Bộ máy nhà nước.
Nhà nước là một tổ chức văn minh của xã hội loài người. Đặc trưng cơ bản của nhà nước
là nhà nước phân chia dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ để cai quản, thiết lập
quyền lực; nhà nước còn là một tổ chức công quyền, có bộ máy tổ chức, có quân đội,
cảnh sát và ngoài ra, để thực hiện việc tổ chức và quản lý xã hội thì nhà nước phải giải
quyết những vấn đề chung mang tính cộng đồng mà không tổ chức, cá nhân nào có thể
làm được; nhà nước áp đặt ra pháp luật, quản lý, cai trị bằng pháp luật đồng thời để đảm
bảo việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội thì nhà nước phải đặt ra các loại thuế và nhà
nước là chủ thể duy nhất có chủ quyền quốc gia. Bản chất của nhà nước được thể hiện rõ
nét nhất ở những định hướng họat động, chức năng quản lý xã hội, quản lý kinh tế của
nó. Do vậy, xuất phát từ chức năng của mình, để duy trì quyền lực thống trị, thực hiện
được chức năng của mình thì nhà nước phải tổ chức ra một bộ máy để thực hiện chức
năng của nhà nước. Bộ máy đó được gọi là bộ máy nhà nước
23 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái quát về nhà nước chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát về Nhà nước
CHXHCN Việt Nam
Khái niệm chung về Bộ máy nhà nước.
1. Bộ máy nhà nước.
Nhà nước là một tổ chức văn minh của xã hội loài người. Đặc trưng cơ bản của nhà nước
là nhà nước phân chia dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ để cai quản, thiết lập
quyền lực; nhà nước còn là một tổ chức công quyền, có bộ máy tổ chức, có quân đội,
cảnh sát và ngoài ra, để thực hiện việc tổ chức và quản lý xã hội thì nhà nước phải giải
quyết những vấn đề chung mang tính cộng đồng mà không tổ chức, cá nhân nào có thể
làm được; nhà nước áp đặt ra pháp luật, quản lý, cai trị bằng pháp luật đồng thời để đảm
bảo việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội thì nhà nước phải đặt ra các loại thuế và nhà
nước là chủ thể duy nhất có chủ quyền quốc gia. Bản chất của nhà nước được thể hiện rõ
nét nhất ở những định hướng họat động, chức năng quản lý xã hội, quản lý kinh tế của
nó. Do vậy, xuất phát từ chức năng của mình, để duy trì quyền lực thống trị, thực hiện
được chức năng của mình thì nhà nước phải tổ chức ra một bộ máy để thực hiện chức
năng của nhà nước. Bộ máy đó được gọi là bộ máy nhà nước.
Bộ máy nhà nước là tổ chức của con người, hoạt động có ý chí, là hoạt động của cơ quan
nhà nước mang tính quyền lực nhà nước. Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước trên thế giới
hiện nay không có mô hình nào là lý tưởng, tuy nhiên xuất phát từ đời sống xã hội ở mỗi
quốc gia khác nhau với những yếu tố tác động nhất định mà tổ chức bộ máy nhà nước ở
mỗi quốc gia là không giống nhau.
Theo cách hiểu chung nhất, Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước được tổ
chức và hoạt động theo trình tự, thủ tục nhất định do Hiến pháp và pháp luật quy định. Có
mối liên hệ và tác động qua lại với nhau, có chức năng, thẩm quyền riêng theo quy định
của Hiến pháp, pháp luật nhằm tham gia vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung
của Nhà nước.
- Nói tổng thể là nói đến số lượng nhiều, đa dạng. Nhưng tổng thể này không phải là
phép cộng giản đơn mà được tổ chức và hoạt động theo trình tự, thủ tục do Hiến pháp,
pháp luật quy định. Có những cơ quan nhà nước do Hiến pháp quy định nhưng cũng có
những cơ quan nhà nước do Luật định. Những cơ quan nhà nước này nằm trong bộ máy
nhà nước tạo thành một tổng thể thống nhất nhưng có thẩm quyền riêng theo quy định
pháp luật. Tuy nhiên, khi thực hiện chức năng, thẩm quyền riêng cũng là góp phần thực
hiện chức năng chung của nhà nước.Tổng thể này là sự đảm bảo tính hệ thống và tạo
thành chỉnh thể thống nhất.
- Ngoài ra, các cơ quan nhà nước do Hiến pháp và pháp luật quy định ( khác với các cơ
quan, tổ chức khác của đoàn thể do điều lệ đoàn thể đó quy định);
- Có mối liên hệ, tác động qua lại: TW-ĐF. Ví dụ: QH là cơ quan quyền lực nah2 nước
cao nhất, QH bằng việc thông qua luật tổ chức HĐND ,UBND để quy định vị trí, tích
chất pháp lý của các phường, xã, quy định nhiệm vụ quyền hạn của HĐND,UBND.
2. Cơ quan nhà nước.
Cơ quan nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước, có thể là một người hoặc cũng
có thể là nhiều người, do nhà nước thành lập nhằm để thực hiện một công việc, một phần
công việc hay thực hiện những chức năng nhất định.
Cơ quan nhà nước là bộ phận trong bộ máy nhà nước. Lênin quan niệm BMNN phải là
một chỉnh thể thống nhất. Mỗi cơ quan trong Bộ máy nhà nước như là một bộ phận của
chiếc đồng hồ, thiếu một bộ phận thì không thể vận hành được. Điều này nhằm mục đích
nhấn mạnh BMNN phải hoàn thiện, hoàn chỉnh. Nhưng thực tiễn điều này là rất khó. Để
phân biệt cơ quan nhà nước với các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác thì phải xác định các
dấu hiệu đăïc trưng của nhà nước.
Định nghĩa: Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước, có thể là một
tập thể người ( QH,HĐND, UBND) 1 người (CTN) được thành lập và hoạt động theo quy
định pháp luật nhằm tham gia thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung của nhà nước .
Các dấu hiệu đặc trưng của cơ quan nhà nước:
- Các cơ quan nhà nước được thành lập theo một trình tự, thủ tục do Hiến pháp và pháp
luật quy định; Tức là, được quy định trong văn bản pháp có hiệu lực pháp lý nhất định
trên cơ sở thẩm quyền đã được Hiến pháp quy định hoặc không được trái với HP và luật.
Chẳng hạn, các cơ quan đại diện nhà nước bao giờ cũng được thành lập thông qua bầu
cử, do cử tri bầu ra chứ không bổ nhiệm, trình tự bầu cử do pháp luật quy định. Trong
trường hợp bầu cử mà vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì kết quả bầu cử bị huỷ bỏ. Việc
thành lập cơ quan nhà nước không phải là ý muốn chủ quan của một nhóm người, một
thành phần dân cư nào trong xã hội mà nó phụ thuộc vào chức năng của nàh nước và căn
cứ vào Hiến pháp. Ví dụ: Bộ có các Cục, Vụ , Viện tương ứng với mộït Bộ thì có một
Nghị định riêng của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức. Nếu muốn thành
lập một cơ quan ở cấp Vụ mà trong Nghị định không nêu thì phải xin ý kiến của Thủ
tướng CP. Thủ tướng CP ra quyết định thì Bộ đó được thành lập Vụ. Trong khi đó, việc
thành lập một tổ chức xã hội nghề nghiệp như đoàn luật sư thì quy định đơn giản và
thông thoáng hơn.
- Cơ quan nhà nước có tính độc lập về cơ cấu, tổ chức, về cơ sở vật chất, tài chính; Cơ
quan nhà nước duy trì hoạt động bằng chính ngân sách nhà nước; tức là, chi phí cho tổ
chức và hoạt động của cơ quan nhà nước lấy từ nguồn duy nhất, chủ yếu là NSNN và
phải nghiêm túc tuân theo chế độ thu, chi, quyết toán tài chính do pháp luật quy định.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi đối tượng và lĩnh vực
địa bàn hoạt động) mang tính quyền lực nhà nước theo quy định của Hiến pháp và pháp
luật. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt cơ quan nhà nước với các cơ quan tổ
chức khác bên ngoài xã hội và cơ quan nhà nước với các cơ quan, tổ chức nội tại bên
trong cơ quan nhà nước. Quyền lực nhà nước là khả năng, ý chí chung của nhà nước tác
động đến cá nhân, tổ chức có liên quan trên lãnh thổ nhà nước đó phải phục tùng. Nếu
không phải chịu các biện pháp cưỡng chế. Tính quyền lực của cơ quan nhà nước được thể
hiện thông qua hình thức hoạt động của nó, đó là quyền ban hành văn bản pháp luật, có
thể là văn bản quy phạm hoặc quyết định cá biệt có tính bắt buộc phải tuân theo đối với
các chủ thể khác ( quyết định hành chính, hành vi hành chính)
Thẩm quyền mang tính quyền lực nhà nước thể hiện:
+ Quyền đơn phương ra quyết định ( không phụ thuộc vào đối tượng phải thực hiện).
Quyết định của cơ quan nhà nước có giá trị bắt buộc đối với tất cả các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan .( Khác với thẩm quyền không mang tính quyền lực nhà nước. Ví
dụ: Điều lệ, Nghị quyết Đảng chỉ có giá trị bắt buộc đối với cơ quan của đảng cấp dưới,
các đảng viên còn Quyết định của UBNDTP.HCM : Bắt buộc đối với tất cả các cá nhân,
tổ chức, cơ quan nhà nước TW đóng trên địa bàn Tp. Hcm, cơ quan nước ngoài, người có
hộ khẩu, không có hộ khẩu, người vãng laimà không không phụ thuộc vào việc người
đó có nằm trong hệ thống hay không?)
+ Bắt buộc các đối tượng có liên quan phải phục tùng ; Ví dụ: HĐND khi thực hiện chức
năng giám sát, Ban Pháp chế của HĐND chỉ có quyền yêu cầu Chủ tịch UBND bãi bỏ
quyết định định vi phạm chứ Ban Pháp chế không có quyền bãi bỏ, đình chỉ thi hành
quyết định đó. Nếu Chủ tịch UBND không thực hiện thì Ban pháp chế của Hđnd yêu cầu
Ttg bãi bỏ, đình chỉ chứ UBTVQH không có quyền. Các Ban của HĐND, các ủy ban của
QH, UBTVQH không có quyền đơn phương quyết định, bởi vì những cơ quan này là cơ
quan nội tại bên trong của CQNN, không có tính quyền lực.
+ Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế, các biện pháp bảo đảm thực
hiện.
+ Không phải đơn phương quyết định tùy tiện mà phải tuân theo các quy định pháp luật.
Nếu vượt quá thẩm quyền thì phải tự chịu trách nhiệm, nếu không thực hiện thẩm quyền
cũng bị truy cứu TNHS.
- Cơ quan nhà nước có hình thức hoạt động, chế độ làm việc theo quy định pháp luật. Ví
dụ: QH họp một năm 2 lần, làm việc tập thể và quyết định theo đa số.
- Những cá nhân đảm nhiệm những chức trách trong cơ quan nhà nước phải là công dân
Việt Nam (quyền của cá nhân con người với tư cách là người chủ của quyền lực nhà
nước, là người có quốc tịch nước đó) và được gọi là cán bộ, công chức. Phải tuân thủ
những điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ công chức do pháp luật quy định.
Các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau hợp
thành một hệ thống thống nhất (chặt chẽ) từ trung ương đến cơ sở. Mỗi cơ quan nhà
nước trong bộ máy nhà nước có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều hướng đến thực
hiện chức năng nhiệm vụ chung của nhà nước.
Dù các cơ quan có chức năng riêng nhưng đều hướng đến chức năng chung của nhà nước
là không thể vô hiệu hoá nhau. Cần phân biệt cơ quan nhà nước với các bộ phận cấu
thành cơ quan nhà nước. Phân biệt cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội, tổ
chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp .
Như vậy:
(1) Cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động trên cơ sở pháp luật, theo những
nguyên tắc và trình tự thủ tục chặt chẽ, nhân danh quyền lực nhà nước để thực hiện một
nhiệm vụ công việc để góp phần thực hiện các chức năng chung của nhà nước.
(2) Bộ máy nhà nước là tổng thể bao gồm các cơ quan nhà nước có tính chất, vị trí, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành
một thực thể nhất định được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc do luật định.
3. Phân loại cơ quan nhà nước trong Bộ máy nhà nước.
Trong bộ máy nhà nước có rất nhiều loại cơ quan nhà nước khác nhau.
Mỗi cách phân loại cơ quan nhà nước có những giá trị riêng nhất định của nó vì mỗi cơ
quan nhà nước có những chức năng riêng nhất định. Việc phân loại cơ quan nhà nước cho
dù theo tiêu chí nào đi chăng nữa cũng không vì thế mà làm thay đổi địa vị pháp lý của
chính cơ quan đó trong nấc thang quyền lực nhà nước. Mà địa vị pháp lý cũa cơ quan
nhà nước phụ thuộc vào việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng cũa chính cơ
quan đó.
Có các tiêu chí, căn cứ phân loại cơ quan nhà nước cơ bản như sau:
a. Căn cứ vào tính chất, chức năng,thẩm quyền: Chia làm 5 loại cơ quan:
- Cơ quan đại diện quyền lực nhà nước : Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Đây là hệ
thống cơ quan được nhân dân trực tiếp trao quyền, thay mặt nhân dân để thực hiện quyền
lực nhà nước.
- Cơ quan chấp hành ( cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước): Chính
phủ, UBND các cấp. Đây là hệ thống cơ quan có bộ máy lớn nhất .
- Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân các cấp và toà án quân sự các cấp.
- Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân các cấp và viện kiểm sát quân sự các cấp.
- Nguyên thủ quốc gia ( Chủ tịch nước): Người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về
đối nội, đối ngoại. Chủ tịch nước có thẩm quyền trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành
pháp, tư pháp.
Tuy nhiên, với cách phân loại các cơ quan nhà nước dựa vào tiêu chí trên không có nghĩa
rằng chỉ có Quốc hội, HĐND mới có tính quyền lực nhà nước mà tất cả các cơ quan trên
trong hoạt động của mình, khi thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định theo quy
định pháp luật đều mang tính quyền lực nhà nước.
b. Căn cứ vào phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Có hai nhóm cơ quan sau:
- Cơ quan nhà nước ở Trung ương: QH, CP, CTN, TANDTC, VKSNDTC. Đây là những
cơ quan có phạm vi hoạt động bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ và văn bản do những cơ
quan này ban hành có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc, văn bản của các cơ quan nhà nước
ở địa phương không được trái với văn bản của cơ quan nhà nước ở trung ương, nếu trái
thì nó có thể bị đình chỉ thi hành hoặc bị bãi bỏ.
- Cơ quan nhà nước ở địa phương: UBND, HĐND, TAND và VKSND địa phương.
Những cơ quan này hoạt động bị giới hạn bởi địa giới hành chính, văn bản ban hành chỉ
có hiệu lực trong phạm vi địa phương.
Yù nghĩa thực tiễn của việc phân loại theo căn cứ này:
+ Để xác định giới hạn thẩm quyền của các cơ quan nhà nước. Nếu vấn đề liên quan có ý
nghĩa chung đối với toàn quốc thì thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước ở
trung ương;
+ Ơû địa phương thì thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp tỉnh.
c. Căn cứ vào chế độ (nguyên tắc) làm việc:
- Cơ quan nhà nước làm việc theo (nguyên tắc) chế độ tập thể, tức là mọi việc đều được
bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số: QH, HĐND, Toà án.
- Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng: Thủ trưởng quyết định và chịu trách
nhiệm cá nhân: Bộ, CTN, VKSND,Cơ quan thuộc chính phủ, sở, phòng.
- Cơ quan nhà nước hoạt động dựa trên nguyên tắc kết hợp cả chế độ tập thể và chế độ
thủ trưởng một người : CP và UBND các cấp (tập thể và người đứng đầu).
Ví dụ: Pháp luật quy định: Những việc do tập thể UBND quyết định, những việc do Chủ
tịch UBND quyết định (tập thể lãnh đạo, các nhân phụ trách).
Theo Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, 08 loại vấn đề phải thảo luận tập thể, quyết
định đa số. Nếu biểu quyết ngang nhau, bên nào có Thủ tướng thì phải theo bên đó. Luật
Tổ chức HĐND và UBND trước đây cũng bàn bạc tập thể. Nay, 6 loại vấn đề phải bàn
bạc tập thể, quyết định theo đa số. Nếu chủ tịch ở bên thiểu số thì vẫn phải phục tùng đa
số. Mục đích của tập thể là để phát huy trí tuệ tt khi bàn bạc những vấn đề quan trọng có
tính quyết định của nhà nước; cón thủ trưởng là nhằm đề cao vai trò người đứng đầu.
Ý nghĩa của việc phân loại này:
- Khi những vấn đề nào đã được bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số mà những
quyết định đó trái HP hoặc có dấu hiệu tội phạm thì tất cả các thành viên phải chịu trách
nhiệm. vì vậy ở các nước có chế độ bỏ phiếu bất tín nhiệm nội các. Hp năm 1946 của
nước ta cũng quy định việc bỏ phiếu bất tín nhiệm từng thành viên nội các và tập thể nội
các.
- Thiểu số nếu không đồng ý với ý kiến đa số thì phải kiến nghị hoặc bảo lưu ý kiến
thì mới không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
II. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước.
Nguyên tắc là những tư tưởng chỉ đạo trong tổ chức và hoạt động hàng ngày của cơ quan
nhà nước, bộ máy nhà nước. Những nguyên tắc này không chỉ có ý nghĩa trong quá trình
lập pháp mà còn có ý nghĩa trong quá trrình tổ chức thực hiện (hành pháp) và cả trong
quá trình xử lý vi phạm ( tư pháp).
- Có những nguyên tắc mang tính chất Hiến định ( Hiến pháp quy định), có những
nguyên tắc mang tính chất luật định; có nguyên tắc chung (áp dụng cho tổ chức và hoạt
động của cả bộ máy nhà nước) bên cạnh đó cũng có những nguyên tắc riêng (xuất phát từ
những chức năng riêng của từng hệ thống cơ quan, thể hiện tính đặc thù của hệ thống cơ
quan đó, chỉ có cơ quan đó mới chấp hành).
Bên cạnh đó có những tài liệu giáo trình còn phân chia những nguyên tắc trong tổ chức
và những nguyên tắc trong hoạt động riêng ra. Tuy nhiên, cách phân chia này không hợp
lý, thể hiện ở chỗ có những nguyên tắc đồng thời áp dụng cho cả tổ chức và hoạt động
chứ không chỉ đơn thuần cho một khía cạnh nào.
Tóm lại, việc vận dụng những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà
nước là hết sức quan trọng. Việc vận dụng những nguyên tắc khác nhau sẽ cho ra những
mô hình khác nhau.
1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp thực hiện .
Nguyên tắc này về bản chất là xuất phát từ nguyên tắc tập quyền XHCN.
Tập quyền là sự tập trung quyền lực nhà nước vào ai đó (cá nhân, cơ quan). Trong chế độ
phong kiến, bộ máy nhà nước về cơ bản là tổ chức theo nguyên tắc tập quyền chuyên chế
- quyền lực nhà nước tập trung tuyệt đối vào tay vua, hoàng đế. Chính đây là cội nguồn
của sự độc đoán, chuyên quyền (chuyên chế) của chế độ phong kiến. Các tư tưởng về dân
chủ lúc bấy giờ về phương diện lý thuyết đã cực lực phê phán cách tổ chức quyền lực
chuyên chế đó. Dần dần, với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, quyền lực của vua đã bị san
sẻ cho một thiết chế mới được lập ra- Nghị viện (ví dụ Viện nguyên lão ở Anh thế kỷ
XIII). Khi cách mạng tư sản thắng lợi ( thế kỷ XVII- XVIII) thì cùng với sự xác lập
quyền lực nhân dân (dân chủ) là sự thiết lập cơ chế đại nghị – một cơ chế nhà nước tổ
chức theo nguyên tắc phân quyền, phủ định lại nguyên tắc tập quyền chuyên chế phong
kiến. Theo đó, quyền lực nhà nước được phân ra các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp và trao cho ba cơ quan đảm nhiệm tương ứng là Nghị viện, Chính phủ và Tòa án.
Ba nhánh quyền lực này độc lập và đối trọng lẫn nhau – dùng quyền lực để hạn chế
quyền lực. Cơ chế đại nghị (phân quyền) đã khắc phục được sự sự chuyên chế trong tổ
chức nhà nước trước đó và nói theo K. Mác và Ph. Ăng ghen là đã thể hiện sự “phân công
lao đông áp dụng trong cơ chế nhà nước với mục đích đơn giản hóa và kiểm tra”. Tuy
nhiên cơ chế đại nghị do tính độc lập và đối trọng giữa các cơ quan đã làm cho Nghị viện
trên nguyên tắc là cơ quan đại diện quyền lực của nhân dân bị thao túng trở nên hình
thức, dẫn đến triệt tiêu quyền lực nhân dân. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin
đã chủ trương xóa bỏ chế độ đại nghị và thay vào đó (qua kinh nghiệm công xã Pari) là
cơ chế “ tập thể hành động” sau này được khái quát thành nguyên tắc tập quyền xã hội
chủ nghĩa (hay nguyên tắc thống nhất quyền lực) đối lập với nguyên tắc phân quyền
trong tổ chức nhà nước tư sản.
- Nội dung của nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, mọi quyền lực nhà nước của nhân dân (ngoài những quyền được thực hiện
bằng con đường trực tiếp) được nhân dân trao (ủy quyền) cho cơ quan đại diện của nhân
dân, cơ quan quyền lực nhà nước của nhân dân. Đó là các Xô viết (ở Liên xô cũ), Quốc
hội (ở Trung quốc, Việt Nam).
Các cơ quan này nắm giữ các quyền của quyền lực nhà nước thống nhất, có nghĩa là
chúng nắm tất cả các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và giám sát. Các cơ quan đại
diện này (ở trung ương và địa phương) là những cơ quan đại diện quyền lực nhà nước
duy nhất và là hình thức chủ yếu thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân.
Thứ hai: Trong điều kiện hiện tại cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân
(Quốc hội ) do phương thức hoạt động theo kỳ họp và các đại biểu phần đông là kiêm
nhiệm nên chưa thể thực hiện tất cả các quyền thuộc nội dung quyền lực nhà nước, Quốc
hội tự mình vừa lập ra các cơ quan nhà nước khác và phân giao cho chúng thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ nhất định. Điểm mấu chốt là các cơ quan đó (ví dụ như Hội đồng
bộ trưởng, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân) phải chịu sự giám sát (báo cáo công
tác) và chịu trách nhiệm (bị bãi nhiệm, miễn nhiệm) trước cơ quan quyền lực nhà nước.
Tư tưởng “ tập thể hành động” – tập quyền xã hội chủ nghĩa – nói trên đã được áp dụng
xuyên suốt trong tổ chức bộ máy nhà nước các nước xã hội chủ nghĩa Liên xô và Đông
Âu. Ở một vài nước xã hội chủ nghĩa Châu Á thời kỳ đầu đã áp dung nguyên tắc này với
những điều chỉnh cần thiết, thích hợp với mô hình nhà nước dân chủ nhân dân cấp độ
thấp và trung bình. Khi chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa thì cũng nhanh chóng
áp dụng nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa một cách triệt để.
Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, là tổ chức để nhân
dân lao động thực hiện quyền làm chủ của mình. Đó là bản chất, nguồn gốc, sức mạnh và
hiệu lực quản lý của Nhà nước kiểu mới. Do đó, việc khẳng định, phát huy và bảo đảm
quyền lực của nhân dân trong tổ chức và họat động của Nhà nước là vấn đề có tính quy
luật ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tồn tại, phát triển bền vững của chế độ XHCN. Vì
vậy, nguyên tắc này được quán triệt trong tổ chức Bộ máy nhà nước qua các Hiến pháp
nhưng ở các mức độ khác nhau.
- Hiến pháp năm 1946, nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa mới áp dụng bước đầu
(thể hiện ở việc coi Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất, lập ra Chính phủ,
Nội các chịu trách nhiệm trước Nghị viện, thậm chí còn có thể phủ quyết Nghị viện).
- Hiến pháp năm 1959, nguyên tắc này được áp dụng mạnh mẽ (Quốc hội là cơ quan
quyền lực cao nhất, Hội đồng Chính