Kỷ yếu hội thảo khoa Quản trị kinh doanh - Phần II: Trường đại học và doanh nghiệp với khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam

1. Giới thiệu Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập các doanh nghiệp mới là động lực cho phát triển kinh tế của các quốc gia. Một nền kinh tế phát triển được là nhờ sự phát triển về cả số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp. Các nghiên cứu trên thế giới của chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc khởi sự kinh doanhvới tăng trưởng kinh tế vùng và địa phương (Reynolds, 1994). Ở Châu Âu và Mỹ, thúc đẩy tinh thần doanh nhân được coi là hạt nhân cho tăng trưởng kinh tế. Các trường đại học ở Mỹ luôn tiên phong trong thúc đẩy đào tạo khởi sự kinh doanh trong nhà trường. Kết quả là các trường đại học ở Mỹ như Học viện Công nghệ MIT hàng năm có khoảng 150 công ty mới được thành lập, hiện nay MIT có tổng số 5.000 doanh nghiệp đã được thành lập tuyển dụng 1,1 triệu nhân viên và có doanh thu trung bình năm lên tới 230 tỷ USD. Theo điều tra năm 2008 cho thấy 17,8% sinh viên MIT sau khi ra trường đã thành lập ít nhất một doanh nghiệp, trong đó 23% thành lập doanh nghiệp khi chưa đầy 30 tuổi. Trường Stanford hiện có 1.200 công ty do sinh viên trường sáng lập trong ngành công nghệ cao. Các quốc gia trên thế giới như Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Israel đều có kế hoạch quốc gia và các hỗ trợ chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp nhỏ. Chính phủ Việt Nam134 cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của định hướng tinh thần doanh nhân cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam - nhân tố chính trong công cuộc xây dựng nền kinh tế Việt Nam năng động và bền vững thông qua việc ban hành Quyết định quy định 1655/QĐ-TTg ngày 27/10/2017 nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường; Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên khởi sự kinh doanh ở sinh viên Việt Nam còn thấp, phần lớn sinh viên ra trường đều có xu hướng đi đăng ký tuyển dụng ở các doanh nghiệp đang hoạt động, rất ít người muốn khởi sự kinh doanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhiều trong số đó thuộc về vai trò của trường đại học, chương trình học, giảng viên chưa thực sự bám sát nhu cầu thực tiễn về kinh doanh, khởi nghiệp của sinh viên. Bài viết này nhằm phân tích tác động của yếu tố chương trình học và giảng viên đến ý định khởi nghiệp của sinh viên năm cuối tại các trường đại học ở Đồng Nai. Kết cấu bài viết gồm 05 phần: (i) Giới thiệu, (ii) Cơ sở lý thuyết, (iii) Phương pháp nghiên cứu, (iv) Kết quả nghiên cứu, và (v) Kết luận.

pdf26 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỷ yếu hội thảo khoa Quản trị kinh doanh - Phần II: Trường đại học và doanh nghiệp với khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN II. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP VỚI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM 133 VAI TRÒ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỌC VÀ GIẢNG VIÊN ĐỐI VỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NCS. Huỳnh Thúc Hiếu NCS. Dương Thị Phương Hạnh Trường Đại học Lạc Hồng Tóm tắt Hệ sinh thái khởi nghiệp cho sinh viên đã được tạo lập tương đối đầy đủ tại các địa phương, trường đại học nhưng tỷ lệ sinh viên tham gia khởi nghiệp hạn chế, trong đó có vai trò quan trọng của chương trình học và giảng viên. Nghiên cứu này dựa trên bộ dữ liệu khảo sát 180 sinh viên năm cuối tại các trường đại học tỉnh Đồng Nai đã chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa vai trò của giảng viên và chương trình học có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các trường đại học phải tập trung các chính sách nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên, đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu khởi nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: chương trình học khởi nghiệp; Đồng Nai; giảng viên; ý định khởi nghiệp 1. Giới thiệu Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập các doanh nghiệp mới là động lực cho phát triển kinh tế của các quốc gia. Một nền kinh tế phát triển được là nhờ sự phát triển về cả số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp. Các nghiên cứu trên thế giới của chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc khởi sự kinh doanhvới tăng trưởng kinh tế vùng và địa phương (Reynolds, 1994). Ở Châu Âu và Mỹ, thúc đẩy tinh thần doanh nhân được coi là hạt nhân cho tăng trưởng kinh tế. Các trường đại học ở Mỹ luôn tiên phong trong thúc đẩy đào tạo khởi sự kinh doanh trong nhà trường. Kết quả là các trường đại học ở Mỹ như Học viện Công nghệ MIT hàng năm có khoảng 150 công ty mới được thành lập, hiện nay MIT có tổng số 5.000 doanh nghiệp đã được thành lập tuyển dụng 1,1 triệu nhân viên và có doanh thu trung bình năm lên tới 230 tỷ USD. Theo điều tra năm 2008 cho thấy 17,8% sinh viên MIT sau khi ra trường đã thành lập ít nhất một doanh nghiệp, trong đó 23% thành lập doanh nghiệp khi chưa đầy 30 tuổi. Trường Stanford hiện có 1.200 công ty do sinh viên trường sáng lập trong ngành công nghệ cao. Các quốc gia trên thế giới như Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Israel đều có kế hoạch quốc gia và các hỗ trợ chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp nhỏ. Chính phủ Việt Nam 134 cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của định hướng tinh thần doanh nhân cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam - nhân tố chính trong công cuộc xây dựng nền kinh tế Việt Nam năng động và bền vững thông qua việc ban hành Quyết định quy định 1655/QĐ-TTg ngày 27/10/2017 nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường; Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên khởi sự kinh doanh ở sinh viên Việt Nam còn thấp, phần lớn sinh viên ra trường đều có xu hướng đi đăng ký tuyển dụng ở các doanh nghiệp đang hoạt động, rất ít người muốn khởi sự kinh doanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhiều trong số đó thuộc về vai trò của trường đại học, chương trình học, giảng viên chưa thực sự bám sát nhu cầu thực tiễn về kinh doanh, khởi nghiệp của sinh viên. Bài viết này nhằm phân tích tác động của yếu tố chương trình học và giảng viên đến ý định khởi nghiệp của sinh viên năm cuối tại các trường đại học ở Đồng Nai. Kết cấu bài viết gồm 05 phần: (i) Giới thiệu, (ii) Cơ sở lý thuyết, (iii) Phương pháp nghiên cứu, (iv) Kết quả nghiên cứu, và (v) Kết luận. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Cole (1968) cho rằng khởi nghiệp là hoạt động có mục đích để khởi đầu, duy trì và phát triển một hoạt động kinh doanh nhằm thu được lợi ích về tài chính hay các lợi ích khác trong một thế giới kinh tế hay kinh doanh mà thế giới đó sẽ tạo ra một sự tự do cho chính người thực hiện hoạt động này. Shapero và Sokol (1982) thì tinh thần khởi nghiệp là quá trình mà cá nhân sẵn sàng tiên phong trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh hấp dẫn và khả thi mà họ nhận biết được. Một quan điểm khác xuất phát từ các lý thuyết về nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory) của Bandura (1986), lý thuyết về hành vi dự định của Ajzen (1991) và lý thuyết về sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol (1982) cho rằng trước khi đi đến thực hiện một hành vi, con người phải có ý định về hành vi đó. Trong nghiên cứu về tâm lí học hành vi, ý định là chỉ báo quan trọng ảnh hưởng các hành vi có kế hoạch đặc biệt khi những hành vi đó hiếm gặp, khó quan sát, diễn ra trong khoảng thời gian không dự kiến trước. Trong khi đó, ý định khởi nghiệp là bước đầu tiên trong quá trình khám phá, sáng tạo, khai thác cơ hội để khởi nghiệp và thành lập doanh nghiệp mới (Gartner & cộng sự, 1994). Ý định khởi nghiệp có thể được định nghĩa là sự liên quan ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp (Souitaris & cs, 2007); là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (Gupta & Bhawe, 2007). Ý định khởi nghiệp của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh 135 nghiệp của riêng mình (Kuckertz & Wagner, 2010). Ý định khởi nghiệp của sinh viên xuất phát từ các ý tưởng của sinh viên và được định hướng đúng đắn từ chương trình giáo dục và những người đào tạo (Schwarz & cs, 2009). Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa ý định khởi nghiệp của sinh viên. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu kiểm định ý định khởi nghiệp thông qua thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) của Ajzen (1991) hoặc mô hình sự kiện khởi nghiệp (Event Entrepreneur Model – EEM) của Shapero và Sokol (1982). Hmieleski và Corbett (2006) đưa ra yếu tố sự thích ứng (Proclivity for Improvisation); Nasurdin và cộng sự (2009) nghiên cứu yếu tố liên quan đến nhận thức cơ hội khởi nghiệp; de Clercq và cộng sự (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng nhận thức và sự hấp dẫn đối với ý định được điều tiết bởi định hướng học tập và niềm đam mê làm việc; Fitzsimmons và Douglas (2011) lại tập trung vào sự tương tác nhận thức cơ hội khởi nghiệp và tính khả thi; Nabi và Liñán (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của cá tính, trạng thái tâm lý và nhân khẩu học ảnh hưởng đến ý định; một số nghiên cứu về các yếu tố nền tảng gia đình như Bhandari (2012), gia đình tự kinh doanh như Hadjimanolis và Poutziouris (2011), nền tảng giáo dục như Guerrero và cộng sự (2008), yếu tố kinh nghiệm như Gird và Bagraim (2008); ngoài ra, các yếu tố môi trường, văn hóa, thể chế và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp được đề cập trong các nghiên cứu như: Moriano và cộng sự (2012), Walker và cộng sự (2013). Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về khởi nghiệp nhưng chỉ dừng ở mức ý định như: Hoàng Thị Phương Thảo và Bùi Thị Thanh Chi (2013), Trần Văn Thắng (2011), Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp (2016), Cao Quốc Việt và cộng sự (2016). Một số nghiên cứu về môi trường kinh doanh Việt Nam và tìm hiểu các yếu tố cản trở khởi nghiệp như nghiên cứu của VCCI (2009). Các yếu tố chủ yếu được đưa ra nhằm giải thích cho ý định và hành vi khởi nghiệp của sinh viên gồm: hoạt động giảng dạy, hoạt động ngoại khóa, ý kiến của những người xung quanh và sở thích kinh doanh. Aşkun & Yildirim (2011) đã chứng minh rằng các khóa học khởi nghiệp ảnh hưởng lớn đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, nghiên cứu của họ ủng hộ việc tạo lập doanh nghiệp thông qua chương trình giáo dục khởi nghiệp. Hong & cs (2012) cho rằng chất lượng khởi nghiệp của sinh viên liên quan tới chương trình giáo dục khởi nghiệp vì nó làm giàu kiến thức về khởi nghiệp và làm phát triển các kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên. Trường đại học phải tập trung chú ý nhiều hơn nữa đến chương trình giáo dục khởi nghiệp của mình, tập trung vào các doanh nghiệp sinh viên, kết nối với xã hội, trao cho sinh viên nhiều cơ hội khởi nghiệp và phải chú trọng đến cơ hội thực tập va chạm thực tế của sinh viên (Hong & cộng sự, 2012). 136 Nghiên cứu của Schwarz & cs (2009) và Turker & Selcuk (2009) đánh giá yếu tố môi trường giáo dục có khuyến khích ý tưởng, sáng kiến khởi nghiệp của sinh viên hay không. Trong đó chú trọng đến các yếu tố gồm giáo dục của trường đại học, kiến thức, nội dung của môn học, giảng viên mang lại ý tưởng khởi nghiệp và kỹ năng cho sinh viên, chú trọng bầu không khí sáng tạo trong giảng dạy và học tập tạo cảm hứng cho sinh viên khởi nghiệp. Nghiên cứu này đề xuất kiểm định mô hình ở bối cảnh Việt nam, mục đích là để sinh viên Việt nam đánh giá xem chương trình học hiện nay với vai trò trung tâm của giảng viên có khuyến khích ý định khởi nghiệp của họ hay không. Giả thuyết 1: Đánh giá chương trình học tác động dương đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Giả thuyết 2: Vai trò của giảng viên tác động dương đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Hình 1: Mô hình nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu Theo Hair và cộng sự (2006) để sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 và tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường tối thiểu phải là 5/1 (10/1), nghĩa là cần tối thiểu là 5 quan sát cho 1 biến quan sát (với tổng biến quan sát là 15, như vậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá, cỡ mẫu ít nhất của nghiên cứu là 15*5 = 75 quan sát). Trong phân tích hồi quy, Green (1991) cho rằng cỡ mẫu tối thiểu cần xác định theo công thức 50 + 8*(số biến độc lập) trong mô hình nghiên cứu. Trong nghiên cứu này có hai biến độc lập cho mô hình hồi quy và do vậy cỡ mẫu tối thiểu là 15 quan sát. Nghiên cứu có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy bội và do hạn chế nhiều về mặt thời gian cũng như điều kiện thực hiện nghiên cứu nên nghiên cứu sử dụng kích cỡ mẫu chính thức với 180 quan sát. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện đối với các sinh viên năm cuối của một số trường đại học tại Đồng Nai gồm Đại học Lạc Hồng, Đại học Đồng Nai. Các khái niệm nghiên cứu trong mô hình được đo lường bằng thang đo Likert với năm mức độ từ 1 137 - hoàn toàn không đồng ý đến 5 - hoàn toàn đồng ý. Thang đo các khái niệm được trình bày như trong Bảng 1. Bảng 1. Thang đo lường các khái niệm nghiên cứu Tên biến Thang đo Cơ sở đề xuất biến Kỳ vọng dấu Đánh giá chương trình học 1) Chương trình học làm giàu kiến thức về khởi nghiệp và làm phát triển các kỹ năng khởi nghiệp cho tôi 2) Tham dự các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về khởi nghiệp 3) Được đi thực tập/tham quan tại doanh nghiệp 4) Tham gia cuộc thi do Khoa/ Trường phát động liên quan đến kinh doanh 5) Tham dự các buổi nói chuyện với những người thành đạt. Turker và Selcuk (2009) Dương (+) Vai trò của giảng viên 6) Giảng viên được trang bị những kiến thức và kỹ năng liên quan thực tiễn 7) Được khuyến khích tạo dựng doanh nghiệp từ giảng viên 8) Được nghe các câu chuyện kể về hoạt động kinh doanh từ giảng viên 09) Có thảo luận/trao đổi về hoạt động kinh doanh trong quá trình học tập 10) Giảng viên truyền cảm hứng khởi nghiệp cho tôi Schwarz và cộng sự (2009) Dương (+) Ý định khởi nghiệp 11) Tôi sẵn sàng làm bất kì mọi thứ để khởi nghiệp; 12) Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một doanh nhân; 13) Tôi sẽ nỗ lực để bắt đầu và điều hành dự án khởi nghiệp của tôi 14) Tôi suy nghĩ nghiêm túc trong việc bắt đầu khởi nghiệp; 15) Tôi đã xác định sẽ khởi nghiệp trong tương lai Krueger và cộng sự (2000); Wang và cộng sự (2011) 138 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu 4.1.1. Kiểm định chất lượng thang đo với tham số Cronbach’s Alpha Kết quả kiểm định cho thấy các biến tiềm ẩn trong mô hình nghiên cứu như Bảng 2 đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 (nhỏ nhất 0.826), hệ số này có ý nghĩa và sử dụng được trong các phân tích tiếp theo. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn 0.3 (Hair & ctg., 2006). Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại biến (Alpha if Item deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tiềm ẩn nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo. Bảng 2. Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các khái niệm nghiên cứu Tên biến Hệ số Cronbach’s Alpha Số biến quan sát Chương trình học 0.913 5 Vai trò giảng viên 0.835 5 Ý định khởi nghiệp 0.901 5 Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả năm 2018 4.1.2. Phân tích nhân tố khám phá Kết quả phân tích EFA theo phương pháp trích yếu tố Principal Component với phép xoay Varimax đối với các yếu tố độc lập cho thấy có hai nhân tố được rút ra tại giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 (nhỏ nhất 1.897) và phương sai trích đạt 67,664%. Như vậy phù hợp với hai nhân tố ban đầu trong mô hình nghiên cứu. Điều này cho biết hai nhân tố giải thích được 67,664% biến thiên của tập dữ liệu. Hệ số KMO - Kaiser-Meyer-Olkin = 0,852 (0.5 < KMO < 1) và kiểm định Bartlet’s có Sig. = 0.000. Hệ số tải của tất cả các biến quan sát đều từ 0.5 trở lên. Kết quả cụ thể được trình bày tại Bảng 3. Sau quá trình thực hiện phân tích nhân tố còn lại 10 biến quan sát và nhóm thành 2 nhóm. Nội dung các biến tiềm ẩn và các biến quan sát đều phù hợp với mô hình nghiên cứu ban đầu và được trình bày như trong Bảng 4. Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho nhóm biến độc lập Tên biến Giá trị chạy bảng So sánh giá trị ngưỡng Hệ số KMO 0,852 0.5 < α < 1 Giá trị sig trong kiểm định Bartlett 0,000 0,000 < 0,05 Phương sai trích Giá trị Eigenvalues nhỏ nhất 67,644 1,897 67,644% > 50% 1,897 > 1 Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả năm 2018 139 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc cho thấy có một nhân tố được hình thành tương ứng với sự đơn nghĩa của khái niệm Ý định khởi nghiệp của sinh viên giá trị Eigen là 3.595 (> 1); Phương sai trích đạt 71,896% và hệ số KMO = 0.809; Kiểm định Bartlet’s có Sig. = 0.000. Tất cả các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.50. Các giá trị kiểm định này cho thấy phân tích nhân tố phù hợp với mô hình nghiên cứu. Sau quá trình phân tích có một nhân tố được rút ra gồm 05 biến quan sát như mô hình lý thuyết đầu. Bảng 4. Ma trận xoay nhân tố Thang đo Nhân tố Chương trình học Vai trò giảng viên Ý định khởi nghiệp 1) Chương trình học làm giàu kiến thức về khởi nghiệp và làm phát triển các kỹ năng khởi nghiệp cho tôi .887 2) Tham dự các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về khởi nghiệp .866 3) Được đi thực tập/tham quan tại doanh nghiệp .857 4) Tham gia cuộc thi do Khoa/ Trường phát động liên quan đến kinh doanh .800 5) Tham dự các buổi nói chuyện với những người thành đạt .785 10) Giảng viên truyền cảm hứng khởi nghiệp cho tôi .842 6) Giảng viên được trang bị những kiến thức và kỹ năng liên quan thực tiễn .789 7) Được khuyến khích tạo dựng doanh nghiệp từ giảng viên .778 8) Được nghe các câu chuyện kể về hoạt động kinh doanh từ giảng viên 09) Có thảo luận/trao đổi về hoạt động kinh doanh trong quá trình học tập .772 .580 11) Tôi sẵn sàng làm bất kì mọi thứ để khởi nghiệp; 12) Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một doanh nhân; 13) Tôi sẽ nỗ lực để bắt đầu và điều hành dự án khởi nghiệp của tôi 14) Tôi suy nghĩ nghiêm túc trong việc bắt đầu khởi nghiệp; 15) Tôi đã xác định sẽ khởi nghiệp trong tương lai .881 .871 .839 .838 .809 Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả năm 2018 140 4.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu Kết quả bảng ma trận hệ số tương quan cho thấy lần lượt biến phụ thuộc có mối quan hệ tương quan tuyến tính với cả hai biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Điều này khẳng định sự phù hợp ban đầu của mô hình nghiên cứu khi xác định các yếu tố có ý nghĩa tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng Hệ số Durbin-Watson .819 .671 .667 .32846 2.209 Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả năm 2018 Kết quả phân tích hồi quy ở bảng 6 cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình = 0,667 thể hiện độ tương thích của mô hình là 66,7% hay nói cách khác khoảng 66,7% sự biến thiên ý định khởi nghiệp của sinh viên được giải thích bởi hai biến độc lập gồm: (i) Chương trình học, (ii) Vai trò giảng viên. Bảng 6. Kết quả ANOVA Tổng phương sai df Trung bình bình phương F Sig. Hồi quy 39.157 2 19.578 181.469 .000 Phần dư 19.204 178 .108 Tổng 58.361 180 Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả năm 2018 Kết quả phân tích phương sai ở bảng 6 có giá trị F bằng 181.469 (sig. = 0.000), có bằng chứng thống kê có thể bác bỏ giả thuyết cho rằng các hệ số hồi quy bằng 0 (ngoại trừ hằng số). Do đó, mô hình hồi quy tuyến tính bội đang xem xét phù hợp với tập dữ liệu thực tế. Kết quả phân tích các hệ số hồi quy thể hiện rằng tất cả 2 nhân tố độc lập đều có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên với mức ý nghĩa (Sig = 0.000 rất nhỏ) ở tất cả các biến, dấu của hệ số hồi quy phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu (Bảng 7). So sánh giá trị (độ mạnh) của β chuẩn hóa cho thấy: Nội dung chương trình học là quan trọng nhất, tác động lớn nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên (βChuẩn hóa = 0.536), kế đến là Vai trò của giảng viên (βChuẩn hóa = 0.429). Các giả thuyết H1, H2 đều được chấp nhận trong nghiên cứu này. 141 Bảng 7. Kiểm định các hệ số hồi quy Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. Thống kê cộng tuyến B S.E Beta Dung sai VIF (Hằng số) .399 .216 1.846 .067 Chương trình học .459 .041 .536 11.217 .000 .811 1.234 Vai trò của giảng viên .494 .055 .429 8.984 .000 .811 1.234 Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả năm 2018 Mô hình không vi phạm các giả thuyết về mô hình hồi quy tuyến tính gồm đa cộng tuyến (VIF gắn với các biến độc lập rất nhỏ so với giá trị ngưỡng 5); Không có hiện tượng tự tương quan (hệ số Durbin-Watson = 2.209 gần bằng 2); Kiểm định Spearman kiểm tra giữa từng biến độc lập có ý nghĩa thống kê với giá trị tuyệt đối của số dư được chuẩn hóa cho thấy các hệ số tương quan nhỏ và đều không có ý nghĩa thống kê (Sig. > 0.05) do đó có thể kết luận Phương sai của sai số không thay đổi. Do đó, có thể kết luận các kết quả nghiên cứu có được đảm bảo độ tin cậy trong việc dự việc ý định khởi nghiệp của sinh viên và làm căn cứ quan trọng cho việc định hướng, đề xuất hàm ý quản trị cho các bên liên quan. 5. Kết luận Nghiên cứu này sử dụng một mẫu dữ liệu sơ cấp khảo sát từ 180 sinh viên tại các trường đại học ở Đồng Nai nhằm phân tích ảnh hưởng của yếu tố chương trình học và vai trò của giảng viên đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả nghiên cứu xác định hai yếu tố chi phối ý định của sinh viên gồm: nội dung chương trình học và vai trò của giảng viên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, các trường đại học cần chú trọng đến hai vấn đề: Thứ nhất, đổi mới chương trình học gắn với thực tiễn kinh doanh. Các vấn đề cần quan tâm: 1) Phát triển chương trình học kiến thức về khởi nghiệp và làm phát triển các kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên; 2) Tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về khởi nghiệp; 3) Tổ chức các chuyến thực tập/tham quan tại doanh nghiệp; 4) Tổ chức các cuộc thi do Khoa/ Trường phát động liên quan đến kinh doanh; 5) Tổ chức các buổi nói chuyện với những người thành đạt. Thứ hai, nâng cao trình độ, kiến thức, kĩ năng về khởi nghiệp và đào tạo khởi nghiệp cho giảng viên. Các vấn đề cần quan tâm: 1) Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho tôi; 2) Trang bị những kiến thức và kỹ năng liên qu
Tài liệu liên quan