Đối với học sinh, phương tiện dạy học là nguồn cung cấp tri thức phong phú sinh động, giúp các em lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo. Vì vậy, trong dạy và học không thể thiếu phương tiện dạy học nhất là đối với các môn khoa học tự nhiên, trong đó có Sinh học.
Phương tiện dạy học được sử dụng phổ biến nhất là các tranh ảnh. Tuy nhiên việc dạy học thông qua các tranh ảnh chỉ đạt hiệu quả cao khi chọn đúng tranh và có biện pháp khai thác tranh ảnh hợp lý.
46 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các biện pháp sử dụng tranh để giảng dạy phần Sinh thái học lớp 12 nâng cao bậc Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC 46
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
Chữ viết tắt
Đọc là
ĐC
Đối chứng
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
NC
Nâng cao
NXB
Nhà xuất bản
PTTQ
Phương tiện trực quan
STH
Sinh thái học
SGK
Sách giáo khoa
THPT
Trung học phổ thông
TN
Thực nghiệm
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với học sinh, phương tiện dạy học là nguồn cung cấp tri thức phong phú sinh động, giúp các em lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo. Vì vậy, trong dạy và học không thể thiếu phương tiện dạy học nhất là đối với các môn khoa học tự nhiên, trong đó có Sinh học.
Phương tiện dạy học được sử dụng phổ biến nhất là các tranh ảnh. Tuy nhiên việc dạy học thông qua các tranh ảnh chỉ đạt hiệu quả cao khi chọn đúng tranh và có biện pháp khai thác tranh ảnh hợp lý.
Sinh thái học là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường. Để HS lĩnh hội tốt các mối quan hệ ấy thì tranh ảnh đóng một vai trò hết sức quan trọng. Từ các tranh ảnh, học sinh dễ dàng xác định các đối tượng cũng như các mối quan hệ sinh thái giữa các sinh vật diễn ra trong tự nhiên.
Với lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Các biện pháp sử dụng tranh để giảng dạy phần Sinh thái học lớp 12 nâng cao bậc Trung học phổ thông”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các biện pháp sử dụng tranh để tổ chức hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần Sinh thái học ở trường THPT.
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xác định được hệ thống tranh phù hợp với nội dung và có các biện pháp sử dụng tranh hợp lý trong giảng dạy thì sẽ kích thích được tính tích cực của HS trong quá trình học tập, nhằm góp phần rèn luyện các kỹ năng nhận thức, nâng cao chất lượng dạy học Sinh thái học ở trường THPT.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh trong dạy học.
4.2. Đề xuất các biện pháp sử dụng tranh hợp lý trong dạy học phần Sinh thái học lớp 12 nâng cao THPT.
4.3. Sử dụng các biện pháp để tổ chức HS học tập phần Sinh thái học ở trường THPT.
4.4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các biện pháp sử dụng tranh đã nêu trên.
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các biện pháp sử dụng tranh trong giảng dạy phần Sinh thái học, Sinh học lớp 12 nâng cao.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.1.1. . Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới giáo dục.
6.1.2. Nghiên cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
6.1.3. Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình SGK Sinh học 12 nâng cao THPT phần Sinh thái học và các giáo trình có liên quan làm cơ sở cho việc sưu tầm, xây dựng, phân loại hệ thống các tư liệu để thiết kế bài giảng phần Sinh thái học lớp 12 THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phần Sinh thái học.
6.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ và trao đổi với những người giỏi về lĩnh vực mình nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn và giúp đỡ của giáo viên trung học phổ thông để giúp định hướng cho việc triển khai và nghiên cứu đề tài: cô giáo Nguyễn Thị Lan Phương (trường THPT thị xã Quảng Trị); thầy giáo Nguyễn Xuân Hiếu (trường THPT Nam Hải Lăng).
6.3. Phương pháp điều tra cơ bản
Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến 20 GV Sinh học đang trực tiếp giảng dạy tại 3 trường trên địa bàn thành phố Huế : THPT Hai Bà Trưng, THPT Nguyễn Huệ và THPT Đặng Huy Trứ, đồng thời dự giờ thăm lớp ở trường THPT thị xã Quảng Trị trong đợt thực tập sư phạm nhằm tìm hiểu thực trạng về khả năng thiết kế và sử dụng tranh ảnh trong dạy học phần STH.
6.4. Phương pháp thực nghiệm
6.4.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành bước đầu nhằm kiểm tra và đánh giá vai trò, hiệu quả của các biện pháp sử dụng tranh kết hợp với phương pháp dạy học hợp lý trong thực tiễn giảng dạy ở trường phổ thông.
6.4.2. Nội dung thực nghiệm
2 bài ở phần Sinh thái học thuộc chương trình Sinh học 12 nâng cao:
+ Bài số 1: Bài 57- “Mối quan hệ dinh dưỡng”.
+ Bài số 2: Bài 58- “Diễn thế sinh thái”.
6.4.3. Phương pháp thực nghiệm
a. Chọn trường và lớp thực nghiệm
- Do điều kiện hạn chế nên chúng tôi chỉ có thể thực nghiệm ở 1 trường là trường THPT thị xã Quảng Trị - tỉnh Quảng Trị.
- Qua tìm hiểu chất lượng học tập môn Sinh học, xem xét kết quả học tập của học kì I để phân loại học sinh, chúng tôi chọn ra 02 lớp có trình độ tương đương nhau là lớp 12A5 và lớp 12A6.
b. Bố trí thực nghiệm
- Thời gian: Tháng 03/2010 – tháng 04/ 2010.
- Lớp thực nghiệm: Sử dụng bài giảng có sử dụng tranh ảnh đã thiết lập với phương pháp dạy học hợp lý.
- Lớp đối chứng: Sử dụng bài giảng bình thường, không sử dụng tranh vẽ.
c. Phương pháp thực nghiệm
Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm chéo:
+ Bài số 1: thực nghiệm lớp 12A5, đối chứng lớp 12A6.
+ Bài số 2: thực nghiệm lớp 12A6, đối chứng lớp 12A5.
- Sau mỗi bài học, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS ở lớp ĐC và TN với cùng một đề kiểm tra vào đầu mỗi tiết học kết tiếp.
6.5. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm bằng toán thống kê
- Sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lý số liệu thu được và đánh giá kết quả thực nghiệm. Sử dụng biểu đồ gấp khúc để so sánh kết quả thực nghiệm.
- Phân tích định lượng các bài kiểm tra:
+ Các số liệu điều tra cơ bản được tính theo tỷ lệ % số bài đạt yêu cầu trở lên trên tổng số bài.
+ Các bài kiểm tra ở cả các lớp đều chấm cùng biểu điểm theo thang điểm 10.
- Lập bảng thống kê cho cả 02 lớp (cho mỗi bài học) và vẽ đồ thị:
+ Lập bảng phân phối tần suất:
Lớp
% học sinh đạt điểm Xi
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Thực nghiệm
Đối chứng
+ Biểu diễn bằng đồ thị: Để trực quan hóa các số liệu thu được ta có thể biểu diễn kết quả thực nghiệm bằng biểu đồ gấp khúc.
- Tính các tham số đặc trưng :
+ Giá trị trung bình cộng (): Là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê được tính theo công thức:
+ Độ lệch chuẩn (S): khi có 2 giá trị trung bình như nhau thì chưa đủ kết luận là 2 kết quả giống nhau mà còn phụ thuộc vào các giá trị của các đại lượng phân tán ít hay nhiều xung quanh 2 giá trị trung bình cộng. Sự phân tán đó được mô tả bởi độ lệch chuẩn theo công thức sau:
Trong đó:
n: Tổng số bài kiểm tra.
Xi: Điểm số theo thang điểm 10.
ni: số bài kiểm tra đạt Xi
+ Sai số trung bình cộng (m):
+ Hệ số biến thiên (Cv%): Khi có hai số trung bình cộng khác nhau, độ lệch chuẩn khác nhau thì phải xét hệ số biến thiên.
Trong đó:
Cv% = 0% ® 10% : dao động nhỏ, độ tin cậy cao.
CV% = 10% ® 30% : dao động trung bình, độ tin cậy vừa phải.
CV% = 30% ® 100%: dao động lớn, độ tin cậy nhỏ [3].
- Lập Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng cho từng biện pháp để từ đó so sánh:
Lớp
Các tham số đặc trưng
m
S
Cv%
Thực nghiệm
Đối chứng
7. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
7.1. Trên thế giới
Trong giáo dục, sử dụng PTTQ để tổ chức tốt hoạt động nhận thức của học sinh đã được nghiên cứu từ lâu.
Nhà giáo dục học kiệt xuất người Tiệp Khắc, ông J.A.Comenxki (1592-1670) là người đầu tiên xem nguyên tắc trực quan trong dạy học là “nguyên tắc vàng ngọc”. Theo ông, không có gì hết trong não nếu như trước đó không có gì trong cảm giác. Vì vậy dạy học không thể bắt đầu từ sự giải thích về các sự vật mà phải từ sự quan sát trực tiếp chúng. Nếu chúng ta muốn dạy cho học sinh biết các sự vật một cách vững chắc, đúng đắn, nói chung cần phải dạy qua quan sát và qua chứng minh bằng cảm tính … Dạy học càng dựa vào cảm giác thì kiến thức càng chính xác. Từ đó, ông rút ra kết luận: “Lời nói không bao giờ được đi trước sự vật”.
Đóng góp lớn nhất của ông là đã tổng kết và phát triển kinh nghiệm đã tích luỹ được về trực quan và áp dụng chúng một cách có ý thức vào quá trình dạy học.
Cũng xuất phát từ chỗ xem quan sát là cơ sở của mọi tri thức, G. Pestalossi (1746-1827), nhà giáo dục học Thụy Sỹ cho cho rằng: “Số cơ quan cảm giác tham gia vào quá trình nhận thức càng lớn thì kiến thức của chúng ta càng chính xác hơn”.
V. G. Belenxki (1811-1848) nhà giáo dục Nga đã phát triển nguyên tắc trực quan trên cơ sở gắn tư tưởng trực quan với tư tưởng dạy học phát triển.
K. Đ. Usinxki (1824-1870) đã đi xa hơn trong việc vận dụng nguyên tắc trực quan vào quá trình dạy học và cho rằng, trực quan không chỉ là phương tiện nhận thức mà còn là phương tiện để phát triển tư duy. Theo ông, thầy giáo không thể chỉ dựa vào những hình tượng cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, mà phải sử dụng cả những biểu tượng đã có từ trước.
Ngày nay, bên cạnh việc nghiên cứu vị trí, vai trò của PTTQ trong điều kiện hiện đại, nhiều tác giả đã dành một vị trí đáng kể trong việc nghiên cứu vấn đề sử dụng các PTTQ trong dạy học (Tônlinghênôva, X.G. Sapôvalenkô, M.N. Sacmaep, L.V. Dancôp, L.I. Gôbunôva, V.V. Đavưđôp, P.R. Atutôp, V.G. Bôtianxki …).
Tônlinghênôva cho rằng, về nguyên tắc, PTTQ chỉ có thể có các chỉ số và chất lượng thông qua các quá trình sư phạm. Không có quá trình sư phạm thì dù các PTTQ có được chế tạo tốt bao nhiêu cũng không thể hiện được bất kỳ một vai trò và chức năng gì.
K.G. Nojko cũng khẳng định: Vấn đề không phải chỉ ở chỗ sản xuất và cung cấp cho nhà trường những đồ dùng dạy học mà chủ yếu là phải làm sao cho đồ dùng dạy học được các giáo viên sử dụng với hiệu quả cao. Theo X.G. Sapôvalenkô : “Chất lượng đồ dùng dạy học phải gắn chặt với chất lượng sử dụng nó của thầy giáo để nó có thể đạt hiệu quả giảng dạy và giáo dục cao”, “Đồ dùng dạy học, các phương tiện kỹ thuật chỉ là phương tiện hỗ trợ trong tay người thầy giáo” [8].
7.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong những thập kỷ gần đây, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã quan tâm đến vấn đề PTTQ , vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học.
Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách và Trần Bá Hoành (1980) cho rằng: trong thực tiễn dạy học, đảm bảo tính nguyên tắc trực quan - một trong những nguyên tắc chỉ đạo quá trình dạy học nhằm đem lại hiệu quả cao, chất lượng tốt, đảm bảo cung cấp cho HS tới mức tối đa các hình ảnh cụ thể, các biểu tượng trong sáng để trên cơ sở đó, hoạt động tư duy ở các em được vận dụng một cách tích cực, nhờ đó, cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo mà các em lĩnh hội được các khái niệm một cách vững chắc [10].
Nguyên tắc trực quan có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học sinh học không chỉ vì nó có ý nghĩa to lớn trong quá trình nhận thức mà còn vì nó có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện vì nó gắn với việc sử dụng các PTTQ. PTTQ là tất cả các đối tượng nghiên cứu, được tri giác trực tiếp nhờ các giác quan. Điều đó được Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành (2002) một lần nữa khẳng định [1].
Theo Nguyễn Cương (1995): Tính trực quan là tính chất có tính qui luật của quá trình nhận thức khoa học [2].
Tô Xuân Giáp (1997) cho rằng: Phương tiện dạy học có những tác động đặc biệt quan trọng đến kết quả cuối cùng của quá trình dạy học [5].
Theo Thái Duy Tuyên (2001), các tài liệu trực quan chẳng những cung cấp cho HS những kiến thức bền vững, chính xác, mà còn giúp HS kiểm tra lại tính đúng đắn của các kiến thức lí thuyết, sữa chữa và bổ sung. Theo ông đứng trước vật thực hay các hình ảnh của chúng HS sẽ học tập hứng thú hơn, tăng cường sức chú ý đối với các hiện tượng để rút ra các kết luận đúng đắn [9].
Tóm lại, trong quá trình dạy học, vai trò của PTTQ không chỉ là sự minh họa cho bài giảng của GV mà còn là nguồn thông tin để HS cảm nhận, tiếp thu và hiểu biết về đối tượng nghiên cứu. Tất cả các tác giả trên đếu khẳng định PTTQ nói chung và tranh ảnh nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học, không những cung cấp các dữ liệu cho quá trình nhận thức mà còn là cơ sở để tư duy, rèn luyện phương pháp tư duy. Tuy nhiên, hiệu quả dạy học của PTTQ tùy thuộc nhiều vào quá trình xử lý sư phạm của người GV sử dụng nó.
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN STH 12 NÂNG CAO
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỀ TÀI
1.1.1. Bản chất của tranh ảnh
Tranh ảnh chính là phương tiện trực quan truyền đạt nguồn thông tin, tài liệu cho người học, tranh ảnh phản ánh sự vật hiện tượng khách quan một cách chính xác, sinh động và thực tế góp phần khắc sâu, mở rộng kiến thức. Ngoài ra còn giúp phát triển năng lực, kỹ năng, kích thích óc quan sát, khả năng tư duy cao độ của người học [5].
1.1.2. Vai trò của tranh ảnh
1.1.2.1. Đối với việc dạy của giáo viên
- Giáo viên sử dụng tranh ảnh làm nguồn phát thông tin dạy học cho học sinh, giúp các em có những biểu tượng cụ thể, sinh động.
- Thực tế không phải lúc nào cũng có sẵn các vật thật, mẫu tươi sống phục vụ dạy học, tranh ảnh là phương tiện thay thế có giá trị dạy học tương ứng.
- Tranh ảnh dễ làm, dễ bảo quản, rẻ tiền so với các đồ dùng dạy học khác.
- Tranh ảnh góp phần tạo thành công cho việc giảng dạy thành công của giáo viên, nhất là rèn luyện được cho học sinh kỹ năng quan sát.
- Tranh ảnh dạy học tạo điều kiện cho việc tổ chức việc thảo luận tập thể ở lớp; cho phép cả lớp trao đổi nội dung bài học dưới dạng nêu vấn đề.
1.1.2.2. Đối với việc học của học sinh
- Tranh ảnh là tài liệu tra cứu giúp học sinh tự học.
- Tranh ảnh gây hứng thú, kích thích việc tự học đối với các học sinh chưa tích cực học tập.
- Tranh ảnh có thể sử dụng như nguồn tài liệu ban đầu cho HS trong quả trình ôn tập, củng cố.
1.1.3. Nguyên tắc sử dụng tranh ảnh
- Sử dụng đúng lúc.
- Dùng đến đâu đưa ra đến đó.
- Tranh ảnh phải đủ lớn, đủ rõ.
- Không dùng tranh ảnh vẽ sẵn khi có thể tự vẽ trên bảng.
- Biểu diễn tranh theo trình tự nhất định để học sinh dễ theo dõi, kịp quan sát.
- Cần hướng dẫn học sinh quan sát triệt để tranh ảnh [1].
1.1.4. Phương pháp sử dụng tranh ảnh
Tranh ảnh dạy học có thể dễ dàng sử dụng phối hợp với các phương tiện khác. Trong quá trình kiểm tra học sinh, tranh ảnh dạy học có thể được sử dụng như nguồn tài liệu ban đầu. Khi giới thiệu tranh ảnh dạy học, thầy giáo có thể đóng vai trò người hướng dẫn và nêu vấn đề. Sau khi đã được thầy giáo hướng dẫn, giải thích, học sinh có thể dùng tranh ảnh dạy học để tự học.
* Khái quát về phương pháp quan sát:
Quan sát là sự tri giác các vật thể và quá trình của thực tế trong thời gian tương đối dài có mục đích, có kế hoạch cụ thể.
Quan sát có nhiệm vụ phát hiện ra các hợp thành của hiện tượng được khảo sát với các hiện tượng khác. Từ việc quan sát các hiện tượng riêng rẽ, đơn nhất nhiều lần, ta đi tới phát hiện cái chung, cái bản chất [1].
* Nét đặc trưng của tranh ảnh dạy học:
- Có thể cung cấp cho học sinh kiến thức một cách chắc chắn và chính xác, vì thế nguồn thông tin họ thu nhận được trở nên đáng tin cậy hơn.
- Làm cho việc giảng dạy trở nên cụ thể hơn, vì vậy làm tăng thêm khả năng của học sinh tiếp thu những sự vật, hiện tượng và các quá trình phức tạp mà bình thường họ khó nắm vững được.
- Rút ngắn thời gian lĩnh hội tri thức.
- Dễ dàng gây được cảm hứng và sự chú ý của học sinh.
- Giải phóng thầy giáo khỏi một khối lượng lớn các công việc chân tay, do đó làm tăng khả năng nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy.
- Bằng việc sử dụng các phương tiện dạy học, thầy giáo có thể kiểm tra khách quan hơn khả năng tiếp thu kiến thức cũng như sự hình thành kĩ năng, kỹ xảo của học sinh [5].
* Phương pháp biểu diễn tranh - tìm tòi bộ phận:
Tranh ảnh là các tài liệu tra cứu giúp cho học sinh tự học và cũng tạo khả năng kích thích việc tự học đối với các học sinh chưa tích cực học tập.
Tranh ảnh dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thảo luận tập thể lớp, cho phép cả lớp trao đổi nội dung bài học dưới dạng tình huống nêu vấn đề.
Tranh ảnh dạy học có thể dễ dàng phối hợp sử dụng với các phương tiện dạy học khác. Trong quá trình kiểm tra học sinh tranh ảnh dạy học có thể sử dụng như nguồn tài liệu ban đầu. Dùng tranh ảnh dạy học trên lớp giáo viên là người chỉ dẫn và nêu vấn đề. Sau khi nghe giải thích, học sinh có thể dùng tranh ảnh đó để tự học.
* Hiệu quả của việc sử dụng tranh được minh họa bởi sơ đồ sau:
Tranh
Lời
Bảng phấn trắng
Bảng phấn màu
Tranh có tầm sâu
[5]
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Thực trạng sử dụng tranh trong dạy học ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Huế
Sau khi điều tra, khảo sát 20 GV đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Sinh học ở một số trường THPT đã trình bày về các vấn đề có liên quan. Chúng tôi nhận thấy rằng:
- Vai trò của PTTQ - tranh vẽ trong dạy học Sinh học có vai trò rất cần thiết trong quá trình dạy học Sinh học nói chung và Sinh thái học nói riêng - chiếm 100.00% tổng số ý kiến được điều tra. Qua đó cho chúng ta thấy PTTQ - tranh vẽ là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học.
- Về mức độ sử dụng tranh trong quá trình giảng dạy: mức độ sử dụng tranh trong dạy học học Sinh học của GV trong khâu dạy bài mới là rất cao chiếm 75.00% ý kiến được điều tra. Ngoài ra, tranh vẽ được GV sử dụng với tư cách là nguồn kiến thức trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức và trong kiểm tra, đánh giá, tuy nhiên nhiều GV chưa nhận thấy được vai trò của tranh ảnh trong khâu củng cố, ôn tập và kiểm tra, đánh giá, thể hiện ở bảng sau:
Bảng1.2: Mức độ sử dụng tranh trong quá trình dạy học Sinh học
Mức độ sử dụng
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Dạy bài mới
15
75.00
05
25.00
0
0
0
0
Củng cố, ôn tập.
05
25.00
05
25.00
03
15.00
07
35.00
Kiểm tra, đánh giá.
01
05.00
02
10.00
05
25.00
12
60.00
- Về tình hình mức độ sử dụng tranh trong khâu củng cố, ôn tập và kiểm tra, đánh giá còn hạn chế như vậy có thể vì một số khó khăn mà GV thường gặp phải trong khi thực hiện các biện pháp sử dụng tranh: Đa số các GV cho rằng khó khăn lớn nhất đối với họ là hệ thống tranh vẽ do Bộ trang cấp còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là hệ thống tranh câm; một số GV có ý kiến rằng việc treo tranh làm mất nhiều thời gian của tiết học.
- Bên cạnh đó, đa số GV đều thừa nhận rằng thuận lợi lớn nhất mà các biện pháp sử dụng tranh đưa lại là giúp tiết dạy trở nên sinh động hơn, HS tiếp thu bài nhanh hơn - chủ động hơn khi dạy học không có sử dụng tranh ảnh.
1.2.2. Phân tích cấu trúc, nội dung phần Sinh thái học lớp 12 nâng cao bậc THPT
1.2.2.1. Vai trò
- Trang bị các kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường cũng như mối quan hệ về sinh vật và môi trường.
- Từ đó, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ sự cân bằng hình thái thiên nhiên.
1.2.2.2. Nhiệm vụ
a- Về kiến thức
- Cho học sinh biết được các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật, nhấn mạnh giá trị nơi ở, ổ sinh thái đối với sinh vật.
- Cung cấp cho học sinh đặc điểm cấu trúc của quần xã, các mối quan hệ trong quần xã, quá trình biến đổi của quần xã trong không gian và thời gian.
- Giúp học sinh hiểu được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong thiên nhiên, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, vòng tuần hoàn vật chất.
- Ứng dụng các hiểu biết về sinh thái học trong thực tiễn cuộc sống, trong sản xuất, bảo vệ và phát triển môi trường bền vững, giáo dục dân số.
b- Về kĩ năng
- Phát triển kĩ năng logic, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa).
- Phát triển kĩ năng vận dụng vào thực tiễn.
- Phát triển kĩ năng suy luận toán học.
c- Về nhân cách học sinh
- Giáo dục phép biện chứng (mọi sự vật luôn luôn vận động và biến đổi).
- Hình thành quan điểm hệ thống.
- Giáo dục môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2.2.3. Thành phần kiến thức cơ bản
- Kiến thức khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, nơi sống, sinh cảnh, ổ sinh thái, quần thể, quần xã, diễn thế sinh thái, hệ sinh thái, sinh quyển.
- Kiến thức quy luật: các quy luật sinh thái cơ bản, quy luật hình tháp sinh thái, quy luật giới hạn sinh thái, quy luật biến đổi chung của diễn thế sinh thái.
- Kiến thức quá trình: quá trình hình thành quần thể, hình thành quần xã quá trình vận huyển các chất và năng lượng trong thiên nhiên qua chuỗi và lưới thức ăn, các quá trình sinh địa hóa.
- Kiến thức ứng dụng: v