Khoa học quản lý

Câu 1:Cơ cấu tổ chức quản lí kiểu trực tuyến-chức năng? - Khái niệm: * Ưu điểm: khắc phục được nhược điểm đồng thời cũng tận dụng đc hệ thống các ưu điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng như: mệnh lệnh thi hành nhanh, sát với thực tế, thuận tiện cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng, cấp dưới chỉ chịu sự chỉ huy của một cấp trên trực tiếp đồng thời khai thác đc tài năng, kiến thức của các chuyên gia phù hợp với yêu cầu của công tác qlý lớn, khối lượng công việc qlý nhiều. * Nhược điểm: - số lượng tham mưu lớn, do đó phải hình thành các phòng chức năng tăng chi phí cho hệ thống - người lảnh đạo cấp cao phải thường xuyên giải quyết và phải biết kết hợp hài hòa các mối quan hệ giữa ng lành đạo chức năng và người lành đạo trực tiếp sx, thông qua các hội nghị giao ban tuần, tháng * phạm vi áp dụng: Đây là kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy qlý ktế nhiều ưu điểm, do đó đc áp dụng hết sức phổ biến trong các doanh nghiệp VD: Dn tư nhân, DN nhà nước cty cổ phần, cty trách nhiệm hửu hạn. Câu 2: Đặc điểm hoạt động của các quy luật kinh tế và cơ chế vận dụng các quy luật đó trong quản lí kinh tế? * ĐN quy luât kinh tế (QLKT): Các QLKT-XH là các mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến bền vững và lặp đi lặp lại của các hiện tượng, các quá trình kinh tế trong những ĐK nhất định. * Đặc điểm hoạt động của các QLKT: - Các QLKT chỉ hoạt động thông qua các hoạt động cụ thể của con người; k có con ng thì các QLKT k mất đi nhưng cũng sẽ k hoạt động. Vì tất yếu hoạt động kinh tế là hoạt động chỉ có ở Xh loài ng. Nên k có hoạt động kinh tế của con ng thì k có cơ sở cho

doc17 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khoa học quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1:Cơ cấu tổ chức quản lí kiểu trực tuyến-chức năng? - Khái niệm: * Ưu điểm: khắc phục được nhược điểm đồng thời cũng tận dụng đc hệ thống các ưu điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng như: mệnh lệnh thi hành nhanh, sát với thực tế, thuận tiện cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng, cấp dưới chỉ chịu sự chỉ huy của một cấp trên trực tiếp đồng thời khai thác đc tài năng, kiến thức của các chuyên gia phù hợp với yêu cầu của công tác qlý lớn, khối lượng công việc qlý nhiều. * Nhược điểm: - số lượng tham mưu lớn, do đó phải hình thành các phòng chức năng tăng chi phí cho hệ thống - người lảnh đạo cấp cao phải thường xuyên giải quyết và phải biết kết hợp hài hòa các mối quan hệ giữa ng lành đạo chức năng và người lành đạo trực tiếp sx, thông qua các hội nghị giao ban tuần, tháng * phạm vi áp dụng: Đây là kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy qlý ktế nhiều ưu điểm, do đó đc áp dụng hết sức phổ biến trong các doanh nghiệp VD: Dn tư nhân, DN nhà nước cty cổ phần, cty trách nhiệm hửu hạn.. Câu 2: Đặc điểm hoạt động của các quy luật kinh tế và cơ chế vận dụng các quy luật đó trong quản lí kinh tế? * ĐN quy luât kinh tế (QLKT): Các QLKT-XH là các mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến bền vững và lặp đi lặp lại của các hiện tượng, các quá trình kinh tế trong những ĐK nhất định. * Đặc điểm hoạt động của các QLKT: - Các QLKT chỉ hoạt động thông qua các hoạt động cụ thể của con người; k có con ng thì các QLKT k mất đi nhưng cũng sẽ k hoạt động. Vì tất yếu hoạt động kinh tế là hoạt động chỉ có ở Xh loài ng. Nên k có hoạt động kinh tế của con ng thì k có cơ sở cho QLKT hoạt động. - Các QLKT có độ bền vững kém hơn các QL khác: đại đa số các QLKT các QLKT, nhất là các kinh tế đặc thù chỉ hoạt động trong một hình thái kinh tế XH, hoặc thậm chí chỉ 1 giai đoạn phát triển của một hình thái KT XH. Còn các QL tự nhiên thì k gắn liền với sự quá độ từ phương thức SX này sang phương thức SX khác. Tức là k có sự thay đổi. - Các QLKT chỉ dc thực hiện thông qua các hình thức kinh tế cụ thể ( SX, Kinh doanh, dịch vụ, đầu tư,): do đó đặc điểm này khẳng định, khi vận dụng các QLKT, k thể vận dụng 1 QL mà phải xem xét sự liên quan giữa QL này và QL khác, phải vận dụng một hệ thống các QLKT.Hoạt động vận dụng các QL là 1 hoạt động phức tạp, đòi hỏi tính sáng tạo. * Cơ chế vận dụng các QL trong QLKT: - Cơ chế: là toàn bộ tổng thể những ĐK, những hình thức, những phương pháp mà thông qua đó ng ta thực hiện các hoạt động kinh tế có mục đích, có kế hoạch. Cơ chế vận dụng gồm: - Nhận thức các QL: đây là tiền đề cho việc vận dụng các QL. Qua trình nhận thức QL bao gồm 2 giai đoạn: + Nhận biết qua thực tiễn: là nhận thức xuất phát từ kinh nghiệm sống của con ng. Con ng trong quá trình lao động luôn có mối quan hệ với MT xung quanh. Nhờ đó mà nhận thức, tích lũy kinh nghiệm của nhiều thế hệ trong hàng trăm năm.Từ kinh nghiệm đó để tìm ra chân lí. + Nhận thức qua các phân tích lí thuyết: Đúc kết kinh nghiệm thành lí luận và truyền lại cho thế hệ sau.Đây là quá trình thuộc vào sự nhạy bén và độ mẫn cảm của con ng.Vì các QLKT hoạt động trong nền kinh tế tạo thành một hệ thống thống nhất, giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau:quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật phân phối,dù khoa học kinh tế đến trình độ nào cũng k thể nói là đã nhận thức được, nắm dc đầy đủ mọi quy luật. Do vậy nhận thức các quy luật ngoài việc dựa vào các kiến thức sách vở đã có mà còn phải gắn liền với thực tiễn, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn của chân lý. Nhận thức và vận dụng quy luật phải từ thực tế SX kinh doanh và căn cứ vào thực tiễn phát triển kinh tế để kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó. - Tổ chức các điều kiện chủ quan của tổ chức để cho xuất hiện các ĐK khách quan mà nhờ đó mà quy luật phát sinh tác dụng, phát huy vai trò điều hành quản lí của các nhà lãnh đạo tổ chức. Hoạt động của các QLKT có liên quan đến các loại hình quản lí kinh tế theo kiểu chỉ huy( kế hoạch hóa tập trung), nền kinh tế thị trường thuần túy hay kinh tế hỗn hợp. VD: trong nền kinh tế chỉ huy, quy luật cung cầu k tồn tại phân phối theo kiểu cân bằng triệt tiêu quy luật phân phối theo LĐ Cụ thể: + Xác định các mục tiêu của DN +Tổ chức hoạt động chung của toàn DN + Xây dựng kế hoạch SX kinh doanh cho DN + Kết hợp hài hòa các lợi ích: Nhà nước, tập thể, cá nhân, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. + Sử dụng các hình thức kinh tế trong quản lý: thưởng, phạt, khoán, - Tổ chức thu thập và xử lí thông tin sai phạm, ách tắc do việc k tuân thủ đòi hỏi của các quy luật khách quan. Câu 3: Trình bày phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế? * Bản chất: Là phương pháp ng quản lý dựa vào quyền uy tổ chức bắt buộc ng dưới quyền phải chấp hành mệnh lệnh quản lí. Mọi thành viên của tổ chức phải bằng mọi cách hoàn thành nhiệm vụ dc giao, k vì lí do cá nhân mà cản trở việc hoàn thành các nhiệm vụ của tổ chức. * Đặc điểm: - Phương pháp tổ chức hành chính gắn liền với việc xác lập các cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của tổ chức. - Phương thức tổ chức hành chính tạo ra sự bắt buộc cưỡng chế với ng thừa hành mang tính pháp lệnh cao, tính bắt buộc và tính kế hoạch. Do vậy nó mang lại hiệu quả nhanh. - Phương thức hành chính giữ vai trò to lớn trong việc điều tiết các quan hệ kinh tế. Khi phát hiện trong nền kinh tế có sự mất cân đối thì dùng phương thức hành chính mới nhanh chóng thiết lập lại sự cân đối mới, sau đó kết hợp bổ sung với các phương pháp khác như giáo dục, kinh tế *Nội dung: Để thực hiện tác động này cần thực hiện các biện pháp sau: - Thiết lập cơ cấu tổ chức, quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của từng cấp, từng khâu, từng nhóm, từng thành viên trong tổ chức, do đó mà quyền lực dc thông suốt và có hiệu lực từ trên xuống dưới. - Điều chỉnh các hoạt động của tổ chức thông qua các điều luật, nội quy, quy chế, điều lệ một cách đồng bộ, thống nhất và đúng hướng. - Đánh giá các kết quả quản lí nghiêm túc, chính xác, công bằng tạo cơ sở cho việc thưởng phạt nghiêm minh đối với thành viên trong tổ chức. * Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng: - Ưu thế của phương pháp tổ chức hành chính là thực hiện công việc chung của tổ chức dc nhanh chóng, thống nhất, triệt để, khẩn trương. - Nhược điểm của phương pháp này là dễ lâm vào tình trạng quang liêu do những quyết định mang tính bắt buộc và đối tượng quản lí k có quyền lựa chọn. - Phạm vi áp dụng: Phương pháp tổ chức hành chính dc sử dụng trong các trường hợp tổ chức lâm vào tình trạng hỗn loạn, phải thiết lập trật tự để ổn định. * Cách khắc phục nhược điểm: - Trong quá trình XD quy chế hoạt động cần quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ thể quản lí phải chuyên môn hóa các chức năng, nhiệm vụ, tạo ĐK tích lũy kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả công việc. - Hệ thống quyền lực của tổ chức phải dc phân công, ủy quyền rõ ràng, có hiệu lực, có hiệu quả. - Mỗi ng quản lí phải chuyển hóa dc quyền lực của tổ chức giao cho thành quyền uy thực sự, dc mọi thành viên trong tổ chức phục tùng một cách tự nguyện. Câu 4: Khái niệm, vai trò và phân loại mục tiêu quản lí? Các căn cứ và phương pháp xác định mục tiêu quản lí của hệ thống? * KN: - Mục tiêu quản lí là đích phải đạt tới của quá trình quản lí, nó định hướng và chi phối sự vận động của toàn bộ hệ thống quản lí. - Mục tiêu trong QLKT là trạng thái mong đợi có thể đạt dc và phải đạt dc của một hệ thống tại 1 thời điểm nào đó hoặc sau 1 thời kì nhất định. Cụ thể mục tiêu của các DN SX kinh doanh là giá trị lợi nhuận tối đa với mức độ k thỏa mãn cá nhân của ng LĐ là thấp nhất. Tức là: Hoàn thành khối lượng công việc nhiều nhất với mức chi phí thấp nhất hoặc với mức chi phí có hạn có thể hoàn thành khối lượng công việc lớn nhất. * Vai trò: - Mục tiêu quản lí phải dc xác định trước, chi phối, dẫn dắt các chủ thể và đối tượng quản lí trong toàn bộ quá trình hoạt động. + Là căn cứ để XD cơ cấu tổ chức quản lí của DN và là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả của hoạt động quản lí. XD cơ quan quản lí phù hợp nhằm đảm bảo cho mục tiêu quản lí chắc chắn dc thực hiện. Cần tránh : à Hệ thống quản lí quá nhỏ, k quản lí, điều khiển dc đối tượng quản lí đạt dc mục tiêu đề ra. à Hệ thống quản lí quá cồng kềnh, gây lãng phí về thời gian, vốn, LĐ đạt dc mục tiêu nhưng hiệu quả k cao. + Vừa là cơ sở xuất phát, vừa là đích cuối cùng cần phải đạt dc của các quyết định quản lí. Nghĩa là mọi bộ phận, cán bộ trong hệ thống quản lí phải thực hiện nhiệm vụ của mình để hướng vào thực hiện mục tiêu chung đã xác định. - Mục tiêu phải xác đáng thì mới đảm bảo sự phát triển toàn bộ hệ thống.Nếu mục tiêu sai thì dù có đạt dc mục tiêu hệ thống cũng k thể phát triển. + Là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả của hoạt động quản lí: tức là xem có giải quyết dc tình huống đó hay k, giải quyết có nhanh, kịp tiến độ hay k?, chi phí thực hiện hoạt động quản lí đó cao hay thấp, có đem lại hiệu quả kinh tế hay k: tất cả đều tốt thì hoạt động quản lí tốt, còn không thì ngược lại. * Phân loại mục tiêu quản lí kinh tế: - Phân loại theo ND: Mục tiêu kinh tế, mục tiêu chính trị tư tưởng, mục tiêu tâm lý XH, mục tiêu KHKT, công nghệ. - Phân loại theo cấp quản lý: Mục tiêu kinh tế XH chung, mục tiêu của tổ chức, DN, mục tiêu của các bộ phận, các chi nhánh, mục tiêu của các cá nhân. - Phân loại theo thời hạn: Mục tiêu ngắn hạn: thường là 1 năm; mục tiêu dài hạn :>5 năm, mục tiêu hạn: 1à 5năm. * Căn cứ xác định mục tiêu: Căn cứ vào sự vận động của các quy luật kinh tế khách quan: cung- cầu, giá trị cạnh tranh, lưu thông tiền tệ. Căn cứ vào tình hình cụ thể của hệ thống và nhà quản lí, phải tỉnh táo phân biệt khả năng thực tế hiện có và khả năng tìm tàng có thể đạt dc trong tương lai. Phải có sự đầu tư thêm nhất định thì mới có thể khai thác, sử dụng hết những tiềm năng đó. Biến tiềm năng thành khả năng hiện thực, đó cũng là mục tiêu quản lí. Do vậy chủ thể quản lí phải có tư duy sắc bén linh hoạt, vừa phải có tầm nhìn chiến lược. Căn cứ vào các thông tin có liên quan: trong khi xác định mục tiêu quản lí, chủ thể quản lí phải có đầy đủ thông tin. Phải sử dụng nhiều nguồn thông tin khác.Có như vậy mới giúp cho việc nhận thức đầy đủ của chủ thể quản lí, những đòi hỏi của các quy luật kinh tế khách quan và hiểu rõ những ĐK và khả năng cụ thể. Sự thiếu thông tin hoặc thông tin k chính xác đều ảnh hưởng đến độ chính xác của mục tiêu dc xác định. * Các PP xác định mục tiêu: - Nhóm các PP tính toán, nghiên cứu ( sử dụng công cụ toán học để xác định mục tiêu của hệ thống) + PP tiếp cận ngoại suy: tức là phải dựa vào việc phân tích, đánh giá tính hiện thực của mục tiêu, loại trừ những thiếu sót tồn tại đã nảy sinh trong quá khứ, đưa thêm vào những yếu tố tích cực và khả năng hiện thực có sẵn để xác định mục tiêu. + PP tiếp cận tối ưu: tức là sử dụng mô hình toán kinh tế để mô tả đối tượng nghiên cứu bao gồm: hàm mục tiêu và tập hợp các điều kiện ràng buộc, sao cho thỏa mãn ĐK chi phí nhỏ nhất và đem lại hiệu quả cao. - Nhóm các PP trực quan: + PP chuyên gia: nghĩa là việc tập hợp các ý kiến của các chuyên gia dc mời tham gia xác định mục tiêu quản lí. Tập hợp lại, đem ra thảo luận, phân tích và chon lấy 1 ý kiến tối ưu. + PP trò chơi tác nghiệp: Nghĩa là những ng tham gia XĐ mục tiêu quản lí dc chia thành từng nhóm nhỏ. Mỗi nhóm dc đặt vào cương vị của 1 cán bộ quản lí nhất định và đưa ra các tình huống.Sau đó KQ dc đưa ra trình bày và tranh luận để tìm ra phương án, mục tiêu tốt hơn cả. + PP cây mục tiêu( nhóm họp các cấp quản lí): à Cần phân biệt giữa mục tiêu và động lực quản lí. Động lực của hệ thống quản lí là tổng hợp các động cơ, sức mạnh cá nhân của những ng tham gia. Mục tiêu đúng đắn tự nó đã trở thành động lực, mục tiêu sai hoặc k phù hợp sẽ triệt tiêu động lực, k tạo ra sức mạnh của cả hệ thống. Câu 5: Khái niệm chung về quản lí và quản lí kinh tế? Các quy luật chung của quản lí và quy luật riêng của quản lí kinh tế? * KN chung về quản lí: Trong đời sống KTXH, vấn đề quản lí là một vấn đề hết sức phức tạp. Vì quản lí có mặt ở tất cả mọi nơi, mọi lúc, mọi công việc, có nhiều ng tham gia như trong SX, trong hoạt động của các tổ chức VH, XH, chính trị, quân sự,Số lượng các cá thể, các thành viên tham gia vào các hoạt động, các tổ chức này càng lớn thì việc quản lí càng phức tạp, trừ 1 số tổ chức đặc biệt như quân đội, trường học, bệnh viện, các đội thể thao. Do có đặc điểm hoạt động riêng mà việc quản lí cũng có tính đặc thù và phức tạp nhất định. - Cho đến nay, về cơ bản mọi ng đều cho rằng: quản lí chính là các hoạt động do một hoặc nhiều ng điều phối hành động của những ng khác nhằm thu dc kết quả mong muốn. Vì vậy mà có thể định nghĩa như sau về khoa học quản lí: -quản lí là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đã đề ra *Quản lí kinh tế: Mỗi quá trình Sx bao gồm các yếu tố sau: - Tiền vốn - Lao động - Máy móc thiết bị, công nghệ. - Nguyên, nhiên vật liệu -Quản lí 4 yếu tố đầu là phương tiện SX còn yếu tố quản lí là công việc tổ chức và điều hành của quá trình SX, đóng vai trò chủ chốt bao trùm các yếu tố khác và toàn bộ quá trình SX. Vấn đề quản lí dc đặt ra ở mọi cấp, mọi khâu trong các bộ phận của nền kinh tế. -ĐN: QLKT là sụ tác động có mục đích từ chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm thực hiện mục tiêu quản lí đã đề ra trong các hoạt động của nền kinh tế. * Các quy luật chung của quản lí: - Hoạt động quản lí luôn luôn là hoạt động có mục đích. - Hoạt động quản lí thể hiện mối quan hệ giữa 2 bộ phận trong 1 tổ chức, một hệ thống quản lí bao gồm bộ phận: + Chủ thể quản lí: là một ng hay nhóm ng có quyền tác động, điều khiển hoạt động của ng khác tức là làm nhiệm vụ quản lí, điều khiển. + Đối tượng quản lí: là bộ phận ( số đông những ng còn lại) chịu sự quản lí của chủ thể quản lí. - Hoạt động quản lí luôn luôn là hoạt động quản lí con ng. - Hoạt động quản lí là 1 hoạt động mang tính chủ quan của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhưng phải phù hợp với các quy luật khách quan của đời sống kinh tế XH. Thực chất của quản lí là ng quản lí phải tạo ra MT mà ở đó mỗi ng phải hoàn thành mục tiêu của mình với chi phí ít nhất và mức độ k thỏa mãn cá nhân là thấp nhất. - Quản lí xét về mặt công nghệ chính là sự vận động của thông tin: SƠ ĐỒ: - Thông tin trong quản lí gồm thông tin chỉ đạo hay thông tịn xuôi và thông tin phản hồi hay thông tin ngược.Thông tin chỉ đạo đi từ chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí, thông tin đó chứa các mệnh lệnh và quyết định nhằm điều khiển, quản lí hệ thống.thông tin phản hồi đi ngược lại, từ đối tượng quản lí đến chủ thể quản lí nhằm báo cáo, thông tin về tình hình hoạt động Sx kinh doanh cho chủ thể quản lí, để từ đó hình thành nên các điều chỉnh cần thiết đối với hoạt động quản lí hệ thống. * Quy luật riêng của quản lí kinh tế: Thực chất của QLKT là việc ng quản lí phải tạo ra MT mà ở đó mỗi ng phải hoàn thành mục tiêu của mình với mức chi phí ít nhất và mức độ k thỏa mãn cá nhân là thấp nhất. - Quy luật về sự thay đổi các chức năng quản lí: Nghĩa là 1 số chức năng tăng lên, một số chức năng giảm xuống khi cấp quản lí thay đổi. - Quy luật về sự tập trung chức năng quản lí. - Quy luật về sự phù hợp giữa số lượng những ng LĐ phục tùng và khả năng kiểm tra của ng lãnh đạo. ( có quá nhiều chức năng tất yếu sẻ dẩn đến tình trạng lạm quyền. Đó là tâm lý con người nói chung, muốn nhiều quyền lợi, đặc quyền đặc lợi, hay thực ra đó là b/c tư hữu. Do đó cần phải biết đc qluật này để có p/c các chức năng qlý cho các cấp plý cho phù hợp) Câu 6:PP kinh tế trong quản lí? * Bản chất: Là PP tác động gián tiếp của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí thông qua lợi ích kinh tế. PP kinh tế lấy lợi ích kinh tế làm động lực thúc đẩy con ng hành động. Lợi ích đó thể hiện qua thu nhập của mỗi ng lấy lại từ thành quả chung phù hợp với mức độ đóng góp của họ.Nếu ng quản lí quá coi trọng lợi ích chung mà coi nhẹ lợi ích cá nhân thì sẽ triệt tiêu động lực của họ.Vì vậy mà ng quản lí ở mọi tổ chức phải coi trọng và vận dụng PP kinh tế. * ND: Chủ thể quản lí lựa chọn và sử dụng các công cụ đòn bẩy kinh tế như giá cả, lãi suất, tiền lương, tiền thưởng, lợi nhuận,để tác động đến hoạt động của đối tượng quản lí bằng cách: để đối tượng quản lí tự tính toán thiệt hơn và tự quyết định hoạt động của mình, k có sự can thiệp của tổ chức. Tức là ng quản lí giao nhiệm vụ cho đối tượng quản lí và dùng đòn bẩy kinh tế để khuyến khích ng LĐ bằng sự sáng tạo của mình tạo ra 1 lợi ích kinh tế và dc hưởng một phần lợi ích tương ứng. * Cách thực hiện: - Nhu cầu vật chất là điều cơ bản về cuộc sống của mọi ng. Do vậy đòn bẩy kinh tế phải đủ sức mạnh để tạo động cơ, động lực thúc đẩy con ng lao động. Lợi ích kinh tế phải tương ứng với những cống hiến của họ, giúp thu hút và động viên các thành viên làm việc tốt hơn cho tổ chức. - Chủ thể quản lí k ra mệnh lệnh trực tiếp, mà chỉ định hướng hoạt động cho họ, cung cấp cho họ đầy đủ những thông tin cần thiết để họ tự lựa chọn hình thức thực hiện và hoàn thành công việc của mình. * Ưu điểm: Trao cho mỗi cá nhân dc quyền tự quyết định hoạt động của mình sao cho có lợi nhất cho mình và cho tổ chức.Phát huy tài năng, tính sáng tạo và sức lực của mỗi cá nhân. * Nhược điểm: Nếu lạm dụng PP này để dẫn ng ta đến chỗ làm ăn phi pháp, phi đạo lí do k định hướng và kiểm soát dc hành vi của mình. Đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, mải mê chạy theo lợi ích vật chất, lợi ích cá nhân mà quên đi đạo lí, luật pháp và lợi ích chung thậm chí còn có thể bán rẻ tổ chức của mình. * Cách khắc phục: - Đảm bảo đời sống vật chất cho các thành viên của tổ chức, tăng cường công tác GD, nâng cao lương tâm trách nhiệm trong mỗi con ng. Tạo MT để cái tôt dc biểu dương, khen ngợi, cái xấu bị lên án và phê phán. * Phạm vi áp dụng: PP kinh tế chậm mang lại hiệu quả nhưng hiệu quả tương đối bền nên thường áp dụng trong các tổ chức hoạt động mang tính lâu dài, ổn định. Câu 7: KN, các yêu cầu đối với quyết định quản lí, trình tự ra quyết định quản lí? ND các bước ra quyết định quản lí?(QĐQL) *KN: Quyết định quản lí (QĐQL) là hành vi có tính chỉ thị của chủ thể quản lí để định hướng, tổ chức và kích thích hoạt động của đối tượng quản lí nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra. Như vậy, QĐQL là những mệnh lệnh, chỉ thị, biện pháp có tính chất bắt buộc của ng lãnh đạo hay bộ máy quản lí đối với đối tượng quản lí. Đó là những hành vi có ý thức và có mục đích. * Các yêu cầu đối với QĐQL: - Tính hợp pháp: + K trái pháp luật:tức là k quy định những điều mà PL đã nghiêm cấm. Nếu ra những quyết định trái với PL thì những tổ chức k phát triển mà bản thân ng ra quyết định cũng phải chịu trách nhiệm về mặt PL. + Đúng thẩm quyền: Việc ra QĐQL phải gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi bộ phận và mỗi ng lãnh đạo, quản lí. + Đúng trình tự thủ tục: Các QĐ phải dc đại đa số mọi ng tham gia bàn bạc, thỏa thuận rồi mới đưa ra QĐ đảm bảo ra mệnh lệnh mang tính tập trung, dân chủ. - Tính khoa học: phù hợp với định hướng và mục tiêu của tổ chức cũng như của các cơ quan các cấp vì bản chất của hoạt động quản lí là tác động vào ng khác để đạt dc mục tiêu đề ra.Phù hợp với qui luật khách quan, các xu thế khách quan và các nguyên tắc khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể của đối tượng quản lí. Một QĐ dc gọi là khoa học khi QĐ dc hình thành từ ý chí chủ quan nhưng phải phù hợp với các quy luật khách quan. - Tính hệ thống: Các QĐ đưa ra phải thống nhất và liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các ngành, các lĩnh vực, giữa QĐ trước và QĐ sau, nhằm đạt tới mục đích chung. Trong cùng 1 khoảng time các QĐ k dc mâu thuẫn, chồng chéo, phủ định, bài trừ lẫn nhau. Nếu k các QĐ bị bó buộc lẫn nhau, gây khó khăn cho cấp dưới thực hiện. - Tính tối ưu: trước mỗi vấn đề đặt ra cho hệ thống, các cán bộ quản lí có thể xây dựng nhiều phương án khác nhau cùng nhằm đạt tới mục tiêu.Yêu cầu tính tối ưu nghĩa là QĐ đưa ra phải là QĐ có phương án tốt nhất mang lại tính hiệu quả cao nhất trong số phương án có thể có. - Tính kịp thời: Các QĐ phải đưa ra đúng thời điểm, đúng đối tượng và tình huống cần thiết.Một