1. Tính cấp thiết của đềtài:
Xu thếkhu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tếthếgiới đã tạo ra nhiều
cơhội cũng nhưkhông ít thách thức lớn cho sựphát triển của nền kinh tế
của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Trong nhiều thập kỷtrở
lại đây, việc thu hút vốn đầu tưnước ngoài đặc biệt là vốn đầu tưtrực tiếp
nước ngoài (FDI) đã và đang trởthành mục tiêu hàng đầu trong chiến lược
phát triển kinh tếcủa các nước trên thếgiới nói chung và các nước đang
phát triển nói riêng. Theo kinh nghiệm các nước, muốn phát triển kinh tế,
Việt Nam hay bất kỳmột quốc gia nào đều phải tìm cho mình trọng điểm
ưu tiên, trong đó có khu công nghiệp va khu chếxuất (KCN, KCX). Một số
nước đang phát triển ởkhu vực Châu Á -Thái Bình Dương trong thời gian
qua đã coi việc phát triển các KCN, KCX là một giải pháp quan trọng
nhằm thu hút vốn đầu tưnước ngoài, phát triển nội lực, đẩy mạnh quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng vềxuất khẩu. Rất nhiều nước thành
công trong việc xây dựng và triển khai mô hình kinh tếkiểu này đểphát
triển đất nước. Tuy nhiên thực tếcho thấy không thểtiến hành cùng một
lúc và giống nhau vềhình thức, nội dung, trình độ, quy mô các loại hình
phát triển trên toàn bộlãnh thổmột quốc gia, đặc biệt đối với các nước
chậm pháttriển, khảnăng kinh tế, công nghệ, kỹthuật còn yếu kém. Chính
vì vậy có một chính sách tập trung đầu tưcho một sốvùng có chọn lọc với
mục đích tập trung vốn và lao động cho sựphát triển kinh tế, xã hội nhằm
kéo theo sựphát triển các vệtinh khác, tạo đà phát triển cho toàn bộnền
kinh tếlà điều mà nước ta cần phải quan tâm.
Xuất phát từmục tiêu, chiến lược phát triển kinh tếcủa đất nước và
những kinh nghiệm rút ra từviệc xây dựng và triển khai các KCN, KCX
của một sốnước trong khu vực, từnăm 1997, Chính phủta đã cho phép
thành lập một sốKCX ởcác địa phương có điều kiện thuận lợi. Đây là chủ
trương kịp thời, đúng đắn phù hợp với xu thếphát triển của thời đại và thực
tiễn ởnước ta. Tính đến tháng 10 năm 2002, chúng ta đã thành lập được72
KCN, KCX, KCNC tập trung ởba vùng kinh tếtrọng điểm trong cảnước
và đã có những đóng góp ban đầu quan trọng cho nền kinh tếquốc dân.
Tuy nhiên thực tiễn cho thấy trong nhiều năm qua, hoạt động của các
KCN, KCX còn nhiều tồn tại và yếu kém: vềquy hoạch tổng thể, cơchếbộ
máy quản lý, thủtục hành chính, nguồn nhân lực. Những hạn chếnày đã
và đang cản trởhiệu quảhoạt động của các KCN, KCX. Do vậy, nghiên
cứu một cách nghiêm túc những vấn đềlý luận, thực tiễn phát triển các
KCN, KCX và việc thu hút FDI ởnước ta thời gian qua cũng nhưviệc đúc
rút những bài học kinh nghiệm phát triển KCN, KCX của các nước trong
khu vực đểlàm luận cứkhoa học cho việc đềra các chính sách, biện pháp
phù hợp với tình hình hiện nay là hết sức cần thiết.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận là một sốvấn đềcơ
bản vềKCN, KCX, đánh giá những kết quả đã đạt được và phân tích những
tồn tại và nguyên nhân hạn chếsựphát triển của các KCN, KCX được hình
thành trên phạm vi cảnước trong 10 năm qua.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sửdụng phương pháp tổng hợp, so sánh, phương pháp
chứng thực và dựbáo. Cơsởlý luận cho các phương pháp trên là các quan
điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tếcủa Đảng và Nhà nước ta.
4. Mục đích nghiên cứu:
Em chọn đềtài: “Đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp,
khu chếxuất”làm đềtài cho khoá luận của mình với mục đích nâng cao
hiểu biết của bản thân vềnhững vấn đềlý luận chung vềKCN, KCX, đánh
giá thực trạng phát triển KCN, KCX ởnước ta trong 10 năm qua, từ đó
phần nào nêu ra những giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI nhằm phát
triển KCN, KCX ởnước mình.
5. Bốcục của luận văn
Nội dung chính của khoá luận gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đềlý luận chung vềKCN, KCX
Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào KCN, KCX ởViệt Nam thời
gian qua
Chương 3: Một sốgiải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI đểphát
triển KCN, KCX
107 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp và khu chế xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG………………..
LUẬN VĂN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu
công nghiệp, khu chế xuất
Nguyễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D
2
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã tạo ra nhiều
cơ hội cũng như không ít thách thức lớn cho sự phát triển của nền kinh tế
của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Trong nhiều thập kỷ trở
lại đây, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đã và đang trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến lược
phát triển kinh tế của các nước trên thế giới nói chung và các nước đang
phát triển nói riêng. Theo kinh nghiệm các nước, muốn phát triển kinh tế,
Việt Nam hay bất kỳ một quốc gia nào đều phải tìm cho mình trọng điểm
ưu tiên, trong đó có khu công nghiệp va khu chế xuất (KCN, KCX). Một số
nước đang phát triển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian
qua đã coi việc phát triển các KCN, KCX là một giải pháp quan trọng
nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển nội lực, đẩy mạnh quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng về xuất khẩu. Rất nhiều nước thành
công trong việc xây dựng và triển khai mô hình kinh tế kiểu này để phát
triển đất nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy không thể tiến hành cùng một
lúc và giống nhau về hình thức, nội dung, trình độ, quy mô các loại hình
phát triển trên toàn bộ lãnh thổ một quốc gia, đặc biệt đối với các nước
chậm phát triển, khả năng kinh tế, công nghệ, kỹ thuật còn yếu kém. Chính
vì vậy có một chính sách tập trung đầu tư cho một số vùng có chọn lọc với
mục đích tập trung vốn và lao động cho sự phát triển kinh tế, xã hội nhằm
kéo theo sự phát triển các vệ tinh khác, tạo đà phát triển cho toàn bộ nền
kinh tế là điều mà nước ta cần phải quan tâm.
Xuất phát từ mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước và
những kinh nghiệm rút ra từ việc xây dựng và triển khai các KCN, KCX
của một số nước trong khu vực, từ năm 1997, Chính phủ ta đã cho phép
thành lập một số KCX ở các địa phương có điều kiện thuận lợi. Đây là chủ
trương kịp thời, đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và thực
Nguyễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D
3
tiễn ở nước ta. Tính đến tháng 10 năm 2002, chúng ta đã thành lập được72
KCN, KCX, KCNC tập trung ở ba vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước
và đã có những đóng góp ban đầu quan trọng cho nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên thực tiễn cho thấy trong nhiều năm qua, hoạt động của các
KCN, KCX còn nhiều tồn tại và yếu kém: về quy hoạch tổng thể, cơ chế bộ
máy quản lý, thủ tục hành chính, nguồn nhân lực... Những hạn chế này đã
và đang cản trở hiệu quả hoạt động của các KCN, KCX. Do vậy, nghiên
cứu một cách nghiêm túc những vấn đề lý luận, thực tiễn phát triển các
KCN, KCX và việc thu hút FDI ở nước ta thời gian qua cũng như việc đúc
rút những bài học kinh nghiệm phát triển KCN, KCX của các nước trong
khu vực để làm luận cứ khoa học cho việc đề ra các chính sách, biện pháp
phù hợp với tình hình hiện nay là hết sức cần thiết.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận là một số vấn đề cơ
bản về KCN, KCX, đánh giá những kết quả đã đạt được và phân tích những
tồn tại và nguyên nhân hạn chế sự phát triển của các KCN, KCX được hình
thành trên phạm vi cả nước trong 10 năm qua.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, phương pháp
chứng thực và dự báo. Cơ sở lý luận cho các phương pháp trên là các quan
điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.
4. Mục đích nghiên cứu:
Em chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp,
khu chế xuất” làm đề tài cho khoá luận của mình với mục đích nâng cao
hiểu biết của bản thân về những vấn đề lý luận chung về KCN, KCX, đánh
giá thực trạng phát triển KCN, KCX ở nước ta trong 10 năm qua, từ đó
phần nào nêu ra những giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI nhằm phát
triển KCN, KCX ở nước mình.
Nguyễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D
4
5. Bố cục của luận văn
Nội dung chính của khoá luận gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về KCN, KCX
Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào KCN, KCX ở Việt Nam thời
gian qua
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI để phát
triển KCN, KCX
Ngoài ra còn có phần lời nói đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục.
Là một sinh viên, trình độ hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm chưa
tích luỹ được nhiều, thời gian nghiên cứu ngắn, đứng trước một đề tài hết
sức phức tạp này em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất
mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của thầy cô, bạn bè về nội dung
và hình thức của khoá luận này.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của
TS Vũ Chí Lộc, giảng viên bộ môn đầu tư và chuyển giao công nghệ
trường Đại học Ngoại Thương, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú ở
Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại, Ban quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đã giúp em hoàn thành khoá luận này.
Hà nội tháng 12 - 2002
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Hà
Nguyễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D
5
MỤC LỤC
Chương 1 Những vấn đề lý luận chung về KCN & KCX
1 Khái quát chung về KCN & KCX
1.1 Khái niệm và đặc điểm về KCN& KCX
1.1.1 Khu chế xuất
1.1.2 Khu công nghiệp
1.2 Điểm giống và khác nhau giữa KCN & KCX
1.3 Quan hệ giữa FDI và sự phát triển của KCN & KCX
2 Kinh nghiệm xây dựng KCN & KCX của một số nước và bài học
đối với Việt Nam
2.1 Kinh nghiệm từ sự thành công
2.1.1 Đài Loan
2.1.2 Thái Lan
2.1.3 Trung Quốc
2.2 Kinh nghiệm từ sự thất bại
2.2.1 Philippin
2.2.2 Thái lan
Chương 2 Thực trạng thu hút FDI vào KCN & KCX ở Việt Nam
1 Tình hình thu hút FDI và phát triển KCN & KCX ở Việt Nam
thời gian qua
1.1 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian
qua
1.1.1 Nhận xét chung
1.1.2 Kết quả thu hút FDI
1.2 Hoạt động của các KCN & KCX ở Việt nam
1.2.1 Số lượng các KCN & KCX đã hình thành
1.2.2 Thực trạng xây dựng hạ tầng các KCN, KCX
1.2.3 Tỷ lệ lấp đầy
1.2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh
1.2.5 Vấn đề lao động
1.2.6 Vấn đề môi trường
1.3 Đóng góp của KCN & KCX vào nền kinh tế quốc dân
Nguyễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D
6
2 Vài nét khái quát về các KCN & KCX ở ba vùng kinh tế động lực
2.1 Vùng kinh tế động lực Bắc Bộ
2.2 Vùng kinh tế động lực Trung Bộ
2.3 Vùng kinh tế động lực Nam Bộ
3 Công tác quản lý của nhà nước đối với việc phát triển KCN &
KCX
3.1 Về chính sách đối với các doanh nghiệp trong KCN & KCX
3.2 Về cơ chế quản lý các doanh nghiệp trong các KCN & KCX
3.3 Một số bất cập trong công tác quản lý của nhà nước
3.4 Hướng giải quyết các vấn đề quản lý KCN trước mắt
4 Một số vấn đề tồn tại chủ yếu
4.1 Vấn đề khung pháp lý
4.2 Vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước và thủ tục hành chính
4.3 Vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy của Ban quản lý
4.4 Vấn đề liên quan đến đất đai và cơ sở hạ tầng
4.5 Vấn đề liên quan đến dịch vụ
Chương 3 Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào KCN
1 Định hướng xây dựng và phát triển các KCN, KCX
1.1 Mục tiêu
1.2 Định hướng
2 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KCN & KCX ở Việt
Nam
2.1 Về chính sách, luật pháp
2.2 Về phía cơ quan nhà nước Trung ương
2.3 Về phía Ban quản lý và các địa phương
Nguyễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D
7
CHƯƠNG 1
KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1. KHÁI QUÁT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT
1.1. Khái quát chung về Khu công nghiệp và Khu chế xuất
Trong những thập kỷ gần đây, đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI), đã trở thành một đặc điểm nổi bật trong xu thế
khu vực hoà và toàn cầu hoà nền kinh tế thế giới. Quan sát “dòng chảy” của
thị trường vốn quốc tế vào đầu thế kỷ XX, người ta thấy đó là một “dòng
chảy thuận”, tức là từ các nước tư bản phát triển thiếu vốn nhằm mục tiêu
thu lợi nhuận tối đa. Nhưng vào những năm 60, 70 “dòng chảy nghịch” đã
xuất hiện. Tức là dòng vốn đầu tư ra nước của các nước ngoài lại chảy
“ngược” vào các nước công nghiệp phát triển. Chẳng hạn tại Mỹ, các nhà
kinh tế đã thống kê và cho thấy rằng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Mỹ
tăng rất nhanh vượt cả tốc độ đầu tư của Mỹ ra nước ngoài, làm cho Mỹ trở
thành nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp lớn nhất thế giới. Đến năm 1989, tổng
vốn đầu tư của nước ngoài lớn gần gấp đôi (2.288 tỷ USD)[11].
Sở dĩ có hiện tượng này là do cuộc cách mạng khoa học công nghệ
đã làm cho hàm lượng khoa học, trí tuệ trong sản phẩm làm ra đóng vai trò
quyết định đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận, chứ
không phải là nguyên liệu và giá nhân công hạ như trước kia. Do đó, cuộc
“chiến tranh kinh tế” ắt phải diễn ra trên thương trường giữa các nước công
nghiệp phát triển để tranh thủ kỹ thuật và công nghệ của nhau thông qua
việc thu hút nguồn đầu tư. Vì vậy sự cạnh tranh thu hút FDI cho nhu cầu
tăng trưởng kinh tế ở các nước ngày càng gay gắt.
Trong bối cảnh đó, các nước đang phát triển phải tìm kiếm con
đường thích hợp để khuyến khích, thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài,
[11] Tạp chí cộng sản, số 11 năm 1997
Nguyễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D
8
đặc biệt là từ các nước công nghiệp phát triển, các nước NICs Châu Á và
tiếp theo là các nước ASEAN đã sớm nhận ra và khắc phục.
Để hấp dẫn đầu tư nước ngoài, các nước cần có một môi trường đầu tư
thuận lợi, bao gồm môi trường pháp lý hoàn thiện và môi trường kinh
doanh thuận lợi. Nhiều nước đang phát triển tìm kiếm, lựa chọn và thực tế
đã thành công ở nhiều nước là xây dựng các KCN và KCX cũng như các
mô hình tương tự khác, để qua đó thu hút FDI trong khi chưa tạo được môi
trường đâu tư hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước.
1.1.1. Khu chế xuất
Khái niệm: Khu chế xuất (Export processing zone - EPZ) là từ gọi tắt
của khu chế biến xuất khẩu. Nó được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau,
thậm chí có cả định nghĩa khác nhau.
Theo khái niệm của Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên hiệp
quốc UNIDO thì: KCX là một khu tương đối nhỏ phân cách về địa lý trong
một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút các doanh nghiệp (chủ yếu là doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hướng về xuất khẩu, bằng cách cung cấp
cho các doanh nghiệp những điều kiện về đầu tư và mậu dịch đặc biệt
thuận lợi so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà. Đặc biệt, KCX cho
phép nhập khẩu hàng hoá dùng cho sản xuất xuất khẩu miễn thuế[20].
Ở nước ta, theo quy định trong Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997, ban
hành kèm theo Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, khu công nghệ
cao quy định: Khu chế xuất là KCN tập trung các doanh nghiệp chế xuất
chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất
hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không
có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập.
[20] Tạp chí thông tin lý luận, số 6 năm 1994
Nguyễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D
9
KCX là một mô hình đã có lịch sử phát triển từ lâu, song việc hình
thành các KCX với ý nghĩa là một công cụ thu hút FDI và khuyến khích
sản xuất xuất khẩu đã trở thành một quan điểm chính sách phát triển công
nghiệp được áp dụng khá rộng rãi tại hàng loạt các quốc gia đang phát triển
trong vài thập kỷ gần đây. Khu chế xuất là hình ảnh của một thể chế pháp
lý đơn giản rõ ràng, gói gọn trong một bộ luật của KCX, đảm bảo quyền lợi
của các nhà đầu tư một cách thoả đáng, tạo sự an toàn, yên tâm đầu tư cho
họ. Các nước tiếp nhận FDI, đều muốn duy trì hình thức này vì nó không
trực tiếp cạnh tranh với sản phẩm sản xuất trong nước.
Đặc điểm:
Mặc dù KCX ở từng nước có quy định cụ thể khác nhau, song những
đặc trưng sau đây được coi là đặc điểm của một khu chế xuất điển hình.
KCX là một khu đất thuộc lãnh thổ của một nước được quy hoạch
riêng ra, thường được ngăn bằng tường rào kiên cố để tách biệt hoạt
động với phần nội địa.
Mục đích hoạt động của các KCX là thu hút các nhà sản xuất công
nghiệp nước ngoài và trong nước định hướng sản xuất xuất khẩu
bằng những biện pháp đặc biệt ưu đãi về thuế quan, về các điều kiện
mậu dịch và các loại thuế khác.
Hàng hoá, tư liệu sản xuất nhập khẩu vào KCX để sản xuất hàng
xuất khẩu được miễn thuế hải quan (nếu nhập khẩu từ KCX vào nội
địa phải nộp thuế nhập khẩu).
Những hoạt động trong khu chế xuất được sử dụng cơ sở hạ tầng tốt
như đường giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước... và
giảm thiểu các thủ tục hành chính.
Hàng hoá làm ra ở KCX chủ yếu để phục vụ xuất khẩu.
Tuy nhiên, ở các nước khác nhau, trong các thời kỳ khác nhau, có thể
mô hình KCX được vận dụng một cách khác nhau và có thể gọi bằng
Nguyễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D
10
những cái tên không giống nhau. Nhưng dù có được gọi là gì đi chăng nữa
thì KCX (theo cách gọi thông thường) cũng là một hình thức đặc biệt thu
hút vốn đầu tư nước ngoài được nhiều quốc gia áp dụng, phát triển hoặc cải
tiến cho phù hợp với điều kiện của quốc gia mình.
1.1.2. Khu công nghiệp
Khái niệm:
Khu công nghiệp (Industrial Zone; Industrial Park), hay còn gọi là
KCN tập trung, là một quần thể liên hoàn các xí nghiệp công nghiệp xây
dựng trên một vùng có thuận lợi về các yếu tố địa lý, tự nhiên, về kết cấu
hạ tầng, về xã hội... để thu hút vốn đầu tư (chủ yếu là đầu tư nước ngoài) và
hoạt động theo một cơ cấu hợp lý các doanh nghiệp công nghiệp và các
doanh nghiệp dịch vụ, nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất công nghiệp
và kinh doanh.
Ở nước ta, theo quy định trong Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997, ban
hành kèm theo Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, khu công nghệ
cao quy định[9]: Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp KCN
chuyên sản xuất hàng công nghiệp, thực hiện các dịch vụ sản xuất hàng
công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do
Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
KCN về cơ bản cũng giống như KCX là địa bản sản xuất công nghiệp
mà phần lớn là công nghiệp tiêu dùng, đều gồm những doanh nghiệp vừa
và nhỏ và phần lớn là các khu vực không có dân cư sinh sống.
Tuy vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại hình này là: sản phẩm
sản xuất ra trong KCX chủ yếu phải xuất khẩu, còn sản phẩm của KCN vừa
xuất khẩu vừa được tiêu thụ ở thị trường nội địa, quan hệ giữa doanh
nghiệp KCX và thị trường nội địa là quan hệ ngoại thương, còn quan hệ
giữa doanh nghiệp KCN và thị trường nội địa là quan hệ nội thương. Hơn
[9] Hướng dẫn đầu tư các các KCN, KCX, KCNC ở Việt Nam, NXB Thống Kê 1998
Nguyễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D
11
nữa, xét trên góc độ thị trường quốc tế, KCX có thể được coi là khu vực
thương mại tự do, vì không có thuế xuất nhập khẩu, lại ít ràng buộc bởi các
biện pháp phi thuế quan.
KCN và KCX nhằm mục tiêu thu hút vốn đầu tư, chủ yếu là đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp chế tạo, chế biên gia công
xuất khẩu. Bên cạnh đó, mục tiêu quan trọng của việc hình thành KCN,
KCX là để tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hạ tầng, vì trong KCN, KCX
các doanh nghiệp dùng chung các công tình hạ tầng, nên giảm được chi phí
trên một đơn vị diện tích và đơn vị sản phẩm, thực hiện phát triển công
nghiệp theo một quy hoạch thống nhất kết hợp giữa quy hoạch phát triển
ngành với quy hoạch lãnh thổ. Mặt khác, việc tập trung các doanh nghiệp
trong KCN, KCX sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc xử lý chất thải
công nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
các doanh nghiệp công nghiệp có điều kiện thuận lợi liên kết, hợp tác với
nhau, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.
Ngoài ra, KCN, KCX còn là một mô hình kinh tế năng động và
“không quan liêu” phù hợp với nên kinh tế thị trường. Bởi vì, trong việc
phát triển và quản lý các khu này, các thủ tục hành chính đã được giảm
thiểu đến mức tối đa thông qua cơ chế “một cửa” tập trung vào Ban quản lý
các khu đó, trong khi chưa thể vận dụng rộng rãi trong phạm vi toàn quốc
trong thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Những chính sách áp dụng trong
các KCN, KCX gắn quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư trong một hợp
đồng, giảm thiểu thủ tục hành chính, cùng với hệ thống quy định hữu hiệu
cho sản xuất kinh doanh, đo đó để tạo ra được sự an toàn, yên tâm cho các
nhà đầu tư.
Nguyễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D
12
Tiêu thức
so sánh
Khu chế xuất Khu công nghiệp Khu công nghiệp cao
Khái niệm
(Theo pham vi hoạt
động)
Hẹp nhất Rộng hơn khu chế xuất, nhưng hẹp
hơn khu công nghệ cao.
Khái niệm rộng nhất hiện nay.
Mục tiêu hoạt động Thu hút vốn đầu tư (chủ yếu là
FDI ), phát triển xuất khẩu, tăng
nguồn thu ngoại tệ, tạo công ăn
việc làm, tiếp thu chuyển giao
công nghệ.
Thu hút vốn đầu tư (chủ yếu là FDI ),
giải quyết vấn đề phát triển công
nghiệp, phát triển kinh tế, tạo công ăn
việc làm, tiếp thu chuyển giao công
nghệ.
Kết hợp giữa sản xuất và nghiên cứu
khoa học- triển khai, đào tạo, làm đòn
bẩy cho việc nâng cao trình độ công
nghệ, đáp ứng nhu cầu chiến lược công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thu
hút FDI.
Thị trường phục vụ Chủ yếu phục vụ thị trường
ngoài nước.
Thị trường trong nước cũng như ngoài
nước.
Thị trường trong nước cũng như ngoài
nước.
Nhân lực Sử dụng nhiều lao động, có ưu
tiên cho những người có trình
độ cao.
Sử dụng nhiều lao động, có ưu tiên cho
những người có trình độ cao.
Tập trung cho những người có năng lực
nghiên cứ và trình độ tay nghề cao.
Ngành hoạt
động
Các ngành truyền thống (nông
nghiệp, công nghiệp, hàng tiêu
Các ngành truyền thống và các ngành
công nghệ mới.
Các ngành mới và công nghệ cao : Sản
xuất định hướng R&D, công nghệ sinh
1.2 Điểm giống và khác nhau giữa Khu công nghiệp và Khu chế xuất
Nguyễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D
13
dùng...) mà trong nước có lợi
thế so sánh và các ngành công
nghệ mới.
học, vật liệu mới, quang học, cơ khí
chính xác, điẹn tử vi mạch.
Cơ sở hạ tầng
Được cung cấp đầy đủ các yếu
tố hạ tầng kỹ thuật hiện đại
(điện nước, thông tin, xử lý chất
thải...), đạt các tiêu chuẩn quy
định cho hoạt động của các
doanh nghiệp.
Được cung cấp đầy đủ các yếu tố hạ
tầng kỹ thuật hiện đại (điện nước,
thông tin, xử lý chất thải...), đạt các
tiêu chuẩn quy định cho hoạt động của
các doanh nghiệp.
Hiện đại theo các tiêu chuẩn tiên tiến
nhất của thế giới, bao gồm các thuận lợi
về điện nước, mạng lưới bưu chính viễn
thông, môi trường phát triển công nghệ
cao.
Sản phẩm Sản phẩm công nghiệp chế tạo,
gia công, lắp ráp, chế biến xuất
khẩu và dịch vụ phục vụ sản
xuất công nghiệp xuất khẩu.
Sản phẩm công nghiệp chế tạo, gia
công, chế biến, dịch vụ sản xuất công
nghiệp. Các sản phẩm tạo ra bởi các
doanh nghiệp trong khu được dùng cho
xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong
nội địa.
Sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao
được tiêu thụ trong và ngoài nước, bản
thân sản phẩm công nghệ cao được dùng
để ứng dụng vào sản xuất của các doanh
nghiệp trong khu hoặc được chuyển giao
ra bên ngoài.
Mật độ xây dựng xí
nghiệp
Diện tích xây dựng xí nghiệp
chiếm trên 70% diện tích toàn
khu.
Diện tích xây dựng xí nghiệp chiếm
trên 70% diện tích toàn khu.
Có nhiều công viên cây xanh, diện tích
dành cho xí nghiệp chiếm không quá
60% diện tích toàn khu.
Nguyễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D
14
Điều kiện ưu đãi Được miễn thuế xuất nhập
khẩu, các thủ tục mua bán được
giải quyết nhanh gọn. Các
doanh nghiệp KCX nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp là 10%
và được miễn thuế trong 4 năm
đối với doanh nghiệp sản xuất,
nộp 15% và được miễn trong 2
năm đối với doanh nghiệp dịch
vụ
Được miễn giảm thuế xuất nhập khẩu
đối với nguyên liệu phục vụ cho sản
xuất hàng xuât khẩu. Các doanh
nghiệp KCN nộp thuế thu nhập doanh