Khóa luận Các tôn giáo địa phương khai sinh tại an giang vai trò đối với sự phát triển du lịch tín ngưỡng tại Việt Nam

Thời gian trôi thật nhanh, mới ngày nào còn là một học sinh trung học mà hôm nay tôi đã trở thành một sinh viên, được ngồi trên giảng đường đại học, được là một sinh viên đó là niềm tự hào. Trong suốt bốn năm học vừa qua,bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của gia đình, th ầy cô và bạn bè. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, trước hết tôi xin gởi lời cảmơn chân thành tới ông bà, cha mẹ, và những người thân trong gia đình, cảm ơn cuộc sống này cho tôi những ngày hạnh phúc, và hơn thế nữa tôi luôn khắc ghi công ơn to lớn của những người thầy, những người cô mang đến cho tôi một hành trang kiến thức để bước vào xã hội đầy lo toang này một cách vững vàng nhất. Ghi mãi trong tôi lời cảm ơn tha thiết với họ, với những người đã sinh ra, nuôi dưỡng, dạy bảo tôi, và những người luôn bên tôi trong suốt cuộc đời này.

pdf11 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Các tôn giáo địa phương khai sinh tại an giang vai trò đối với sự phát triển du lịch tín ngưỡng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH Khoa du lịch ĐỀ TÀI: CÁC TÔN GIÁO ĐỊA PHƯƠNG KHAI SINH TẠI AN GIANG VAI TRÒ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM GVHD : Nguyễn Khắc Thuần SVTH : Phạm Hùng Thịnh MSSV : 120600244 LỚP : 06DLHD TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 10 NĂM 2010 MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU: Lời cảm ơn 4 Lời mở đầu 6 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài 8 2. Tình hình nghiên cứu 9 3. Phương pháp nghiên cứu 9 4. Đóng góp của đề tài 10 CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ TỈNH AN GIANG 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 12 1.1.1 Thời kỳ sơ sử 12 1.1.2 Thời trung đại 13 1.1.3 Thời cận hiện đại 16 1.2 Các đặc điểm về đất đđai và con người An Giang 18 1.2.1 Vài nét về Thất Sơn 18 1.2.2 Địa danh Thất Sơn 20 1.2.3 Thất sơn – thánh địa của các tôn giáo bản địa 24 CHƯƠNG II: VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG Ở NAM BỘ 2.1 Đời sống tín ngưỡng thời khai hoang mở cõi 27 2.2 Phật giáo tiểu thừa 29 2.3 Phật giáo đại thừa 30 2.4 Hệ phái Khất Sĩ 31 2.5 Đạo Minh Sư Phật Đường 32 CHƯƠNG III: SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO ĐỊA PHƯƠNG TẠI NAM BỘ 3.1 Khái quát về các tôn giáo địa Phương tại Nam Bộ 35 3.2 An Giang – nơi khai sinh của các tôn giáo địa phương 38 3.3 Các tôn giáo và các đấng khai sinh 39 3.3.1 Bửu Sơn Kỳ Hương và Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên 39 a) Sơ lược về thầy Tây An 39 b) Quá trình lập đạo và truyền bá 40 c) Tông chỉ, kinh điển và giáo lý 42 d) Các di tích của đạo 44 e) Các ngày lễ chính trong năm của đạo 47 3.3.2. Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Đức Bổn Sư Ngô Lợi 49 a) Sơ lược về Đức Bổn Sư Ngô Lợi 49 b) Quá trình lập đạo và truyền bá 49 c) Tông chỉ, kinh điển và giáo lý 51 d) Các cơ sở thờ tự chính xây dựng trong thời mở đạo 53 e) Các ngày lễ chính trong năm của đạo 55 3.3.3. Đạo Hòa Hảo và Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ 61 a) Sơ lược về Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ 61 b) Quá trình lập đạo và truyền bá 61 c) Tông chỉ, kinh điển và giáo lý 62 d) Các di tích của đạo 64 e) Các ngày lễ chính trong năm của đạo 65 3.3.4. Các “Ông Đạo” khác 65 a) Ông đạo đèn hay “Đức Phật Trùm” 65 b) Sư vãi bán khoai 67 c) Ông đạo Xuyến 68 d) Ông đạo Ngoạn 71 e) Ông đạo Lập 75 f) Ông đạo Lãnh 76 g) Ông Cử Đa 79 h) Đạo Tưởng 80 3.4 Người An Giang và sự tiếp nhận, quảng bá… 81 CHƯƠNG IV: CÁC TÔN GIÁO ĐỊA PHƯƠNG VÀ SỰ VAY MƯỢN MỘT SỐ GIÁO LÝ VÀ NGHI THỨC CỦA PHẬT GIÁO 4.1 Vay mượn về giáo lý 83 4.2 Vay mượn về nghi thức 87 4.3 Anh hưởng tích cực của sự vay mượn 88 CHƯƠNG V. NGÀNH DU LỊCH VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC TÔN GIÁO ĐỊA PHƯƠNG 5.1 Một số điểm hành hương nổi tiếng 90 5.1.1 Tây An Cổ Tự 90 a) Lịch sử thành lập và phát triển 90 b) Kiến trúc và bài trí tượng thờ 90 5.1.2 Đình Thới Sơn 94 a) Lịch sử thành lập và phát triển 94 b) Kiến trúc và bài trí tượng thờ 94 5.1.3 Chùa Tam Bửu 95 a) Lịch sử thành lập và phát triển 95 b) Kiến trúc và bài trí tượng thờ 96 5.1.4 Chùa Phi Lai 97 a) Lịch sử thành lập và phát triển 97 b) Kiến trúc và bài trí tượng thờ 5.1.5 An Hòa Tự 99 a) Lịch sử thành lập và phát triển 99 b) Tu bổ và sửa sang 100 c) Kiến trúc và bài trí tượng thờ 102 5.2 Giá trị của các tôn giáo đối với sự phát triễn du lịch tín ngưỡng hiện nay 105 5.3 Ngành du lịch và sự đa dạng hóa trong loại hình du lịch tín ngưỡng 106 5.4 Tôn giáo làm gì trong thời đại mới để phục vụ du lịch tín ngưỡng 106 CHƯƠNG VI: THỬ THIẾT KẾ MỘT SỐ TOURS DU LỊCH ĐẾN CÁC TÔN GIÁO ĐỊA PHƯƠNG Ở NAM BỘ 6.1 Tiềm năng thực sự của những tuyến du lịch đến các tôn giáo địa phương tại Nam Bộ. 109 6.2 Một số mặt hạn chế cho việc phát triển du lịch của các tôn giáo địa phương 113 6.3 Thử phác thảo kế họach khai thác của ngành du lịch 114 6.4 Vài kiến nghị nhỏ 121 Kết luận 123 Tài liệu tham khảo 125 PHỤ LỤC 1 127 LỜI CẢM ƠN Thời gian trôi thật nhanh, mới ngày nào còn là một học sinh trung học mà hôm nay tôi đã trở thành một sinh viên, được ngồi trên giảng đường đại học, được là một sinh viên đó là niềm tự hào. Trong suốt bốn năm học vừa qua, bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của gia đình, thầy cô và bạn bè. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, trước hết tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành tới ông bà, cha mẹ, và những người thân trong gia đình, cảm ơn cuộc sống này cho tôi những ngày hạnh phúc, và hơn thế nữa tôi luôn khắc ghi công ơn to lớn của những người thầy, những người cô mang đến cho tôi một hành trang kiến thức để bước vào xã hội đầy lo toang này một cách vững vàng nhất. Ghi mãi trong tôi lời cảm ơn tha thiết với họ, với những người đã sinh ra, nuôi dưỡng, dạy bảo tôi, và những người luôn bên tôi trong suốt cuộc đời này. Đối với mỗi sinh viên, được làm khóa luận tốt nghiệp là cả một sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng, đó cũng là một vinh hạnh. Suốt bốn năm học đại học, tôi không biết nói sao cho hết lòng tri ân của mình tới các thầy cô giáo, xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô trong suốt bốn năm học vừa qua đã tận tâm truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức quý báu qua đó đã giúp tôi củng cố kiến thức và kỹ năng, từ môn “Logic học, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học…” cho đến những ngày đi thực tế trên các nẻo đường đất nước tôi luôn nhận được và cảm nhận được ở các thầy cô lòng nhiệt thành, sự tận tụy, và sự sẻ chia, một lần nữa xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả. Và để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn của thầy Nguyễn Khắc Thuần. Thầy đã tận tình chỉ bảo để tôi hoàn chỉnh lại cơ sở lý luận cũng như đã cung cấp cho tôi rất nhiều tư liệu quý giá. Nếu không có thầy chắc chắn rằng bản thân tôi không thể có được một cách nhìn tổng quát nhất, khoa học nhất, bởi đây là lần đầu tiên tôi làm một công trình nghiên cứu có tầm quan trọng, đánh dấu bước ngoặc của một sinh viên trong suốt bốn năm học như thế này. Xin gởi lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất đến thầy từ những ngày đầu tiên với môn học “Tiến trình lịch sử Việt Nam”. Thầy đã cho tôi những nền tảng cơ bản, cho đến ngày hôm nay thầy lại là người giúp tôi khẳng định lại bản thân mình trong suốt quá trình học tập. Và cuối cùng xin gởi lời cảm ơn đến văn phòng khoa Du lịch, ban giám hiệu trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh, một lần nữa xin gởi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình và quý thầy cô, cảm ơn bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian qua. Phạm Hùng Thịnh LỜI MỞ ĐẦU An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, với diện tích 3.536,8 km2, phía Đông và Đông Bắc giáp với Đồng Tháp, phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ, phía Nam và Tây Nam giáp Kiên Giang, phía Tây giáp nước Campuchia, nhiệt độ trung bình năm là 270C, cao nhất là 35 – 360C vào tháng 4 – 5, thấp nhất là 20 – 210C vào tháng 12 và tháng giêng. Với những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng, An Giang được biết đến như một điểm du lịch hành hương tìm về cội nguồn với lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ được tổ chức hàng năm vào tháng 4 âm lịch, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Tây An… Là nơi giao thoa văn hóa, đến với An Giang là đến với một vùng văn hóa đa dạng với những dân tộc như Kinh, Hoa, Chăm, Kh’mer… Đến với An Giang là đến với sự êm ả của Làng Chăm Châu Giang, nơi của những chàng trai, cô gái Chăm, với những thánh đường hồi giáo uy nghi, trầm mặc, là đến với tiếng trống Paranưng say lòng lữ khách. Đến với An Giang là đến với sự hùng vĩ của “Thất Sơn”, với sự uy nghi của Cấm Sơn với Chùa Vạn Linh nổi tiếng, là đến với tri tôn nơi mà những ngôi chùa Kh’mer nằm ẩn mình trong từng Phum, Sóc, với “Lễ Hội Đua Bò Bảy Núi”, với tiếng nhạc ngũ âm, với văn hóa độc đáo của dân tộc Kh’mer mà chỉ có đến đây chúng ta mới cảm nhận được. Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có một dãy “Thất Sơn” đầy linh thiêng và huyền bí, chính nơi này đã sản sinh ra những tôn giáo bản địa cùng với những người khai đạo và những truyền thuyết, giai thoại đã tạo nên một An Giang với một diện mạo hoàn toàn khác hẳn, giờ đây lại là An Giang của “Tây An Cổ Tự” với tôn giáo “Bửu Sơn Kỳ Hương” cùng “Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên”, với Đình Thới Sơn, Phước Điền Tự, cùng giai thoại “Tăng Chủ nuôi Cọp Bạch”, “Đình Tây thu phục Sấu Năm Chèo”, là đến với cuộc “Khởi Nghĩa Bảy Thưa” của Đức Cố Quản Trần Văn Thành – người đệ tử xuất sắc của Bửu Sơn Kỳ Hương trong thời kháng chiến chống Pháp. Là An Giang của tôn giáo “Tứ An Hiếu Nghĩa” với Phi Lai Tự, Tam Bửu Tự với “Đức bổn sư Ngô Lợi”. Là làng Hòa Hảo với “Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ” cùng tôn giáo “Hòa Hảo”, là sự uy nghi của An Hòa Tự cùng với sự hiền hòa mến khách với lối tu tập nhân nghĩa song song với hành thiện giúp đời…. Tất cả tạo nên một An Giang được xem như cái nôi của các tôn giáo nội sinh. Ngày nay với sự chuyển mình của xã hội và sự phát triển của du lịch thì nhu cầu du lịch tín ngưỡng ngày càng phát triển, nhu cầu tìm hiểu về văn hóa lịch sử của con người ngày càng cao với bề dày lịch sử văn hóa và là nơi khai sinh của nhiều tôn giáo bản địa. Trong tương lai gần, An Giang sẽ là điểm đến của du khách trong và ngoài nước và với thế mạnh cùng tiềm năng của mình có thể nói An Giang sẽ là nơi thu hút khách du lịch cả về văn hóa lẫn tín ngưỡng, và góp phần giúp du lịch tỉnh An Giang không ngừng phát triển. DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Là một người con của quê hương An Giang, được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Tây Nam Bộ với mùa nước nổi và những con người chân chất, thật thà. Tôi được nghe nhiều về đất và người An Giang trong những cuộc trò chuyện của các bậc tiền bối những lúc nông nhàn. Thuở nhỏ, vì cuộc sống của gia đình còn nhiều khó khăn nên tôi ít khi có dịp được đi đây đi đó, nhưng một điều may mắn là mỗi năm ít nhất một lần tôi đều được gia đình đưa về Châu Đốc để tham quan và viếng Miếu Bà Chúa Xứ, Tây An Cổ Tự, Lăng Thoại Ngọc Hầu… Có thể nói, phong cảnh của Thất Sơn đã cuốn hút tôi từ đó để rồi sau này tôi có dịp lần lượt được viếng thăm tất cả bảy ngọn núi linh thiêng ấy và bước đầu tiếp xúc với các tôn giáo ở đây. Khi bước vào giảng đường đại học chuyên ngành du lịch, được học những môn học về đánh giá tiềm năng du lịch, được tham quan nhiều nơi nên tôi nhận ra rằng An Giang còn rất nhiều lợi thế về du lịch vẫn còn bỏ ngõ hoặc phát triển chưa xứng tầm của nó. Hiện nay người ta chỉ biết đến An Giang với Miếu Bà Chúa Xứ, Tây An Cổ Tự, Lăng Thoại Ngọc Hầu… mà ít ai biết rằng An Giang còn là cái nôi của nhiều tôn giáo bản địa. Bên cạnh đó, hiện nay du lịch tín ngưỡng đang trên đà phát triển mạnh mẽ và thu hút số lượng du khách ngày càng đông, thiết nghĩ rằng là một người Việt Nam được hành hương về thánh địa của những tôn giáo khai sinh tại Việt Nam chắc chắn là điều mà du khách nội địa mong mỏi, và hiện nay du khách thế giới, đặc biệt là các nhà nghiên cứu cũng đang rất quan tâm đến các tôn giáo bản địa tại Việt Nam. Với những lợi thế như trên tôi tin rằng trong tương lai các tôn giáo bản địa với nhiều công trình tôn giáo sẽ là nơi du lịch lý tưởng và hấp dẫn đối với du khách. Song hành cùng với những điểm du lịch nổi tiếng trước đó sẽ góp phần đưa An Giang phát triển xa hơn trong ngành du lịch. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài: “Các Tôn Giáo Địa Phương Khai Sinh Tại An Giang – Vai Trò Đối Với Sự Phát Triển Du Lịch Tín Ngưỡng Việt Nam” 2. Tình hình nghiên cứu Từ trước tới nay có một số sách báo viết về các tôn giáo bản địa khai sinh tại An Giang như “Thất Sơn mầu nhiệm” của Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu (1955), “Sổ Tay Hành Hương Đất Phương Nam” của Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên) (2001), “Nhận Thức Phật Giáo Hòa Hảo” của Nguyễn Văn Hầu (1969)… chủ yếu là giới thiệu về lịch sử hình thành, các giai đoạn phát triển cũng như giới thiệu về các nhà khai sáng tôn giáo và các giai thoại về những con người này. Đề tài này nghiên cứu tổng hợp cả ba tôn giáo lớn hình thành ở An Giang, tìm ra điểm chung của cả ba tôn giáo này cũng như đánh giá tiềm năng du lịch và đề xuất các phương hướng xây dựng các chương trình du lịch hành hương đến thánh địa của các tôn giáo này. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện khóa luận này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu và phân tích những thông tin từ sách, báo, tạp chí, internet và các tài liệu khác.  Phương pháp bản đồ: Phương pháp này giúp ta thấy rõ vị trí của các điểm hành hương cũng như vị trí của Thất Sơn trên bản đồ du lịch An Giang và bản đồ Việt Nam.  Phương pháp thống kê – phân tích: Phương pháp này đã được tôi sử dụng để đề tài này mang tính thực tiễn và chính xác cao. Để phản ánh đúng thực tế, tôi đã dựa trên số liệu thống kê thu thập được từ Ban Quản Lý ở An Hòa Tự, Văn Phòng Ban Trị Sự Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo, Tây An Cổ Tự, Đình Thới Sơn, Phước Điền Tự, Chùa Phi Lai, Chùa Tam Bửu để sử dụng cho đề tài này.  Phương pháp khảo sát thực địa: Bao gồm các phương pháp quan sát trực tiếp, phương pháp đếm số lượng và phương pháp khảo sát. Đây là phương pháp hầu như khóa luận nào cũng cần đến vì qua phương pháp này ta mới tận mắt thấy được các hoạt động diễn ra tại các điểm hành hương. Từ đó thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động du lịch tại những điểm hành hương này.  Phương pháp SWOT: Phương pháp này giúp ta chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của các điểm hành hương và các tôn giáo trong thời điểm du lịch đang phát triển.  Phương pháp toán và tin học: Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã sử dụng phương pháp vẽ sơ đồ bày trí tượng trong các điểm hành hương và sử dụng các công cụ tin học. 4. Đóng góp của đề tài Từ trước đến nay khi nghiên cứu ba tôn giáo bản địa Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo hầu hết những người mới nghiên cứu và một số nhà nghiên cứu chỉ nghiên cứu riêng lẻ, ít có công trình nào mang tính tổng hợp và hệ thống lại các điểm chung của các tôn giáo này. Hơn nữa, hiện nay có rất nhiều tài liệu trên internet chưa được kiểm chứng cũng như một số tài liệu không chính quy mang tính xuyên tạc làm cho không ít người hiểu lầm và phủ nhận vai trò cũng như những đóng góp của các tôn giáo trên cho dân tộc cũng như cho văn hóa Việt Nam. Tôi hy vọng rằng những ý kiến đóng góp của tôi trong khóa luận này trước hết sẽ làm phong phú thêm kiến thức về các tôn giáo bản địa cho những ai muốn tìm hiểu về các tôn giáo này nhưng chưa có tài liệu cũng như thời gian để nghiên cứu, tiếp đến tôi hy vọng sẽ giúp đỡ cho các bạn sinh viên những khóa sau hiểu đúng hơn về các tôn giáo bản địa tại An Giang, và sau đó là góp phần giúp Ban Quản Lý An Hòa Tự, Tây An Cổ Tự, Đình Thới Sơn, Phước Điền Tự, Chùa Phi Lai, Chùa Tam Bửu phát huy những thế mạnh vốn có và khắc phục những hạn chế để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa du khách tới tham quan.
Tài liệu liên quan