Lãnh đạo hoạt động dạy học trong bối cảnh quản lí dựa vào nhà trường

Tóm tắt. Cuộc cải cách lấy nhà trường làm trung tâm đang diễn ra sôi nổi và chiếm ưu thế đã đóng vai trò quan trọng góp phần đổi mới hiện trạng chất lượng giáo dục nhiều nước trên thế giới. Hoạt động dạy học là một hoạt động chủ đạo của nhà trường và hiệu trưởng nhà trường đóng vai trò quan trọng trong lãnh đạo hoạt động này. Hoạt động này sẽ có những cải thiện đáng kể đối với chất lượng giáo dục của nhà trường khi quyền quyết định được xuất phát từ nhà trường, với sự tham gia của nhiều thành phần trong quá trình ra quyết định quản lí dưới sự lãnh đạo của người hiệu trưởng. Đặc trưng cho sự lãnh đạo của hiệu trưởng là thu hút các bên có liên quan vào những hoạt động khác nhau của nhà trường như chiến lược, mục tiêu hoạt động; xây dựng môi trường làm việc cộng tác, cởi mở; tạo động lực học tập, giảng dạy thông qua việc mở rộng thành phần tham gia ra quyền ra quyết định. Hiệu trưởng cần các kiến thức, kĩ năng nền tảng và các tri thức mới về quản lí như quản lí sự thay đổi, quản lí xung đột cũng như các kĩ năng mềm về giao tiếp, tạo động lực, chia sẻ lãnh đạo. . .

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 61 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lãnh đạo hoạt động dạy học trong bối cảnh quản lí dựa vào nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 235-242 This paper is available online at LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRONG BỐI CẢNH QUẢN LÍ DỰA VÀO NHÀ TRƯỜNG Vũ Thị Mai Hường Khoa Quản lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Cuộc cải cách lấy nhà trường làm trung tâm đang diễn ra sôi nổi và chiếm ưu thế đã đóng vai trò quan trọng góp phần đổi mới hiện trạng chất lượng giáo dục nhiều nước trên thế giới. Hoạt động dạy học là một hoạt động chủ đạo của nhà trường và hiệu trưởng nhà trường đóng vai trò quan trọng trong lãnh đạo hoạt động này. Hoạt động này sẽ có những cải thiện đáng kể đối với chất lượng giáo dục của nhà trường khi quyền quyết định được xuất phát từ nhà trường, với sự tham gia của nhiều thành phần trong quá trình ra quyết định quản lí dưới sự lãnh đạo của người hiệu trưởng. Đặc trưng cho sự lãnh đạo của hiệu trưởng là thu hút các bên có liên quan vào những hoạt động khác nhau của nhà trường như chiến lược, mục tiêu hoạt động; xây dựng môi trường làm việc cộng tác, cởi mở; tạo động lực học tập, giảng dạy thông qua việc mở rộng thành phần tham gia ra quyền ra quyết định. Hiệu trưởng cần các kiến thức, kĩ năng nền tảng và các tri thức mới về quản lí như quản lí sự thay đổi, quản lí xung đột cũng như các kĩ năng mềm về giao tiếp, tạo động lực, chia sẻ lãnh đạo. . . Từ khóa: Quản lí nhà trường, lãnh đạo nhà trường, quản lí dựa vào nhà trường, lãnh đạo dạy học, vai trò của hiệu trưởng. 1. Mở đầu Vấn đề “Lãnh đạo hoạt động dạy học” xuất hiện nhiều trong các cuộc bàn luận khoảng 4 thập kỉ gần đây [10]. Mặc dù khái niệm thuật ngữ lãnh đạo hoạt động dạy học vẫn còn nhiều tranh luận, nhưng các nhà khoa học đều thống nhất rằng, hiệu trưởng nhà trường chính là người lãnh đạo hoạt động dạy học thực thụ. Barth khẳng định: “Nếu cho tôi hình ảnh của một nhà trường tốt tôi sẽ chỉ ngay cho bạn thấy một người hiệu trưởng tốt” [1]. Trong bối cảnh phân cấp mạnh mẽ cho nhà trường hiện nay, một việc làm cần thiết là phải tìm hiểu về lãnh đạo hoạt động dạy học. Bài viết tập trung làm rõ khái niệm lãnh đạo hoạt động dạy học dựa vào nhà trường, Vai trò của lãnh đạo hoạt động dạy học dựa vào nhà trường, các đặc điểm của lãnh đạo hoạt động dạy học dựa vào nhà trường. Liên hệ: Vũ Thị Mai Hường, e-mail: maihuongqlgd@gmail.com 235 Vũ Thị Mai Hường 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quản lí dựa vào nhà trường - xu thế phổ biến trong quản lí giáo dục trên thế giới Quản lí dựa vào nhà trường đã được áp dụng ở các nước phát triển, đang phát triển; trên khắp các khu vực và châu lục; thúc đẩy các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống đang trong quá trình chuyển đổi phải chuyển đổi nhanh hơn, các hệ thống kiển soát và tập trung tích cực cải tiến và thay đổi theo hướng phân quyền nhiều hơn, giảm bớt quyền lực chính quyền trung ương. Quản lí dựa vào nhà trường (Based School Management - BSM) là sự phân cấp quản lí từ chính quyền trung ương đến các trường học . Xu thế cải cách quản lí này được thực hiện đầu tiên ở các nước gồm Mĩ (1970), Úc (1970), Canada (1970), Bazil (1982), Tây Ban Nha (1985) và Vương quốc Anh (1988). Sau đó, các chương trình SBM đã được thực hiện và phát triển mở rộng ở hàng loạt các quốc gia khác như Hồng Kông, In-đô-nê-xia, El Salvado, Mê-hi-cô, Nicaragua, Kenya, nước Cộng hoà Kyrgyz, Ne-pal, Paraguay, Thái Lan, Cam-pu-chia,... Sự thay đổi trong cách thức ra quyết định và mở rộng thành phần tham gia vào quá trình đó tạo nên sự khác biệt với quản lí truyền thống. Các chương trình quản lí dựa vào nhà trường tiến hành đồng thời, liên tục theo các mức độ ra quyết định ở cấp độ địa phương. Một số thiết kế của chương trình cải cách chuyển giao quyền lực chỉ ở một lĩnh vực, trong khi ở một số chương trình khác lại có những bước tiến xa hơn và thiết kế chuyển quyền trong lĩnh vực tuyển và sử dụng giáo viên, quyền điều hành các nguồn lực chủ yếu, trong khi mức độ cao là khuyến khích quản lí nhà trường của cộng đồng và các tổ chức tư nhân cũng như cho phép cha mẹ học sinh được thành lập trường. Vì thế, điểm mạnh và điểm yếu của quản lí dựa vào nhà trường được dựa trên việc quyền ra quyết định được chuyển giao như thế nào đến nhà trường. Phòng nghiên cứu phát triển giáo dục ở Tây Nam Hoa Kỳ đã liệt kê được hơn 800 mô hình quản lí dựa vào nhà trường và khoảng 29 trong tổng số hơn 800 mô hình đã được đánh giá ít nhất một lần. Quản lí dựa vào nhà trường như là một công trình gồm các tầng bậc, mức độ quyền lực được chuyển giao. Nói cách khác, một mô hình không thể được áp dụng cho tất các mọi nơi. Điều này có nghĩa rằng, những cải cách theo lí thuyết quản lí dựa vào nhà trường trên thế giới hoàn toàn khác nhau. Mặc dù có các dạng chủ yếu, xong không có loại hình quản lí dựa vào nhà trường nào có thể áp dụng cho mọi nhà trường trên thế giới 2.2. Lãnh đạo hoạt động dạy học dựa vào nhà trường 2.2.1. Khái niệm Không ít nhà khoa học cho rằng Lãnh đạo giảng dạy là một người khuyến khích học tập hiệu quả trong lớp học trên các phương diện học tập các giá trị và đạo đức, trách nhiệm, học hỏi để duy trì văn hóa và phát triển bản sắc dân tộc. Thực tế cho thấy các hiệu trưởng từ các nước châu Á có sự hiểu biết khác nhau về lãnh đạo giảng dạy so với nghiên cứu của các học giả phương Tây như Leithwood (1994), Whittaker (1997) và Zepeda Sally (2003). Các ý kiến phản ánh tầm quan trọng của lãnh đạo giảng dạy ngoài lớp học, ngoài chương trình giảng dạy theo quy định. Từ các nghiên cứu lí luận và thực tiễn có thể thấy hiệu trưởng lãnh đạo hoạt động dạy học cả trong và ngoài lớp học, lãnh đạo giảng dạy phát triển toàn diện học sinh trên nhiều phương diện không chỉ là việc cung cấp tri thức [10, 12, 3]. 236 Lãnh đạo hoạt động dạy học trong bối cảnh quản lí dựa vào nhà trường Lãnh đạo hoạt động giảng dạy là "những hành động mà một hiệu trưởng sẽ, hoặc đại diện thực hiện để thúc đẩy sự phát triển trong học sinh " và bao gồm các nhiệm vụ sau đây: xác định mục đích của giáo dục; thiết lập mục tiêu cho toàn trường; cung cấp các nguồn lực cần thiết cho học tập; giám sát và đánh giá giáo viên; phối hợp các chương trình phát triển nhân viên; và tạo mối quan hệ thống nhất trong đội ngũ giáo viên [13]. Để thực hiện nhiệm vụ này, một hiệu trưởng phải có một chương trình hành động với những ý tưởng cụ thể. Theo Richardson và cộng sự (1989), thì phải dẫn dắt nhà trường đạt được thành tựu giáo dục, phải là một người làm cho chất lượng giảng dạy trở thành ưu tiên hàng đầu của nhà trường, và phải có khả năng mang xây dựng tầm nhìn để thực hiện kế hoạch hành động [11]. Hầu hết các nhà khoa học thừa nhận không có một định nghĩa thống nhất về lãnh đạo hoạt động giảng dạy cũng không có hướng dẫn cụ thể những bước một nhà lãnh đạo phải thực hiện (Flath, 1989) [4]. Tuy nhiên, mỗi người lại tạo ra một định nghĩa riêng. Sự thiếu nhất quán trong định nghĩa trở thành một phần của vấn đề nghiên cứu. Tuy có những cách diễn đạt khác nhau, một số điểm chưa thống nhất, nhưng lãnh đạo hoạt động dạy học được thống nhất trên một số phương diện cơ bản sau: Lãnh đạo hoạt động dạy học là những hoạt động của hiệu trưởng nhằm kiến tạo nên những thành tựu xuất sắc trong giáo dục toàn diện học sinh Quản lí dựa vào nhà trường nhấn mạnh việc trao quyền ra quyết định ở cấp độ nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường là một thành phần trong quá trình ra quyết định quản lí. Lãnh đạo hoạt động dạy học dựa vào nhà trường là sự thu hút đông đảo các thành phần: giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh, học sinh tham gia vào việc ra quyết định quản lí đối với hoạt động dạy và học trong nhà trường để nhà trường trở thành một nhà trường hiệu quả. Lãnh đạo nhà trường tập trung nhiều hơn vào việc tạo động lực làm việc cho nhân viên và nâng cao chất lượng học tập của học sinh chứ không đơn thuần là các công việc có tính chất hành chính, hiệu trưởng cũng không can thiệp quá sâu vào công việc của giáo viên, học sinh. Nét đặc trưng trong hoạt động của hiệu trưởng chính là sự chia sẻ: Chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn, chia sẻ trách nhiệm nâng cao chất lượng giáo dục, chia sẻ tạo lập môi trường và bầu không khí tổ chức. Nhà trường không phải là sở hữu của hiệu trưởng mà là một tổ chức thống nhất do hiệu trưởng đứng đầu về mặt pháp lí. Murphy (1990) [7] cho rằng lãnh đạo hoạt động dạy học được thể hiện trên bốn khía cạnh: Phát triển tầm nhìn và mục tiêu nhà trường: bao gồm các mục tiêu khung và giao tiếp của nhà trường. Những hiệu trưởng hiệu quả được mô tả là người có tầm nhìn và khả năng phát triển mục đích thông qua cách họ truyền đạt, chia sẻ tầm nhìn cho các nhân viên trong trường. Quản lí chức năng sản xuất của giáo dục: bao gồm việc hướng dẫn nâng cao chất lượng, hướng dẫn giám sát một cách chính thức, hướng dẫn đánh giá, phân bổ và bảo vệ thời gian giảng dạy, tham gia tích cực trong việc phối hợp chương trình giảng dạy, mở rộng phạm vi nội dung bằng cách tăng cường bài tập về nhà, yêu cầu làm bài tập thường xuyên và tích cực giám sát tiến độ sinh viên . Thúc đẩy một môi trường học tập: bao gồm việc xác định một cách cụ thể những kỳ vọng và tiêu chuẩn có tính tích cực, duy trì khả năng quan sát cao trong lớp học và xung quanh trường học, cung cấp ưu đãi cho giáo viên (ví dụ trách nhiệm tăng lên, hỗ trợ cá nhân, khen ngợi và khuyến khích) và học sinh (ví dụ khen thưởng trước toàn trường, đặc biệt chú trọng những học sinh có thành tích học tập xuất sắc), và thúc đẩy, khuyến khích phát triển chuyên môn của giáo viên. Phát triển một môi trường làm việc có tính hỗ trợ: bao gồm việc tạo ra một môi trường học 237 Vũ Thị Mai Hường tập an toàn và trật tự thông qua các chương trình nhấn mạnh kỉ luật một cách hiệu quả, cung cấp cơ hội cho sinh viên tham gia các hoạt động có ý nghĩa (ví dụ: chương trình hoạt động toàn hệ thống, công nhận chính thức cho học sinh tham gia thành công, sử dụng các kí hiệu trường để liên kết học sinh nhà trường), phát triển sự hợp tác và gắn kết nhân viên thông qua mục tiêu rõ ràng, tạo cơ hội cho giáo viên được tham gia vào quá trình ra quyết định, bảo đảm nguồn lực bên ngoài để hỗ trợ các mục tiêu của trường, tạo liên kết bền chặt giữa gia đình với nhà trường. Phân tích này về lãnh đạo hoạt động dạy học hướng tới hỗ trợ chương trình giảng dạy, chú trọng vào chất lượng giảng dạy và học tập, cũng như phát triển sứ mệnh và mục tiêu về một môi trường làm việc có tính hỗ trợ. Đó được xem là cần thiết cho các hoạt động cốt lõi của việc dạy và học có hiệu quả. Quản lí dựa vào nhà trường và phân cấp quản lí giáo dục nhấn mạnh vào quản lí trường học coi trọng lãnh đạo giảng dạy. 2.2.2. Vai trò của hiệu trưởng khi lãnh đạo hoạt động dạy học dựa vào nhà trường Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu vai trò của hiệu trưởng với tư cách là lãnh đạo hoạt động dạy học. While Zepeda Sally (2003) mô tả vai trò của hiệu trưởng như người tạo ra những cam kết trong học tập, cung cấp sự kết nối, hợp tác, phát triển đội ngũ các lãnh đạo giáo viên, và am hiểu về sự thay đổi [12]. Hallinger and Murphy (1988) thông qua các quan sát lớp học cũng đã ủng hộ quan điểm trên. Những nghiên cứu thực tiễn trên cơ sở khảo sát hiệu trưởng các trường học ở Châu Á đặt trọng tâm vào (1) Cam kết lãnh đạo vì sự phát triển toàn diện của học sinh (2) Kết hợp giáo viên và học sinh trong quá trình lãnh đạo (3) Bao gồm mô hình lâm sàng, phát triển và liên thông trong giám sát vì sự phát triển (4) Phát triển chuyên môn liên tục [7]. Findley and Findley (1992) [5] khẳng định: “Một nhà trường được gọi là nhà trường hiệu quả vì lãnh đạo hoạt động của hiệu trưởng”. Flath (1989) cho rằng: “Những nghiên cứu về các nhà trường hiệu quả cho thấy hiệu trưởng đã mang đến những điều kiện mà tạo nên đặc trưng của tính hiệu quả”. Ubben and Hughes (dẫn theo Findley & Findley, 1992) thừa nhận: “Mặc dù phải có một chương trình hành động cụ thể để đảm bảo nhà trường có thể hoạt động hiệu quả thì những chương trình đó phải tập trung vào nâng cao kết quả học tập của học sinh”. Lãnh đạo hoạt động dạy học là điều phải tập trung khi thực hiện cải cách nhà trường theo hướng hiệu quả [5, 4]. And, Mendez (dẫn trong Flath, 1989) [4] mô tả theo một cách khác: Có ba thành phần tạo nên bộ mặt nhà trường là cộng đồng, nhân viên, học sinh và những thành phần này tương tác thông qua chương trình giáo dục. Vai trò của lãnh đạo hoạt động giáo dục là kết hợp các lực lượng để tối đa hóa chất lượng giảng dạy [4]. Thông qua thực tiễn nghiên cứu các lãnh đạo hoạt động dạy học tại Ôtxtraylia, Hill (1997) [9] khẳng định hiệu trưởng là người có vai trò trung tâm, là người lãnh đạo hoạt động dạy học gián tiếp thông qua việc tạo những tiền đề cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong lớp học cũng như kết quả học tập của học sinh, bao gồm: định hướng, phát triển cam kết, xây dựng năng lực, giám sát tiến độ thực hiện và xây dựng chiến lược ứng phó phù hợp. Caldwell’s (1998) khi phân tích cuộc cải cách giáo dục ở Ôtxtraylia những năm 1990 đã chỉ ra rằng hiệu trưởng đóng vai trò then chốt trong chiến lược và nâng cao vị thế nhà trường trong việc kết nối khía cạnh cấu trúc của cuộc cải cách hướng tới việc học tập, giảng dạy và kết quả của sinh viên. Tóm lại, trong bối cảnh phân cấp mạnh mẽ trong nhà trường, người hiệu trưởng là một lãnh đạo hoạt động dạy học một mặt vừa là người đứng đầu tổ chức do quyền lực chính trị quy định, một mặt là người lãnh đạo có ảnh hưởng đến giáo viên, nhân viên trong nhà trường, là người chịu trách nhiệm về bầu không khí tự chủ, chịu trách nhiệm xã hội cao trong tổ chức, là nhân tố quan 238 Lãnh đạo hoạt động dạy học trong bối cảnh quản lí dựa vào nhà trường trọng tạo động lực làm việc cho cán bộ, giáo viên nhà trường thông qua việc mở rộng quyền thành phần tham gia ra quyết định đối với các hoạt động nhà trường. Là người chịu trách nhiệm về kết quả học tập của người học thông qua việc không ngừng thúc đẩy việc nâng cao kết quả, đảm bảo chất lượng đầu ra của học sinh đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đó còn là việc phải đảm bảo thương hiệu của nhà trường. Tại Việt Nam, vai trò của hiệu trưởng đối với haotj động dạy học được quy định một cách cụ thể nhất trong văn bản quy định chuẩn hiệu trưởng: Tiêu chí 17. Quản lí hoạt động dạy học a) Tuyển sinh, tiếp nhận học sinh đúng quy định, làm tốt công tác quản lí học sinh; b) Thực hiện chương trình các môn học theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm đạt kết quả học tập cao trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng theo các quy định hiện hành; c) Tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên theo yêu cầu đổi mới, phát huy dân chủ, khuyến khích sự sáng tạo của từng giáo viên, của các tổ bộ môn và tập thể sư phạm của trường; d) Thực hiện giáo dục toàn diện, phát triển tối đa tiềm năng của người học, để mỗi học sinh có phẩm chất đạo đức làm nền tảng cho một công dân tốt, có khả năng định hướng vào một lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với tiềm năng sẵn có của mình và nhu cầu của xã hội. Vai trò của hiệu trưởng chủ yếu thiên về các công việc mang tính hành chính. Trong khi đó, một lãnh đạo hoạt động dạy học ở bối cảnh thực hiện đổi mới quản lí giáo dục cần là một người tạo được “sự ảnh hưởng” tới cán bộ nhân viên và học sinh trong nhà trường. Người hiệu trưởng là người biết chia sẻ quyền lực, là người chịu trách nhiệm tạo ra bầu không khí làm việc tích cực và khuyến khích giáo viên tham gia vào quá trình ra quyết định, khuyến khích sự hợp tác một cách gần giũ, khơi dậy trong giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường năng lực của bản thân họ, là người biết chịu trách nhiệm và bảo vệ được nhân viện cũng như học trò của mình, không tạo ra rào cản trong bất kỳ một cuộc tiếp xúc, hội họp hay tranh luận nào. 2.2.3. Trở thành lãnh đạo hoạt động dạy học dựa vào nhà trường hiệu quả Xu thế đổi mới đã đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với lãnh đạo nhà trường. Từ một người chấp hành, hiệu trưởng trở thành người được trao quyền tự chủ và gắn chạt với vấn đề chịu trách nhiệm. Do đó đặt ra những thay đổi quan trọng trong các tiêu chí đánh giá hiệu trưởng Kroeze (được dẫn trong Flath, năm 1989) [4] cho rằng: những hoạt động khi lãnh đạo dạy học có thể chia thành 4 lĩnh vực cơ bản sau: 1. Nhấn mạnh đến mục tiêu: Xây dựng mục tiêu dạy học, đặt sự kỳ vọng cao và tập trung vào kết quả học tập của học sinh. 2. Phối hợp và tổ chức: Làm việc vì hiệu quả và hiệu suất công việc. 3. Ra quyết định vừa mạnh mẽ (power) vừa tự do (discretionary): Đảm bảo các nguồn lực, chuẩn bị các phương án thay thế, hỗ trợ trạng bị cơ sở vật chất để đổi mới chương trình dạy học 4. Hướng đến mối quan hệ con người trong tổ chức: Giao tiếp hiệu quả với nhân viên, cha mẹ học sinh, cộng đồng và học sinh. Baskett và Miklos (năm 1992) lại giới thiệu một mô hình lãnh đạo lấy con người làm trung tâm chú trọng vào mối quan hệ giữa giáo viên, nhân viên và các thành viên cộng đồng. Rutherdford (được dẫn trong Anderson và Pigford năm 1987) đề cập 5 tiêu chuẩn của 1 nhà lãnh đạo hiệu quả: 1. Có tầm nhìn: Làm việc và chia sẻ thông tin về tính mục đích, về lộ trình đạt được kết quả 239 Vũ Thị Mai Hường từ sự phối hợp thực hiện các yếu tố: chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. 2. Chuyển hóa tầm nhìn vào hành động: Làm việc theo nhóm và chú trọng tới mục tiêu và những kỳ vọng lớn. 3. Tạo lập môi trường hỗ trợ: Xây dựng môi trường nhà trường theo định hướng học thuật, có kỷ cương và tính mục đích rõ ràng. 4. Nắm được những tình hình cơ bản của nhà trường: Nắm bắt được những hoạt động của giáo viên, học sinh và hiệu quả của những hoạt động đó. 5. Điều hành trên tinh thần khách quan khoa học (act on knowledge). Can thiệp (intervene) nếu cần thiết khi có sự khác biệt cá nhân (như: phong cách và các chiến lược dạy học) giữa các giáo viên. Một số tác giả (Glickman năm 1985, Smyth năm 1988, Wiles và Bondi năm 1986 (tất cả đều được dẫn trong Haughey và MacElwain năm 1992) [8] lại chú trọng vào chức năng giám sát như yếu tố nền tảng của lãnh đạo hoạt động dạy học, họ coi chức năng này là một yêu cầu bắt buộc để nâng cao chất lượng dạy và học. Haughey và MacElwain (năm 1992) [8] chỉ ra rằng có sự thống nhất trong quan điểm của các học giả khi nhấn mạnh tầm quan trọng của giám sát hoạt động dạy học trong việc đảm bảo kết quả học tập của học sinh nhưng trong thực tế, công việc giám sát này được hiểu khác nhau ở mỗi tác giả. Các tác giả này chỉ ra một số khác biệt trong các nghiên cứu như sau: Trong quản lí dựa vào nhà trường cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo viên được tham gia vào quá trình giám sát... Mặc dù ảnh hưởng của hiệu trưởng tới nhân viên là trực tiếp, nhưng họ cũng cần tạo ra một môi trường khuyến khích việc học, đây là vai trò hỗ trợ hiệu quả hơn hẳn việc giám sát hay đánh giá thông thường (theo Moris, Crowson, Porter-Gerhu và Heurwitz (năm 1984). Từ các phân tích và nghiên cứu của các nhà khoa học, để người hiệu trưởng trở thành lãnh đạo hoạt động dạy học hiệu quả thì cần một hệ thống gồm ba hoạt động sau (Theo Glickman (1990) [6]: 1. Kiến thức nền • Kiến thức về trường học hiệu quả • Nghiên cứu cách phát biểu hiệu quả • Nhận thức về triết lí giáo dục và niềm tin của bản thân • Phát triển kĩ năng quản lí có tính chất hành chính • Am hiểu về sự thay đổi • Kiến thức về lí thuyết chương trình/ chương trình khung 2. Nhiệm vụ • Giám sát / đánh giá giảng dạy • Phát triển đội ngũ • Phát triển chương trình • Phát triển nhóm làm việc • Nghiên cứu hành động • Xây dựng môi trường học tập tích cực • Xây dựng mối quan hệ giữa cộng đồng và nhà trường 3. Kĩ năng 240 Lãnh đạo hoạt động dạy học trong bối cảnh quản lí dựa vào nhà trường •Mối quan hệ giao tiếp với mọi người • Ra quyết định • Ứng dụng quản lí giải quyết vấn đề xung đột • Kĩ thuật thiết lập mục tiêu • Đánh giá và lập kế hoạch quan sát • Nghiên cứu và đánh giá 3. Kết luận Lãnh đạo hoạt động dạy học dựa vào nhà trường cho thấy sự ảnh hưởng của hiệu trưởng tới các bên có liên quan bao gồm giáo viên, nhân viên, phụ huynh, cộng đồng và học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cảu nhà trường cụ thể là kết quả học tập của học si
Tài liệu liên quan