Kinh tế vĩ mô - Chương 3: Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển

1.1 Hoàn cảnh ra đời Cuối thế kỷ XVII, quá trình tích lũy ban đầu của CNTB đã kết thúc, nhiều vấn đề kinh tế của CNTB đã vượt quá khả năng giải thích của chủ nghĩa trọng thương, đòi hỏi phải có lý luận mới soi đường, dẫn dắt.

ppt20 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế vĩ mô - Chương 3: Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3 HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN   *1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương pháp luận 1.1 Hoàn cảnh ra đời Cuối thế kỷ XVII, quá trình tích lũy ban đầu của CNTB đã kết thúc, nhiều vấn đề kinh tế của CNTB đã vượt quá khả năng giải thích của chủ nghĩa trọng thương, đòi hỏi phải có lý luận mới soi đường, dẫn dắt. *Kinh tế chính trị tư sản Cổ điển bắt đầu từ William Petty (1623-1687), đỉnh cao là Adam Smith (1723-1790) và kết thúc ở David Ricardo (1772-1823). Những gì tiếp sau đó chỉ là sự truyền bá.* 1.2. Các đặc điểm phương pháp luậnLần đầu tiên chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất.*Không chỉ nghiên cứu hiện tượng mà còn phân tích bản chất của các hiện tượng kinh tếĐề cao tính qui luật trong nền kinh tế Nêu ra tư tưởng tự do kinh doanh, nhấn mạnh cơ chế thị trường tự phát.*2. Các lý thuyết kinh tế cơ bản 2.1. Lý thuyết giá trị-lao độngWilliam Petty (1623 – 1687) W. Petty sinh ra trong một gia đình làm nghề thủ công nhỏ người Anh, là người có nhiều tài năng. *Những tác phẩm tiêu biểu của W. Petty:+ Bàn về thuế khóa và lệ phí, năm 1662.+ Số học chính trị, năm 1676+ Bàn về tiền tệ, năm 1682*Giá cả có 2 loại : giá cả chính trị và giá cả tự nhiên. Petty là người đầu tiên đã tìm thấy cơ sở của giá cả tự nhiên là lao động , là người khai sinh ra lý luận giá trị - lao động.*Hạn chế: Ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương khi cho rằng chỉ có lao động khai thác vàng, bạc mới tạo ra giá trị. *Adam Smith (1723 – 1790)Adam Smith là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới. Năm 17 tuổi ông nhận học bổng và tới học ở ĐH Oxford. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông tham gia giảng dạy ở Edinburg. *Am hiểu nhiều lĩnh vực như: triết học, văn chương, lịch sử, vật lý, toán học và kinh tế*Những tác phẩm tiêu biểu của A. Smith: Lý luận đạo đức (1759); Nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của cải của các dân tộc (1776)..*Phân biệt rõ giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Giá cả trao đổi là do lao động quyết định, giá trị là do hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa quyết định, đây là khái niệm đúng đắn về giá trị. Phân biệt 2 loại giá cả : giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. *David Ricardo (1772 – 1823)Sinh ra trong một gia đình giàu có ở Anh. Năm 12 tuổi ông vào học ở trường trung học chuyên nghiệp, sau đó làm việc trong lĩnh vực buôn bán chứng khoán. *Ông xuất bản nhiều tác phẩm, nổi tiếng: “Những nguyên lý cơ bản của chính sách kinh tế và thuế khóa”; “ Những nguyên lý của kinh tế học” (năm 1817)*Phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi và chỉ rõ giá trị sử dụng là điều kiện cần thiết cho trao đổi, nhưng không phải là thước đo của nó. *2.2. Lý thuyết tiền tệ- W. Petty Vàng và bạc là hai thứ kim loại có vai trò là tiền, tiền không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có. Tiền giống như mỡ trong cơ thể “chính trị”. Thừa hoặc thiếu tiền đều không tốt cho nền kinh tế.*Adam Smith:Tiền chỉ là phương tiện kỹ thuật làm cho trao đổi được thuận tiện Chủ trương thay thế tiền vàng và tiền bạc bằng tiền giấyĐánh giá cao vai trò của tín dụng và coi rằng đó là phương tiện làm cho tư bản năng động hơn.*David Ricardo:Cuối thế kỉ XVIII ở nước Anh diễn ra việc đổi tiền giấy lấy tiền vàng. Số lượng tiền giấy tăng lên dẫn đến lạm phát, tiền mất giá và giá cả hàng hóa tăng lên. Trong bối cảnh đó David Ricardo đưa ra lý thuyết tiền tệ. *Đặc trưng nổi bật trong lý thuyết tiền tệ của D. RicardoMang tính hai mặt: (1) giá trị của tiền là do giá trị vật liệu (vàng, bạc) làm ra tiền quyết định. Nó bằng số lượng lao động hao phí để khai thác vàng, bạc. *(2) theo lập trường của thuyết “số lượng tiền tệ”, giá trị của tiền phụ thuộc vào khối lượng của nó. Nếu số lượng tiền càng nhiều, thì giá trị tiền tệ càng ít và ngược lại. Còn bản thân tiền tệ thì không có giá trị nội tại*