Bình, Những phẩm chất đạo đức cơ bản phù hợp với nghề GV (Bài
viết cho đề tài “Xây dựng các tiêu chí đánh giá những tố chất cần có của sinh viên sư
phạm tương lai”, Mã số SPHN-08-280TRIG).
25
2. Võ Minh Chí. Khí chất và việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu khi tuyển chọn
giáo viên (Bài viết cho đề tài “Xây dựng các tiêu chí đánh giá những tố chất cần có
của sinh viên sư phạm tương lai”. Mã số SPHN-08-280TRIG).
3. Trần Thị Ninh Giang trong Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu những đặc điểm phù hợp
nghề” Mã số B91- 38 – 06 (nghiệm thu 1993), Viện Nghiên cứu Phát triển giáo
dục.
4. Mạc Văn Trang, Phẩm chất giao tiếp đối với nghề giáo viên (Bài viết cho đề tài “Xây
dựng các tiêu chí đánh giá những tố chất cần có của sinh viên sư phạm tương lai”,
Mã số SPHN-08-280TRIG).
5. Đào Thị Oanh, Phẩm chất trí tuệ cần thiết đối với nghề giáo viên (Bài viết cho đề tài
“Xây dựng các tiêu chí đánh giá những tố chất cần có của sinh viên sư phạm tương
lai”, Mã số SPHN-08-280TRIG).
6. Đào Thị Oanh, Vấn đề định hướng giá trị nghề dạy học (Bài viết cho đề tài “Xây
dựng các tiêu chí đánh giá những tố chất cần có của sinh viên sư phạm tương lai”,
Mã số SPHN-08-280TRIG).