Làm rõ tính khách quan hợp quy luật của con đường đi lên CNXH của Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin nói về bản chất chủ nghĩa xã hội - Mác bám vào các hình thái kinh tế xã hội: hình thái kinh tế xã hội sau cao hơn hình thái kinh tế xã hội trước, nên tất yếu sẽ có sự thay thế hình thái này bằng hình thái khác tiến bộ hơn. Trong đó, CNXH là chế độ dựa trên sự công hữu về tư liệu sản xuất, xóa bỏ mọi áp bức bóc lột. - Lênin là người lãnh đạo CM tháng 10 Nga thành công, là người đầu tiên biến CNXH thành hiện thực ở nước Nga. Ông cho rằng hình thái kinh tế xã hội CSCN là chế độ phát triển cao nhất có phương thức sản xuất tiến bộ và hiện đại, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn cơ sở hạ tầng của CNTB. Còn kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hóa cao. Quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam - Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là tất yếu khách quan và hợp quy luật phát triển. Theo quan điểm của Bác về tính tất yếu là do: + Xuất phát từ lập trường yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc, Bác đã tìm thấy trong lý luận của Lênin nhiều câu trả lời cho cách mạng Việt Nam. Trong những điều kiện lịch sử mới, Lênin đã phát triển luận chứng mới về cách mạng đó là: Một số nước có thể đi lên xây dựng CNXH mà bỏ qua chế độ TBCN. Điều này đã được thực tiễn chứng minh.

doc2 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5763 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm rõ tính khách quan hợp quy luật của con đường đi lên CNXH của Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 6. Làm rõ tính khách quan hợp quy luật của con đường đi lên CNXH của Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin nói về bản chất chủ nghĩa xã hội - Mác bám vào các hình thái kinh tế xã hội: hình thái kinh tế xã hội sau cao hơn hình thái kinh tế xã hội trước, nên tất yếu sẽ có sự thay thế hình thái này bằng hình thái khác tiến bộ hơn. Trong đó, CNXH là chế độ dựa trên sự công hữu về tư liệu sản xuất, xóa bỏ mọi áp bức bóc lột. - Lênin là người lãnh đạo CM tháng 10 Nga thành công, là người đầu tiên biến CNXH thành hiện thực ở nước Nga. Ông cho rằng hình thái kinh tế xã hội CSCN là chế độ phát triển cao nhất có phương thức sản xuất tiến bộ và hiện đại, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn cơ sở hạ tầng của CNTB. Còn kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hóa cao. Quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam - Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là tất yếu khách quan và hợp quy luật phát triển. Theo quan điểm của Bác về tính tất yếu là do: + Xuất phát từ lập trường yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc, Bác đã tìm thấy trong lý luận của Lênin nhiều câu trả lời cho cách mạng Việt Nam. Trong những điều kiện lịch sử mới, Lênin đã phát triển luận chứng mới về cách mạng đó là: Một số nước có thể đi lên xây dựng CNXH mà bỏ qua chế độ TBCN. Điều này đã được thực tiễn chứng minh. + Ngoài ra Bác đến với CNXH là do nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để. Xuất phát từ phương diện đạo đức, dưới chế độ này sự công hữu tư liệu sản xuất đối lập với sự tư hữu, nguồn gốc của mọi vi phạm đạo đức. + CNXH đối lập xa lạ với chủ nghĩa cá nhân, nhưng không hề phủ nhận cá nhân. Trái lại, đề cao cá nhân phát huy mọi khả năng để xây dựng xã hội. CNXH tạo ra sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội. + Như vậy theo Bác đạo đức cao cả nhất là đạo đức cách mạng, giải phóng dân tộc, giai cấp xã hội, con người. - Xuất phát từ truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của con người Việt Nam. + Lịch sử dân tộc Việt Nam là nền văn minh nông nghiệp lâu đời. Để làm được nông nghiệp thì phải huy động nhiều sức người, do đó sức mạnh của tập thể được phát huy. Do đó CNXH xâm nhập vào phương Đông rất dễ dàng. + Xuất phát từ truyền thống văn hóa, người dân Việt Nam lấy văn hóa làm gốc, coi trọng tri thức và nhân tài. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh xác định lấy dân làm gốc để giải quyết mọi vấn đề. Bác quan niệm rằng việc gì khó có dân cũng xong. - Hồ Chí Minh đã nhận thức tính tất yếu và bản chất của CNXH như là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: truyền thống, hiện đại, dân tộc và quốc tế, kinh tế. chính trị, đạo đức và văn hóa. Bác đã không tuyệt đối hóa một mặt nào đó mà coi trọng mọi mặt, đánh giá đúng vị trí của chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Như vậy, Hồ Chí Minh đã làm phong phú thêm vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin