Khảo sát thể loại ngũ ngôn bát cú trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát

1. Mở đầu Cao Bá Quát ( ) sinh năm 1808 mất năm 1855, tự là Chu Thần ( ), hiệu là Mẫn Hiên ( ) và Cúc Đường ( ). Ông không chỉ là một nhân vật lịch sử mà còn là một tác gia văn học lớn của Việt Nam đầu thế kỉ XIX. Được mệnh danh là Thánh Quát, nổi tiếng với tài “tịch thượng tác”, Cao Bá Quát thành công ở nhiều thể loại: truyện, phú, hát nói, thơ. . . Trong đó, chủ yếu là được viết bằng chữ Hán, đặc biệt là thơ chữ Hán. Với 1212 bài thơ chữ Hán đã được sưu tập, công bố [1], ông trở thành một trong những cây bút sáng tác bằng chữ Hán lớn nhất trong lịch sử văn học dân tộc. Trong 1212 bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát, có tới 230 bài ngũ ngôn bát cú [1], chiếm 19,1%. Ngũ ngôn bát cú (loại thơ gồm 8 câu - bát cú, mỗi câu có 5 tiếng - ngũ ngôn) là một thể loại thơ ca của Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến văn chương thời trung đại Việt Nam. Ngũ ngôn bát cú có hai dạng: cổ thể và cận thể. Ngũ ngôn bát cú cổ thể là loại thơ có từ trước thời nhà Đường của Trung Quốc (cổ phong), chỉ đảm bảo về số lượng 8 câu, mỗi câu 5 chữ; không có quy tắc chặt chẽ về vần, đối, niêm, luật. . . Ngũ ngôn bát cú cận thể là một trong những thể loại của Đường luật (còn gọi là cách luật, cận thể) được làm theo quy định chặt chẽ của luật thơ Đường luật, cho nên còn gọi là ngũ ngôn luật thi (ngũ luật). Trong số 230 bài ngũ ngôn bát cú của Cao Bá Quát có 01 bài tác giả ghi rõ sáng tác theo thể cổ phong ngay từ nhan đề bài thơ. Tuy nhiên, số còn lại, không phải bài nào cũng theo thể Đường luật. Khảo sát về vần, niêm, luật, đối của các bài thơ ngũ ngôn bát cú của Cao Bá Quát góp phần cho thấy sở trường và phong cách Cao Bá Quát trong văn chương.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thể loại ngũ ngôn bát cú trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 18-24 This paper is available online at KHẢO SÁT THỂ LOẠI NGŨ NGÔN BÁT CÚ TRONG THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT Nguyễn Thị Tính Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Trong 1212 bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát, có tới 230 bài ngũ ngôn bát cú. Kết quả thống kê, khảo sát cho thấy Cao Bá Quát có đến gần phần nửa số bài ngũ ngôn bát cú vượt ra ngoài quy tắc chặt chẽ của Đường luật. Điều này góp phần khẳng định sự phóng túng, cá tính sáng tạo và tài hoa của Cao Bá Quát. Từ khóa: Cao Bá Quát, thơ chữ Hán, ngũ ngôn bát cú, Đường luật. 1. Mở đầu Cao Bá Quát ( ) sinh năm 1808 mất năm 1855, tự là Chu Thần ( ), hiệu là Mẫn Hiên ( ) và Cúc Đường ( ). Ông không chỉ là một nhân vật lịch sử mà còn là một tác gia văn học lớn của Việt Nam đầu thế kỉ XIX. Được mệnh danh là Thánh Quát, nổi tiếng với tài “tịch thượng tác”, Cao Bá Quát thành công ở nhiều thể loại: truyện, phú, hát nói, thơ. . . Trong đó, chủ yếu là được viết bằng chữ Hán, đặc biệt là thơ chữ Hán. Với 1212 bài thơ chữ Hán đã được sưu tập, công bố [1], ông trở thành một trong những cây bút sáng tác bằng chữ Hán lớn nhất trong lịch sử văn học dân tộc. Trong 1212 bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát, có tới 230 bài ngũ ngôn bát cú [1], chiếm 19,1%. Ngũ ngôn bát cú (loại thơ gồm 8 câu - bát cú, mỗi câu có 5 tiếng - ngũ ngôn) là một thể loại thơ ca của Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến văn chương thời trung đại Việt Nam. Ngũ ngôn bát cú có hai dạng: cổ thể và cận thể. Ngũ ngôn bát cú cổ thể là loại thơ có từ trước thời nhà Đường của Trung Quốc (cổ phong), chỉ đảm bảo về số lượng 8 câu, mỗi câu 5 chữ; không có quy tắc chặt chẽ về vần, đối, niêm, luật. . . Ngũ ngôn bát cú cận thể là một trong những thể loại của Đường luật (còn gọi là cách luật, cận thể) được làm theo quy định chặt chẽ của luật thơ Đường luật, cho nên còn gọi là ngũ ngôn luật thi (ngũ luật). Trong số 230 bài ngũ ngôn bát cú của Cao Bá Quát có 01 bài tác giả ghi rõ sáng tác theo thể cổ phong ngay từ nhan đề bài thơ. Tuy nhiên, số còn lại, không phải bài nào cũng theo thể Đường luật. Khảo sát về vần, niêm, luật, đối của các bài thơ ngũ ngôn bát cú của Cao Bá Quát góp phần cho thấy sở trường và phong cách Cao Bá Quát trong văn chương. Ngày nhận bài 11/11/2013. Ngày nhận đăng 25/03/2014. Liên lạc Nguyễn Thị Tính, e-mail: nguyentinhsp2@yahoocom.vn 18 Khảo sát thể loại ngũ ngôn bát cú trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Về vần Theo khảo sát của chúng tôi, Cao Bá Quát chủ yếu dùng vần bằng. Trong số 230 bài ngũ ngôn bát cú, chỉ có 4 bài dùng vần trắc. Dù số lượng bài vần trắc ít ỏi (1,7%), nhưng đó cũng đã là một con số đáng quý, vì gieo vần trắc là thách đố ghê gớm trong sáng tác thi ca. Có 134 bài dùng chính vận (vần chính), chiếm 58,3%; 96 bài dùng thông vận (vần thông) chiếm 41,7%. Có 226 bài trốn vần (4 vần - thiếu vần ở câu 1), chiếm 86,9%. Chỉ có 4 bài đủ vận (5 vần), chiếm 3,1 %. Điều này cho thấy Cao Bá Quát đặc biệt thích hình thức trốn vần. Như vậy, ngay ở cách gieo vần trong thơ ngũ ngôn bát cú của Cao Bá Quát đã phần nào cho thấy sự phóng túng của tác giả trong sáng tác. 2.2. Về niêm, luật Có hai cơ sở chính để chúng tôi khảo sát niêm, luật của ngũ ngôn bát cú trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát. - Thứ nhất, căn cứ vào chữ thứ 2 của câu thứ nhất để xác định luật của bài thơ. Nếu chữ thứ 2 của câu 1 là thanh trắc thì bài thơ sáng tác theo luật trắc; là thanh bằng thì bài thơ sáng tác theo luật bằng. Theo căn cứ này, chúng tôi thấy Cao Bá Quát “ưa” dùng luật trắc. Có tới 177/230 bài thơ ngũ ngôn bát cú viết theo mô hình luật trắc (chiếm 76,9%). Số bài sáng tác theo luật bằng chỉ có 53 bài (23,1%). - Thứ hai là căn cứ về quy tắc 4 cặp niêm trong bài thất ngôn (hay ngũ ngôn) bát cú và quy tắc “nhị tứ lục phân minh”. Về quy tắc niêm, bài bát cú chính niêm có 4 cặp niêm (câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7). Trong cùng 1 cặp niêm, chữ thứ 2 của câu này phải giống về thanh chữ thứ 2 của câu kia (cùng thanh bằng hoặc cùng thanh trắc). Về quy tắc “nhị tứ lục phân minh”, các chữ thứ 2, 4, 6 trong câu phải tuân thủ quy tắc về thanh (nếu chữ thứ 2 là thanh bằng thì chữ thứ 4 là thanh trắc, chữ thứ 6 là thanh bằng; nếu chữ thứ 2 là thanh trắc thì chữ thứ 4 là thanh bằng, chữ thứ 6 là thanh trắc; các chữ 3, 5, 7 có thể tự do về thanh, đáng bằng có thể đổi thành trắc, đáng trắc có thể đổi thành bằng). Căn cứ theo quy tắc “nhị tứ lục phân minh”, chúng tôi thấy Cao Bá Quát có tới 70/230 bài phá vỡ quy tắc này, khiến cho 70/230 bài thơ ngũ ngôn bát cú thất niêm (chiếm 30,4%). Trong đó: * Số lượng câu phá vỡ quy tắc “nhị tứ lục phân minh”: + Số bài có 1 câu là: 45 bài + Số bài có 2 câu là: 8 bài + Số bài có 3 câu trở lên là: 17 bài. * Thứ tự câu phá vỡ quy tắc: 19 Nguyễn Thị Tính Thứ tự các câu đều có sự phá vỡ quy tắc này: + Phá vỡ quy tắc ở câu 1: 8 bài + Phá vỡ quy tắc ở câu 2: 13 bài + Phá vỡ quy tắc ở câu 3: 26 bài + Phá vỡ quy tắc ở câu 4: 14 bài + Phá vỡ quy tắc ở câu 5: 17 bài + Phá vỡ quy tắc ở câu 6: 13 bài + Phá vỡ quy tắc ở câu 7: 42 bài + Phá vỡ quy tắc ở câu 8: 12 bài. Như vậy, sự phá vỡ quy tắc “nhị tứ lục phân minh” trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát xuất hiện ở tất cả các câu, song chủ yếu là ở câu 3 và câu 7, nhất là câu 7. Việc phá vỡ quy tắc “nhị tứ lục phân minh” kéo theo sự phá vỡ hệ thống niêm trong bài thơ. Trong đó: + Có 45 bài thất niêm 1 cặp câu. + Có 9 bài thất niêm 2 cặp câu. + Có 16 bài thất niêm 3 hoặc cả 4 cặp câu. Trong những bài thất niêm, thất luật, chúng tôi phát hiện thấy một số trường hợp đặc biệt. Thứ nhất là hiện tượng phá vỡ gần như hoàn toàn quy tắc niêm trong cả bài. Chẳng hạn: Du vân vị hữu quy, Đán mộ bất đắc nhàn. Phong tòng hà phương lai? Xuy nhập tằng phong gian. Tứ hải dĩ vọng vũ, Ngũ lôi trường bế san Cử thủ thị thiên biểu, Nguyện ngôn túng cao phan. (Du vân ) (Đám mây trôi chưa biết về đâu,/ Sớm chiều coi tất tả./ Gió từ phương nào đến?/ Thổi lùa vào giữa những ngọn núi./ Bốn bể đã mong mưa rồi,/ Sao phép ngũ lôi còn giữ kín mãi trong núi?/ Ta ngẩng đầu lên nhìn tận ngoài trời,/ Những muốn vin (mây) mà lên cao mãi.) Thứ hai là dấu hiệu “chơi” thanh điệu khá rõ rệt. Có bài các chữ thứ 2, thứ 4 luôn đối nhau về thanh (trừ câu 6) nhưng vẫn không theo quy tắc Đường luật khiến cả bài thất niêm: Mang lí vị ưng nhàn, 20 Khảo sát thể loại ngũ ngôn bát cú trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát Mộng trung thuỳ tự ngụ. Thả lộng hảo xuân quang, Kim tình minh nhật vũ. Ngã bối phục thanh cuồng, Thi văn đắc tân thú. Tương đối hữu dư tình, Nhan sắc như quỳnh thụ. (Tục đề Thận Tư học quán, hựu thứ Phương Đình vận cửu thủ. (Thời đồng Đốc học Vũ Hoán Phủ tiên sinh túc thử, dạ dữ Phương Đình, (Thận Tư liên xướng giả - Kỳ nhị ) (Bận rộn chưa nhàn được,/ Trong mơ ai tự tỉnh?/ Hãy đùa với ánh sáng tươi đẹp của mùa xuân,/ Hôm nay tạnh, ngày mai mưa./ Bọn ta lại ngông nghênh phóng túng,/ Lại có được hứng thú mới về thơ văn./ Nhìn nhau thật nồng nàn,/ Dáng vẻ như cây quỳnh.) Có bài bát cú nhưng có đến 7 câu mà chữ thứ 2 là thanh trắc: Thiên địa hữu tư sơn, Vạn cổ hữu tư tự. Phong cảnh dĩ kì tuyệt, Nhi ngã diệc lai thử. Ngã dục đăng cao sầm, Hạo ca kí vân thuỷ. Hữu ước nãi vi tư, Phàm sự đại đô nhĩ! (Quá Dục Thuý sơn ) (Trời đất đã có núi này,/ Muôn thủa có chùa này./ Phong cảnh đã kì tuyệt,/ Mà lại có thêm ta đến đây./ Ta muốn trèo lên đỉnh núi cao ngất kia, / Hát vang để gửi tấm lòng vào mây nước./ Ước ao thế mà không được như nguyện,/ Đại phàm mọi việc đều thế cả.) Có bài bát cú có đến 6 câu các chữ thứ 2, thứ 4 đều là thanh bằng (trừ câu 5 và câu 7): Tư quân thúc vong dạ, Xuất môn kiến minh nguyệt. Nguyệt quang thượng bồi hồi, Ngã lai chính siêu hốt. 21 Nguyễn Thị Tính Tức tức hàn cùng ngâm, Vi vi lương phong phát. Nỗ lực ái minh sưu, Thanh thu toạ tiêu yết. (Bộ nguyệt đồng Phạm Hoà Phủ ) (Nhớ anh quá quên cả đêm đã đến,/ Ra cửa thấy trăng sáng./ Ánh trăng còn bồi hồi,/ Tôi đến lúc (vầng trăng) hãy còn xa./ Tiếng dế lạnh lùng than rền rĩ,/ Gió nhẹ nổi lên hây hẩy mát./ Gắng sức ưa kiếm tìm những ý cao sâu,/ Mùa thu trong trẻo (chúng mình) ngồi nghỉ ngơi.) Thêm nữa, chúng tôi còn tìm thấy một số câu sử dụng toàn thanh bằng hoặc toàn thanh trắc: - Phong tòng hà phương lai? (. . . ) Tứ hải dĩ vọng vũ. (Du vân ) (Gió từ phương nào đến,/ (. . . ) Bốn bể đã mong mưa rồi.) - Đối thử phục tự thích (Trước cảnh ấy lòng lại tự thích nghi) (Đề Trần Thận Tư học quán, thứ Phương Đình vận, kì bát ) - Đồng tử khởi bất trí (Chú bé không phải là không khôn) (Đồng tử mục đường lang ) Tiểu kính kí viễn khiếp (Chiếc gương nhỏ đã gửi vào trápngười đi xa) (Tự quân chi xuất hĩ ) Khát ẩm tửu nhất đẩu. (Thì hãy uống cạn một đấu rượu!) (Ngẫu cảm ) Giai đoạn sau, kiểu câu toàn thanh bằng hoặc toàn thanh trắc này xuất hiện trong thơ quốc ngữ của các nhà thơ hiện đại: Sương nương theo trăng ngừng lưng trời, Tương tư nâng lòng lên chơi vơi. 22 Khảo sát thể loại ngũ ngôn bát cú trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát (Nhị hồ - Xuân Diệu) hay: Trời buồn làm gì trời rầu rầu, Anh yêu em xong anh đi đâu? Lắng tiếng gió, suối, thấy tiếng khóc, Một bụng một dạ một nặng nhọc. Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi, Nghĩ mãi gỡ mãi lỗi vẫn lỗi. Thương thay cho em căm thay anh, Tình hoài càng ngày càng tày đình. (Tình hoài - Thế Lữ) Những điều đó cho thấy Cao Bá Quát đã có sự thử nghiệm các kiểu hình thức mới, phá vỡ các nguyên tắc gò bó của Đường luật. Thơ ông tạo ra nhiều sự “phá phách” đối với thể thơ truyền thống. 2.3. Về đối Đối trong thơ Đường luật đòi hỏi sự sóng đôi trên cả ba phương diện: thanh, từ loại, ý nghĩa. Đó là một kiểu tạo nghĩa, tạo sự cân xứng cho bài thơ. Đối được xem là nét độc đáo nhưng cũng khó làm và phức tạp nhất trong Đường luật. Bài ngũ ngôn bát cú có 2 cặp đối: đối câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6. Khảo sát ngũ ngôn bát cú trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát, chúng tôi thấy hiện tượng đối có rất nhiều “vấn đề” thú vị. Tổng số các cặp thực tế có đối của 230 bài ngũ ngôn bát cú là 414 cặp. Trong đó: - Đối chỉnh (đối ý, từ loại, thanh) là: 299 cặp (73,6%) - Đối khoan (cốt đối ý, không đối từ loại hoặc thanh) là: 115 cặp (26,4%).14/6/2014 Việc đối khoan trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát một phần do hiện tượng thất niêm. Phần khác, do ở nhiều bài thơ, Cao Bá Quát đã lấy ý làm trọng. Vị trí các cặp đối trong 230 bài ngũ ngôn bát cú của Cao Bá Quát cũng xuất hiện nhiều hiện tượng. Những bài đối đúng theo yêu cầu của Đường luật và không đúng theo yêu cầu của Đường luật có tỉ lệ gần 50 - 50. Điều này khá ấn tượng. Cụ thể: số bài đối đúng theo yêu cầu của Đường luật (có 2 cặp đối: câu 3 - 4 và câu 5 - 6) là: 118 bài (51,3%) Những bài đối không đúng theo yêu cầu của Đường luật 112 bài (48,7%). Trong đó: - Số bài không có cặp đối nào: 24 bài - Số bài có 1 cặp đối: 71 bài - Số bài có 2 cặp đối (1- 2, 3 - 4 hoặc 1- 2, 5 - 6): 11 bài. Khảo sát vị trí các cặp đối trong thơ ngũ ngôn bát cú của Cao Bá Quát, chúng tôi còn chú ý đến hiện tượng có đối ngay ở cặp câu 1 - 2. Có 45/230 bài có đối ngay từ hai câu mở đầu bài thơ này. Trong đó: - Đối câu 1- 2 kết hợp với đối đúng quy định của Đường luật (đối ở câu 3 - 4, và 5 – 6) khiến 1 bài ngũ ngôn bát cú của Cao Bá Quát có 3 cặp đối là 34 bài. 23 Nguyễn Thị Tính - Đối câu 1 - 2 kết hợp với lối đối lệch chuẩn của Đường luật (chỉ có 1 cặp đối ở câu 3 - 4 hoặc 5 -6) khiến bài ngũ ngôn bát cú của Cao Bá Quát vẫn có đủ 2 cặp đối, nhưng sai quy tắc Đường luật là 11 bài. Các hình thức không dùng đối, đối cả ở cặp câu 1 - 2, hoặc dùng khoan đối cho thấy thể ngũ ngôn bát cú trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát nhiều bài khá “tự do”, thể hiện tính cách phóng khoáng, vượt ra ngoài khuôn khổ của Cao Bá Quát. Rõ ràng, Cao Bá Quát đã có sự thử nghiệm thơ có cấu tạo hình thức khác lạ với quy chuẩn Đường luật (chủ nghĩa hình thức). Hình như ông đã có chủ ý tạo ra một dạng thức trình bày bài thơ để cùng một lúc, một mặt tác động vào thị giác và thính giác khi viết trên giấy hoặc đọc ngâm, một mặt thể hiện cảm xúc ngôn ngữ theo kết cấu đó. Ở những bài thơ có “dấu hiệu” lạ trên, Cao Bá Quát đã có sự chú ý cao đến cái dùng để biểu đạt. 3. Kết luận Kết quả khảo sát niêm luật cho thấy Cao Bá Quát rõ ràng khó tuân thủ theo nguyên tắc gò bó của Đường luật. Thể ngũ ngôn bát cú trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát chứng tỏ Cao Bá Quát chịu ảnh hưởng rõ rệt tính quy phạm về thể loại. Tuy nhiên, do tính cách phóng túng, cá tính sáng tạo nên ông có đến gần phần nửa số bài ngũ ngôn bát cú vượt ra ngoài quy tắc chặt chẽ của Đường luật. Một số bài ngũ ngôn bát cú của ông có tính chất thơ cổ phong, rất tự do, không có niêm luật trong toàn bài. Đây cũng là một thể hiện cho sự cách tân thơ chữ Hán Cao Bá Quát và là bước đầu dự báo cho sự phá cách của cả một thế hệ, đưa đến phong trào tiếp nhận các thể thơ tự do của phương Tây sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Căn cứ theo Cao Bá Quát toàn tập, hai tập, (Mai Quốc Liên chủ biên, 2004, 2012), Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội. Sách công bố 1212 bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát. Các trích dẫn thơ Cao Bá Quát trong bài đều theo sách này. [2] Trần Thị Kim Anh - Hoàng Hồng Cẩm, 2010. Các thể văn chữ Hán Việt Nam. Nxb. Khoa học Xã hội. [3] Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức, 2006. Thơ ca Việt Nam - Hình thức và thể loại (In lần thứ 5). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, 1997. Về thi pháp thơ Đường. Nxb Đà Nẵng. ABSTRACT An analyzation of Cao Ba Quat’s five word-eight line poetry in Han Chinese In 1212 Cao Ba Quat wrote 230 five word-eight line verse poems in Han Chinese, with more than a half of these poems exceeding the austere rules set for Tang Poetry. It contributes to the assertion that Cao Ba Quat’s behavior was loose, his personality creative and his talent exquisite. 24
Tài liệu liên quan