Hiện nay, hơn 40 loài tảo khác nhau đã được phân lập và nuôi sinh khối nhằm phục vụ
cho việc sản xuất giống nhiều loài Hải sản như Thân mềm, Giáp xác (Tôm, cua), Artemia
và một số loài cá có giá trị kinh tế. Các giống tảo thường được sử dụng trong nuôi trồng
thuộc các loài của Khuê tảo, tảo Lục, tảo Lam có kích thước dao động từ vài μ cho đến
hơn 100μ. Các giống thường đựơc nuôi là: Skeletonema, Thalassiosira, Chaetoceros,
Platymonas, Nannochloropsis, .
10 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 4225 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi tảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật nuôi tảo
Hiện nay, hơn 40 loài tảo khác nhau đã được phân lập và nuôi sinh khối nhằm phục vụ
cho việc sản xuất giống nhiều loài Hải sản như Thân mềm, Giáp xác (Tôm, cua), Artemia
và một số loài cá có giá trị kinh tế. Các giống tảo thường được sử dụng trong nuôi trồng
thuộc các loài của Khuê tảo, tảo Lục, tảo Lam có kích thước dao động từ vài μ cho đến
hơn 100μ. Các giống thường đựơc nuôi là: Skeletonema, Thalassiosira, Chaetoceros,
Platymonas, Nannochloropsis, .
Hình minh họa (Nguồn internet)
1. Đặc điểm sinh học của thức ăn tự nhiên
1.1.Đặc điểm sinh học của tảo sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
1.1.1. Hệ thống phân loại
Mỗi loài tảo có giá trị dinh dưỡng khác nhau vì thế tùy theo đối tượng nuôi mà chọn loại
tảo thích hợp hoặc tốt hơn hết là nuôi nhiều loài tảo cùng một lúc để cung cấp cho bể
nuôi ấu trùng vì các loài tảo này sẽ bổ sung cho nhau về giá trị dinh dưỡng . Ở một số
nước người ta nuôi ấu trùng cá trong môi trường “nước xanh” vì tảo đóng một vai trò
quan trọng trong việc làm ổn định chất lượng nước và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
cho ấu trùng các loài hải sản.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng 02 loài tảo: Nannochloropsis oculata (thuộc lớp
Eustigmatophyceae) và Platymonas sp. (thuộc lớp Prasinophyceae) thuộc ngành
Chlorophyta.
1.1.2. Môi trường dinh dưỡng
Trong tự nhiên cũng như trong môi trường nhân tạo, tảo sử dụng các chất vô cơ để tổng
hợp nên các hợp chất hữu cơ tích lũy trong các mô qua quá trình quang hợp. Chất vô cơ
bao gồm các chất đa lượng và vi lượng, chất đa lượng là nitrat, phốt phát và silic, các chất
vi lượng không thể thiếu là kim loại như Fe, Co, Cu và vitamin (Coutteau, 1996).
Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng môi trường Walne.
Các thành phần Số lượng
Dung dịch A (1ml vào 1 lit tảo nuôi)
Clorua sắt (FeCl3)
Clorua mangan (MnCl2.4H2O)
Axit boric (H3BO3)
EDTA
NaH2PO4.2H2O
Nitrat natri (NaNO3)
Vitamine B12
Vitamine B1
Dung dịch B
0,8g
0,4g
33,6g
45,0g
20,0g
100,0g
0,005g
0,1g
1,0ml
Pha thành 1 lít với nước ngọt
Dung dịch B
Clorua kẽm (ZnCl2)
Clorua coban (CoCl2.6H2O)
((NH4)6Mo7O24.4H2O)
(CuSO4.5H2O)
HCl 1N
Pha thành 100ml nước cất ấm
2.1g
2,0g
0,9g
2,0g
3-5 ml
Các bước pha dung dịch: pha 2 dung dịch A và B riêng biệt.
Dung dịch A: Cân toàn bộ hoá cho vào bình thuỷ tinh, sau đó đổ nước ấm khoảng 60oC
cho đến khi được 1 lít, khấy đều cho tan.
Dung dịch B: pha dung dịch B thành 100ml nước ấm, dùng 1ml dung dịch B cho vào 1 lít
dung dich A. Cho dung dịch A vào dung dịch B sau khi dung dịch B đã pha.
Vitamine: đợi đến khi dung dịch nguội mới cho Vitamine vào theo tỉ lệ trên. Chú ý là
dùng vitamine dạng nước.
Môi trường dinh duỡng Walne được sử dụng ở thể tích 1L-50 lít, ở thể tích lớn hơn sử
dụng môi trường phân vô cơ hỗn hợp (bảng 2). Theo kinh nghiệm thì dùng môi trường
walne để nuôi tảo dùng trong ương nuôi ấu trùng vì nồng độ ammonium thấp. Nếu dùng
môi trường phân vô cơ thì nồng độ ammonium cao, ảnh hưởng đến ấu trùng.
Bảng 2: Thành phần môi trường phân vô cơ
Thành phần mg/L
KNO3: 60 mg/l
NaH2PO4: 10 mg/l
NaSiO3: (dùng cho tảo khuê Chaetoceros) 20 mg/l
Vitamine B12, B1 0,005 và 0,1 mg/L
Nhiệt độ nước nuôi (25-28oC), cường độ ánh sáng (5000-20000 lux) và nồng độ muối
(28-33%o), pH nước nuôi dao động trong khoảng 7,5 – 8,0.
1.1.3. Anh sáng
Giống như đối với tất cả thực vật tự dưỡng khác, tảo tổng hợp chất hữu cơ qua quá trình
quang tổng hợp. Chúng sử dụng carbon vô cơ tổng hợp nên carbon hữu cơ, riêng
Chlorella có thể sử dụng trực tiếp carbon hữu cơ. Trong đó ánh sáng là nguồn năng lượng
để các phản ứng hóa học xảy ra. Cường độ ánh sáng rất quan trọng, thường từ 1.000 –
10.000 lux tùy thuộc thể tích, cường độ ánh sáng tối ưu từ 2.500 – 5.000 lux (Coutteau,
1996).
1.1.4. pH
Tảo có thể sống trong ngưỡng pH từ 7 – 9 nhưng pH tối ưu từ 8,2 – 8,7 nếu pH không ổn
định có thể dẫn tới các tế bào bị phá vỡ và tảo chết đột ngột (Coutteau, 1996).
1.1.5. Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp để tảo phát triển là 16 – 350C và nhiệt độ tối ưu để tảo phát triển là 20
– 240C (Coutteau,1996). Nhiệt dộ thấp hơn 160C thì tảo chậm phát triển và tảo sẽ chết
khi nhiệt độ trên 350C.
1.1.6. Độ mặn
Tảo có thể sống và sinh trưởng trong môi trường mới có độ mặn thấp hơn môi trường
sống ban đầu tới 15 ppt. Độ mặn tối ưu cho tảo phát triển từ 20 – 24 ppt (Coutteau,
1996).
1.1.7. Sự đảo trộn và sục khí
Trong môi trường tự nhiên, dưới sự tác động của sóng gió, thủy triều, các tầng nước bị
phân tầng giúp cho tảo đủ dinh dưỡng và ánh sáng cần thiết để quang tổng hợp. Trong
môi trường nuôi nhân tạo các yếu tố trên được đảm bảo qua hình thức sục khí. Mục đích
nhằm cung cấp lượng CO2 để tảo tổng hợp vật chất hữu cơ, hạn chế sự thay đổi pH như
là sự cân bằng giữa CO2 và HCO3- (Coutteau, 1996), ngoài ra còn giúp cho chất dinh
dưỡng được trộn đều.
Theo Coutteau (1996), điều kiện môi trường thích hợp và tối ưu cho tảo phát triển được
trình bày ở bảng 2.
Bảng 3. Nhu cầu về các yếu tố môi trường cho sự phát triển của tảo.
Yếu tố Khoảng thích hợp Khoảng tối ưu
Nhiệt độ (0C) 16 – 27 18 – 24
Độ mặn (S0/00) 12 – 40 20 – 24
Cường độ ánh sáng (Lux) 1.000 – 10.000 2.500 – 5000
Thời gian chiếu sáng (h/ngày) 16 – 24 16 – 24
Độ pH 7 – 9 8.2 – 8.7
1.1.8. Chu kỳ phát triển của tảo
Chu kỳ phát triển của tảo gồm 5 giai đoạn: 1: Pha cảm ứng, 2: Pha tăng trưởng nhanh, 3:
Pha tăng trưởng chậm, 4: Pha cân bằng, 5: Pha suy tàn.
1.1.9. Thành phần dinh dưỡng
Trong sản xuất giống các loài hải sản như tôm, cua và cá biển, tảo là thức ăn không thể
thiếu vì thành phần dinh dưỡng của tảo chứa hàm lượng cao các axít béo cao phân tử
không bão hòa (HUFA) như DHA (Decosahexaenoic, 22:6n-3) và EPA
(Eicosapentaenoic, 20:5n-3), đó là các HUFA rất quan trọng trong quá trình phát triển
của ấu trùng (Brown, 1991). Tảo Nannochloropsis oculata và Platymonas sp. có chứa
hàm lượng EPA cao. Ngoài ra tảo còn cung cấp một số lượng lớn Vitamine A, C (0,11-
1,62% trọng lượng khô).
Bảng 4. Hàm lượng dinh dưỡng của một số loài tảo thường gặp
Loài tảo
DM*
(pg/tb)
Chlorophyl– a
(pg/tb)
Protein
(pg/tb)
Carbohydrate
(pg/tb)
Lipid
(pg/tb)
EPA
%DM
Nannochloris atomus 21,4 0,37 30 23,0 21 3
Tetraselmis chui 269,0 1,42 31 12,1 17
Nannochloropsis oculata 6,1 0,89 35 7,8 18
Platymonas suecica 168,2 0,79 31 12 10 4
(*DM: trọng lượng khô)
1.1.10. Ứng dụng trong sản xuất cá biển
Trong sản xuất giống cá biển, tảo được dùng để làm giàu dinh dưỡng cho các loài thức ăn
tự nhiên như Artemia, luân trùng. Ngoài ra, tảo còn được sử dụng trong bể nuôi cá biển
để ổn định môi trường. Kỹ thuật nuôi tảo nước xanh được áp dụng trong bể ương ấu
trùng cá vền (Sparus aurata), cá măng (Chanos chanos), cá mú (Epinephelus) Các loài
tảo thường được sử dụng làm thức ăn cho luân trùng hoặc bổ sung trực tiếp vào bể ương
bao gồm: Nannochloropsis oculata, Chlorella sp., Chaetoceros gracilis, Tetraselmis chui,
Platymonas suecica Theo Coutteau (1996), việc bổ sung tảo vào bể ương mang lại một
số hiệu quả sau: On định chất lượng nước trong bể ương; Là nguồn thức ăn trực tiếp
thông qua hoạt động bắt mồi của ấu trùng, sự hiện diện của Polysaccharide trong thành tế
bào kích thích hệ thống miễn dịch của ấu trùng; Nguồn dinh dưỡng gián tiếp cho ấu trùng
cá thông qua thức ăn sống, duy trì giá trị dinh dưỡng con mồi trong bể ương.
1.1.11. Hệ thống nuôi tảo
Có nhiều kỹ thuật đã được áp dụng trong nuôi sinh khối tảo, từ hệ thống nuôi khép kín
đến nuôi hở, nuôi trong nhà và ngoài trời, nuôi vô trùng và không vô trùng, hệ thống nuôi
tĩnh, nuôi bán liên tục và liên tục. Trong các hệ thống nuôi, hệ thống nuôi tĩnh, bán liên
tục và liên tục được ứng dụng nhiều (Coutteau, 1996).
3.1. Nuôi sinh khối thức ăn tự nhiên
3.1.1. Giữ giống và nuôi sinh khối taỏ
· Phương pháp giữ giống: Tảo giống được giữ trên môi trường Walne có 1,5% agar
(thạch nghiêng). Sau 3 tháng, tảo giống được thay một lần hoặc giữ giống ở dạng môi
trường Walne lỏng nuôi trong tủ ổn nhiệt 10oC có chiếu sáng, 1 tháng thay giống một
lần (Coutteau, 1996).
· Phương pháp nhân sinh khối tảo: Nuôi tảo sinh khối trong phòng thí nghiệm ở các
thể tích 1L, 5L, 10 L và nuôi ngoài trời bằng môi trường phân vô cơ ở các thể tích 100L,
2000L, 10m3, 50 m3.
- Trong phòng thí nghiệm: sử dụng môi trường Walne (Bảng 1, Phần tổng quan) cho
các thể tích nuôi nhỏ 1L, 2L, 5L, liều lượng sử dụng là 1ml/lít thể tích nước nuôi.
- Nhân sinh khối ngoài trời:
Nhân sinh khối tảo ngoài trời được thực hiện ở nhiều thể tích khác nhau (từ xô nhựa trằng
50 lít đến bể composite trắng 0.5m3, 2m3 hay bể ciment 30m3) trong những điều kiện
như sau: Nước nuôi tảo được xử lý lắng trong bằng KMnO4, khử trùng bằng Ca(OCl)2,
trung hòa bằng sodium thiosulfate. Môi trường dinh duỡng Walne được sử dụng ở thể
tích 50 lít, ở thể tích lớn hơn sử dụng môi trường phân vô cơ hỗn hợp (bảng 2, Phần tổng
quan)
Nhiệt độ nước nuôi (25-28oC), cường độ ánh sáng (5000-20000 lux) và nồng độ muối
(28-33%o), pH nước nuôi dao động trong khoảng 7,5 – 8,0.
Nhân sinh khối tảo ở thể tích 50-100 lít
Tảo từ phòng thí nghiệm ở thể tích 10 lít được làm giống để nhân sinh khối ngoài trời
trong thùng nhựa trắng 100 lít. Nhưng ngày đầu tiên thể tích nước chỉ giữ ở mức 50 lít (tỷ
lệ pha loãng 1:5). Sang ngày thứ hai nuớc được cấp đầy thùng (100lít) và 2 ngày sau cấy
chuyền sang thể tích lớn hơn.
Nhân sinh khối tảo ở thể tích 0,5 m3, 2 m3 và 30 m3
Lượng tảo trong mỗi thùng nhựa trắng 100 lít là nguồn tảo giống cho bể composite
0.5m3, sau 2 - 3 ngày tảo đạt mật độ cực đại tiếp tục cấy chuyền sang bể 2m3. Sau 3
- 4 ngày đủ 10 m3 chuyển sang bể ciment 30 m3 sau 3-4 ngày sinh khối tảo được
bơm vào bể nuôi rotifer, bể ương cá bột.
· Phương pháp đếm tảo
Tảo được đếm dưới kính hiển vi quang học có độ phóng đại 400X, sử dụng buồng đếm
hồng cầu Neuwbauer.
Tác giả bài viết: Ths. Võ Minh Sơn