Chính sách cứu nạn trên biển của nhà Nguyễn đối với người nước ngoài dưới thời vua Gia Long (1802 - 1820) và Minh Mạng (1820 - 1841)

Vùng biển Đông Việt Nam là khu vực chịu nhiều thiên tai bão tố, trong lịch sử cũng đã ghi chép rất nhiều về vấn đề thiên tai khu vực ven biển Việt Nam. Đồng thời, trong lịch sử khi mà kỹ thuật đi biển nói chung còn chưa phát triển, nhất là phương tiện đi biển còn thô sơ, khó chống đỡ nổi những cơn bão ngoài biển khơi. Cho nên, thuyền bè các nước đi qua khu vực Biển Đông thường gặp nạn, chính vì vậy trong lịch sử Việt Nam các triều đại đã thực hiện chính sách cứu nạn trên biển, nhất là thời kỳ nhà Nguyễn. Bài viết này chủ yếu khảo cứu về chính sách cứu nạn trên biển đối với người nước ngoài dưới hai thời vua Gia Long (1802 - 1820) và thời Minh Mạng (1820 - 1841). Trong đó chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc cứu nạn trên biển đối với người nước ngoài không chỉ thể hiện tính nhân văn của chính quyền nhà Nguyễn, mà còn thể hiện việc thực thi hoạt động chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông trong lịch sử

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách cứu nạn trên biển của nhà Nguyễn đối với người nước ngoài dưới thời vua Gia Long (1802 - 1820) và Minh Mạng (1820 - 1841), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi V ùng biển Đông Việt Nam là khu vực chịu nhiều thiên tai bão tố, trong lịch sử cũng đã ghi chép rất nhiều về vấn đề thiên tai khu vực ven biển Việt Nam. Đồng thời, trong lịch sử khi mà kỹ thuật đi biển nói chung còn chưa phát triển, nhất là phương tiện đi biển còn thô sơ, khó chống đỡ nổi những cơn bão ngoài biển khơi. Cho nên, thuyền bè các nước đi qua khu vực Biển Đông thường gặp nạn, chính vì vậy trong lịch sử Việt Nam các triều đại đã thực hiện chính sách cứu nạn trên biển, nhất là thời kỳ nhà Nguyễn. Bài viết này chủ yếu khảo cứu về chính sách cứu nạn trên biển đối với người nước ngoài dưới hai thời vua Gia Long (1802 - 1820) và thời Minh Mạng (1820 - 1841). Trong đó chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc cứu nạn trên biển đối với người nước ngoài không chỉ thể hiện tính nhân văn của chính quyền nhà Nguyễn, mà còn thể hiện việc thực thi hoạt động chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông trong lịch sử. 1. sự ra đời của chính sách cứu nạn của nhà nguyễn đối với người nước ngoài Trong lịch sử dân tộc, biển luôn giữ một vai trò quan trọng đối với các triều đại phong kiến. Từ cư dân của các nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Champa tới các triều đại phong kiến Đinh, Lý, Trần, Lê đã vươn ra làm chủ biển khơi. Ở thế kỷ XVII, dưới thời kỳ trị vì của các chúa Nguyễn, các ghi chép về tai nạn trên biển xuất hiện còn khá khiêm tốn. Trong bản Toàn tập An Nam lộ do một nhà Nho thời Lê sao chép có ghi rõ niên đại Chính Hòa 7 (1686) phần bản đồ Phủ Quảng Ngãi có chú thích bằng chữ Nôm: “Bãi cát vàng phỏng dài CHÍNH SÁCH CỨU NẠN TRÊN BIỂN Của NHÀ NGUYỄN ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI DƯỚI THỜI VUa GIa LONG (1802 - 1820) VÀ MINH MẠNG (1820 - 1841) ? phẠm thị thƠm* * Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 400 dặm, rộng 20 dặm, ở giữa biển khoảng từ cửa biển Đại Chiêm kéo đến cửa biển Quyết Mông. Gió tây nam thuyền đi vào trong sẽ mắc cạn, gió đông bắc mà thuyền đi lại cũng bị tắc lại ở đó. Đều bị chết đói, của cải phải bỏ lại”.1 Sau đó trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn viết: “Các thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này (Hoàng Sa)”.2 Tuy nhiên thời kỳ này các ghi chép chủ yếu ghi lại sự việc các vụ đắm tàu trong khi đó hoạt động quan trọng là cứu người bị nạn lại không thấy được ghi chép cụ thể. Trong Đại Nam thực lục tiền biên, các sự việc cứu giúp người bị nạn trên biển được ghi chép không nhiều và khá sơ lược.3 Những ghi chép của Đỗ Bá đã cho thấy các chúa Nguyễn chưa có “sự can thiệp đáng kể nào” đối với các thuyền buôn và thương nhân bị nạn trên vùng quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa. Qua đó càng thấy rằng sự quan tâm và các hoạt động cứu nạn thời kỳ này của triều đình đã dần hình thành nhưng chưa trở thành chính sách cụ thể, các hoạt động cứu nạn còn lẻ tẻ, chưa tập trung. 49Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi Dưới triều Nguyễn thời kỳ Gia Long - Minh Mạng, nhận thức về vị thế biển được nâng lên thêm một bước với việc đề ra các chính sách cụ thể và toàn diện dành riêng cho những người bị nạn trên biển. Cả hai vị vua này đều coi trọng biển, ý thức về biển của hai người không chỉ bó hẹp trong việc phát triển ngoại thương mà còn bao gồm cả ý thức về chủ quyền trên biển, mối quan hệ bang giao với các nước và lòng nhân đạo giữa con người với con người. Vua Gia Long cho rằng: “thiên tai lưu hành xưa nay đời nào cũng có”, vì vậy “giúp người cùng thương kẻ thiếu là việc đầu tiên của lòng nhân chính”.4 Năm 1803, Gia Long năm thứ 2 chuẩn định rằng: “Những thuyền buôn bị bão, vỡ thuyền, của cải mất hết, đó là nhà buôn bị nạn. Quan sở tại nên căn cứ vào số nhân khẩu trong thuyền là bao nhiêu mà cấp phát cho mỗi người một tháng lương thực của công để những người buôn bán đó độ nhật, chờ khi thuận gió cho được tùy tiện (ở lại hay đi)”.5 Tiếp nối những tư tưởng của vua Gia Long, tới đời vua Minh Mạng, các chính sách cứu nạn biển tiếp tục được hoàn thiện. Năm Canh Thìn đời Minh Mạng thứ nhất (1820) chiếu rằng: “Thương người bị nạn để rõ chính sách nhân từ. Vả đường biển gian hiểm, sóng gió khó lường, gần đây quan quân dân chúng hoặc đi việc công hoặc đi buôn bán, lợi hiểm lặn sâu đều là bất đắc dĩ cả bỗng gặp nạn gió, người sống thì không nơi nương tựa, người chết không ai liệm bọc, xét soi thấy thế, rất đáng xót thương”.6 Có thể thấy thời kỳ này các ghi chép về những vụ đắm tàu và sự giúp đỡ của triều đình xuất hiện nhiều hơn so với thời các chúa Nguyễn. Tới thời kỳ trị vì của vua Minh Mạng, mọi vụ đắm tàu đều được triều đình chẩn cấp trừ những người phạm tội, vua yêu cầu các quan địa phương phải hỏi rõ thông tin về những nạn nhân bị nạn để đưa ra mức chẩn cấp phù hợp. Những quy định trong chính sách giúp người bị nạn của vua Gia Long và Minh Mạng đã cho thấy một bước tiến dài kể từ thời chúa Nguyễn. Thời kỳ này, chính sách cứu nạn đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong các chính sách hướng về biển khơi, trong hoạt động xác lập chủ quyền trên biển thông qua chính sách cứu giúp người bị nạn. Bên cạnh đó, Gia Long và Minh Mạng còn coi các hoạt động cứu nạn là “chính sách ngoại giao gián tiếp” với các nước trên thế giới qua đó cho thấy tư tưởng nhân đạo “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Đây là tư tưởng, tầm nhìn chính trị hoàn toàn mới và chưa hề xuất hiện trong các triều đại trước ở nước ta. Tiếp thu những tư tưởng này của Gia Long - Minh Mạng, từ những đời vua kế vị về sau, thời nào chính sách cứu giúp người bị nạn trên biển cũng được triều đình chú trọng và triển khai hiệu quả. Các ghi chép trong Đại Nam thực lục Chính biên đã cho thấy tư tưởng này của vua Gia Long và Minh Mạng đã thực sự trở thành một phần không thể thiếu trong các chính sách liên quan tới biển của triều Nguyễn suốt 150 năm tồn tại. Nghiên cứu - Trao đổi Địa điểm xảy ra tai nạn dưới thời vua Gia Long - Minh Mạng: Qua khảo cứu một số bộ sử của nhà Nguyễn và các tư liệu khác thì vùng biển Việt Nam trải khắp ba kỳ đều có tàu thuyền bị nạn nhưng nhiều hơn cả là ở khu vực Trung Kỳ và quanh các đảo xa bờ. Năm Gia Long thứ 8 (1809), 65 chiếc thuyền vận tải của Bắc thành gặp gió ở ngoài phần biển Nghệ An7 hay năm Gia Long thứ 9 (1810) thuyền buôn ở cửa Eo (cửa Thuận An) và cửa Tư Dung bị chìm đắm, nhân dân có người chết đuối.8 Thời vua Minh Mạng khu vực này cũng đã nhấn chìm rất nhiều thuyền bè qua lại. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826) thuyền vận tải của Quảng Bình gặp bão bị vỡ ở bờ biển Quảng Trị9, sang tới năm sau, Đại Nam thực lục chính biên tiếp tục ghi nhận thêm vụ đắm 16 thuyền vận tải ở vùng biển Vũng Chùa (thuộc Quảng Bình) do bão.10 Qua những ghi nhận của Quốc sử quán, các thuyền bè sau khi bị bão hay mắc cạn có xu hướng trôi dạt nhiều vào ven biển Trung Kỳ.11 Trên các đảo xa bờ, nhiều vụ tai nạn do va chạm phải đá ngầm cũng đã được ghi chép tỉ mỉ và chính xác. Theo Châu bản triều Nguyễn ở Cục Lưu trữ Trung ương I hiện nay vẫn còn lưu giữ được một số bản ghi chép của Quốc sử quán liên quan tới các vụ đắm tàu ở Hoàng Sa. Tiêu biểu phải kể đến bản tâu của thủ ngữ cảng Đà Nẵng ngày 27 tháng 6 năm 1830 (năm Minh Mạng thứ 11) do thuyền trưởng Đô-ô-chi-ly (thuyền trưởng tàu buôn Pháp Ê-đoa) cung cấp thông tin rằng: “Ngày 20 tháng 6 năm 1930 thuyền buôn của triều đình do Lê Quang Quỳnh và các thủy thủ đoàn rời cảng Đà Nẵng đi Lữ Tống - Manila - Philippines đến canh hai ngày 21 tháng 6 đụng phải đá ngầm ở phía tây Hoàng Sa, thuyền bị ngập nước”.12 Sau đó trường hợp bị nạn của Thái Đình Lan năm Minh Mạng thứ 16 (1835) trên đảo Cù Lao Chàm tiếp tục là minh chứng cho sự nguy hiểm của thiên tai thời tiết trên các đảo. Ngoài các châu bản và các tập du hí của người nước ngoài, trong các bộ sử chính thống của triều Nguyễn cũng đề cập tới các vụ đắm tàu ở Hoàng Sa. Minh Mạng chính yếu năm thứ 17 chép: “Thuyền buôn nước Anh Cát Lợi gặp gió bão ở vùng đảo Hoàng Sa tạm ghé vào địa phận tỉnh Bình Định, trên thuyền có khoảng hơn 50 người.13 Sau đó, năm Minh Mạng thứ 20 (1837), Đại Nam thực lục chính biên tiếp tục ghi nhận các trường hợp đắm tàu ở Hoàng Sa như trường hợp của Phạm Văn Biện bị bão, sóng gió đánh chìm thuyền bè ở Hoàng Sa.14 Nạn nhân bị nạn dưới thời vua Gia Long - Minh Mạng: Trong các thư tịch của triều Nguyễn, chính sách cứu giúp người bị nạn được quy định rõ ràng với từng đối tượng và được thực hiện khá triệt để. Nạn nhân phần lớn là những người buôn bán trong nước, các thương nhân người Hoa, người Xiêm, người Chân Lạp, người Vạn Tượng, người Anh và người Pháp. Một bộ phận nhỏ là những binh lính, dân phu đi làm việc công, các quan lại hay các sứ thần của các nước gặp nạn và được triều đình cứu giúp. Bổ sung những thiếu sót từ thời vua Gia Long, tới thời vua Minh Mạng chính sách cứu nạn người trên biển đã dần hoàn thiện và tiếp tục được các đời vua về sau áp dụng. Các chính sách chuẩn cấp của vua Minh Mạng đã cho thấy các mức rõ ràng đối với từng đối tượng. Với các quan lại binh lính của triều đình 50 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi đi làm việc công bao giờ cũng được ưu tiên cấp tuất nhiều hơn, mức chẩn cấp của dân chúng phụ trách việc vận tải của triều đình cũng cao hơn dân buôn. Các chính sách cứu nạn đối với các sứ thần quan lại được triều đình quan tâm và dành nhiều ưu đãi, đôi khi còn chuẩn bị từ nơi ăn uống, nghỉ ngơi cho tới việc hộ tống về nước. Tuy nhiên qua khảo cứu có thể thấy rằng quy định chẩn cấp cho từng đối tượng trên của triều đình được thực hiện mang tính chất tương đối và tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể cũng như đối tượng bị nạn là người nước nào. Qua các ghi chép của Quốc sử quán triều Nguyễn trong các lần chẩn cấp cứu giúp người bị nạn triều đình thường được cấp nhiều hơn quy định ban đầu đối với các người bị nạn nước ngoài, đặc biệt là người Thanh. 2. Quá trình triển khai và ý nghĩa chính sách cứu nạn dưới triều vua gia long - minh mạng Phần lớn các nạn nhân trong chính sách cứu nạn trên biển của triều Nguyễn là các thuyền buôn và quan quân nước ngoài. Qua ghi chép về những ân cấp của triều Nguyễn đối với người nước ngoài, có thể thấy triều đình còn phân biệt rõ đối tượng người nước ngoài là người Thanh, người Xiêm, người Chà Và hay người phương Tây. Các ghi chép cũng cho thấy nạn nhân trong các vụ đắm tàu là người Thanh chiếm 1 số lượng đáng kể và triều đình cũng dành nhiều ưu ái hơn với đối tượng này. Sở dĩ có sự khác biệt này là do chính sách bế quan tỏa cảng cùng nhu cầu kiểm soát chủ quyền biển đảo trong thời kỳ có nhiều biến động phức tạp từ bên ngoài. Đối với nạn nhân là người phương Tây: Năm 1804, Chính phủ Anh sai sứ đến xin thông thương ở Việt Nam và cho người Anh cư trú ở Đà Nẵng nhưng không được vua Gia Long chấp thuận.15 Tương tự với người Anh, tới cuối thời Gia Long, quan hệ Việt - Pháp đã bị hạn chế chỉ trong phạm vi buôn bán. Năm 1817, khi chiến hạm Cybèle cập bến Đà Nẵng và liên lạc với những đại diện của Pháp tại Huế (Chaigneau và Vainnier) mong muốn tiếp kiến vua Gia Long nhưng vua đã lấy cớ phái viên nước Pháp không có quốc thư nên không cho gặp.16 Sang đời Minh Mạng, các hoạt động giao thiệp với phương Tây càng trở nên hạn chế hơn. Hai triều vua Gia Long và Minh Mạng đã thực hiện chính sách đối ngoại khá chặt chẽ với phương Tây, họ đã khước từ hơn 30 đoàn ngoại giao và ngoại thương muốn đặt quan hệ với nước ta. Vua Minh Mạng từng giải thích về các chính sách này rằng: “Bản triều ta đối với người Tây phương họ đến cũng không cự, họ đi cũng không theo, chỉ đối đãi như người đi dịch thôi. Thuyền Tây dương đến, không cho tiếp xúc với dân địa phương, bán hàng xong thì đi, kiểm soát chặt chẽ”.17 Tuy vậy dù hạn chế quan hệ trong các hoạt động buôn bán, ngoại giao nhưng triều đình vẫn sẵn sàng cứu giúp các thuyền buôn, thuyền công người Pháp, người Anh bị nạn trên vùng biển Việt Nam bởi Gia Long từng nói: “Thương xót kẻ bị nạn là việc phải làm trước của chính sách nhân từ”.18 Đối với các nạn nhân bị nạn là người Anh và người Pháp, dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng triều đình đều ban phát tiền và gạo rồi cho họ trở về nước, hạn chế việc lên bờ buôn bán. Vua Minh Mạng năm thứ 7 có chỉ: “Lần ấy 51Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng 52 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi thuyền buôn nước Anh đỗ ở hải phận trấn Bình Thuận chạm phải chỗ nông cạn thuyền bị vỡ mà hàng hóa còn. Ta nghĩ bọn ấy đã là nhà bị nạn đáng nên thương xót nhưng nước ở ngoài phương xa cũng không nên để đi lại tự do. Nay cho thành Gia Định cấp tốc châm chước liệu bắt thuyền to hoặc thuyền đại dịch 1 chiếc hay 2 chiếc thủy thủ thuyền hộ phải am hiểu đường đi biển tới Hạ Châu Tân-gia-ba để nước ấy biết triều đình ta có ý thương xót đến thuyền buôn bị nạn”.19 Trường hợp đối với người Pháp cũng được triều đình cứu giúp tương tự. Năm Minh Mạng thứ 11 (1830), thuyền buôn Đô-ô- chi-ly bị bão chìm ở hải phận Đà Nẵng, Minh Mạng sai tỉnh Quảng Trị cấp cho 100 quan tiền, 50 phương gạo đồng thời tìm cách đưa họ về nước.20 Chỉ có một số ít trường hợp nạn nhân bị nạn trên các đảo hoặc các vụ tai nạn nghiêm trọng mới được triều đình cho ở lại và chẩn cấp có phần ưu hậu hơn. Hội điển ghi chép rất chi tiết về sự kiện thuyền buôn nước Anh bị bão trên đảo Hoàng Sa năm 1836 và sự cứu giúp của triều đình như sau: “Nay xét trong tập trình này ở trấn Bình Định, có người Tây dương đi thuyền buôn Tây dương bị gió bão bơi dạt vào hạt ấy lên bờ may được sống sót đã chiếu phát tiền gạo, xin cho bê phái người thông ngôn đến đó phiên dịch, hỏi han Và bọn ấy là nước ở mãi Tây phương xa thẳm không như người Thanh qua lại, nay không may gặp nạn gió ấy tình cũng đáng thương. Cho tỉnh ấy ở cạnh bờ lựa chọn nơi an trú rồi gia ơn cấp cho mỗi người đủ 1 quan tiền trong đó có tên thuyền trưởng cấp cho 3 quan và đầu mục mỗi người 2 quan để sinh sống. Nay xét lời tâu phúc lại thời đó là thuyền buôn Anh Cát Lợi gặp phải Cát Vàng chỗ nông, thuyền chìm vỡ nhờ được 3 chiếc xam bơi tới bờ, tình lại thương xót lại thưởng cho người thuyền trưởng ấy áo quần Tây dương và chăn vải mỗi người đều 1, người đi theo cũng thưởng cho áo quần đều 1, lại cho bọn ấy nơi an trú đưa thêm ván gỗ đệm chiếu để họ yên ngủ khỏi phải rét mướt. Trong đó có ai mắc bệnh cũng cho thuốc điều trị, lần ấy lính thủy sư đang thao diễn ở đường biển cho thuận đường biển đưa những người Tây dương ấy tới bến khẩu Hạ Châu để họ về nước. Khi bọn họ trở về cấp cho đồ ăn uống một lần nữa để tỏ ý mềm dẻo thương người phương xa”.21 Đối với nạn nhân là người Xiêm: Việt và Xiêm là hai nước có mối quan hệ giao hiếu thường xuyên với nhau và đều là phiên thần của Trung Quốc. Vì vậy dưới thời Gia Long, mối quan hệ Việt - Xiêm diễn ra tốt đẹp. Sang thời kỳ trị vì của vua Minh Mạng, đều là nước có thế lực hơn Chân Lạp và Vạn Tượng, từ năm 1927 cuộc chiến tranh giữa Xiêm và Vạn Tượng nổ ra khiến cho quan hệ Việt - Xiêm cũng bị ảnh hưởng.22 Mặc dù vậy, những người Xiêm gặp nạn trên biển Việt Nam vẫn nhận được sự giúp đỡ của triều đình. Năm 1834, vua Minh Mạng xuống chỉ: “Đối với người nước Xiêm từ trước đến giờ đường biển có người và thuyền bị nạn, trên bộ có dân xiêu dạt, hễ xảy ra ở địa phận nước ta thì ta đều giúp đỡ ưu hậu và đưa về”.23 Qua khảo cứu có thể thấy mức chẩn cấp đối với thuyền buôn và thuyền sứ của người Xiêm đều bằng nhau, không có sự phân biệt; triều đình chủ yếu cấp lương thực và tiền rồi cho họ về nước, không có biệt đãi gì đặc biệt đối với các quan cấp cao nhà Xiêm gặp nạn. Năm Gia Long thứ 8, thuyền buôn của Ngô Nghạnh (người Xiêm) gặp gió bão dạt vào bến Đà Nẵng được triều đình cấp cho 200 phương gạo rồi cho về nước.24 Đối với các thuyền sứ nước Xiêm trên đường sang nước Thanh nộp cống gặp gió hay bị cháy, Gia Long năm thứ 16 (1817) chuẩn định “thuyền sứ giả bị nạn gió, bị cháy cũng như thuyền buôn bị nạn”, sai dinh thần Quảng Nam cấp cho 200 phương gạo.25 Ngoài việc coi thuyền sứ bị nạn cũng như thuyền buôn, triều đình còn cho thấy thái độ đề phòng đối với người Xiêm khi họ đi lại trên lãnh thổ Việt Nam. Năm Gia Long thứ 14 (1815) thuyền của sứ thần nước Xiêm sang nước Thanh nộp thuế gặp bão neo đậu ở phận biển Bình Định, khẩn xin đến Kinh chầu. Trấn thần đem việc tâu lên, vua sai thưởng mỗi người 3 tháng lương, hộ tống đến Kinh sau đó lại cấp thêm cho mỗi người 5 tháng lương rồi cho về nước. Khi về sứ giả tâu xin quan Nam Vang muốn tới thăm vua Phiên rồi theo đường Châu Đốc, Hậu Giang về nước. Vua cho rằng “như thế là có ý nhòm ngó” nên không cho.26 Vấn đề này tới triều vua Minh Mạng có vẻ bớt khắt khe hơn. Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), thuyền nước Xiêm bị bão trôi dạt vào vùng duyên hải tỉnh Bình Định; thuyền trưởng Hoàng Nghi xin triều đình cấp cho 200 quan tiền và 500 phương gạo được vua y cho.27 Tới năm 1828, thuyền Chánh sứ nước Xiêm vượt biển sang cống nước Thanh bị mắc cạn ở hải phận Bình Thuận, thuyền Phó sứ cũng bị vỡ chìm ở hải phận Hà Tiên. Vua dụ bộ Lễ rằng: “ta với nước Xiêm vốn giữ tình hữu nghị” bèn hạ lệnh cho trấn thần Bình Thuận và Hà Tiên mời đến công quán tiếp đãi tử tế rồi sắc cho Bình Thuận đưa Chánh sứ tới Hà Tiên để gặp Phó sứ, sai Chánh đội trưởng Mạc Hân Hy lấy thuyền công hộ tống về nước.28 Đối với nạn nhân là người nhà Thanh: Riêng đối với nhà Thanh, triều đình Gia Long - Minh Mạng vẫn giữ thái độ thuần phục của nước nhỏ đối với nước lớn bằng các hoạt động bang giao (triều cống), 53Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi ngoại thương Trong hoạt động bang giao, ngoài việc sai sứ đem lễ phẩm đi tiến cống (4 năm 1 lần) thì mỗi khi có việc chúc mừng (mừng thọ, vua mới đăng quang) hay tạ ơn hoặc cầu phong thì nhà Nguyễn đều cử đoàn sứ thần sang Trung Quốc. Mỗi khi có sứ nhà Thanh sang nước ta đều được triều đình coi trọng và chuẩn bị chu đáo. Trong hoạt động buôn bán, nếu như những người Tây phương đi trên thuyền buôn của họ thậm chí đi nhờ trên những thuyền buôn người Hoa đều không được phép lên bờ khi cập bến thì mọi người Hoa không phân biệt thành phần xã hội, tuổi tác, giới tính đều được phép lên bờ và sinh sống ở Việt Nam trong các bang địa phương của họ.29 Điều đó phần nào lý giải về sự ân cấp đặc biệt đối với người Hoa bị nạn trên biển Việt Nam. Mức chẩn cấp của triều đình có thể chia thành 2 mức cách biệt đối với dân thường và các quan quân, các trí thức nhà Thanh đi làm việc công gặp tai nạn. Tuy nhiên các chính sách cứu giúp người Thanh không có mức chẩn cấp cụ thể, triều đình thường căn cứ vào đối tượng và tính chất vụ việc để chẩn cấp cho họ. Nếu người bị nạn là các quan quân, các trí thức thì họ không những nhận được chẩn cấp đầy đủ về tiền, nước uống, nhà ở, chi phí đi lại sinh hoạt mà còn nhận được sự quan tâm của quan lại triều đình Gia Long - Minh Mạng với việc tới hỏi thăm trò chuyện và sau đó đưa họ trở về nước an toàn. Đối với người bị nạn là dân địa phương người Hoa đi buôn bán cũng được triều đình dành cho mức chẩn cấp cao hơn các đối tượng dân buôn ở các nước khác. Năm Minh Mạng thứ 12 vua dụ Bộ Lại rằng: “Phê duyệt tập của Lưu Đình Luyện nói rằng người Thanh bị nạn gió cấp lương ăn 10 ngày, thuyền bè của họ bị vỡ, của cải không còn gì lẽ ra phải xem xét giúp đỡ thêm để tỏ lòng nhân đạo, rộng rãi của vua, thế mà chỉ có chút ít như thế thì ra thể thống gì”.30 Hành động cứu giúp người Thanh gặp nạn xuất hiện thường xuyên trong các ghi chép của Quốc sử quán triều Nguyễn. Theo GS. Lương Chí Minh từ năm 1801 đến năm 1860, Việt Nam từng 29 lần cứu giúp nhân dân Trung Quốc gặp nạn trên biển.31 Đối với dân buôn nhà Thanh gặp nạn,