Trong suốt th ời kỳ đổi mới hơn 15 năm qua, các ngân hàng thương mại
Việt Nam đã thực sựtrởthành chỗdựa đáng tin cậy và không thểthiếu của
các thành phần kinh tế, có nh ững đóng góp lớn lao trong việc thúc đẩy nền
kinh tếquốc dân phát triển toàn diện với tốc độkhá cao và ổn định. Đặc biệt
từkhi tiến hành cải cách lĩnh vực ngân hàng, hoạt động của các ngân hàng
đã có nhiều tiến bộ đáng kể.
Tuy nhiên, thực tiễn cải cách NHTM trong thời gian qua cho thấy các
hoạt động cải cách còn nhiều tồn tại, chưa có sựphối hợp chặt chẽ, linh hoạt
giữa các Bộ, Ngành cũng nhưchưa có được một cơchếchính sách đồng bộ
cho hoạt động cải cách ngân hàng. Kết quảlà tuy đã giảm được sốlượng các
ngân hàng hoạt động không hiệu quảvà tăng vốn điều lệnhưng tỷlệnợquá
hạn tại các ngân hàng vẫn còn rất cao, hoạt động của các ngân hàng vẫn
chưa thực sự được ổn định.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu và tìm ra những giảipháp thiết thực
nhằm đẩy mạnh một cách có hiệu quảhơn nữa hoạt động cải cách các NHTM
đang là một nhiệm vụcấp thiết của nhiều Bộ, Ban, Ngành. t ừTrung ương
đến địa phương và các ngân hàng.
100 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cải cách ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
****************
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-
THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thuý Hằng
Lớp : A8 - K37
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thu Hương
HÀ NỘI – 2002
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt thời kỳ đổi mới hơn 15 năm qua, các ngân hàng thương mại
Việt Nam đã thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy và không thể thiếu của
các thành phần kinh tế, có những đóng góp lớn lao trong việc thúc đẩy nền
kinh tế quốc dân phát triển toàn diện với tốc độ khá cao và ổn định. Đặc biệt
từ khi tiến hành cải cách lĩnh vực ngân hàng, hoạt động của các ngân hàng
đã có nhiều tiến bộ đáng kể.
Tuy nhiên, thực tiễn cải cách NHTM trong thời gian qua cho thấy các
hoạt động cải cách còn nhiều tồn tại, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt
giữa các Bộ, Ngành cũng như chưa có được một cơ chế chính sách đồng bộ
cho hoạt động cải cách ngân hàng. Kết quả là tuy đã giảm được số lượng các
ngân hàng hoạt động không hiệu quả và tăng vốn điều lệ nhưng tỷ lệ nợ quá
hạn tại các ngân hàng vẫn còn rất cao, hoạt động của các ngân hàng vẫn
chưa thực sự được ổn định.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu và tìm ra những giải pháp thiết thực
nhằm đẩy mạnh một cách có hiệu quả hơn nữa hoạt động cải cách các NHTM
đang là một nhiệm vụ cấp thiết của nhiều Bộ, Ban, Ngành... từ Trung ương
đến địa phương và các ngân hàng.
2. Mục đích và ý nghĩa của khoá luận
a. Mục đích của khoá luận
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng cải cách các NHTM Việt Nam,
khoá luận đưa ra một số định hướng phát triển chính cho giai đoạn tới, đồng
thời tìm ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cải cách NHTM ở
Việt Nam với mục tiêu xây dựng hệ thống ngân hàng phát triển ổn định, vững
mạnh và có khả năng cạnh tranh trong thời kỳ mới.
b. Nhiệm vụ của khoá luận
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của khoá luận là:
- Thống nhất chung về mặt lý luận.
- Phân tích, đánh giá để từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp và
kiến nghị.
c. Ý nghĩa của khoá luận
Về lý luận, khoá luận có ý nghĩa tổng hợp, thống nhất và phát triển
những vấn đề bức xúc đã, đang và sẽ tiếp tục được bàn luận, nghiên cứu.
Về mặt thực tiễn, khoá luận góp phần bàn luận các vấn đề nhằm thúc
đẩy cải cách NHTM Việt Nam trong những năm tới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một bài khóa luận, do những hạn chế nhất định về thời
gian và kinh nghiệm nghiên cứu, đề tài chỉ đề cập đến những vấn đề lý luận
có liên quan đến tình hình hoạt động của hệ thống NHTM, cùng với một số
giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh cải cách trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp phân tích -
tổng hợp - đúc kết - phát triển, kết hợp lý luận với thực tiễn, từ phân tích đến
đánh giá để đưa ra các định hướng phát triển cùng với các giải pháp và kiến
nghị hoàn thiện.
6. Nội dung bố cục của khoá luận
Nội dung chính của khoá luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tính cấp thiết của việc tiến hành cải cách ngân hàng thương
mại Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng cải cách ngân hàng thương mại Việt Nam trong
thời gian qua.
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động
cải cách ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG I
TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC TIẾN HÀNH CẢI CÁCH
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM
1. Khái niệm chung
1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
1.1.1. Sự ra đời và phát triển Ngân hàng thương mại
Hệ thống ngân hàng thương mại là một bộ phận quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân ở mỗi quốc gia. Có thể nói, sự ra đời và phát triển của hệ
thống NHTM gắn liền với quan hệ cho vay nặng lãi đã từng tồn tại trong thời
kỳ phân rã của chế độ công xã nguyên thủy. Các hoạt động tương tự như ngân
hàng đã xuất hiện khoảng 3000 năm trước Công nguyên tại các ngôi đền xứ
Chaldée (thuộc Irak ngày nay). Thực chất, đó là các hoạt động tiếp nhận lễ vật
và tài sản do các tín đồ gửi rồi cho nông dân vay với lãi suất cao.
Đến thế kỷ IV trước Công nguyên, các ngân hàng thô sơ bắt đầu được
thiết lập ở nhiều nơi. Các ngân hàng cho vay nặng lãi đã xuất hiện ở Ý
khoảng 500 năm trước Công nguyên, chủ thể đi vay là giai cấp thống trị và
những người sản xuất hàng hoá giản đơn, với mức lãi suất cao từ 40%-100%.
Tuy nhiên, các ngân hàng hoạt động với quy mô lớn, đúng chức năng thì chỉ
xuất hiện từ thế kỷ 16 về sau, bao gồm các ngân hàng của Ý như Banco di
Napoli (1591), Istituto Bancario Sanpaolo di Torino (1563)…
Khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển, các ngân hàng cho vay
nặng lãi buộc phải hạ lãi suất cho vay do áp lực của cuộc đấu tranh chống cho
vay nặng lãi của các nhà tư bản. Mặt khác, cũng chính trong quá trình này,
các nhà tư bản công thương nghiệp đã liên kết lập thành các hội tín dụng cho
vay lẫn nhau với lãi suất vừa phải. Dần dần, những hội tín dụng này đã phát
triển trở thành những NHTM cổ phần.
Ngân hàng quốc gia Việt Nam, ngân hàng đầu tiên của nước ta đã được
thành lập ngày 6-5-1951, theo Sắc lệnh số 15/LCT của Chủ tịch nước. Từ
năm 1951 đến trước khi có Nghị định 53/HĐBT(26/3/1988), hệ thống ngân
hàng ở Việt Nam là hệ thống ngân hàng một cấp, gồm có NHNN và các ngân
hàng chuyên nghiệp trực thuộc NHNN như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng. Chính hệ thống ngân hàng đơn nhất với cơ chế
quản lý bao cấp, quan liêu đã làm cho hoạt động của toàn ngành ngân hàng
trở nên đơn phương, cứng nhắc, không đáp ứng được các yêu cầu đổi mới của
nền kinh tế thị trường. Vì thế, mô hình hệ thống ngân hàng hai cấp theo Nghị
định 53 là một bước tiến bộ đưa hoạt động tiền tệ, tín dụng thoát khỏi tình
trạng cũ, thích hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Sau 3 năm
hoạt động trong cơ chế mới, ngân hàng đã tỏ ra năng động và linh hoạt hơn
trong huy động và sử dụng vốn, nhưng vẫn còn nhược điểm là chưa định
hướng rõ ràng, chính sách tiền tệ, tín dụng vẫn còn bao cấp, cho vay vốn lưu
động tràn lan, …
Trước tình hình đó, Hội đồng Nhà nước đã ban hành 2 Pháp lệnh ngân
hàng. Theo đó, các ngân hàng chuyên doanh được chuyển thành NHTM quốc
doanh gồm có: Ngân hàng công thương Việt Nam (NHCTVN); Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNTVN); Ngân
hàng ngoại thương Việt Nam (NHNTVN). Pháp lệnh ngân hàng cũng quy
định các NHTM Việt Nam có thể được thành lập dưới dạng công ty cổ phần
và được phép thực hiện đa dạng các nghiệp vụ, tạo điều kiện cho các
NHTM có thêm khả năng làm các nghiệp vụ tài chính, từng bước lặp lại trật
tự kinh doanh tiền tệ, thu hút đầu tư nước ngoài.
Như vậy, hệ thống các NHTM nước ta là một bộ phận trong hệ thống
ngân hàng hai cấp, trong đó NHNN làm nhiệm vụ của Ngân hàng Trung
ương, còn các NHTM và các TCTD khác hoạt động như các ngân hàng trung
gian thực hiện chức năng kinh doanh.
1.1.2. Định nghĩa Ngân hàng thương mại:
Định nghĩa NHTM thường được xây dựng theo tính chất và mục đích
hoạt động của ngân hàng. Theo Luật ngân hàng của Pháp năm 1941, NHTM
được định nghĩa là: “những xí nghiệp hay cơ sở thường xuyên nhận tiền của
công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác”. Bên cạnh đó, cũng
có một số quốc gia đưa ra định nghĩa về NHTM dựa trên sự kết hợp với đối
tượng hoạt động. Ví dụ như Luật ngân hàng của Đan Mạch năm 1930 định
nghĩa: “NHTM là những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký
thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các
phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân,
đứng ra bảo hiểm v.v…”.
Ở Việt Nam, không có một định nghĩa riêng về NHTM mà NHTM được
coi là một loại hình TCTD. Do đó, định nghĩa các TCTD cũng được xem là
định nghĩa NHTM. Theo điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam
có nêu: “TCTD là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và
các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ
ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng số tiền gửi để cấp tín dụng,
cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng các NHTM đều có
chung một tính chất, đó là: việc nhận tiền ký thác, tiền gửi không kỳ hạn và
có kỳ hạn để sử dụng vào nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh
doanh khác của chính ngân hàng.
1.2. Các loại hình NHTM ở Việt Nam
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được tổ chức căn cứ vào
nguồn vốn hình thành, bao gồm 4 loại: NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần,
Ngân hàng liên doanh và các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1.2.1. Ngân hàng thương mại quốc doanh
Ngân hàng thương mại quốc doanh là NHTM thuộc sở hữu của Nhà
nước, được thành lập bằng 100% vốn Ngân sách. Các ngân hàng này được
phép hoạt động trong lĩnh vực ngắn hạn, trung hạn, dài hạn tùy theo tính chất
nguồn vốn huy động, được hoạt động cả trong nước và nước ngoài và các
dịch vụ khác theo luật quy định.
Từ năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam được sắp xếp lại thành 6
NHTM quốc doanh trong đó 4 ngân hàng hoạt động như những NHTM (Ngân
hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư &Phát
triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn), 2 ngân hàng hoạt
động như những ngân hàng chính sách (Ngân hàng phục vụ người nghèo,
Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long). Các NHTM quốc
doanh hoạt động rộng khắp trên cả nước với 238 chi nhánh tại các tỉnh, thành
phố và hơn 1000 chi nhánh cấp 3 trực thuộc tại khắp các vùng dân cư.
Đặc điểm chính của các NHTM quốc doanh :
- Giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động của hệ thống NHTM Việt
Nam, chiếm 75% vốn huy động và 80% đầu tư cho vay vốn (Bảng 1).
- Tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước hạng đặc biệt và hệ
thống mạng lưới theo địa dư hành chính..
- Thực hiện cho vay chính sách như một trong các hoạt động chính và
còn mang tính ngân hàng chính sách, rõ nhất là NHNN&PTNTVN.
- Đã và đang thực hiện mạnh mẽ việc chuyển từ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp sang kinh doanh thị trường định hướng XHCN.
1.2.2. Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại cổ phần là các ngân hàng được hình thành trên cơ
sở vốn góp của các cổ đông với nội dung và phạm vi hoạt động như các
NHTM quốc doanh. Tính đến nay, trên cả nước có 36 NHTM cổ phần trong
đó có 21 NHTM cổ phần đô thị và 15 NHTM cổ phần nông thôn, tiêu biểu là:
NHTM cổ phần Á Châu (ACB); NHTM cổ phần Quân đội; NHTM cổ phần
Hàng hải; NHTM cổ phần Đông Á; NHTM cổ phần Bắc Á; NHTM cổ phần
nhà Hà Nội (Habubank); NHTM cổ phần Châu Á Thái Bình Dương; NHTM
cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; NHTM cổ phần Sài Gòn
thương tín (Sacombank); NHTM Nam Phương; NHTM cổ phần Quế Đô…
Theo số liệu tại Bảng 1, các ngân hàng này hiện chiếm 10% vốn huy động và
10% đầu tư cho vay vốn.
Đặc điểm chính của các NHTM cổ phần :
- Hoạt động gần như thuần túy vì lợi nhuận, có thể mở rộng quy mô bằng
việc phát hành cổ phiếu mới hoặc trái phiếu để bổ sung vốn.
- Tỷ lệ NHTM cổ phần chất lượng kém cao, một số NHTM cổ phần đang
bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt của Nhà nước.
- Hội đồng quản trị trong các NHTM cổ phần giữ vai trò chủ sở hữu thật,
bộ máy điều hành mang nặng tính làm thuê.
Bảng 1: Thị phần của từng loại hình trong toàn hệ thống đến hết 5/2002
NHTM
quốc
doanh
NHTM cổ
phần
Ngân hàng
liên doanh
và chi
nhánh
nước ngoài
Loại hình
Vốn huy động 75% 10% 11% 4%
Đầu tư cho vay 80% 10% 9% 1%
Tỷ trọng vốn 38.9% 20% 39.1% 2%
Nguồn: Thị trường tài chính - tiền tệ 7-2002
1.2.3. Ngân hàng liên doanh
Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng
liên doanh, có trụ sở chính tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật
Việt Nam. Vốn điều lệ của các ngân hàng liên doanh là vốn góp của bên ngân
hàng Việt Nam và bên ngân hàng nước ngoài.
Loại hình
Chỉ tiêu
Theo luật, Ngân hàng liên doanh được hoạt động cả bằng đồng tiền Việt
Nam và ngoại tệ theo quy định trong giấy phép. Các ngân hàng này chỉ đủ tư
cách pháp nhân khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hiện nay,
trên lãnh thổ Việt Nam có 5 ngân hàng liên doanh đang hoạt động chiếm 11%
vốn huy động và 9% đầu tư cho vay vốn, đó là: ChohungVina Bank (ngân
hàng liên doanh giữa NHNT Việt Nam và Hàn Quốc)…..
Đặc điểm chính của các Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam :
- Thường là liên doanh giữa một NHTM quốc doanh với một ngân hàng
của các nước đang phát triển .
- Phía Việt Nam luôn giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị, còn phía nước
ngoài là Tổng giám đốc điều hành.
- Mạng lưới chi nhánh chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội với doanh
số hoạt động còn khiêm tốn.
1.2.4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là một bộ phận của Ngân hàng nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ có đủ tư cách pháp nhân khi được
cấp giấy đăng ký kinh doanh. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng trên 20 chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động như : chi nhánh Citibank (Hoa
Kỳ); chi nhánh HongKong Bank; ANZ Bank; Mitsui Bank (Nhật Bản)…
Đặc điểm của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam :
- Phần lớn thuộc các ngân hàng ở các nước đang phát triển (HongKong,
Indonesia…) và các nước phát triển (Hoa Kỳ, Nhật Bản…)
- Bộ máy điều hành của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài do người
nước ngoài trực tiếp nắm giữ.
- Công nghệ ngân hàng tại các chi nhánh này thường là công nghệ tiên
tiến.
- Có tiềm lực vốn lớn nhờ vào nguồn vốn của ngân hàng mẹ.
Comment [NC1]: Thêm tên nước
2. Đánh giá nguồn lực và hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam
2.1. Đánh giá nguồn lực tại các NHTM Việt Nam
2.1.1. Quy mô vốn tự có và tình hình tài chính
2.1.1.1. Quy mô vốn tự có
Vốn tự có là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tiềm lực tài chính của các
NHTM. Theo thông lệ quốc tế, vốn tự có của NHTM bao gồm vốn điều lệ,
các quỹ đầu tư và một số tài sản nợ khác của ngân hàng. Vốn tự có của ngân
hàng thường chiếm tỷ trọng nhỏ, dưới 10% tài sản Có nhưng lại được đặt lên
hàng đầu do tiềm lực vốn của ngân hàng quy định quy mô hoạt động, năng
lực thanh toán, năng lực cạnh tranh và tạo ra uy tín cho ngân hàng.
Tuy vậy, lượng vốn tự có của hệ thống NHTM Việt Nam hầu hết không
đáp ứng được yêu cầu. Vốn tự có tại các NHTM quốc doanh tính đến cuối
năm 1999 như sau:
Ngân hàng Ngoại thương (NHNT): 963 tỷ đồng
Ngân hàng Công thương (NHCT): 537 tỷ đồng
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển (NHĐT&PT):792 tỷ đồng
NHNN&PTNTVN: 655 tỷ đồng (1).
Thử so sánh với số tài sản của một số ngân hàng trên thế giới vào thời
điểm năm 1995: Deutsche Bank (Đức) 502,3 tỷ USD; Sumitomo Bank (Nhật)
498,9 tỷ USD; Credit Lyonnais (Pháp) 337,6 tỷ USD; hay Chase Mahattan
Bank (Mỹ) 333,8 tỷ USD… thì mới thấy sự nhỏ bé và khoảng cách rất xa của
các NHTM Việt Nam. Ngay cả so sánh với khu vực thì vốn điều lệ của các
NHTM Việt Nam cũng chỉ bằng 10-20% vốn điều lệ của các NHTM trong
khu vực; vốn tự có/tổng tài sản chỉ đạt khoảng 3-4%, xếp hạng gần cuối trong
số 500 ngân hàng lớn nhất Châu Á năm 2000 (xem Bảng 2).
Bảng 2: Xếp hạng các NHTM quốc doanh Việt Nam trong khu vực Châu
Á theo quy mô tài sản Có
(1) Nghiên cứu kinh tế số 290, tháng 7/2002.
Tên ngân hàng Xếp hạng Tài sản Có (triệu USD)
NHNN&PTNT 335 2575
NH Ngoại thương 345 2401
NH Công thương 347 2392
NH Đầu tư & Phát triển 364 2054
Nguồn: Tạp chí Asia Week ngày 15/9/2000
Trong khi vốn điều lệ của các NHTM quốc doanh còn nhỏ bé thì vốn
điều lệ của các NHTM cổ phần còn thấp hơn rất nhiều lần. Trong tổng số 48
NHTM cổ phần, NHTM đô thị có vốn điều lệ cao nhất là 350 tỷ đồng, có 20
NHTM cổ phần nông thôn có tổng số vốn điều lệ là 45 tỷ đồng (gần 3 triệu
USD) còn ngân hàng có số vốn điều lệ nhỏ nhất là 1 tỷ đồng (2). Vốn điều lệ
nhỏ thì đương nhiên vốn tự có của các ngân hàng cũng nhỏ, dẫn đến khả năng
cạnh tranh kém.
2.1.1.2. Tình hình tài chính
Tình hình tài chính của các NHTM hiện nay đang trong tình trạng thiếu
lành mạnh nghiêm trọng. Theo tính toán của IMF, tình hình nợ khó đòi phải
xử lý theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam hiện đang ở mức báo động, lên tới
13,3% vào thời điểm năm 2001 so với tổng dư nợ toàn quốc (trong khi mức
an toàn là dưới 5%) với tổng trị giá lên đến 18.000 tỷ VND, tương đương hơn
1 tỷ USD (trong khi tổng vốn tự có của toàn ngành ngân hàng vào khoảng
20.000 tỷ VND). Theo Hình 1, tỷ lệ nợ khó đòi của riêng 4 NHTM quốc
doanh tính đến cuối tháng 8/2001 đã lên đến gần 10 %. Nếu căn cứ theo tiêu
chuẩn kế toán quốc tế thì số nợ khó đòi trong hệ thống NHTM Việt Nam thời
kỳ 1996-1998 còn lên tới 3-4 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng dư nợ tín dụng
đối với nền kinh tế (3).
(2) Tạp chí Tài chính số tháng 5/2002
(3) Báo cáo tài chính Ngân hàng của WB tháng 7/2001
Hình 1: Tình hình nợ khó đòi của 4 NHTM quốc doanh theo tiêu
chuẩn kế toán Việt Nam
4
5
6
7
8
9
10
11
1999Q4 2000Q1 2000Q2 2000Q3 2000Q4 2001Q1 8/2001
Nguồn: Dự báo của Ngân hàng Nhà nước và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), 7/2001.
Nguyên nhân gây nợ khó đòi trong hệ thống NHTM Việt Nam:
Một là, vốn tín dụng ngân hàng bao cấp chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu
động của doanh nghiệp. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp không hiệu quả, NHTM cho vay vốn nhưng không thu hồi được nợ.
Hai là, nhiều NHTM, nhất là các NHTM quốc doanh dùng vốn huy động
ngắn hạn, kể cả ngoại tệ để cho vay trung dài hạn đối với mọi thành phần kinh
tế. Trong khi đó, các doanh nghiệp sử dụng khoản vay này không hiệu quả
nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Ba là, hầu hết các NHTM cho vay nhận tài sản thế chấp là bất động sản,
trong khi đó giá bất động sản thường xuyên biến động theo thị trường và bị
ảnh hưởng bởi chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Bốn là, các NHTM cho vay còn lấy giá trị vật tư, tài sản hình thành từ
vốn vay để làm tài sản đảm bảo tiền vay trong khi giá cả luôn có xu hướng
biến động do cạnh tranh về mẫu mã và tính năng của hàng hoá.
Năm là, nhiều NHTM cho vay nhận tài sản thế chấp mà pháp luật cấm.
Do đó, khi xiết nợ, toà án không cho phép các NHTM được thu hồi tài sản đó.
Bảng 3: Nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam
giai đoạn 1995-2001
Đơn vị: %
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Nợ ngoại
ệ
Tổng
ợ
Nợ nội tệ
Năm
%
Comment [NC2]: thêm đơn vị
Comment [NC3]:
Nợ quá hạn/Tổng vốn
tự có
61,9 75,7 112,3 - - -
-
Nợ quá hạn/Tổng dư
nợ
7,8 9,3 12,4 12 13,2 13,1 13,3
Tổng vốn tự có/Tổng
tài sản
4,8 5,5 7,4 6,8 7,2 7,1 -
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam tháng 2/1998; Thống kê của Ngân hàng Thế giới/2001
Có thể thấy, trong giai đoạn 1995-1996, nợ quá hạn trong các ngân hàng
có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ Châu Á, tình hình nợ quá hạn (nợ khó đòi) của hệ thống NHTM
Việt Nam càng trầm trọng. Vào thời điểm năm 1997, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng
vốn tự có đã lên đến 112,3% và nợ quá hạn/tổng dư nợ cũng lên đến 12,4%.
Ngoài các khoản nợ khó đòi, khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam
cũng còn rất thấp. Mức chênh lệch giữa tổng thu nhập so với tổng chi phí toàn
ngành chỉ đạt gần 800 tỷ/năm, tương đương gần 60 triệu USD, thấp hơn nhiều
so với mức lợi nhuận của các ngân hàng trong khu vực (OUB Singapore: 100
triệu USD; HSBH Hong Kong: khoảng 1392 triệu USD; Maybank Malaysia:
62.8 triệu USD). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thu nhập thấp của
các NHTM là chi phí hoạt động kinh doanh hiện quá cao khi so sánh với các
nước láng giềng. Chẳng hạn, tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng tài sản Nợ tại
NHNT vào khoảng 5,5%; tại NHCT là 9,3%; tại NHNN&PTNT là 8,5%; tại
NHĐT&PT là 7,5% trong khi tỷ lệ ở các nước công nghiệp phát triển OECD
là 1-2% (4).
2.1.2. Công nghệ cung ứng dịch vụ
Công n