Lê Đại Hành (tên húy là Lê Hoàn, 941 – 1005) là vị vua đầu tiên của nhà Tiền
Lê, trị vì từ 980 đến 1005. Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị
hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm
phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong
sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn cũng là
người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó Lý Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ
Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên phát triển lâu dài của văn
hóa Thăng Long - Hà Nội, thủ đô hiện tại của Việt Nam. Xung quanh vị Hoàng đế này
còn nhiều điều chưa được sáng tỏ như vấn đề thân thế, sự nghiệp, và thụy hiệu
17 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lê Đại Hành - Lê Hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Đại Hành - Lê Hoàn
Lê Đại Hành (tên húy là Lê Hoàn, 941 – 1005) là vị vua đầu tiên của nhà Tiền
Lê, trị vì từ 980 đến 1005. Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị
hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm
phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong
sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn cũng là
người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó Lý Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ
Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên phát triển lâu dài của văn
hóa Thăng Long - Hà Nội, thủ đô hiện tại của Việt Nam. Xung quanh vị Hoàng đế này
còn nhiều điều chưa được sáng tỏ như vấn đề thân thế, sự nghiệp, và thụy hiệu.
Thân thế
Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Lê Hoàn sinh ngày 15 tháng Bảy năm Tân
Sửu (tức 10 tháng 8 năm 941)[3][4]. Về quê hương Lê Hoàn, vấn đề mà Ngô Thì Sĩ
đặt ra từ thế kỷ 18, được thảo luận nhiều lần dưới thời nhà Nguyễn cho đến nay các
nhà sử học vẫn chưa đưa ra được kết luận nơi đâu trong ba nơi: Ninh Bình, Thanh
Hoá hay Hà Nam là quê hương của ông. Năm 1981, tại hội thảo khoa học “Lê Hoàn
và 1000 năm chiến thắng giặc Tống xâm lược”, nhiều vấn đề chung về thế kỷ X, về
quê hương, thân thế, sự nghiệp của ông bước đầu được giải quyết. Đến năm 2005, tại
hội thảo “1000 năm Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn”, trải qua một chặng
đường đổi mới của sử học, nhiều vấn đề về quê hương của Lê Hoàn được đào sâu và
nhìn nhận lại theo chiều hướng thoáng rộng hơn. Tựu chung có các ý kiến sau:
Trường Châu (Ninh Bình)
Việt sử lược[5] viết từ thời Trần ghi là: “Đại Hành vương húy là Hoàn, họ Lê,
người Trường Châu”. Trường Châu là vùng đất kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình.[6] PGS,
TS. Trần Bá Chí trước từng viết rất công phu về quê hương, dòng dõi Lê Đại Hành
cho rằng ông người Ái Châu (Thanh Hoá), thì tại hội thảo 2005 cũng khẳng định rằng
quê gốc vua là Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình.[7] Các nhà nghiên cứu Mai Khánh
(Bảo tàng Hà Nam) và TS. Vũ Văn Quân đồng ý rằng Lê Hoàn là người Trường Châu
nhưng cho rằng Trường Châu bao gồm cả Ninh Bình và HàNam[8].
Đại Việt sử ký toàn thư[9], Lịch triều hiến chương loại chí [10] ghi: “Vua họ
Lê, tên húy là Hoàn, người Ái Châu”. Cùng quan điểm sách “Các triều đại Việt Nam”
còn cho rằng mẹ Lê Hoàn là Đặng Thị Sen chứ không gọi là Đặng Thị.[11] An Nam
Chí Lược của Lê Tắc thời Trần, mục Lê nhị thế gia chép: “Lê Hoàn, người Ái Châu,
có chí lược, được lòng quân sĩ”. Website chính thức của tỉnh Thanh Hóa cũng khẳng
định Lê Hoàn là người quê hương mình.[12] Đại Nam nhất thống chí chép: “Miếu Lê
Đại Hành hoàng đế ở xã Trung Lập, huyện Thuỵ Nguyên, chỗ này là nền nhà cũ của
tiên tổ nhà vua” song mục tỉnh Hà Nội lại chép “mộ tổ Lê Đại Hành ở bên miếu xã
Ninh Thái, huyện Thanh Liêm”.
Bảo Thái (HàNam)
Đại Việt sử ký tiền biên [13] ghi: “Xét thấy Lê Đại Hành Hoàng đế người làng
Bảo Thái, huyện Thanh Liêm chứ không phải Ái Châu, sử cũ chép nhầm”. Cuốn
ViệtNamsử lược,[14] Từ điển nhân vật lịch sử ViệtNam, Khâm định Việt sử thông
giám cương mục, Việt sử tiêu án đều ghi: “Lê Hoàn quê ở làng Bảo Thái, huyện
Thanh Liêm” . Nhà sử học Trần Quốc Vượng cho rằng Lê Hoàn sinh ở Thanh Liêm,
HàNamvà theo ông, Thanh Hóa chỉ có thể là quê ngoại hay quê bố nuôi Lê Hoàn.[15].
Lịch sử Hà Nam Ninh cũng đã nhận định: “Lê Hoàn quê nội ở Thanh Liêm (Hà Nam),
quê ngoại ở Kẻ Sập (Thanh Hoá), Tuy sinh ở đất Ái Châu nhưng ông chỉ sống ở đấy
hơn 10 năm, sau trở về Thanh Liêm”.[16] GS. Lê Văn Lan cũng cho rằng Lê Hoàn “là
đứa trẻ mồ côi ở làng Kẻ Sập - quê ngoại, chàng trai nghèo ở miền Bảo Thái quê
nội”[17]. Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố, sau khi điểm lại một số nhận định của các cuốn
sử cũ đã nêu quan điểm: Thanh Liêm là nguyên quán của cha mẹ. Ái Châu là chỗ ở
của cha nuôi, mỗi quyển chép theo một nghĩa” [18] ĐạiNamnhất thống chí của Quốc
sử quán triều Nguyễn, phần ghi về lăng mộ ở huyện Thanh Liêm chép: “Mộ tổ Lê Đại
Hành ở bên miếu xã Ninh Thái, huyện Thanh Liêm[19]. Sử cũ cũng nhắc tới Trần
Bình Trọng quê ở xã Thanh Liêm là hậu duệ của Lê Hoàn. Vị danh tướng thời Trần
này được ban quốc tính vì có nhiều công trạng. Website chính thức của tỉnh
HàNamcũng khẳng định Lê Hoàn là người quê hương mình.[20]
Ý kiến dung hòa
Thần tích Lê Hoàn tại lăng vua Lê, làng Ứng Liêm (HàNam)[21] giải thích có
vẻ “hợp tình, hợp lý” tất cả những vấn đề khúc mắc về quê quán, xuất thân của Lê
Hoàn. Thần tích cho biết ông sinh ra ở xã Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ông
nội là Lê Lộc và bà nội là Cao Thị Phương; cha là Lê Hiền, mẹ là Đặng Thị Khiết.
Nhà nghèo nên đã về xã Ninh Thái, Thanh Liêm, HàNamlàm nghề chài lưới, đơm đó
bắt cá. Ngày mùng 10 tháng Giêng năm Nhâm Dần (tức 29 tháng 1 năm 942) sinh ra
ông. Năm lên 7 tuổi, ông mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải làm con nuôi quan án châu Ái
(Thanh Hoá).
Các nhà sử học cho rằng vấn đề quê hương Lê Hoàn còn phải tiếp tục nghiên
cứu. Điều dễ nhận thấy là cả Ninh Bình, Thanh Hóa và Hà Nam đều gắn bó mật thiết
với cuộc đời và sự nghiệp của vị vua này.
Lên ngôi
Cha mẹ qua đời sớm, Lê Hoàn được một vị quan là Lê Đột nhận về nuôi. Lớn
lên ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và đã lập được nhiều chiến công, Đinh Bộ
Lĩnh giao cho ông chỉ huy 2.000 binh sĩ. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp xong
loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. Lê Hoàn có công lao trong
cuộc đánh dẹp và được giao chức vụ Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy mười đạo
quân), Điện tiền đô chỉ huy sứ - tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ
Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư. Lúc đó ông mới 27
tuổi.
Tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, Vệ
vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính, tự do ra
vào cung cấm. Các đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn Bặc,
Trịnh Tú, Lưu Cơ cùng tướng Phạm Hạp nổi dậy chống lại Lê Hoàn nhưng bị Lê
Hoàn nhanh chóng đánh dẹp, ba người đều bị giết. Phò mã Ngô Nhật Khánh bỏ trốn
vào nam, cùng vua Chiêm Thành với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô
Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết.
Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốc có ý định cho quân
tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt. Vua Tống nhiều lần viết thư sang dụ và đe dọa triều
Đinh bắt phải quy phụ đầu hàng: "...Nếu quy phục thì ta tha cho, bằng trái lệnh thì ta
quyết đánh..." Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự
Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi (sử cũ gọi là Lê
Đại Hành), lấy tôn hiệu là Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng
Hiếu Hoàng đế, niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt, đóng đô tại
Hoa Lư. Lê Đại Hành cử Phạm Cự Lạng (Lượng), em của Phạm Hạp làm đại tướng
quân.
Về các biến cố chính trị liên quan đến cái chết của Đinh Tiên Hoàng và Đinh
Liễn, có các nhà nghiên cứu, như Hoàng Đạo Thúy, đặt giả thiết không phải Đỗ Thích
mà chính Lê Hoàn, cấu kết với Dương Vân Nga, đã ám sát Đinh Tiên Hoàng và con
trưởng để chiếm ngôi (xem bài Đinh Tiên Hoàng). Việc Lê Đại Hành lấy Dương thái
hậu nhà Đinh, các sử gia phong kiến rất nặng lời chê trách. Trong Đại Việt sử ký toàn
thư, Ngô Sĩ Liên viết:
“Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ kinh của
Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính
đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất
cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm
dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao?"
Hoàng Xuân Hãn viết trong Hoàng Xuân Hãn tuyển tập: "...việc này trái với
khuôn phép nhà nho. Các sử gia nho xưa đã trịnh trọng chỉ trích như Ngô Sĩ Liên,
Ngô Thì Sĩ...
Khi đưa ra nhận định trên, có thể các sử gia không chú ý vào thế kỷ 10 đời
Đinh, Tiền Lê đạo Nho chưa có ảnh hưởng gì sâu vào dân Việt. Sau này, đến nửa đời
Trần vẫn còn như vậy. Dân chúng đã lập đền thờ các vua Đinh Lê trên nền tảng cung
điện Hoa Lư mà không quên bà Dương hậu, xưa còn tự hợp hai vua tô tượng hai vua
ngồi chung một toà với Dương hậu ở giữa. Nhưng đến đầu đời Lê Thái Tổ cho là trái
đạo mà bỏ đi! Tuy vậy các nho gia phê bình cũng không ai trách bà mà chỉ trách Lê
Hoàn bởi cho rằng bậc quân tử "danh chính thì ngôn mới thuận". Còn như Dương hậu
âu cũng chỉ là đàn bà, có trách cũng bất kể.
Phá Tống - bình Chiêm
Phá Tống
Lê Hoàn đại phá quân Tống năm 981
Bài chi tiết: Chiến tranh Tống - Việt, 981
Đầu năm 981, vua nhà Tống phát quân sang đánh Đại Cồ Việt, cử các tướng
Hầu Nhân Bảo, Trần Khâm Tộ, Tôn Toàn Hưng, Triệu Phụng Huân, Quách Quân
Biện, Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Soạn cầm quân chia hai đường thủy bộ. Cánh bộ
đi theo ngả Lạng Sơn còn thủy thì tiến vào sông Bạch Đằng.[22]
Mùa xuân tháng Ba (4-981), quân của Hầu Nhân Bảo đến Ngân Sơn, Trần
Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng, vua tự làm tướng đi chống
Tống, sai người cắm cọc ngăn sông.[23] Tại sông Bạch Đằng, thủy quân Tống bị quân
Đại Cồ Việt chặn đánh, những chiến thuyền Tống cũng bị thủng bởi những chiếc cọc
sông dày dặc cho dù rất mạnh về thế trận. Vì thế quân Tống không thể tiến sâu vào nội
địa được. Thủy quân Tống thất bại. Tôn Toàn Hưng dừng quân hơn 70 ngày, chần chừ
không dám tiến. Hầu Nhân Bảo thì hiếu chiến hơn, tự đem quân tiến theo sông
Thương. Khi quân Hầu Nhân Bảo kéo đến Chi Lăng, Lê Hoàn giả vờ xin hàng để
đánh lừa Nhân Bảo rồi phục binh đổ ra đánh dữ dội. Số quân địch hơn phân nửa bị
tiêu diệt.[24]
Sau hai trận thắng lớn Bạch Đằng, Tây Kết, quân Lê giết được Hầu Nhân Bảo,
bắt sống Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân. Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, Giả Thực,
Tôn Toàn Hưng, Vương Soạn cũng vội vàng rút chạy về nước. Lê Hoàn đã không
thực hiện được trận mai phục bằng sự kết hợp giữa phục binh và trận địa cọc ngầm vì
chiến sự lúc này diễn ra không được mau lẹ, thuận lợi như trận Bạch Đằng của Ngô
Quyền đánh Nam Hán. Thực tế, chiến sự trên sông Bạch Đằng trong kháng chiến
chống Tống lần thứ nhất diễn ra nhiều lần, nhiều đợt với những trận đánh khác nhau.
Bình Chiêm
Khi người Việt chìm dưới ách nô dịch của phong kiến phía Bắc thì ở phía Nam,
người Chiêm Thành đã sớm xây dựng được quốc gia độc lập tự chủ từ năm 192. Sinh
sống ở các thung lũng Nam Trung Bộ hẹp và nhỏ, vương quốc Chiêm Thành có thế
mạnh về hàng hải và các ngành nghề thủ công, nhưng lại thiếu những miền châu thổ
rộng lớn. Bởi vậy, từ khi lập nước, Chiêm Thành liên tục tiến hành các hoạt động
quân sự với Đại Cồ Việt.[25] Năm 803, vua Chiêm sai viên tướng Senapati Par đem
quân xâm phạm An Nam, vây hãm phía nam quận Cửu Chân. Năm 979, quân Chiêm
được Ngô Nhật Khánh dẫn đường, tổ chức lực lượng thuỷ quân hùng hậu tiến đánh
Hoa Lư theo đường biển, nhưng bị tan vỡ vì gặp bão ở cửa Thần Phù.[26]
Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua
Chiêm bắt giữ. Lê Hoàn tức giận, “sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng
đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Chiêm Thành thua to. Bắt sống được quân sĩ nhiều
vô kể, cùng là kỹ nữ trong cung trăm người và một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các
đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì, phá hủy
tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư”.[27] Các nghiên cứu thống kê cho thấy,
trong vòng 26 năm trị vì, Lê Hoàn là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía nam,
đã tiến hành 6 hoạt động quân sự lớn ở đây trong số 10 hoạt động quân sự lớn suốt
thời gian trị vì của ông, vua đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực
cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc miền biên giới, mà còn trực tiếp chuẩn
bị cho quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm cương giới lãnh thổ của quốc
gia Đại Việt.
Sự nghiệp trị vì
Phát triển kinh tế
Lê Đại Hành khi làm vua cho xây dựng nhiều công trình, đẩy mạnh sản xuất
nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Ông là vị vua mở đầu cho lễ
tịch điền nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp dưới chế độ phong kiến ViệtNam.
Mở đầu cho một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến
khích phát triển sản xuất nông nghiệp.
Lê Đại Hành cũng là vị vua đầu tiên tổ chức đào sông. Công trình đào sông
Nhà Lê (hiện vẫn còn ở Thanh Hóa và là một di tích lịch sử) do Lê Hoàn khởi dựng là
con đường giao thông thuỷ nội địa đầu tiên của ViệtNam. Sự nghiệp mở đầu vĩ đại đó
đã trở thành phương châm hành động của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau này. Từ
con sông đào do Lê Hoàn khai phá trên đất Thanh Hoá, đến thời Lý, Trần sông đào đã
xuất hiện ở đồng bằng Bắc Bộ đến Thanh-Nghệ-Tĩnh. Đến thời Lê đã rộng khắp dải
miền Trung Bộ và đến thời Nguyễn thì sông đào có mặt ở khắp mọi miền Việt
Nam.[28]
Ngoại giao
Lê Hoàn là người mở đầu và xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại
giao Đại Việt. Nhà Tống là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất châu Á đương thời
mang nặng tư tưởng bành trướng đã phải từng bước thừa nhận sức mạnh, thế lực của
quốc gia độc lập Đại Cồ Việt, đã phong cho Lê Hoàn các tước vị cao như Giao Chỉ
quận vương, Nam Bình vương, sứ thần Tống còn làm thơ tôn Lê Hoàn tài ba không
khác gì vua Tống. Phan Huy Chú đánh giá: “Nhà Tiền Lê tiếp đãi sứ nhà Tống, tình ý
và văn thư rất là chu đáo. Khúc hát hay cũng đủ khoe có nhân tài mà quốc thể được
thêm tôn trọng làm cho người Bắc phải khuất phục”.
Vua sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết.
Có lần sứ Tống sang đòi vua quỳ nhận sắc phong của vua Tống, Đại Hành lấy cớ bị
đau chân nên không quỳ. Sứ Tống không làm gì được. Để tránh việc đón tiếp sứ giả
phiền hà tốn kém, Lê Đại Hành còn đề nghị nước Tống từ lần sau hãy cử sứ giả đưa
thư đến địa giới và báo tin, triều đình Hoa Lư sẽ sai người lên biên giới để nhận chiếu
thư của vua Tống. Vua Tống cũng chấp thuận.[29] Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhà
vua còn bố trí sư Pháp Thuận giả làm người chở đò ra đón sứ giả Lý Giác. Câu
chuyện hai người đã mượn bài thư Vịnh ngỗng của Lạc Tân Vương đời Đường để nối
vần đối đáp với nhau nhân có hai con ngỗng bơi trên mặt sông, đã khiến Lý Giác rất
thích thú và bị chinh phục đã trở thành giai thoại thú vị trong bang giao và văn học.
Sau đó, về sứ quán Lý Giác đã làm một bài thư gửi tặng ngỏ ý “tôn Lê Hoàn không
khác gì vua Tống” như lời Khuông Việt đại sư nói.[30]
Hai áng văn dưới thời Lê Đại Hành
PGS. Bùi Duy Tân[31] phát hiện bài thơ Nam quốc sơn hà, một kiệt tác văn
chương, cũng đồng thời là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam xuất
hiện đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất của Lê Hoàn và cũng
được Lý Thường Kiệt vận dụng ở lần kháng chiến chống Tống thứ hai. PGS.TS Trần
Bá Chí cũng khẳng định: Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập, chỉ có thể ra
đời sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, nhưng không phải vào thời Ngô Quyền còn loạn
lạc, chưa tức vị, trước khi chống Nam Hán, mà là ở thời Vua Lê Đại Hành chống
Tống khi thể chế, ngôi vị đã vững vàng, an định[32].
Kiệt tác thứ hai, ở triều đại hoàng đế Lê Hoàn là một bài ngũ ngôn tuyệt cú của
nhà sư Pháp Thuận. Đây là bài thơ có tên tác giả xuất hiện sớm nhất, nên được đặt vào
vị trí khai sáng cho văn học cổ dân tộc. Cũng nhưNamquốc sơn hà, Quốc tộ là bài thơ
giàu sắc thái chính luận, một bài thơ viết về những vấn đề chính trị xã hội hiện hành
của đất nước. Để trả lời nhà vua “hỏi về vận nước ngắn dài”, nhà thơ đã lấy ngôn từ
giản dị mà thâm thúy, bày tỏ chính kiến của mình: “Vận mệnh nước nhà dài lâu, bền
vững khi nhà vua dựng mở được nền thái bình bằng phương sách “. NếuNamquốc sơn
hà có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập, thì các nhà nghiên cứu khẳng định Quốc
tộ có giá trị như một bản tuyên ngôn hòa bình. Hai bài thơ là hai kiệt tác văn chương
bổ sung cho nhau, hoàn thiện Tuyên ngôn độc lập, Tuyên ngôn hoà bình đầu tiên của
dân tộc, chính là cột mốc khai sáng văn học Việt Nam.
Niên hiệu
Giữa năm 1005, vua băng. Ông ở ngôi tất cả 26 năm, thọ 65 tuổi. Trong 26
năm làm vua, ông đặt 3 niên hiệu:
Thiên Phúc (980 - 988)
Hưng Thống (989 - 993)
Ứng Thiên (994 - 1005)
Vợ con
Đình Hoa Xá - Minh Ngự Lâu xã Tả Thanh Oai (Thanh Trì- Hà Nội), nơi thờ
Lê Hoàn và người con gái làng Tó
Phủ Vườn Thiên ở Cố đô Hoa Lư, nơi thờ hoàng tử Lê Long Thâu, con cả Lê
Hoàn
Lê Đại Hành có 5 hoàng hậu gồm Đại Thắng Minh Hoàng Hậu (Dương Vân
Nga), Phụng Càn Chí Lý Hoàng hậu, Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng hậu, Trịnh Quắc
Hoàng hậu và Phạm Hoàng hậu.
Sử cũng chép một người vợ khác của ông, sinh cho ông ít nhất 2 người con là
Lê Long Việt và Lê Long Đĩnh. Sách Việt sử lược chép sơ hầu di nữ , Đại Việt sử ký
toàn thư chép chi hậu diệu nữ . Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục Chính
biên chép bà là con gái quan Chi hậu tên là Diệu, không rõ họ là gì. Về sau bà được
con trai Long Đĩnh truy tôn hiệu là Hưng Quốc quảng thánh Hoàng thái hậu.
Lê Đại Hành có 11 người con trai, 1 người con nuôi, đều được phong vương:
Lê Long Thâu làm Kình Thiên đại vương (phong năm 989), từng tham gia
chiến tranh Việt - Tống 981, được Lê Đại Hành phong làm Thái tử. Tuy nhiên, đến
năm 1000 thì mất.
Lê Ngân Tích (Long Tích) làm Đông Thành vương (phong năm 989), sau khi
Lê Đại Hành mất, Lê Long Tích cùng các em tranh ngôi với Lê Long Việt. Song, năm
1005, bị Lê Long Việt giết chết.
Lê Long Việt làm Nam Phong vương (phong năm 989), sau là vua Lê Trung
Tông). Sau 3 ngày ở ngôi vua, bị Lê Long Đĩnh giết chết năm 1005.
Lê Long Đinh làm Ngự Man vương (phong năm 991), đóng ở Phong Châu,
tỉnh Phú Thọ.
Lê Long Đĩnh làm Khai Minh vương (phong năm 992), đóng ở Đằng Châu, xã
Bắc Kiên, Kim Động, Hải Dương , sau là vua Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế.
Lê Long Cân làm Ngự Bắc vương (phong năm 991), đóng ở Phù Lan, sau là
Phù Vệ, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Hưng. Hiện nay, thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên.
Lê Long Tung làm Định Phiên vương, đóng ở Tư Doanh, Ngũ Huyện Giang,
Thanh Hóa (phong năm 993).
Lê Long Tương làm Phó vương, đóng ở Đỗ Động Giang, Hà Tây (phong năm
993).
Lê Long Kính làm Trung Quốc vương, đóng ở Càn Đà, Mạt Liên (phong năm
993), sau bị giết năm 1005.
Lê Long Mang làm Nam Quốc vương, đóng ở Vũ Lung (phong năm 994).
Lê Long Đề (Minh Đề) làm Hành Quân vương, đóng ở Bắc Ngạn, Cổ Lãm
(phong năm 995).
Con nuôi Dương Hy Liễn làm Phù Đái vương, đóng ở Phù Đái (phong năm
995).
Lê Thị Phất Ngân hoàng hậu của vua Lý Thái Tổ, mẹ của Lý Thái Tông, được
Lý Thái Tông phong là Linh Hiển hoàng thái hậu
Tất cả các con trai Lê Hoàn đều được phong vương, nhưng sau khi con trưởng
là Thâu mất (1000), vua Lê không sớm lập người kế vị. Điều đó đã gây ra việc tranh
giành quyền bính giữa các con của ông sau này, là một trong những nguyên nhân dẫn
tới sự sụp đổ của nhà Tiền Lê.
Nhận định
Về vua Lê Đại Hành, Sử nhà Tống dẫn lời Tống Cảo, người đi sứ sang Đại Cồ
Việt đã từng gặp Lê Hoàn mô tả ông là “con người mắt lé” nhưng “hung hãn” và “có
chí vác cả núi ngăn cả bể”[33]. Ngô Sĩ Liên với tư tưởng Nho giáo nhận xét: “Vua
nhân gian dâm trong cung mà lấy được nước, dẹp giặc bên ngoài để yên dân, trong
nước lặng yên, BắcNamvô sự”[34]
Tài cầm quân
Trong sử sách, các sử gia nhiều đời cùng có nhận định về Lê Đại Hành. Ca
ngợi võ công của ông, Lê Văn Hưu viết:
"Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân
dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp
chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được."
Trong thời dẹp loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn đã sớm bộc lộ tài năng, tuy nhiên do
còn trẻ tuổi nên chức vụ của ông vẫn ở dưới các bạn thân thiết của Tiên Hoàng. Chỉ từ
khi làm nhiếp chính, trực tiếp nắm vận mệnh đất nước, tài năng của ông mới được thi
triển hết. Chẳng những các công thần khai quốc kỳ cựu của nhà Đinh mà ngay cả các
tư