Theo "Đại việt sử ký toàn thư" của Ngô Sĩ Liên nói về việc
xây dựng thành Cổ Loa và nhân vật làm ra chiếc nỏ thần tên
là Linh Quang Kim Trảo Thần Nộ thì chính là Tướng quân
Cao Lỗ.
8 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làng rèn Bảo Ngũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làng Rèn Bảo Ngũ
Theo "Đại việt sử ký toàn thư" của Ngô Sĩ Liên nói về việc
xây dựng thành Cổ Loa và nhân vật làm ra chiếc nỏ thần tên
là Linh Quang Kim Trảo Thần Nộ thì chính là Tướng quân
Cao Lỗ.
Với vũ khí sắc bén và thần kỳ giúp Thục An Dương Vương
đánh lui được quân xâm lăng nhà Tần cũng như Triệu Đà,
dẫn đến Triệu Đà lập mưu cho Trọng Thuỷ - Mị Châu kết
hôn để giả tình hoà hiếu. Cao Lỗ khuyên can An Dương
Vương không nên làm như thế. Không những chẳng nghe lời
can gián hữu ích mà Vua Thục còn truất chức của Cao Lỗ,
làm cho ông buồn phiền, rời bỏ đi chu du ngoài thiên hạ.
Trên đường chu du ấy, khi đến vùng Cao Xá (nay là Diễn
Châu - Nghệ An) ông thấy quanh vùng núi Mã Yên, ở các
cánh rừng Rú Ta, Đồng Mỏ... ( phía Bắc làng Nho Lâm) có
quặng sắt, ông liền dừng lại tập hợp dân cư, mở lò khai thác
và nung sắt. Trước tiên là chế tác ra các loại công cụ phục vụ
cho việc khai khẩn đất đai thành nơi trồng trọt hoa mầu, sau
là các loại vũ khí để tự vệ và chống trả giặc ngoại xâm. Sau
khi Cao Lỗ mất, nhân dân ở đây lập đền thờ, tôn vinh ông
làm Thành hoàng làng, đồng thời cũng là Thánh tổ của nghề
rèn. Đền thờ Cao Lỗ nay vẫn còn ở làng Nho Lâm và đã
được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc
gia từ năm 1995.
Lần theo dấu vết lịch sử mở mang bờ cõi, khai khẩn đất đai
lập ấp, mở nghề của nhân dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ có
nói đến một vùng đất liên quan đến Nho Lâm đó là Thiên
Bản , tức tên của huyện Vụ Bản ngày nay ở đời Trần - Lê.
Xóm Thiên Bản (nay là xóm Vinh Quang) xưa chính là
những người dân từ Vụ Bản vào đây sinh sống, làm nghề
khai quặng, rèn sắt.
Làng rèn Bảo Ngũ
Trở lại Bảo Ngũ, trong đình Hàng Huyện ở Giáp Nhất, xã
Quang Trung, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định cũng có thờ
Thánh Cao Sơn (Lư Cao Sơn), vị thánh Tổ nghề rèn Nho
Lâm, đọc câu đối cổ trong đình: Cao Sơn xuất thế tự Nho
Lâm, hộ Quốc giáo dân thiên cổ tại. Lư hoá công ân ư Thiên
Bản, văn chương ngọc phả vạn niên tồn (Nghĩa là: Cao Sơn
ra đời ở Nho Lâm, giúp nước dạy dân ngàn đời sống mãi. Lò
sáng công ơn miền Vụ Bản, văn chương ngọc phả năm tháng
còn ghi).
Và tìm hiểu câu chuyện sự tích thần Tam Danh thờ ở Đền
Tam Danh thần tướng và Chùa Bòng Bong ở xóm Đồng,
thôn Giáp Nhất: Vào cuối thời Hùng Vương, có một cô gái
họ Bằng người làng Đồng Mông, xã Bảo Ngũ lấy Thuận
Vương, sau 13 năm mà vẫn chẳng có con. Vợ chồng đi cầu tự
xin Thượng Đế được Thượng Đế thương tình cho 3 người
thuộc 3 dòng họ khác nhau nhập vào đầu thai làm con họ
Bằng gọi làm Tam Bành. Ngày 10-3 năm sau, bà họ Bằng
sinh ra một cái bọc có ba người nhưng cả ba người dị tật và
bị chết ngay. Một trăm ngày sau, ba vị tam bành biến hoá kỳ
dị, nổi lên làm nhiều điều loạn nghịch, Thuận Vương phải
xuống thuyết phục và phong tước Quận công cho ba vị để
cứu dân độ thế. Trong ba vị đó có một vị mang tước hiệu là
Nguyễn Sắt Quận Công Trương Thỉ tướng quân. Với cái tên
Nguyễn Sắt của thần Tam Bành và việc thờ phụng Thánh tổ
Lư Cao Sơn của người dân Bảo Ngũ đã nói lên rằng: Làng
Bảo Ngũ có nghề rèn sắt từ rất xa xưa.
Đến đầu công nguyên, biết Bảo Ngũ là nơi có thợ rèn sắt, Hai
Bà Trưng cử Bà Đào Thị Quý và ông Hoàng Đức về thiên
Bản chiêu tập nghĩa quân, xây dựng căn cứ để chuẩn bị
chống nhà Hán. Những người thợ rèn ngày đêm theo lệnh của
Quý Lương và Đức Công rèn gươm, rèn giáo, tích trữ lương
thực, luyện binh làm cho căn cứ trở lên hùng mạnh, góp phần
đắc lực vào cuộc khởi nghĩa của Hai Bà.
Bước sang thế kỷ 17, nghề rèn Bảo Ngũ được phát triển
mạnh hơn nhờ sự quan tâm của Thái Phi Trần Thị Ngọc Đài -
Phụ mẫu Trịnh Đạt. Bà cho dân làng Bảo Ngũ và Bất Di
hàng trăm mẫu ruộng, khuyến dân phát triển nghề dệt, nghề
kim hoàn, nghề rèn, lập chợ Dần để làm nơi giao thương
hàng hoá làng nghề và nông sản. Sử sách địa phương còn ghi
lại tình hình kinh tế ở đây rất phát triển vào đầu thế kỷ 18,
thợ rèn Bảo Ngũ tập trung thành phường, hội, nhà nào cũng
chan chát tiếng búa trên đe, phì phò tiếng bễ thổi lửa nung sắt
đỏ. Phiên chợ Dần, thợ rèn tập trung thành từng dãy quán sửa
chữa công cụ, nhộn nhịp người đợi lấy hàng đông hơn những
khách mua các hàng loại khác. Bấy giờ Bảo Ngũ rộn rã như
một công trường thủ công.
Kháng chiến chống Pháp, rất nhiều vũ khí cung cấp cho các
nghĩa quân từ Núi Ra, đến Cần Vương, Bãi Sậy, rồi các loại
bàn chông, giáo mác, kiếm gươm, mã tấu, lựu đạn cho tự vệ
cứu quốc của toàn huyện cũng đều được rèn đúc từ các bàn
tay những người thờ làng rèn Bảo Ngũ.
Ngày nay, nghề rèn Bảo Ngũ càng được phát triển mạnh mẽ
hơn bao giờ hết, thu nhập từ nghề rèn đã trở thành nguồn thu
chính trong nền kinh tế địa phương. Sản phẩm rèn có mặt ở
hầu hết các thị trường trong nước và cả một số nước trong
khu vực Đông Nam Á. Nhiều gia đình đã thành lập công ty
hoặc có những người con của quê hương đi làm ăn xa, khi
nghe tin Bảo Ngũ phát triển nghề rèn đã quay trở lại đầu tư.
Công ty TNHH Trọng Đô - Sơn Tùng là một điển hình, đang
cùng chính quyền địa phương ra sức phát triển nghề rèn cổ
truyền của cha ông.
Là một làng nghề mà "Dân biết mặt, nước biết tên", làng rèn
Bảo Ngũ luôn luôn đi cùng với lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc, của quê hương từ thời Văn Lang - Âu Lạc
cho đến hôm nay.