Kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Hoa Kỳ và những bài học đối với Việt Nam

1. Mở đầu Trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình khác nhau về quản lí chất lượng giáo dục đại học. Các mô hình đó khá đa dạng do chịu ảnh hưởng của văn hóa, truyền thống và các chuẩn mực quy phạm pháp luật của mỗi quốc gia. Các mô hình đánh giá (assessment), kiểm toán (audit) trong giáo dục đại học đã trở nên quen thuộc tại các quốc gia châu Á, châu Âu. Nhưng mô hình kiểm định (accreditation) chất lượng giáo dục đại học, mặc dù đã tồn tại hơn 100 năm ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ, nhưng vẫn chưa được nhiều nước trên thế giới biết đến cho đến những năm sau 2000. Sự phát triển nhanh mạnh của khoa học và công nghệ ở Hoa Kỳ buộc nhiều quốc gia trên thế giới phải quan tâm đến mô hình quản lí chất lượng giáo dục đại học của Hoa Kỳ và mong muốn triển khai áp dụng cho hệ thống giáo dục đại học của họ. Vào đầu những năm 2000, các mạng lưới của các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học được thành lập, trong đó có mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (INQAHE) được thành lập năm 1991 với 8 thành viên sáng lập, đến nay đã có hơn 300 thành viên. Năm 2003 Mạng lưới chất lượng Châu Á- Thái Bình Dương (APQN), năm 2007 Mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Châu Phi (AfriQAN) được thành lập. Ngoài ra còn có mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của các quốc gia Ả rập (ANQAHE), của các nước ASEAN (AQAN), của Châu Âu (ENQA). Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều mong muốn xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học để duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đại học, từng bước hình thành văn hóa chất lượng của nhà trường, hình thành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong và bên ngoài, trong đó có các hoạt động đánh giá, kiểm định và cải tiến chất lượng giáo dục đại học. Từ năm 2002, với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, Việt Nam bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học bằng việc xây dựng hệ thống văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học và tăng cường năng lực cho hệ thống, trong đó có bao gồm cả việc đào tạo chuyên gia kiểm định chất lượng giáo dục đại học, triển khai các hoạt động đánh giá thử nghiệm.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Hoa Kỳ và những bài học đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
122 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0191 Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 12, pp. 122-126 This paper is available online at KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HOA KỲ VÀ NHỮNG BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM Trần Thị Ngọc Bích 1 và Nguyễn Vinh Quang2 1Cục Quản lí chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2Trung tâm Đảm bảo Chất lượng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phân tích tài liệu về hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Hoa Kỳ, có so sánh, đối chiếu với thực tiễn hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam. Qua đó, đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học của nước ta. Từ khóa: Kiểm định (KĐ), chất lượng giáo dục (CLGD), đánh giá (ĐG). 1. Mở đầu Trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình khác nhau về quản lí chất lượng giáo dục đại học. Các mô hình đó khá đa dạng do chịu ảnh hưởng của văn hóa, truyền thống và các chuẩn mực quy phạm pháp luật của mỗi quốc gia. Các mô hình đánh giá (assessment), kiểm toán (audit) trong giáo dục đại học đã trở nên quen thuộc tại các quốc gia châu Á, châu Âu. Nhưng mô hình kiểm định (accreditation) chất lượng giáo dục đại học, mặc dù đã tồn tại hơn 100 năm ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ, nhưng vẫn chưa được nhiều nước trên thế giới biết đến cho đến những năm sau 2000. Sự phát triển nhanh mạnh của khoa học và công nghệ ở Hoa Kỳ buộc nhiều quốc gia trên thế giới phải quan tâm đến mô hình quản lí chất lượng giáo dục đại học của Hoa Kỳ và mong muốn triển khai áp dụng cho hệ thống giáo dục đại học của họ. Vào đầu những năm 2000, các mạng lưới của các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học được thành lập, trong đó có mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (INQAHE) được thành lập năm 1991 với 8 thành viên sáng lập, đến nay đã có hơn 300 thành viên. Năm 2003 Mạng lưới chất lượng Châu Á- Thái Bình Dương (APQN), năm 2007 Mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Châu Phi (AfriQAN) được thành lập. Ngoài ra còn có mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của các quốc gia Ả rập (ANQAHE), của các nước ASEAN (AQAN), của Châu Âu (ENQA)... Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều mong muốn xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học để duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đại học, từng bước hình thành văn hóa chất lượng của nhà trường, hình thành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong và bên ngoài, trong đó có các hoạt động đánh giá, kiểm định và cải tiến chất lượng giáo dục đại học. Từ năm 2002, với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, Việt Nam bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học bằng việc xây dựng hệ thống văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học và tăng cường năng lực cho hệ thống, trong đó có bao gồm cả việc đào tạo chuyên gia kiểm định chất lượng giáo dục đại học, triển khai các hoạt động đánh giá thử nghiệm. Ngày nhận bài: 19/4/2018. Ngày sửa bài: 19/7/2018. Ngày nhận đăng: 20/11/2018. Tác giả liên hệ: Nguyễn Vinh Quang. Địa chỉ e-mail: nvq164@hnue.edu.vn Kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Hoa Kỳ và những bài học đối với Việt Nam 123 Cũng trong thời gian này, nhiều nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng chuyển từ các hoạt động đánh giá (audit, assessment) sang các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đại học của họ như Australia, New Zealand, Nhật Bản, Phillipins, Indonessia... Ở nước ta, các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đại học đã được quy định trong luật giáo dục đại học, đặc biệt, trong Luật giáo dục đại học được thông qua năm 2018, đã khẳng định lại vai trò của công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học và nhấn mạnh vai trò các hoạt động kiểm định trường và kiểm định chương trình. Tuy nhiên, với cái nhìn nhận khách quan, thực tiễn kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở nước ta, bên cạnh các thành tựu, còn nhiều bất cập mang tính hệ thống, trong đó, có sự thiếu ổn định về mô hình, về các văn bản quy phạm pháp luật; manh mún, tản mát do không thành lập được một tổ chức kiểm định thống nhất; thiếu nguồn lực tài chính và thiếu chuyên gia giỏi. Đánh giá một cách công bằng, trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục đại học, Việt Nam khá tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực, chưa nói đến Hoa Kỳ, Canada và nhiều quốc gia ở Châu Âu, do đó chưa tạo được động lực để thúc đẩy sự cải tiến chất lượng ở cấp trường và cấp chương trình, đồng thời chưa tạo được văn hóa chất lượng bên trong nhà trường. Bài báo này sẽ đi sâu phân tích hệ thống kiểm định của Hoa Kỳ, sự lan tỏa của nó đến các quốc gia trên thế giới và những giải pháp để phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở Hoa Kỳ Kiểm định chất lượng ở Hoa Kỳ là một sự xem xét và công nhận tình trạng chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đại học. Hệ thống kiểm định Hoa Kỳ bao gồm các tổ chức kiểm định khu vực, các tổ chức kiểm định quốc gia có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo và các tổ chức kiểm định nghề nghiệp. Chính các tổ chức kiểm định chất lượng của Hoa Kỳ cũng phải được các tổ chức khác kiểm định, trong đó có Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (United State Depatment of Education-USDE) và Hội đồng Kiểm định giáo dục đại học (Council for Higher Education Accreditation-CHEA). Kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở Hoa Kỳ có mục đích đảm bảo cho một nền giáo dục đại học liên tục được cải tiến nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu sử dụng nhân lực của các nhà tuyển dụng lao động, đảm bảo một sự cải tiến liên tục cho hệ thống giáo dục đại học. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học được triển khai thực hiện bởi các tổ chức kiểm định giáo dục đại học mang tính chất phi lợi nhuận. Nhà nước không trực tiếp kiểm định các cơ sở giáo dục đại học và chương trình giáo dục mà thực hiện công nhận các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thông qua các hoạt động của USDE và CHEA công nhận các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở Hoa Kỳ. Tính đến tháng 8/2018 có 8 tổ chức kiểm định khu vực và 4 tổ chức kiểm định quốc gia liên quan đến tôn giáo ở Hoa Kỳ được USDE và CHEA đồng công nhận, tuy nhiên có một tổ chức kiểm định được USDE công nhận nhưng CHEA chưa công nhận. Trong số 7 tổ chức kiểm định nghề nghiệp được USDE công nhận năm 2018 thì chỉ có 2 tổ chức được CHEA công nhận. 41 tổ chức kiểm định chương trình được USDE và CHEA đồng công nhận; 17 tổ chức kiểm định chương trình được USDE công nhận nhưng chưa được CHEA đồng công nhận và, ngược lại, 18 tổ chức kiểm định được CHEA đồng công nhận nhưng chưa được USDE công nhận. Các thông tin trên cho thấy: trong khi các trường đại học và chương trình giáo dục đại học đang nỗ lực để được các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học công nhận rằng các trường đại học và chương trình giáo dục đại học đáp ứng các yêu cầu về chất lượng thì chính các tổ chức kiểm định cũng phải tìm kiếm sự công nhận bởi các tổ chức khác như USDE và CHEA. Đó là cơ chế để đảm bảo tính khách quan và được xã hội công nhận một cách rộng rãi. Các tổ chức kiểm định trường và chương trình đều phải thực hiện quy trình tự đánh giá và đánh giá ngoài theo quy trình và tiêu chuẩn đánh giá để được CHEA hoặc USDE công nhận. Một Trần Thị Bích Ngọc và Nguyễn Vinh Quang 124 tổ chức kiểm định muốn được công nhận phải nộp một báo cáo tự đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn do CHEA hoặc USDE quy định. CHEA hoặc USDE sẽ thăm tổ chức kiểm định và có báo cáo thực địa. Theo đó, CHEA và USDE đưa ra các quyết định công nhận hoặc không công nhận tổ chức kiểm định đó. Các tổ chức kiểm định được định kì đánh giá. Ví dụ: chu kì đánh giá định kì của CHEA là 10 năm, có đánh giá giữa kì; trong khi đó, USDE có chu kì đánh giá 5 năm/lần. Các tổ chức kiểm định có thể tìm kiếm sự công nhận của CHEA hoặc USDE hoặc của cả hai với các mục đích khác nhau. Sự công nhận của CHEA nhằm khẳng định vị thế của tổ chức kiểm định trong cộng động giáo dục đại học, còn sự công nhận của USDE là nhằm hỗ trợ các tổ chức kiểm định tìm kiếm các khoản tài trợ của chính phủ. 2.2. Phân loại các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở Hoa Kỳ Hầu hết các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ở Hoa Kỳ không vì lợi nhuận. Có bốn loại tổ chức kiểm định chủ yếu: - Tổ chức kiểm định cấp vùng thực hiện kiểm định các cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục, chủ yếu là phi lợi nhuận (6 tổ chức). - Tổ chức kiểm định quốc gia liên quan đến tín ngưỡng thực hiện kiểm định các cơ sở giáo dục liên quan đến tôn giáo và học thuyết, chủ yếu là phi lợi nhuận (4 tổ chức). - Tổ chức kiểm định quốc gia liên quan đến nghề nghiệp thực hiện kiểm định chủ yếu các cơ sở giáo dục vì lợi nhuận, dựa trên nghề nghiệp. - Tổ chức kiểm định chương trình thực hiện kiểm định các chương trình, ngành nghề cụ thể chẳng hạn luật, y tế, cơ khí và sức khỏe. 2.3. Tiêu chuẩn và quy trình kiểm định chất lượng giáo dục Mỗi một tổ chức kiểm định đều có bộ tiêu chuẩn và quy trình kiểm định riêng của mình, trong đó có các hướng dẫn về quy trình triển khai tự đánh giá, định dạng và nội dung báo cáo tự đánh giá, quy trình đánh giá ngoài, thành phần đoàn đánh giá ngoài. Các bộ tiêu chuẩn, thông thường đều yêu cầu các nhà trường công bố sứ mạng và mục tiêu cần phấn đấu của nhà trường, chứng minh rằng nhà trường có bộ máy hoạt động thích hợp, có cơ chế đảm bảo chất lượng và có nguồn lực để thực hiện được các sứ mạng và mục tiêu đã đề ra. Quy trình kiểm định được công bố công khai và để đảm bảo tính minh bạch trong kiểm định. Các tổ chức kiểm định định kì họp hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục để thông qua các nghị quyết về việc công nhận hay không công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Chu kì kiểm định trường và chương trình được thực hiện khá khác nhau giữa các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, có thể từ vài năm đến 10 năm. Ví dụ một trường có thể được kiểm định đầy đủ theo chu kì 10 năm, nhưng khi cần, cũng có thể yêu cầu đánh giá về một vấn đề quan tâm, chẳng hạn đánh giá sinh viên, theo đề nghị của Đoàn đánh giá ngoài. Các hoạt động kiểm định được thực hiện theo quy trình thống nhất của mỗi tổ chức kiểm định. Một trường hoặc chương trình muốn được kiểm định phải trải qua một số bước. Những bước này bao gồm việc tự đánh giá, đánh giá đồng cấp, quyết định của tổ chức kiểm định về việc công nhận hay không công nhận cơ sở giáo dục hay chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng. Một số tổ chức kiểm định áp dụng mô hình kiểm định theo giai đoạn. Ví dụ, cơ quan kiểm định vùng ở New England thực hiện hai giai đoạn kiểm định đối với một cơ sở giáo dục. Giai đoạn thứ nhất: các trường hoặc chương trình phải chứng minh rằng trường hoặc chương trình đã đáp ứng các tiêu chí để trở thành ứng viên, mặc dù hiện tại chưa đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định. Đăng kí trở thành ứng viên là một lộ trình khởi đầu để giúp các trường từng bước chuẩn bị để tiến tới được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Giai đoạn thứ hai: các trường hoặc chương trình phải chứng minh rằng trường hoặc chương trình đã đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Hoa Kỳ và những bài học đối với Việt Nam 125 2.4. Ý nghĩa của việc kiểm định chất lượng giáo dục ở Hoa Kỳ Có thể nói, ở Hoa Kỳ, kiểm định được xem là công cụ để chứng minh về sự đảm bảo chất lượng giáo dục của các trường đại học và chương trình đối với sinh viên và xã hội. Đó là những tiêu chuẩn tối thiểu mà cơ sở giáo dục phải đạt được như cơ sở vật chất, thư viện, dịch vụ phục vụ sinh viên, chất lượng đào tạo... Chính phủ liên bang và chính quyền bang đều xem kiểm định là một sự đảm bảo tin cậy về chất lượng giáo dục. Chính phủ liên bang dựa vào kết quả kiểm định để có cơ sở cho việc cấp ngân sách liên bang và các khoản hỗ trợ khác. Hầu hết chính quyền các tiểu bang sẽ cấp phép ban đầu cho các trường và chương trình. Sau đó, sẽ yêu cầu các trường hoặc chương trình phải được kiểm định mới được cấp nguồn kinh phí hỗ trợ cho nhà trường. Một số tiểu bang yêu cầu những cá nhân tham dự kì thi để nhận giấy phép hành nghề phải tốt nghiệp từ các trường hoặc chương trình được kiểm định. Ví dụ trong năm học 2013 -2014, chính quyền liên bang đã cấp 164 tỉ đô la Mỹ tài trợ cho sinh viên qua các trường được kiểm định chất lượng giáo dục. Ngoài ra, việc một trường đại học hay một chương trình giáo dục đại học được kiểm định chất lượng còn là cơ sở để các nhà tuyển dụng tiếp nhận những sinh viên tốt nghiệp từ các trường và chương trình được kiểm định. Ngay cả việc các sinh viên muốn chuyển đổi tín chỉ giữa các trường thì chỉ có thể thực hiện thuận lợi giữa các trường hay chương trình được kiểm định. Khác với Hoa Kỳ, ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới, việc cấp kinh phí cho các trường đại học còn mang tính bình quân theo đầu sinh viên mà chưa quan tâm đến chất lượng đào tạo. Các tổ chức kiểm định cũng chưa được đánh giá định kì nên cũng chưa đảm bảo rằng các tổ chức kiểm định đã được thành lập và cấp phép hoạt động đang thực hiện tốt nghiệm vụ được giao. 2.5. Bài học từ hệ thống kiểm định của Hoa Kỳ Hoa Kỳ có một lịch sử lâu đời và cũng trải qua nhiều cải cách thay đổi trong hệ thống kiểm định của mình. Thời hạn kéo dài tới 10 năm của một chu kì kiểm định cũng có thể được xem là sự thu hút mới mẻ đối với nhà trường để họ có thể tiến hành cho một sự khởi đầu của chu kì đánh giá mới. Hệ thống kiểm định của Hoa Kỳ cho thấy một sự đa dạng với sự tham gia tích cực của các cơ sở giáo dục đại học. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học có ý nghĩa thực tiễn đối với việc xin kinh phí hỗ trợ cho sinh viên, tuyển dụng nhân sự, việc chuyển đổi tín chỉ giữa các trường và chương trình được kiểm định. Nội hàm đánh giá, thay vì chỉ tập trung vào “đầu vào” và nguồn lực đã dần chuyển sang chú trọng đánh giá kết quả đầu ra mà nhà trường đã đạt được. Chẳng hạn, các tiêu chuẩn đánh giá đã chú trọng nhiều hơn đến sinh viên, và những gì họ thực sự đạt được thông qua quá trình học tập. Sự chú trọng đến kết quả này đã kì vọng các trường không chỉ có chương trình tốt, mà còn phải hoạt động tích cực để hướng tới việc liên tục cải tiến chất lượng. Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò là đơn vị quản lí nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục, đã đưa ra các quy định mang tính chất pháp lí đối với toàn bộ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Đã ban hành các bộ tiêu chuẩn đánh giá, các quy trình và hướng dẫn đánh giá cơ sở giáo dục và chương trình đạo tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng là cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục dựa trên các quy định đã được ban hành. Hiện nay, 5 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học đã được thành lập, trong đó có 4 tổ chức kiểm định thuộc 4 đại học, điều đó tạo nên một sự thiếu khách quan trong việc đưa ra các quyết định khi xem xét công nhận các trường đại học và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng. Thực ra, trong đề án thành lập các tổ chức kiểm định thuộc các đại học, đã ghi rõ là sau hai năm hoạt động, các tổ chức kiểm định đó sẽ trở thành các tổ chức kiểm định độc lập. Luật giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 đã nêu rõ: các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục phải độc lập với các cơ quan quản lí nhà nước và với các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, đến nay, Bộ Giáo Trần Thị Bích Ngọc và Nguyễn Vinh Quang 126 dục và Đào tạo cũng chưa có các quy trình về việc định kì đánh giá các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. 3. Kết luận Sau gần 20 năm triển khai thực hiện, công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học đã được hình thành và triển khai hoạt động ở Việt Nam. Tuy nhiên, còn có nhiều bất cập. Các tổ chức kiểm định chất lượng ở Việt Nam không được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động nên các trường đại học phải chi trả các khoản phí cho công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Điều đó sẽ làm cho các trường đại học ở Việt Nam thêm khó khăn vì những chi phí không nhỏ cho công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài. Một điều đáng nêu lên là khi các trường đại học chi trả cho các tổ chức kiểm định để triển khai thực hiện các hoạt động kiểm định thì công tác kiểm định khó có thể giữ được tính khách quan. Mặt khác, các tổ chức kiểm định trực thuộc các đại học cũng có thể không đảm bảo tính khách quan khi đưa ra các quyết định công nhận chất lượng giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://www.chea.org/chea-usde-recognized-accrediting-organizations, xem ngày 29/11/2018. [2] Đề án xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011 – 2020”. [3] UNESCO 2010 “Nghiên cứu so sánh các hệ thống đảm bảo chất lượng độc lập ở Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương”. [4] International Network for Quality Assurance Agencies in Higher Education (INQAAHE). (2016). Members. Retrieved May 2, 2016 from [5] Pham, Xuan Thanh, 2013. Higher Education Quality Assurance in Vietnam. Proceeding of the 2013 AQAN Seminar and Roundtable Meeting “Building Quality Culture and National Quality Framework”. (pp. 20-23). Ho Chi Minh city. [6] Eaton, J., 2015 An overview of U.S. accreditation, Council for Higher Education Accreditation, Washington DC. ABSTRACT US accreditation and the lessons withdrawn to Vietnamese accreditation Tran Thi Bich Ngoc1 and Nguyen Vinh Quang2 1Education Quality Management Agency, Ministry of Education and Training 2Quality Assurance Center, Hanoi National University of Education The research was conducted by analyzing study materials which compared accreditation systems of American accreditation model, and combining current practice of Vietnamese accreditation activities. Through the model of American Educational Quality Accreditation, we make recommendations for improving the Vietnamese accreditation system, step by step in line with international standards. Keywords: Accreditation, education quality, assessment.
Tài liệu liên quan